Đề án nghiên cứu những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam

40 353 0
Đề án nghiên cứu những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án nghiên cứu những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam.

   !"#$%& '()*"+ 5 !, 2.1.1. Xuất khẩu nông sản 5 2.1.1.1 Xuất khẩu gạo 5 2.1.1.2 Xuất khẩu Café 7 2.1.2. Xuất khẩu thủy sản 10 2.1.3. Xuất khẩu dầu thô 14 !- 2.2.1. Nhập khẩu nguyên – phụ liệu phục vụ sản xuất 16 2.2.1.1. Nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày 16 2.2.1.2. Chất dẻo 17 2.2.2. Nhập khẩu xăng dầu 18 2.2.3. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng 19 2.2.4. Nhập khẩu máy tính, điện tử, linh kiện 20 2.2.5. Nhập khẩu sắt thép 21 2.2.6. Nhập khẩu phân bón 22 2.2.7. Nhập khẩu ô tô 24 2.2.8. Nhập khẩu hàng tiêu dùng 24 &!./0123 40"5 2.3.1. Nhân viên hải quan nhũng nhiễu gây khó khăn cho xuất khẩu 28 2.3.2. Quy định, thủ tục rườm rà, không rõ ràng 29 2.3.3. Kẽ hở trong nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nông sản 30 &/"/6"0"/& 789$&: ';&5 <==>;?7;@AB  Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 1 Từ chủ ý nhập khẩu các trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại để cải tiến kỷ thuật công nghệ và đuổi kịp các nước trên thế giới. Việt Nam đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, và dù cho kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng gia tăng nhưng không thể nào bắt kịp với các con số nhập khẩu. Chính vì vậy, mà Việt Nam rơi vào tình trạng nhập siêu. Có thể nói nhập siêu không hẳn là xấu, nhập siêu giúp Việt Nam tiến bộ hơn, hiện đại hơn và gia tăng xuất khẩu nhiều hơn. Thế nhưng, khi các con số nhập siêu không ngừng gia tăng qua các năm, và tăng đến mức báo động, thì cũng là lúc xuất hiện lời cảnh báo về nhập siêu. Đã có những câu hỏi đặt ra: Nhập siêu gia tăng vì đâu? Nếu chỉ từ nhập khẩu các máy móc, công nghệ, dây chuyền hiện đại thì con số về nhập siêu có đáng báo động đến vậy không? Làm thế nào để hạn chế nhập siêu trong những giai đoạn tiếp theo? Bài viết “Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2010” sẽ góp phần trả lời cho hai câu hỏi đầu tiên. Nội sung bài viết sẽ xoay quanh các vấn đề về thực trạng nhập siêu của Việt Nam hiện nay và nguyên nhân nhập siêu. Bài viết cũng sẽ góp một phần trả lời cho câu hỏi thứ ba, đó là những giải pháp hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, những giải pháp này sẽ chỉ gói gọn cho những tháng cuối năm 2010.   !"#$% Nhập siêu hàng hóa tháng 7/2010 ước tính đạt 1,15 tỷ USD, bằng 19,8% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung bảy tháng, nhập siêu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD, bằng 19,4% kim Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 2 ngạch xuất khẩu. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2010 ước tính đạt 5,8 tỷ USD, giảm 8,2% so với tháng trước và tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung bảy tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2009. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 7/2010 ước tính đạt trên 6,9 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung bảy tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 45,7 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước Mặc dù tổng giá trị xuất khẩu tăng nhưng nhìn chung, những con số trên vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng của nhập khẩu. Hầu hết các mặt hàng đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên, một số mặt hàng chủ lực (gạo,dầu thô, cao su ) lại có tốc độ tăng chậm, hoặc thậm chí giảm, chẳng hạn như lúa gạo, cà phê, nông sản, dầu thô Đây cũng là một phần lí do dẫn đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong những quý đầu năm 2010. Nói về nhập khẩu, sở dĩ lại liên tục tăng gây ra tình trạng nhập siêu của nước ta từ trước đến nay là vì: _ Về sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất khẩu các doanh nghiệp vẫn còn quá đơn lẻ, thiếu tính gắn kết giữa các doanh nghiệp, gắn kết ngành. Một khi nhu cầu của ngành nào không được đáp ứng bằng nguồn nguyênliệu đầu vào trong nước, tất yếu sẽ phát sinh nhu cầu nhập khẩu. Cái vòng quay nhu cầu nhập khẩu chắc chắn gia tăng. Mỗi năm, phần lớn nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, máy móc thiết bị (thường chiếm trên 80%) đều phải nhập khẩu. Ngay đến mặt hàng thế mạnh xuất Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 3 khẩu của Việt Nam là dệt may, để xuất khẩu được khoảng 3 tỷ USD trong 4 tháng qua, chúng ta phải nhập nguyên phụ liệu (bông, sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu) khoảng 2,6 tỷ USD. _ Đóng góp đáng kể cho con số tăng trưởng về kim ngạch nhập khẩu là khu vực doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI)( có mức tăng 4 tháng đầu năm 2010 là 55,6% với con số 10,2 tỷ USD). Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (tăng 44%, đạt giá trị 9,5 tỷ USD) thấp hơn so với nhập khẩu của khu vực FDI là nguyên nhân khiến nhập siêu từ khối doanh nghiệp này 4 tháng qua là 700 triệu USD. Từ nhiều năm trở lại đây, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI thường chiếm trên 30% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của khối này khoảng 6 năm gần đây trung bình trên 25%/năm (ngoại trừ năm 2009 giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới). Nguyên nhân của tình trạng này do Việt Nam là nước có trình độ kỹ thuật kém phát triển, sản xuất trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị nên việc nhập khẩu hàng năm của doanh nghiệp, nhất là ở khu vực FDI đều tăng mạnh. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam thường lấy mục tiêu tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, sau đó mới tính đến xuất khẩu, do đó hiệu quả kinh tế đem lại cho Việt Nam từ hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI là không cao. Ngoài hai nguyên nhân chính là từ xuất khẩu và nhập khẩu gây nên tình trạng nhập siêu liện tục của nước ta trong thời gian qua thì những vấn đề “nhũng nhiễu” từ hải quan cũng góp phần không nhỏ gây ra tình trạng nhập siêu này.Những nguyên nhân này sẽ được phân tích kĩ ở phần sau .  '()*"+ 2.1 Về xuất khẩu 2.1.1 Xuất khẩu nông sản 2.1.1.1 Xuất khẩu gạo Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 4 Gạo vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, hàng năm góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2010 được dự báo là “ năm vàng” của lúa gạo xuất khẩu khi có rất nhiều những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài . Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới gặp nhiều khó khăn, thiên tai và dịch bệnh xảy ra thường xuyên tác động rất lớn đến sản lượng lúa gạo của các nước như Thái Lan, Philippin, Indonesia, ngay cả Ấn Độ, thị trường cung cấp lúa gạo thuộc tốp đầu của thế giới nhưng được dự báo cũng sẽ phải nhập gạo trong năm 2010. Thêm vào đó, kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi, nên nhu cầu về gạo có thể sẽ tăng. Nhưng trên thực tế, ước tính lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 7 đạt 650 nghìn tấn và 282 triệu USD. Ước tính trong 7 tháng năm 2010, lượng gạo xuất khẩu đạt 4,107 triệu tấn, giảm 2,5% với mức kim ngạch đạt 2,012 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2009. Hai quý đầu năm 2010, Philippin tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu gạo của nước ta đạt 1,28 triệu tấn. Ăngola: 103 nghìn tấn, tăng 45,1%; Ghana: 76,8 nghìn tấn, tăng gần gấp 2 lần; Hồng Kông đạt 71 nghìn tấn, tăng gấp 2,5 lần; Trung Quốc: 64,7 nghìn tấn, tăng gấp 34 lần so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục sụt giảm từ đầu năm 2010. Nếu như giá gạo loại 5% tấm tại thời điểm tháng 12/2009 là 517 USD thì đến tháng 5 đã giảm xuống còn 358 USD/tấn (giảm 30,75%); giá gạo loại 25% tấm tại thời điểm tháng 12/2009 là 466 USD đã giảm xuống còn 335 USD/tấn tại thời điểm tháng 5 (giảm 28,11%). Giá gạo trong tháng 6 tuy có nhích lên đôi chút, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với thời điểm đầu năm (gạo 5% tấm: 373 USD/tấn; gạo 25% tấm 340 USD/tấn). Một số nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu mặt gạo, được xem là mặt hàng chủ lực của nước ta vẫn còn khá “khiêm tốn”. • Trong quý 2, do đồng Euro sụt giảm mạnh đã làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao, dẫn tới sức mua gạo bị hạn chế. • Tại các nước Châu Phi ( thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam):lượng gạo tồn kho vẫn khá lớn đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực này. Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 5 • Hợp đồng Chính phủ đang gặp khó khăn do phía đối tác trì hoãn giao nhận hàng và tạm ngừng triển khai đấu thầu, đặc biệt là trong hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippin từ quý I. • Hợp đồng thương mại cũng khó tìm được, nhất là từ châu Phi _thị trường tiềm năng của Việt Nam.Sở dĩ như vậy là do năm nay ngoài đối thủ cạnh tranh truyền thống về gạo chất lượng cao là Thái Lan , các doanh nghiệp từ Bangladesh, Myanmar cũng đang gây khó khăn cho gạo cấp thấp của Việt Nam khi đưa ra giá thấp hơn so với giá của doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta. Thương nhân của các nước này chào bán gạo xuất khẩu chỉ 320-330 USD/tấn, mức giá này thậm chí thấp hơn giá thành sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. • Các nhận định về thị trường gạo thế giới hồi đầu năm đều có sai số lớn, nhất là nhận định Ấn Độ - nước sản xuất và tiêu thụ gạo lớn thứ hai thế giới - sẽ sụt giảm sản lượng 16 triệu tấn vì hạn hán trong năm 2009. Điều này dẫn đến sự tích trữ và tồn đọng một lượng gạo khá lớn ở không chỉ Việt Nam mà cả Thái Lan. Trong khi mới đây, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) thậm chí còn dự báo sản lượng gạo của Ấn Độ sẽ tăng 15% lên mức 151 triệu tấn trong năm nay. • Rất nhiều môi giới, trung gian đang trả giá gạo của Việt Nam với mức 320-350 USD/tấn đối với gạo 3% (loại gạo có phẩm chất cao của Việt Nam ) với mục đích chính là thăm dò. Trong bài báo “Trung Quốc đang “vét” gạo Việt Nam” đăng trên báo Thanh Niên ngày 7/8 vừa qua, cho thấy giá gạo xuất khẩu đang tăng với tốc độ khá nhanh.Không chỉ tăng giá, nhu cầu gạo thế giới đang có dấu hiệu sôi động trở lại. Ngoài Trung Quốc đang thể hiện rõ sự thiếu hụt lương thực, nhiều nước khác ở khu vực châu Phi, Trung Đông cũng bắt đầu đẩy mạnh nhập gạo. Nguyên nhân là do giá nhiều mặt hàng nông sản hiện nay đang có dấu hiệu tăng mạnh, nhất là lúa mì đã tăng 70-80 USD/tấn. Nếu so sánh lúa mì với gạo, thì trong các tháng tới, các nước nghèo như châu Phi sẽ chuyển sang mua gạo để tiết kiệm hơn. Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 6 Tuy nhiên, hiện nay một số nông dân ở các tỉnh ĐBSCL đang “nhìn” gạo tăng giá, mà không còn gạo lưu trữ để bán. Như vậy, có nguy cơ từ nay đến cuối năm, xuất khẩu gạo của VN sẽ gặp khó khăn, do không đủ lượng gạo để bán. Điều kiện xuất khẩu thuận lợi, nhu cầu tăng, giá tăng mà lượng gạo trong nước không đủ để đáp ứng. 2.1.1.2 Xuất khẩu Café Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy quý I/2010, cả nước mới xuất khẩu được khoảng 345.000 tấn cà phê với kim ngạch khoảng 483 triệu USD3giảm tới 22,3% về lượng và giảm 27,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009; trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD.Đơn giá xuất khẩu bình quân cũng giảm 7,4% xuốngchỉ còn 1.398 USD/tấn, đưa cà phê trở thành mặt hàng duy nhất trong các nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân giảm so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy có thể nói rằng năm 2010 vẫn thực sự là một năm khó khăn cho ngành cà phê Việt Nam. Cà phê xuất khẩu tháng 7 ước đạt 95 ngàn tấn với trị giá 140 triệu USD, nâng tổng sản lượng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2010 đạt 754 ngàn tấn với tổng giá trị 1,06 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng và tới 9,22% về giá trị, theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. C"DEFG H+H"1IJK+ !"#$%""ELMNN:6 /&ONN Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 7 Nguyên nhân chính giảm lượng cà phê: • Vào quý I, tại các địa phương trồng cà phê trọng điểm tại khu vực Tây Nguyên, vụ trồng cà phê gặp vấn đề khô hạn trầm trọng, nhiều hecta cà phê thiếu nước tưới và chết hạn. Vì vậy, sản lượng cà phê sụt giảm trong năm 2010 là điều có thể xảy ra. • Thêm vào đó, nếu giá vật tư đầu vào tiếp tục tăng cao trong khi giá bán cà phê ở mức thấp như đã diễn ra trong năm 2009, sẽ tạo ra tâm lý cắt giảm đầu tư cho cây trồng của người nông dân (giảm lượng phân bón, số lần tưới nước, không trồng mới cà phê già cỗi…). Chất lượng và sản lượng cà phê của cả nước trong năm 2010 này do đó khó có thể tăng như dự kiến, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu cà phê. P"/QR Trong quý I/2010, cà phê là mặt hàng duy nhất trong các nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân giảm so với cùng kỳ năm 2009 Trong khi hầu hết giá xuất khẩu bình quân của các nhóm hàng nông sản quý I/2010 đều tăng thì chỉ có riêng giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê lại giảm tới 7,4% so với cùng kỳ năm 2009, tương ứng giảm 113 USD/tấn. Đặc biệt giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3 năm 2010 chỉ đạt trung bình khoảng 1370 USD/tấn, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2006 Quý I/2010, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới liên tục xuống thấp kỷ lục đẩy người nông dân tại các nước xuất khẩu cà phê rơi vào tình cảnh khó khăn. Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 8 C"D  EFG  H  +  H"  1IJ3  ES  "/ K  TU  "/  K  +        !"#$%RL2TL""ELMNN:V2=ONN $W+(K+TX"/G • Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng, ép giá xuống.Trong khi cà phê rớt giá, thì giá cả của các nguyên, vật liệu đầu vào như xăng dầu, phân bón, …phục vụ sản xuất cà phê lại tăng khiến người trồng cà phê càng điêu đứng. • Hơn nữa, sở dĩ giá cà phê robusta trong quý I/2010 trên thị trường thế giới giảm mạnh vì đây là thời điểm thu hoạch chính vụ của cà phê robusta. Nguồn cung ra thị trường quá lớn trong một thời gian ngắn tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ ép giá xuống • Bên cạnh yếu tố cung - cầu, diễn biến tăng giảm của đồng USD cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thị trường cà phê thế giới. Vào thời điểm cuối tháng 3/2010, cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước thuộc khu vực đồng euro mà điển hình là tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha đã khiến đồng USD tăng giá mạnh mẽ so với đồng euro. Hậu quả là các nhà đầu cơ đã ồ ạt bán tháo, đẩy giá cà phê xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. UTIY"+4K+G Đức là thị trường dẫn đầu về lượng và trị giá nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2010, đạt 63,26 nghìn tấn với trị giá 88,52 triệu USD chiếm 13,75 tổng trị giá xuất khẩu cà phê, tăng 4,74% về lượng nhưng lại giảm 3,54% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 9 Thứ hai là Hoa Kỳ đạt 53,62 nghìn tấn với trị giá 80,64 triệu USD giảm 5,15% về lượng và giảm 6,65% về trị giá; Indonesia là nước đứng thứ 10 về kim ngạch nhập khẩu cà phê Việt Nam trong 4 tháng nhưng có tốc độ tăng trưởng vượt bậc cả về lượng và trị giá so với 4 tháng năm 2009 đạt 9,99 nghìn tấn với kim ngạch 13,94 triệu USD tăng +655,75% về lượng và tăng +584,87% về trị giá. Tiếp đến là Ấn Độ đạt 9,13 nghìn tấn với trị giá 12,09 triệu USD tăng +128,24% về lượng và tăng +114,98% về trị giá. Trong 4 tháng đầu năm 2010 một số thị trường có độ suy giảm mạnh cả về lượng và trị giá nhập khẩu cà phê của Việt Nam so với 4 tháng năm 2009 như: Bỉ giảm -81,15% về lượng ở mức 18,76 nghìn tấn và giảm -81,99% về trị giá ở mức 26 triệu USD; Hà Lan giảm 59,66% về lượng đạt 9,53 nghìn tấn, giảm 60,49% về trị giá đạt 13,44 triệu USD; Pháp giảm -71,81% về lượng và giảm -74,11% về trị giá. Hiện nay, Cà phê Việt Nam đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu và đang có mặt ở tất cả các châu lục. Việt Nam còn là thành viên quan trọng của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nhưng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở dạng nguyên liệu, chưa qua chế biến sâu. Vì vậy, mà người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm cà phê qua chế biến của Việt Nam. 2.1.2 Xuất khẩu thủy sản Trong giai đoạn 2006-2008, tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm. Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 7 tháng đầu năm 2010 ước đạt 2,442 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2009. H  +  "%  M       W  *0     !"#$% ""  ELM  NN,V- /ONN Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 10 [...]... khẩu còn nhiều hạn chế thì nhập siêu là một điều không thể tránh khỏi Nhưng quan trọng hơn là nhập một cách hợp lý, và góp phần phát triển kinh tế Giải pháp quan trọng giảm nhập siêu là kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 32 Nhóm mặt hàng nhập khẩu, nguyên nhiên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất là chuyện không thể tránh Đơn cử, ngành dệt may,... đến việc nhập siêu của nước ta trong thời gian vừa qua, đó chính là việc nhập khẩu ồ ạt hàng tiêu dùng, nông sản những mặt hàng mà trong nước hoàn toàn có thể tự sản xuất Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 24 Vừa qua trên báo Tuổi trẻ, đã có loạt bài về vấn đề nhập khẩu “hàng lạ” đã phần nào đưa ra một cái nhìn sâu sắc về một góc khuất trong vấn đề nhập siêu của Việt Nam Chúng... kỳ 2009 Dù những quan điểm lạc quan cho rằng, nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhắm tới kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng trong tương lai, thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam, trong đó phải kể đến hàng Trung Quốc giá rẻ Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 20 Theo Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12-11-2009,... ta chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đó, không tuân theo Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 31 các quy định về yêu cầu kĩ thuật, nguồn gốc xuất xứ Vấn đề là bên phía Việt Nam, từ nhà xuất khẩu cho đến người nông dân vẫn còn khá xa lạ hoặc mơ hồ về những thông tin, hay quy định của các thị trường Việc cập nhập và trang bị nhưng kiến thức này cho họ là rất cần thiết,... lạnh dùng để ướp cá) trong thủy sản nhập khẩu từ 20% xuống còn 10% Do trọng lượng giảm, doanh Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 13 nghiệp buộc phải tăng giá bán sản phẩm nhưng không được những nhà nhập khẩu chấp nhận “Với tỷ lệ mạ băng như cũ, giá bán sản phẩm cá tra tại Nga trung bình là 1,65 đô la Mỹ/tấn, nếu bỏ mạ băng đi bắt buộc phải bán giá 2,05 đô la/kg, chúng tôi mới... hiện các đơn hàng đã ký và sắp ký Trong thời gian tới, việc nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may sẽ không tăng cao như những tháng qua do nhiều doanh nghiệp đã nhập đủ bông, vải… để dùng đến hết năm Các thị trường cung cấp chính cho Việt Nam trong năm qua là: Thị Tổng trường giá Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 16 trị Trung 1,4 Quốc tỷ USD Đài 844 Loan triệu USD Hàn 797... bị động Một số giải pháp đề xuất trong vấn đề quản lý và hải quan như sau - Kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu vừa đạt được mục tiêu giảm nhập siêu vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa, sản xuất trong nước có điều kiện giành thêm giá trị gia tăng Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 35 - Ưu tiên, tạo thuận... quan trước, kiểm tra sau - Điều 10 Pháp lệnh VSATTP) Trong thời gian chưa được thông quan chính thức, doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm lưu, giữ hàng và chưa được bán ra thị trường Tuy nhiên, thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã bán hết hàng trước khi được cơ quan hải quan cho chính thức thông quan Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 30 Theo đánh giá chung của đại diện một số... cường xuất khẩu; chuyển hướng thị trường nhập khẩu (đặc biệt là máy móc, công nghệ) sang các thị trường khác, nhất là các thị trường có công nghệ cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được và có chính sách tích cực đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 33 nhập khẩu; tăng cường kiểm soát chất... cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thép nhập khẩu (sản lượng phôi thép năm 2009 chỉ đạt khoảng 50% công suất, sản lượng thép xây Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 21 dựng chỉ đạt khoảng 67%) 3 tháng đầu năm 2010, đã có 57.000 tấn thép cuộn và 68.000 tấn thép mạ các loại được nhập về trong tổng số 1,7 triệu tấn thép thành phẩm nhập vào Việt Nam. Điều này đã tạo sức ép rất lớn lên . chung bảy tháng, nhập siêu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD, bằng 19,4% kim Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 2 ngạch xuất khẩu. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2010. hàng thế mạnh xuất Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 3 khẩu của Việt Nam là dệt may, để xuất khẩu được khoảng 3 tỷ USD trong 4 tháng qua, chúng ta phải nhập nguyên phụ. doanh Đề án nghiên cứu Những giải pháp giảm nhập siêu cho Việt Nam 13 nghiệp buộc phải tăng giá bán sản phẩm nhưng không được những nhà nhập khẩu chấp nhận. “Với tỷ lệ mạ băng như cũ, giá bán sản

Ngày đăng: 18/05/2014, 06:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan