Đề án nghiên cứu phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm sứ Việt Nam tại Mỹ

36 1.7K 13
Đề án nghiên cứu phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm sứ Việt Nam tại Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án nghiên cứu phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm sứ Việt Nam tại Mỹ.

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA GỐM SỨ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ 1 MỤC LỤC Lời mở đầu CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỐM SỨ CỦA VIỆT NAM I-Khái quát về gốm sứ VN………………………………………….5 a) Khái quát về gốm sứ VN………………………………………………5 b) Quy trình làm gốm mỹ nghệ………………………………… 8 II-Tình hình xuất khẩu gốm sứ VN sang các nước trong thời gian qua……………………………… 10 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GỐM MỸ NGHỆ CỦA MỸ I- Phân tích tình hình nhập khẩu gốm mỹ nghệ của Mỹ………………13 II- Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu gốm mỹ nghệ sang thị trường Mỹ ……………………………………………………………………… 15 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA GỐM MỸ NGHỆ VN TẠI HOA KỲ I- Phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm mỹ nghệ VN 1.Yếu tố thâm dụng……………………………………………………19 2. Những điều kiện về nhu cầu 2.1.Thị Trường nội địa…………………………………………… 23 2.2.Thị trường Mỹ ………………………………………………….23 3 Những ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan………………………24 4.Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh……………25 5. Cơ hội,vận may rủi…………………………………………………….28 6.Chính phủ …………………………………………………………… 29 II- Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………………………….32 KẾT LUẬN 2 Gốm mỹ nghệ Việt Nam là một mặt hàng đặc biệt phản ánh văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Gốm mỹ nghệ Việt Nam đã được thị trường nước ngoài ưa chuộng phản ánh qua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu cũng không ngừng được mở rộng, từ chỗ chỉ xuất khẩu theo Nghị định thư vào các thị trường Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ bao cấp, ngầy nay gốm mỹ nghệ Việt nam đã xuất hiện tại hầu hết các thị trường lớn có yêu cầu cao, như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, các nước Trung Đông và Bắc Mỹ,… Nhờ sự phát triển tích cực này đã thu hút đầu tư mở rộng sản xuất một cách mạnh mẽ tại các vùng sản xuất lớn như tại Bát Tràng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, và đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ còn có ý nghĩa quan trọng là quảng bá văn hóa truyền thống của người Việt Nam trên trường quốc tế và là cầu nối giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới, giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, ngành gốm Việt Nam hiện nay phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn, như: Trung Quốc, là nước có kỹ thuật sản xuất cao và thương hiệu đã được khẳng định; Thái Lan, Malaysia, Indonesia, v.v… là những quốc gia cũng có ngành sản xuất gốm phát triển,đã thâm nhập và thiết lập được mối quan hệ thương mại rộng tại các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ trước chúng ta khá lâu. Vì vậy, sự phát triển của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và sự phát triển hiện nay cũng như chưa tạo ra được một dòng gốm mang đậm nét văn hóa Việt Nam đểthể khẳng định một thế đứng vững chắc trên thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Điều tất yếu ta cần phải nắm đó là lợi thế cạnh tranh của quốc gia với mặt hàng gốm mỹ nghệ đểthể phát triển ngành hàng này và mô hình lý thuyết cạnh tranh sử dụng đó là mô hình kim cương của Michael Porter. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỐM SỨ CỦA 3 VIỆT NAM I-Khái quát về gốm mỹ nghệ VN: a) Khái quát về gốm mỹ nghệ VN: Đồ gốm được làm chủ yếu từ đất và qua nung mới thành sản phẩm. Sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội, của kỹ thuật đã tạo điều kiện cho chất liệu gốm ngày càng phát triển đa dạng. Với việc sử dụng thành phần nguyên liệu và lò nung không giống nhau, đã cho ra nhiều loại gốm khác nhau. Cụm từ gốm đã thành tên gọi chung của năm loại chất liệu: đất nung, sành nâu, sành xốp, sành trắng và sứ, xuất hiện nối tiếp nhau và cùng tồn tại cho đến ngày nay. Vẻ đẹp của gốmsự kết hợp những yếu tố của nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật hội họa. Người làm gốm có một “trường” họat động rộng lớn để biểu hiện tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật cũng như kỹ thuật, sang tạo nên những sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Nghề gốmViệt Nam đã qua năm giai đoạn phát triển, mỗi giai đaọn đánh dấu bước tiến bộ về kỹ thuật và nghệ thuật. Sau đây là các giai đoạn phát triển của nghề gốm Việt Nam: 1. Thời nguyên thủy: Việt Nam là một trong những nơi gốm xuất hiện sớm. từ thời nguyên thủy xa xưa, nghề đan lát đã phát triển ở nước ta do nguyên liệu tre nứa dồi dào, những người làm gốm đầu tiên, khi chưa biết dùng bàn tay nặn xoay thì thường đan khuôn bằng nan tre theo hình nồi, niêu, chum vại rồi trát một lớp đất sét dày mỏng tùy theo ý muốn khi đất khô, người thợ đem cho nung cháy khuôn nan và chin đất. Các sản phẩm chính của thời ký này là đồ đựng và đồ đun nấu, về cuối có them các loại đồ dùng để ăn uống, trang sức, tuy nhiên thực dụng là yếu tố hang đầu của đồ gốm thời đó. 2. Thời vua Hùng dựng nước: Gốm thời vua Hùng chính thức được chia thành 4 giai đoạn lớn: a. Gốm Phùng Nguyên: Có độ nung không cao lắm, mặt ngòai nhẵn bong, màu đỏ tươi hay màu đen, nhưng đáng chú ý là sự sang tạo ra nhiều loại hình đặc biệt và hoa văn phong phú. Những hoa văn đơn giản như những vòng tròn đồng tâm, vòng tròn có tiếp tuyến, còn có những hoa văn chữ S đơn hay kép được cách điệu ra nhiều kiểu trong khung hình học, lập lại thành giải chung quanh nồi, chum, bình, chậu. Việc biết dùng bàn tay nặn xoay là một bước tiến quan trọng của kỹ thuật làm gốm trong thời kỳ này, cho phép người thợ làm nhanh và đep, đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của người đương thời. b. Gốm Đồng Đậu: Có độ nung cao hơn và rắn chắc hơn giống gốm Phùng Nguyên. Thường gốm Đồng Đậu có kích thước to và màu sắc phong phú. Ngoài màu nâu sẫm và đỏ thường thấy ở gốm Phùng Nguyên thì gốm Đồng Đậu có them màu xám, vàng sẫm. Nhưng điểm độc đáo nhất để phân biệt gốm Đồng Đậu với gốm ở các giai đoạn khác là hoa văn trang trí vẽ bằng dụng cụ như răng lược thành những đường song song như khuôn nhạc, nhiều nhà khảo cổ gọi là “Văn khuôn nhạc”. 4 c. Gốm Gò Mun: Chất gốm rắn chắc hơn các giai đoạn trước nhờ độ nung cao (đạt tới 900 độ) nhưng hoa văn được đơn giản hóa thành những hình học như tam giác, hình chữ nhật,… Hoa văn chữ S cũng thành một họa tiết khác biệt với trước. Đặc trưng gốm Gò Mun là các loại đồ dùng và đồ nấu miệng loe gập ra ngoài, trên miệng có trang trí hoa văn. Điểm chú ý là nhiều hoa văn gốm này đượ diễn lại gần hết trong đồ đồng Đông Sơn. d. Gốm Đông Sơn: Giai đoạn đầu mang nhiều nét kế thừa Gò Mun về hình dáng và kỹ thuật, thêm các hoa văn vẽ chim cá. Giai đaọn sau gốm thường để trơn hoặc có vặn thừng, văn chải ở thân đơn điệu, màu hồng nhạt hay trắng cốc; còn có các loại gốm thô nặn tay hoặc đổ khuôn, hoa văn sơ sài, ta không còn thấy những hoa văn tuyệt đẹp như thời trước nữa vì tổ tiên ta thời này đã để hết tâm trí mình vào việc sáng tạo và tô điểm cho đồ đồng tuyệt xảo. nên đây là giai đoạn cực thịnh của nền văn hóa đồ dồng danh tiếng, là niềm tự hào của dân tộc ta, đã để lại những hiện vật tuyệt mỹ như trống đồng Ngọc Lũ. 3. Thời Lý Trần: (thế kỷ XI – XIV) Men Lý Trần chủ yếu cẫn là loại men tro và men đất, men đá chưa được sản xuất bao nhiêu, các loại men này phần lớn thuộc men có độ trong, trắng dày, khi gặp lửa cao thì chảythành giọt, gọi là ngấn lệ, một số man rạn rất đẹp do xương và men không có cùng độ co. Gốm thời Lý Trần có thể chia thành 3 nhóm lớn: gốm gia dụng, gốm trang trí và gốm kiến trúc. Về tạo dáng gốm gia dụng, ngoài việc thừa kế và nâng cao dáng gốm đất nung và sành nâu cổ truyền, nhiều sản phẩm được tạo dáng trên cơ sở những hình mẫu trong thiên nhiên như hoa quả hoặc dáng của những đồ đồng xưa. Trang trí của gốm Lý Trần có một bước ngoặc mới, nếu hoa văn hình học chiếm vị trí chủ yếu và duy nhất trên gốm đất nung thì sành nâu thì trên gốm Lý Trần lại ở vị trí phụ, những họa tiết chính ở đây là hoa, lá, chim, voi , hổ, người. Hoa văn trang trí với cách miêu tả giản dị, mộc mạc, rất gần gũi thiên nhiên và con người Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa là lò nung đã có bước tiến lớn về kỹ thuật, người ta đã biết sử dụng là cóc, lò nằm, có thể cả lò rồng, để nâng cao nhiệt độ nung của lò lên cao từ 1200-1280 độ C. Việc sử dụng các bao nung mà ngày nay ta còn tìm thấy tại một cái giếng cổ tại Túc Mạc (Hà Nam Ninh) ở vùng Phủ Thiên Trường của nhà Trần, cho thấy người thời ấy đã đạt được trình độ sản xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc. 4. Thời Hậu Lê, Tây Sơn: Sự mở rộng thị trường trong nước và việc giao lưu buôn bán với các nước ngoài trong thời kỳ này đã tác động lớn đến các họat động thủ công nghiệp, trong đó có nghề gốm. Trước hết là sự hình thành các trung tâm sản xuất gốm có tính chuyên môn hóa đã nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội) sản xuất các loại gốm sành xốp và sành trắng; Thổ Hà (Hà Bắc) làm gốm sành nâu như chum vại; Phù Lũng (Hà Bắc) làm gốm sành nâu có phủ men da lươn; Hương Canh (Vĩnh Phú) làm chum, vò vại, chĩnh bằng sành nâu; Đình Trung, Hiển Lễ (Vĩnh Phú) làm chum vò vại bằng đất nung; Vân Bình (Hà Sơn Bình) làm ấm đất, nồi đất; Làng Cậy (Hải 5 Hưng) làm gốm sành xốp và sành trắng hoa lam… Ở miền Trung, có nhiều cơ sở làm gốm nổi tiếng: Lò Chum ở Hàm Rồng (Thanh Hoa; Mỹ Thiện (Quảng Ngãi) làm nồi bằng đất nung; Lộc Thượng, Phú Vinh (Quảng Nam) làm bát đĩa, nồi niêu; ở Bình Định có một số nơi làm bát đĩa và đồ gốm tráng men. Đồ gốm sứ Bát Tràng có nhiều loại. Ở những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng là đồ gốm cao cấp, quý hiếm nên phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Nhiều chùa cổ miền Bắc hiện còn giữ được những lư hương, chân đèn sản xuất tại Bát Tràng với những dòng chữ cho biết năm ra đời của chúng, thường vào thế kỷ thứ 16 dưới đời nhà Mạc. Bảo tang Tokugawa ở Nhật hiện còn giữ một số đồ gốm Bát Tràng được mang về Nhật cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Những chân đèn Bát Tràng được trưng bày tại Viện Bảo tang Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội cao khoảng 90cm, men trắng, nền trang trí những hình rồng, phượng, mây, hoa lá màu xanh lam, hoặc kết hợp hình vẽ với hình đắp nổi là họa tiết chính (rồng, phượng). 5. Thời Nguyễn và trường phái gốm sứ Huế: Sang đến thời Nguyễn, đột nhiên người ta thấy xuất hiện những đồ sứ tốt với hình trang trí bằng một thứ men lam, ta thường gọi là “men xanh Huế” chứ không pjải “nửa sành, nửa sứ” như thưở trước. Đồ sứ này có hai loại chủ đề khác nhau: Một loại có niên hiệu Minh Mạng hay Tự Đức, và một loại đề chung chung là “nội phủ”. Trong những bát đĩa đề chữ “nội phủ” thường có hình rồng năm móng, loại này đẹp có nước men xanh thẫm, trước kia chỉ đặc biệt dùng riêng trong cung đình. Kỹ thuật làm và nghệ thuật trang trí “đồ sứ Huế” hoàn toàn không giống đồ sành Bát Tràng hay Kim Mã, Ngọc Hà thời trước, chẳng những chất sứ khá trong, mỏng mịn mà tinh thần và phong cách trang trí cũng khác hẳn. 6. Từ thế kỷ XX: Có thể nói gốm Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ từ sau năm 1954. Khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc khôi phục các cơ sở thủ công truyền thống như Bát Tràng, Thổ Hà, Hương Canh, Phù Lãng,… và tiến hành xây dựng nhiều nhà máy và xí nghiệp sản xuất gốm có chất lượng và sản lượng cao. Nổi bật nhất là nhà máy sứ Hải Dương (Hải Hưng), cơ sở sản xuất sứ đầu tiên của cả nước áp dụng kỹ thuật hiện đại qua mọi khâu nguyên liệu, tạo hình, trang trí, nung,… Sau khi nước nhà thống nhất, đồ gốm hai miền Nam, Bắc đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp mới. Có thể rút ra một số nhật xét tổng quát về những đặc điểm phát triển của gốm trong giai đoạn này như sau: - Sự hình thành loạt “ chất liệu” sứ với các kỹ thuật và trang trí hiện đại. - Ở miền Bắc các xí nghiệp và hợp tác xã sản xuất gốm sành trắng được xây dựng hầu khắp các tỉnh, phát huy thế mạnh của vùng mình về truyền thống và nguyên liệu. Các tỉnh phía Nam phát triển các loại sành xốp lửa trung và đã tạo được vùng gốm có phong cách riêng. Các cơ sở sành nâu, gốm nâu cũng được chú ý ở các địa phương. - Ngành gốm ngày càng phát triển bởi các học viên được đào tạo chính quy đã trở thành những cán bộ, công nhân. - Từ những năm 80 đến nay có thể khái quát chung ngành gốm sứ Việt Nam đã và đang hình thành hai khu vực ở hai miền đất nước 6 * Miền Bắc: gốm sứ sản xuất tập trung tại Bát Tràng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội. * Miền Nam: gốm sứ phát triển mạnh ở Đồng Nai, Sông Bé và Lâm Đồng. b) Qui trình sản xuất gốm: Quy trình hoàn thiện sản phẩm gốm sứ, một trong những quy trình phức tạp và nếu hỏng một giai đoạn sẽ làm hỏng toàn bộ sản phẩm. Quy trình Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò". Quá trình tạo cốt gốm Chọn đất Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Xử lý,pha chế đất Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền thống là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau. Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã "chín" (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng. Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là "bể lắng" hay "bể lọc". Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng. Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể phơi", người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là "bể ủ". Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng tốt. 7 Tạo dáng Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném ("bắt nẩy") để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào "bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kỹ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa. "Be chạch" cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm. Phơi sấy và sửa hàng mộc 8 Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc" cho đất ở chân "vóc" chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là "lùa"). Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách ), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn". II-Tình hình xuất khẩu gốm sứ VN sang các nước trong thời gian qua Thị trường xuất khẩu chủ yếu của gốm thủ công mỹ nghệ từ sau năm 1975 đến 1991 là Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa, sản phẩm gốm được xuất khẩu qua các Tổng Công ty độc quyền xuất khẩu vào thị trường này theo các Nghị định thư giữa các Chính phủ. Sau sự kiện Liên Xô tan rã vào năm 1991 làm mất luôn thị trường này, sản phẩm gốm được chính các nhà sản xuất hoặc các công ty xuất khẩu địa phương tự tìm kiếm và xuất khẩu vào các thị trường các nước trong khu vực, như: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, để từ đây sản phẩm gốm lại được tái xuất khẩu sáng các nước khác như Pháp, Đức, Austraylia, Bằng con đường này, sản phẩm gốm mỹ nghệ đã thâm nhập và được các thị trường lớn ưa chuộng và chấp nhận. Những năm sau này, nhờ chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ, rất nhiều công ty sản xuất - xuất khẩu đã chủ động tích cực khai phá thêm thị trường mới để xuất khẩu mặt hàng này, bên cạnh đó chính sách mở cửa đã thúc đẩy, tạo điều kiện rất lớn cho nhiều nhà nhập khẩu, nhà môi giới nước ngoài đến Việt Nam để trực tiếp tìm kiếm hoặc lập văn pìong đại diện tiến hành giao dịch và xuất khẩu sang thị trường của hỏ. Hiện nay, thị trường xuất khẩu của gốm mỹ nghệ Việt Nam đã trải rộng hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, torng đó thị trường các nước châu Âu chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu. 9 QUỐC 2000 2001 2002 2003 2004 10 [...]... quyết định lợi thế quốc gia Ta có hệ thống đầy đủ như sau: Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận không đi sâu vào phân tích sơ sở lý thuyết Mô hình kim cương của Michael Porter mà sẽ đi vào phân tích cụ thể lợi thế cạnh tranh về ngành gốm sứ của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ so với đối thủ cạnh tranh chủ yếu của gốm sứ Việt Nam hiện nay là Trung Quốc I- Phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm mỹ nghệ VN 18... khả năng cạnh tranh cho ngành Phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam tại Hoa Kỳ” nghiên cứu về khả năng cạnh tranh và những nhân tố ảnh hưởng của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam đã thực hiện một số kết quả cơ bản, như: phân tích và đánh giá thực tiễn tình hình sản xuất – xuất khẩu của ngành gốm mỹ nghệ trên những vùng sản xuất lớn của Việt Nam để xác định rõ những nhược điểm tồn tại trong... thiện khả năng cạnh tranh của chúng ta để phát huy hơn nữa tiềm năng của ngành gốm mỹ nghệ cũng như những lợi ích to lớn qua mở rộng thị trường xuất khẩu của ngành đem lại CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GỐM MỸ NGHỆ CỦA MỸ I- Phân tích tình hình nhập khẩu gốm mỹ nghệ của Mỹ 12 1.Khái quát về thị trường nhập khẩu gốm sứ của Mỹ: Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất cho mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia... phẩm của Việt Nam nói chung và gốm mỹ nghệ nói riêng Các giải pháp và kiến nghị nói trên nếu được quan tâm đồng bộ sẽ giúp cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình ngang tầm với các nước trong khu vực, đồng thời tận dụng những lợi thế hiện có để đáp ứng tích cực hơn đối với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, của khác hàng,… Nhờ đó vị thế của sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam. .. tư của các doanh nghiệp Mỹ và nhập khẩu trở lại Trên tổng thị trường gốm sứ Mỹ thì có đến 70% là nhập khẩu từ nước ngoài, chỉ 4% là của nhà sản xuất nội địa xuất khẩu vì vậy những nhà sản xuất gốm sứ của Mỹ yếu thế ở cả thị trường nội địa và nước ngoài Vì vậy gốm sứ nhập khấu hầu như không phải cạnh tranh với thị trường gốm sứ nội địa Tình hình xuất-nhập gốm sứ của Mỹ (đơn vị tính: triệu USD) Tháng... gốm sứ của Mỹ: Mỹ là quốc gia nhập khẩu gốm sứ lớn nhất trên thế giới, chiếm 13.6% nhập khẩu thế giới Xét theo từng nhóm sản phẩm gốm sứ, tình hình nhập khẩu của Mỹ như sau:  Gạch sứ không tráng men: Mỹ là 1 trong 3 quốc gia nhập khẩu lớn nhất nhóm sản phẩm này bên cạnh Đức và Pháp Mỹ nhập khẩu từ Ý, Mexico và Tây Ban Nha là chính Riêng Ý chiếm khoảng 80% thị phần này của Mỹ  Gạch sứ tráng men: Mỹ. .. khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam vào thị trường Mỹ chỉ đạt 13,1 triệu USD, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2008 Trong cơ cấu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của ViệtNam xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong tháng, thì đứng đầu là mặt hàng chậu gốm, với kim ngạch xuất khẩu đạt 670 nghìn USD, tăng 25% so với tháng trước, tiếp đến là mặt hàng đồ gia dụng bằng góm sứ đạt 188 nghìn... trường Mỹ Mặt khác, hàng gốm sứ của Việt Nam có quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún Đơn hàng nhập của Mỹ thường lớn, trong khi đó các cơ sở sản xuất của ta lại nhỏ nên nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về số lượng và thời gian giao hàng nên không ký được hợp đồng Bên cạnh đó, mẫu mã hàng gốm sứ của Việt Nam còn chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Mỹ Theo các nhà xuất khẩu hàng gốm. .. cũng như là một yếu tố góp phần gia tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong tương lai 34 Gốm mỹ nghệ đã từ rất lâu và vẫn đang chứng tỏ vai trò rất đặc biệt trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, sản phẩm gốm được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới cũng đã mang lại lợi ích kinh tế đáng kể đồng thời góp phần vào việc quảng... rằng giá bán buôn và giá bán lẻ chênh lệch nhau từ 300% đến 400% CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA GỐM MỸ NGHỆ VN TẠI HOA KỲ THÔNG QUA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER 16 Tại sao một quốc gia gặt hái được thành công quốc tế trong một ngành công nghiệp nhất định? Câu trả lời nằm trong 4 thuộc tính lớn của một quốc gia.Bốn thuộc tính của một quốc gia định hình môi trường cạnh tranh cho . thể lợi thế cạnh tranh về ngành gốm sứ của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ so với đối thủ cạnh tranh chủ yếu của gốm sứ Việt Nam hiện nay là Trung Quốc I- Phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm. ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA GỐM SỨ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ 1 MỤC LỤC Lời mở đầu CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỐM SỨ CỦA VIỆT NAM I-Khái quát về gốm sứ VN………………………………………….5 a). Mỹ ……………………………………………………………………… 15 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA GỐM MỸ NGHỆ VN TẠI HOA KỲ I- Phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm mỹ nghệ VN 1.Yếu tố thâm dụng……………………………………………………19 2.

Ngày đăng: 17/05/2014, 19:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.Khái quát về thị trường nhập khẩu gốm sứ của Mỹ:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan