xác định một số đặc điểm sinh học và các bệnh thường gặp của nhím bờm nuôi nhốt trong nông hộ tại tỉnh bắc kạn

69 966 1
xác định một số đặc điểm sinh học và các bệnh thường gặp của nhím bờm nuôi nhốt trong nông hộ tại tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất rất hay!

1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs Cộng sự Tr Trang n Số con STT Thứ tự Đvt Đơn vị tính h Giờ g Gam Kg Kilogam đ Đồng % Phần trăm kl khối lượng DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH 1 1 2 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hòa cùng với sự phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới và trong khu vực, nền kinh tế nước ta cũng có những bước phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Cùng với nghề nuôi gấu lấy mật, nuôi hươu lấy nhung, nuôi ong lấy mật thì nghề nuôi nhím đang phát triển rầm rộ trong vài năm gần đây và hiện đang trở thành nghề chăn nuôi có giá trị thu nhập cao. Nhím bờm là loại động vật hoang dã quý hiếm sống trong rừng núi ở nhiều địa phương của nước ta và các nước trên thế giới. Đây là loài động vật đặc sản quý hiếm: Thịt có mùi thơm đặc biệt, tỷ lệ đạm cao, rất bổ phù hợp với thị hiếu của nhiều người tiêu dùng được bán trên thị trường với giá tướng đối cao. Nhím bờm có tầm vóc cơ thể khá lớn, chịu được kham khổ, dễ nuôi, chống chịu bệnh tật tốt, nguồn thức ăn đa dạng phong phú, phù hợp với điều kiện kinh tế, khí hậu tập quán chăm sóc của nhân dân ở nhiều địa phương và ở vùng núi, vùng cao. Trong một số năm gần đây, chúng cũng đang bị săn lùng ráo riết đẩy chúng vào nguy cơ diệt vong. Một số nơi đã bắt đầu thuần hóa và nuôi chúng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng. Tuy nhiên, đến nay có rất ít công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu về giống nhím bờm này. Do vậy những nghiên cứu góp phần xác định về các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, sinh lý sinh dục, sinh sản và các bệnh thường gặp của giống nhím bờm là cần thiết. Các nghiên cứu này nhằm cung cấp những thông tin về giống nhím bờm cho các nhà chăn nuôi để có cơ sở so sánh với các giống nhím khác. Từ đó góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi động vật hoang dã và thuần chủng chúng để sinh sản và phát triển. Trước thực tiễn đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định một số đặc điểm sinh học các bệnh thường gặp của nhím bờm nuôi nhốt trong nông hộ tại tỉnh Bắc Kạn”. 2 2 3 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản của nhím bờm như quá trình sinh trưởng phát triển, sinhsinh dục, sinh sản, khả năng cho thịt chất lượng thịt. 2.2. Xác định được một số bệnh thường gặp biện pháp phòng trị 2.3. Đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả nuôi nhím bờm trong nông hộ 3. Ý nghĩa khoa học ứng dụng của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tư liệu góp phần nâng cao hiểu biết về những đặc điểm sinh học cơ bản của nhím bờm. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi của người dân nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. - Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi nhím trong nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc. Chương 1 3 3 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí phân loại của nhím trong hệ thống phân loại động vật Nhím Bờm có tên khoa học là Acanthion Subcristatum. Tiếng la tinh có nghĩa là: Quill big (lợn lông) mặc dù nó chẳng phải là lợn. Theo Lê Hiền Hào 1973[7] nhím bờm là một loài động vật hoang dã có tên khoa học là Acanthionsubcristatum. Tiếng Anh là Porcupine. Tiếng Thái là Tô Miển. Nhím thuộc loài: Hytrixhodgsoni. Họ Nhím Hysticidac có bộ răng 1.0.1.3./1.0.1.3 = 20 chiếc Bộ gặm nhấm Rodentia. Theo Lê Hiền Hào 1973 [7], loài nhím bờm phân bố ở một số nước như Nêpan, Axan, Têlaxêrim, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia,Việt Nam, Trung Quốc (ở tỉnh thiểm tây và các tỉnh phía nam lưu vực sông Trường Giang và có cả ở đảo Hải Nam). Nhím bờm là loài thú phổ biến gặp ở các địa phương vùng núi và trung du trừ đồng bằng Miền Bắc Việt Nam. Nhím cùng thường gặp trên các đảo gần bờ ở phía Đông Bắc Bộ, Võ Văn Sự cs 2006 [31]. Nhím lông hay thường được gọi là nhím là tên gọi cho một số loài động vật thuộc bộ Gậm Nhấm (Rodentia). Chúng phân bố trên cả Cựu Thế Giới và Tân Thế Giới. Tên gọi nhím trong tiếng Việt cũng có thể đề cập đến một số loài trong bộ nhím gai (Erinaceomorpha) hay họ Tachyglossidae của bộ Monotremata, có nhiều đặc điểm khác hẳn với họ nhím lông Cựu Thế Giới (Hystricidae) và Họ Nhím lông Tân Thế Giới (Erethizontidae). Sau lợn nước và hải ly, nhím phân bố rộng thứ ba trong bộ gặm nhấm. Phần lớn những con nhím dài 630 - 910 mm với chiếc đuôi dài khoảng 200 - 250 mm. Với khối lượng 5,4 kg - 16 kg, chúng hay cuộn tròn và chậm chạp, nhím có nhiều màu sắc như: nâu, xám và ít khi có màu trắng. * Các loài Nhím 4 4 5 Có khoảng 27 loài nhím trong hai họ Hystricidae và Erethizontidae. Chúng có khả năng tự vệ nhờ bộ lông sắc nhọn xung quanh. Các loại nhím khác nhau có khối lượng khác nhau khá nhiều: Loại nhím Rothschild (Coendourothschild) ở Nam Mỹ có khối lượng ít hơn 1kg trong khi đó loại nhím châu phi (Hystrixcristata) có thể nặng tới 10kg. Hai họ nhím này khá khác nhau mặc dù chung cùng thuộc cận bộ Hystricognathi trong bộ gậm nhấm rộng lớn theo http://www.cws .africaonline.com [52]. Mười một loài nhím trong họ nhím Cựu Thế Giới gần như chỉ sống trên mặt đất. Chúng được cho rằng tách ra từ cận bộ Hystricognathi từ 30 triệu năm về trước, sớm hơn nhiều so với họ nhím lông Tân Thế Giới. Những loài thuộc họ Nhím lông Tân Thế Giới nói chung nhỏ hơn nhiều so với những loài thuộc họ nhím lông Cựu Thế Giới, mặc dù loài nhím Bắc Mỹ (Erethirron dorsatum) dài đến 85 cm và nặng đến 18 kg. Các lông của chúng mọc đơn lẻ chứ không mọc thành cụm và chúng leo trèo cây rất tốt, tiêu tốn nhiều thời gian trên cây. Các loài nhím lông Tân Thế Giới đã tiến hóa lông gai của chúng một cách độc lập và có họ hàng gần gũi với một vài họ khác của tiểu bộ Caviomorpha (tiểu bộ chuột lang) của bộ gặm nhấm hơn là so với nhím lông Cựu Thế Giới. * Phân loại Nhím Bộ Rodentia Phân bộ Hystricomorpha Cận bộ Hystricognathi Họ Hystricidae: Nhím lông Cựu Thế Giới Nhím đuôi chổi châu Phi, Atherusrus apricanus Nhím đuôi chổi châu Á, Atherusrus macrourus Nhím châu Phi, Hyrtrix cristata Nhím Cape, Hyrtrixafricaeaustralis Nhím Himalaya, Hyrtrix hodgsoni Nhím Ấn Độ, Hyrtrix indicus Nhím Ma Lai, Hyrtrix brachyura 5 5 6 Nhím Suda, Hyrtrix javanica Nhím Sumatra, Hyrtrixsumatrae Nhím Borneo, Thecurus crassispinis Nhím Philippine,Thecurus pumilis Nhím đuôi dài, Trichys pasciculata Họ Thryonomyidae: Chuột mía Họ Petromuridae: Chuột đa man (đề thỏ) Họ Bathyergidae: Chuột chũi châu phi Họ Caviidae: Chuột lang Họ Dasyproctidae: Agouti và acouchi Họ Erethirontidae: Nhím lông Tân thế giới Nhím Brasil, Coendou prehensilis Nhím gai hai màu, Coendou bicolor Nhím Koopman, Coendou koopmani Nhím Rothschild, Coendou rothschildi Nhím cây Mexico Sphiggururus mesicanus Nhím cây Nam Mỹ Sphiggururus spinosus Nhím Nam Mỹ Sphiggururus Spinosus Nhím lùn lông Bahia, Sphiggurus in sidiosus Nhím lùn lông Pallid, Sphiggururus pallidus (tuyệt chủng) Nhím lùn lông Brown, Sphiggururus vestitus Nhím lùn lông gai da cam, Sphiggururus villosus Nhím Bắc Mỹ, Erethizon doasatum Nhím đuôi cụt, Echinoprocta rufescens Nhím gai cứng, Chaetomys subspinosus (đôi khi được coi thuộc họ Echimyidae) Họ Chinchillidae: Sóc sinsin (chuột lông tơ) và viscacha Họ Octohontidae: Chuột đá Nam Mỹ, degu Họ Ctenodactylidae: Gundi Họ Myocastoridae: Coypu 6 6 7 Họ Ctenomyidae: Tuco - tuco 1.2. Những hiểu biết về nhím Theo “Quỹ Động vật hoang dã Nam Phi” African Wildlife Foundation, nhóm nhím Nam Phi có 3 giống đó là: Nhím bờm (Crested porcupine) khá phổ biến, tiếp theo là nhím Nam Phi - South African porcupine (Hystrix africaeaustralis) và cuối cùng là nhím đuôi chổi (African brush - Tailed porcupine Atherurus africanus) nhỏ hơn, thon thả hơn và sống cách biệt ở Kenya (Võ Văn Sự và cs, 2005) [32]. Theo các tư liệu của Trường Đại học Michigan, Viện bảo tàng Động vật (2003) [45] thì vùng Bắc Mỹ cũng có nhím với tên gọi là: nhím, nhím Bắc Mỹ, nhím Châu Mỹ (American Porcupines) Như vậy ta có thể phân loại nhím làm 3 nhóm: Việt Nam, Nam Phi và Bắc Mỹ. Sau đây là các đặc điểm cơ bản của từng nhóm. 1.2.1. Nhím bờm Nam phi Là một trong loài gặm nhấm to (thân dài 30 inch ~ 75 cm) và nặng nhất Châu Phi (44 bảng Anh ~ 20 kg), tuy nhiên khá khác nhau về kích thước. Đầu hơi tròn, mũi ngắn mắt và tai nhỏ. Chân nhím bờm ngắn, khỏe. Bàn chân có 5 ngón và được bọc bằng các móng sắc nhọn, chia thành các đoạn đen, nâu, hơi vàng và trắng. Lông lưng, hai sườn, và đuôi có lẫn với các loại lông mềm khác. Độ dài của lông thay đổi theo bộ phận trên thân, lông lưng giao động từ 2,5 cm đến 30 cm. lông thường nằm bẹp úp với thân, chỉ có khi nào gặp kẻ thù nó mới dựng và xù lên, lông cũng dễ bứt ra khỏi da. * Nơi ở: Nhím Nam Phi thường sống ở vùng đồi núi, núi đá, nhưng cũng rất rễ thích nghi ở các địa hình khác. Người ta còn phát hiện nhím này có ở vùng núi Mt.Kilimanjaro, cao 11,480 feet. Chúng thường sống trong các hốc đất, gốc cây, hang đá đã được sửa chữa cho phù hợp với yêu cầu của chúng. Nhím cũng có thể ở trong các hang hốc mà con vật khác đã làm, nhưng chúng cũng có thể tự đào lấy hang riêng cho mình. Nếu chúng sống ở một hang hố nào đó vài ba năm thì hang hố đó có thể có một vài cửa ra - vào theo Phùng Quang Trường (2006) [39]. 7 7 8 * Tập tính: Là một loài vật được vũ trang tốt, nguy hiểm nhím luôn cảnh báo với các kẻ thù tiềm ẩn khác. Khi có báo đông, nhím dẫm mạnh chân, nghiến răng, dựng và xù ra bộ lông điển hình của loài này. Khi xù lông đuôi vây nó tạo thành tiếng động. Nếu kẻ thù cứ tiếp tục tấn công thì nó sẽ lùi lại và chọc lông vào kẻ thù. Thường quả đánh đó rất hiệu quả vì phần mông của nhím nặng nhất và lông thường cắm thẳng vào đuôi. Nhím thích đi dọc đường, lối mòn vào ban đêm chúng có thể đi xa đến 9 dặm để kiếm ăn. Thức ăn chính của nó chủ yếu là rễ cây, củ, quả, hoa quả tự nhiên nhưng cũng rất thích ăn các loại củ quả do con người trồng như sắn, khoai lang và cà rốt Mặc dù là động vật ăn chay, nhưng chúng cũng thích ăn cả xương động vật và các loại khoáng chất khác. * Đời sống tình dục: Nhím Bờm Châu Phi có số ngày mang thai là 112 ngày. Một lứa có thể đẻ được từ 1 đến 4 con. Nhím con phát triển nhanh và mở mắt ngay khi đẻ ra. Hai tuần sau nhím con có thể rời tổ và lông bắt đầu cứng. Nhím con khá hiếu động và thích chạy đùa cùng nhau. Nhím con bú mẹ từ 6 đến 8 tuần và tập ăn cây cỏ sau tuổi này. Tuổi thọ của nhím khá cao, có con sống đến 20 năm. Khi quần thể nhím đông đúc, chúng có thể gây hại cho hoa màu. Có thể hun khói hoặc dùng chó săn, bẫy để đuổi và săn bắn chúng. * Kẻ thù: Nhím trông bề ngoài nhím cực kỳ hung dữ, nhưng nhím cơ bản là một loài nhút nhát. Dã thú của nó là con trăn, con báo, chó sói cũng là kẻ thù của lũ nhím, đôi khi kẻ thù của nhím cũng chết do lông nhím đâm vào họng. 1.2.2. Nhím Bắc Mỹ Có mặt hầu hết ở các vùng Bắc Mỹ từ Alaska đến Labrado. Tại Trung Mỹ có ở các bang Lake States và New England, ở vùng Trung Bắc có nhiều ở bang Michigan, Winsconcin và Minnesota. Nhím Bắc Mỹ nặng từ 3 đến 7 kg. Một số chiều đo của cơ thể như sau: Chiều Dài thân: 64 đến 93 cm Đuôi dài : 15 đến 30 cm Tai dài : 2 đến 4 cm 8 8 9 Chân sau dài : 8,5 đến 12,5 cm Nặng : 4 đến 8 kg Màu lông thường nâu sẫm. Lông lưng, hai sườn và đuôi có lẫn với các loại lông mềm khác. Độ dài của lông thay đổi theo bộ phận trên thân, lông lưng giao động từ 2,5 cm đến 30 cm. Lông thường nằm bẹp úp với thân, chỉ có khi nào gặp kẻ thù nó mới dựng và xù lên, lông cũng dễ bứt ra khỏi da. Lông nhím có thể hơn 30 ngàn cái, lông dài nhất là ở đuôi và ngắn nhất là ở vùng má. Bàn chân trước có 4 ngón và chân sau có 5 ngón, như vậy đây là một điểm khác cơ bản giữa nhím Châu Mỹ và Nam Phi. Nhím cái có 2 hàng vú, nhưng cũng đã bắt gặp cá thể có 3 hàng vú, nhím Bắc Mỹ hoạt động quanh năm. Thức ăn mùa hè của nó là các loại lá cây và cỏ. Mùa đông chúng ăn lớp vỏ bên trong của cây. Chúng rất thích muối nên thường hay ra đồng nơi mà muối được rắc kết với nhau thành băng (ice) xung quanh khu vực người ở, chúng gặm nhấm tất cả những gì có chứa muối. Nhím Châu Mỹ cũng rất thích ăn cả xương động vật cũng như nhím Châu Phi. Sinh sản xẩy ra vào đầu mùa đông. Nhím cái thuộc loại động dục nhiều lần (Polyestrous) và chu kỳ động dục này là 25 - 30 ngày nếu như thụ thai không xảy ra trong thời kỳ rụng trứng. Rụng trứng xảy ra đồng thời và có thể thay nhau từ buồng trứng phải đến buồng trứng trái. Thời gian động dục kéo dài 8 đến 12 giờ. Nhím đực thường đánh nhau tranh giành con cái. Cuộc vuốt ve thường bao gồm các công đoạn: Kêu to một điệu múa khôi hài ngắn và con đực vãi nước tiểu vào người con cái, noãn hoàn của nhím đực xa xuống bìu, nhím cái khi muốn giao phối nước tiểu của chúng cũng nặng mùi. Quá trình sinh tinh xảy ra cực điểm vào tháng 10, sau khi giao phối nhím cái xua đuổi nhím đực. Thời gian chửa là 90 - 95 ngày và con sinh ra vào tháng 4 đến tháng 6. Nhím mẹ nuôi con đến 6 tháng tuổi, tại phòng thí nghiệm người ta nuôi nhím con trong vài tháng, nhưng trong cuộc sống hoang dã nhím con có thể tồn tại được vài tuần sau khi sinh với thức ăn cây cỏ. Sau 2 tuần nhím con có thể ăn thức ăn 9 9 10 cứng, 16 đến 24 tháng tuổi nhím đạt độ thành thục. Nhím có thể sống được 10 năm, trong điều kiện hoang dã nhím có thể sống được 5 - 6 năm. Nhím thường sống độc thân, tuy nhiên nhiều lúc cũng sống thành từng nhóm đặc biệt là vào mùa đông, mùa đông chúng thường trú ẩn trong hang hốc. Khi gặp thời tiết xấu chúng cũng không rời khỏi nơi trú ngụ. Mùa hè chúng thường leo lên cây để tránh sâu bọ. Nhím nhìn kém, nhưng bù lại cảm giác và khứu giác khá tốt. Nhím thuộc loài ăn đêm nhưng đôi lúc cũng bò ra kiếm ăn băn ngày. Chúng thường ở một nơi qua nhiều năm, chúng cũng hay di cư từ nơi này sang nơi khác để kiếm sống. Nhím không bắn lông nhưng cũng dễ cắm lông chúng vào con vật tấn công chúng. Nhím cũng là những “vận động viên bơi lội khá giỏi”. Các tập tính khác của nhím con Châu Mỹ cũng giống như nhím Nam Phi. Nhím được xem như động vật vô ích, tuy nhiên đâu đó vẫn được dùng làm thực phẩm, lông nhím được người Mỹ bản xứ làm hộp, đồ trang sức và các sản phẩm nghệ thuật khác Theo North American Porcupine (2005) [55]. 1.2.3. Nhóm nhím Việt Nam Theo Lê Hiền Hào 1973 [8] loài nhím Bờm có ở một số nước như Ne Pan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia, Việt Nam, Trung Quốc (ở tỉnh Thiểm Tây và các tỉnh phía nam lưu vực sông Trường Giang và có cả ở đảo Hải Nam). Nhím là loài thú phổ biến gặp ở các địa phương thuộc vùng núi và trung du trừ đồng bằng ở Miền Bắc Việt Nam. Nhím cùng thường gặp trên các đảo gần bờ ở phía Đông Bắc Bộ. Vật mẫu của nhím đã sưu tầm được ở hầu hết các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ở Nam Hà cũng gặp nhím nhưng chỉ phát hiện ở gần đồi núi tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình theo Lê Hiền Hòa (1973) [7]. Nhím bờm là loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm, nặng trung bình từ 15 - 20 kg, thân và đuôi dài từ 80 - 90 cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn đầu to, mõm ngắn 10 10 [...]... ĐỊA ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện tại các nông hộ trong tỉnh Bắc Kạn 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu Nhím nuôi là loài nhím bờm Việt Nam có nguồn gốc từ Sơn La được nuôi nhốt trong nông hộ tại tỉnh Bắc Kạn Trong đó số nhím được theo dõi như sau: - Nhím sinh sản (Bố, Mẹ): 50 con, trong đó có 27 con nhím cái 23 con nhím đực - Nhím. .. thịt nhím (Mổ khảo sát phân tích thành phần hoá học thịt nhím) * Theo dõi một số bệnh thường gặpnhím biện pháp phòng trị bệnh * Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi nhím trong nông hộ 2.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu phương pháp xác định các chỉ tiêu * Theo dõi khả năng sử dụng các loại thức ăn sẵn có trên địa phương của nhím 32 33 33 - Chúng tôi tiến hành đưa vào cùng... từ sinh đến 12 tháng tuổi 2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 07 năm 2010 đến tháng 07 năm 2011 2.3 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Nội dung nghiên cứu * Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, sinhsinh dục sinhsinh sản của nhím * Xác định một số tính trạng chất lượng về đặc điểm ngoại hình thể chất của nhím (Mầu sắc lông, da) * Khảo sát khả năng sản xuất thịt đánh... phát dục của nhím tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống nhím khác nhau Nguyễn Thiện cs (2005) [36] cho rằng: Giống cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất phẩm chất thịt - Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào giữ cân bằng các chất trong máu Trong. .. 1.3 Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng phát dục 1.3.1 Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng Một số tính trạng năng suất của nhím đều có chung bản chất di truyền như với các giống gia súc khác, nhưng những biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu hình của các tính trạng ấy lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về di truyền của từng loài Theo Nguyễn Ân cs (1983) [1], Trần Đình Miên cs (1995)... tốc độ, thời gian tính chất diễn biến Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân đo tính tốc độ sinh trưởng nói trên, Trần Đình Miên cs (1975) [17] * Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng Trong chăn nuôi nhím các gia súc, gia cầm người ta thường dùng 3 chỉ... triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào giữa các tế bào, đó là protein, lipit, gluxit các chất khoáng…Đàm Văn Tiện cs (1992) [38] quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp sự sinh trưởng của các phần cơ thể như thịt, xương, da, mỡ… Về mặt sinh học, sinh. .. trình điều khiển hoạt động sinh dục của cơ thể hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp Hormon sinh dục của con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng Ngoài ra các loại hormon của các tuyến như tuyến tụy tuyến thượng thận cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương cơ 17 18 18 * Yếu tố bên ngoài (môi trường) Trong chăn nuôi nhím ngoài việc cải tiến giống... riêng biệt của một cá thể nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn không thường xuyên Như vậy khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi từ 2 locus trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau: P = G + E = A + D + I + Eg + Es Các tính trạng năng suất ở nhím cũng như ở các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền các yếu tố môi trường Các vật nuôi khác... như sau: Số con đẻ ra còn sống BQ/ lứa (con) = 34 Tổng số con đẻ ra còn sống Tổng số lứa đẻ trong kỳ 35 35 - Số con còn sống đến 24 giờ sau đẻ (con): Được tính từ khi nhím bắt đầu đẻ ra đến khi nhím được 24 giờ - Số con nuôi sống đến khi tách khỏi mẹ (con): Được tính từ khi nhím sinh bú mẹ đến khi nhím tách khỏi mẹ - Khối lượng sinh bình quân (g): Được chúng tôi tiến hành cân trọng lượng nhím từ . để sinh sản và phát triển. Trước thực tiễn đó chúng tôi tiến hành đề tài: Xác định một số đặc điểm sinh học và các bệnh thường gặp của nhím bờm nuôi nhốt trong nông hộ tại tỉnh Bắc Kạn . 2 2 3 2 tài 2.1. Xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản của nhím bờm như quá trình sinh trưởng phát triển, sinh lý sinh dục, sinh sản, khả năng cho thịt và chất lượng thịt. 2.2. Xác định được một số. thịt. 2.2. Xác định được một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị 2.3. Đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả nuôi nhím bờm trong nông hộ 3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 3.1.

Ngày đăng: 17/05/2014, 22:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Yếu tố bên trong (di truyền)

  • * Yếu tố bên ngoài (môi trường)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan