Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái

49 2.9K 9
Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất hay và bổ ích !

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 2 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc đến Nam, nước ta có điều kiện sinh thái đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới cùng với sự phân hóa về địa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển được các loại cây ăn quả nhiệt đới á nhiệt đới và cây ăn quả ôn đới. Mặc dù có điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi cho cây ăn quả phát triển nhưng do điều kiên kinh tế xã hội nghề trồng cây ăn quả Việt Nam trước đây ở vào tình trạng kém phát triển và sản lượng hàng hóa thấp. Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả đã góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, làm tăng giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Đặc biệt trong tương lai gần ngành trồng cây ăn quả là một trong những ngành sản xuất hàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu cao. Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là những loài cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Trên thế giới quả có múi đã trở thành loại quả quan trọng đối với đời sống của người dân và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việt Nam là một trong những nơi nguyên sản của cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi). Trong quá trình sản xuất, qua chọn lọc tự nhiên và sự chọn lọc của con người một số giống địa phương và một số giống nhập nội đã trở thành nổi tiếng như: bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Diễn…[10]. Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngành sản xuất nào cũng phải phát huy được hết các lợi thế tự nhiên để sản xuất ra các mặt hàng mang tính hàng hóa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Nước ta có nhiều vùng có lợi thế để phát triển quả có múi hàng hóa như: đồng bằng sông Cửu Long, Phúc Trạch - Hà Tĩnh, Đoan Hùng - Phú Thọ… So với các vùng phía Nam, 2 3 các vùng trồng bưởi phía Bắc có diện tích nhỏ hơn, phân bố nhỏ lẻ; mặt khác địa hình phức tạp, đi lại khó khăn nên việc sản xuất còn hạn chế. Yên Bái là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, và cũng là địa phương rất thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người nông dân rất tốt. Từ lâu đời bưởi đã được một số xã trong huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái mạnh dạn đầu tư phát triển, có những hộ gia đình đã trồng với quy mô vườn từ 200 - 400 cây, những vườn này đã bước vào năm thứ 4 bắt đầu cho thu hoạch quả. Xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái từng là vùng sản xuất bưởi nhiều nhưng sản xuất chỉ mang tính tự phát, chưa có định hướng, chưa được hướng dẫn và đầu tư thâm canh đầy đủ, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định. Sản xuất bưởi ở xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái có những đặc điểm sau: - Giống bưởi Đại Minh là giống địa phương mang nhiều đặc tính tốt. Đó là nguồn gen quý cần được đưa vào tuyển chọn và đưa ra sản xuất. - Tập quán canh tác cũ, thường là trồng rồi bỏ đấy, không đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Chưa tuyển chọn được cây đầu dòng, biện pháp quản lý giống chưa chặt chẽ, chưa chọn lọc, nhân giống chưa chọn lọc, chủ yếu là “chiết tận thu”, nên các vườn đều có biểu hiện thoái hóa, suy kiệt, sâu bệnh nhiều cho năng suất thấp. Vấn đề đặt ra là phải phục hồi lại các vườn bị thoái hóa, duy trì và phục tráng lại giống bưởi quý của địa phương và nhân rộng ra sản xuất. Từng bước xây dựng thương hiệu cho giống bưởi Đại Minh - Yên Bình - Yên Bái. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng em thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái”. 1.2. MỤC ĐÍCH Tìm hiểu tình hình sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái; đáng giá những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất các biện pháp thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi của địa phương. 3 4 1.3. YÊU CẦU - Điều tra về điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội của xã liên quan đến sản xuất nông nghiệp Đại Minh - Yên Bình. - Điều tra tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của Đại Minh - Yên Bình. - Điều tra tình hình sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái. - Phân tích những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi trong những năm tới. 4 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY BƯỞI 2.1.1. Nguồn gốc Cây bưởi thuộc họ cam quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng hầu hết các giống cam, quýt, bưởi trồng hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng Nhiệt Đới và cận Nhiệt Đới Đông Nam Châu Á. Theo FAO (2010) hàng năm trên thế giới sản lượng khoảng 7 triệu tấn, bao gồm cả bưởi (Citrus grandis) và bưởi chùm (Citrus paradisi), chiếm 6 - 7% sản lượng các loại quả có múi [1]. Mặc dù sản lượng ít nhưng bưởi là loại quả xuất khẩu chủ yếu ở một số nước: Mỹ, Ấn Độ, Malaixia, Cuba, Israel… với lý do: Đặc điểm dễ vận chuyển, bảo quản được lâu, ít hao hụt trong quá trình lưu giữ… Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng lớn nhất, bưởi được trồng nhiều ở tỉnh Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Triết Giang… với các giống nổi tiếng: Sa Điền, Văn Hán, Quân Khê… trong đó bưởi Sa Điền năm 1989 được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bình chọn là sản phẩm Nông nghiệp có chất lượng cao và được nhận huy chương vàng. Bưởi Sa Điền hiện nay có được phát triển rất mạnh ở tỉnh Quảng Tây và là một trong các đặc sản mang thương hiệu Quốc tế. Theo D.K. Salunkhe (1995) thì bưởi là loại cây có khả năng thích nghi rộng nên có thể trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên thích nghi nhất là các vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới: Trung Quốc, Mỹ, Braxin, Ấn Độ và Ai Cập… bưởi thích hợp trồng trọt trên đất ẩm, bằng phẳng, sâu màu, có độ pH: 5,5 - 7,5 nếu pH thấp cần bón vôi khử chua. 2.1.2. Phân loại Theo phân loại thực vật thì cây bưởi có tên khoa học là: Citrus grandis - Bộ: Cam (RUTALES) - Họ: Cam Quýt (RUTACEAE) - Họ phụ: Aurantibideae - Chi: Citrieae 5 6 - Chi phụ: Citrineae - Giống: Citrus - Giống phụ: Eucitrus - Loài: Citrus grandis [7] 2.1.3. Đặc điểm sinh vật học của cây bưởi * Rễ: Rễ bưởi thuộc loại rễ cọc, mức độ phát triển theo bề rộng hoặc bề sâu của bộ rễ phụ thuộc vào đặc tính của giống và cách nhân giống, mực nước ngầm tầng đất canh tác và chế độ chăm bón. Nhìn chung thì bưởi có bộ rễ ăn nông, trên biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh - nấm có vai trò như lông hút của các cây trồng khác. Cũng như bộ rễ của các cây trồng khác, bộ rễ của bưởi hoạt động theo chu kỳ nhất định. Có 3 thời kỳ hoạt động mạnh: - Trước khi ra cành xuân (khoảng tháng 2 - đầu tháng 3) - Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc trước khi cành hè xuất hiện (tháng 6 - đầu tháng 8) - Sau khi cành thu đã sung sức (khoảng tháng 8 - tháng 10) Sự hoạt động của bộ rễ có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cành lá nhưng chu kỳ hoạt động của rễ thường dài hơn. * Thân cành: Bưởi cũng như các cây thuộc họ cam quýt có hiện tượng tự rụng ngọn, nghĩa là sau khi cành phát triển đến một mức độ nhất định thì ngừng lại, lúc đó ngọn sẽ rụng đi. Hiện tượng này xảy ra liên tục ở các đợt lộc khiến cho cành lá bưởi rất rậm rạp nên việc cắt tỉa hàng năm là cần thiết. Thân cành bưởi thường bị rêu và địa y ký sinh nên hàng năm cần dùng nước vôi lau sạch, hoặc quét vào gốc hoặc cành lớn, tạo điều kiện cho thân cành hoạt động tốt. Một năm cây bưởi ra nhiều đợt cành như: Cành xuân : tháng 2 - 3 - 4 Cành hè : tháng 6 - 7 - 8 Cành thu : tháng 9 - 10 6 7 Cành đông : tháng 11 - 12 Tùy từng giống, từng tuổi cây, điều kiện khí hậu và chăm sóc mà lượng cành, thời gian ra các đợt cành có sự thay đổi. Trong các đợt cành thì cành xuân ra đều và tập trung nhất, cành ngắn. Cành hè thường khỏe, lá to nhưng rải rác hơn. Cành thu kém hơn và cành đông là yếu ớt nhất. Cành mẹ sinh ra cành quả, nó có thể là cành xuân trong năm, cành hè hoặc cành thu năm trước. Cành quả có lá thường đậu tốt hơn cành không có lá. Cành dinh dưỡng không mang hoa, quả mà chỉ có lá xanh làm nhiệm vụ quang hợp. * Lá: Lá có eo to, có thứ eo lá chiếm tới 1/3 chiều dài lá. Tuổi thọ của lá thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Ở nước ta trung bình tuổi thọ của lá là 15 - 24 tháng. Tùy theo giống và mùa lá có thể khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mật độ khí khổng, mật độ túi tinh dầu… Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả. Vì vậy cần chú ý bảo vệ bộ lá, giữ tán lá xanh đen và cần rút ngắn giai đoạn chuyển lục của các đợt lá mới (chuyển từ xanh vàng sang xanh đậm). * Hoa: Có 2 loại là hoa đủ và hoa dị hình: - Hoa đủ: là hoa có cánh dài, màu trắng (mẫu 5) mọc thành chùm hoặc đơn độc. Số nhị nhiều gấp 4 lần số cánh hoa, xếp 2 vòng, nhị cái có vòi nhị, bầu có từ 8 - 15 ô tùy giống, bầu thượng. - Hoa dị hình: là hoa phát triển không đầy đủ, cuống hoa và cánh hoa ngắn oặc vẹo vọ, không đều, số này chiếm khoảng 10 - 20%, hầu hết là không đậu quả. Hoa có mầu trắng, ngoài cánh hơi xanh lục, ra cùng với lộc xuân. Hoa hình ống dài trên hơi phình to. * Quả: Quả bưởi to nặng 700 - 1500g/quả tùy theo giống, tép quả đa dạng (màu trắng, màu hồng, màu đỏ) với các vị khác nhau (chua, ngọt, ngọt thanh, 7 8 dôn dốt…). Quả có thể hình tròn hoặc hình quả lê, trên vỏ quả có rất nhiều túi tinh dầu. Một quả có từ 8 - 15 múi, màu sắc thịt quả phụ thuộc vào các sắc tố vàng đỏ. Trong dịch nước quả còn có các hạt dầu thơm quyết định hương vị quả. Chất khô trong quả đều là sản phẩm do quá trình quang hợp của cây tạo nên, do vậy cây sinh trưởng tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất quả. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quả là: - Điều kiện ngoại cảnh: + Nước phải đủ, nhất là thời kỳ quả đang lớn nhanh. Nếu bị hạn, do sự cạnh tranh giữa quả và lá, quả sẽ bị rụng. + Nhiệt độ: thấp quả lớn chậm, quả có xu hướng nhỏ và cao thành. - Chất kích thích sinh trưởng: Quả lớn lên được là do có sự kích thích của các chất kích thích sinh trưởng, chất này được tạo ra từ vách tử phòng hoặc từ hạt sau khi hạt hình thành. Việc phun bổ sung thêm chất kích thích sinh trưởng cho cây khi quả đang hình thành có thể nâng cao tỷ lệ đậu quả. 2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh  - Nhiệt độ: Là nhân tố khí hậu chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố của bưởi, nó không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và hoạt động sinh lý của vườn bưởi mà còn ảnh hưởng đến sản lượng và phẩm chất của bưởi. Bưởi ưa khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Sự sinh trưởng của bưởi yêu cầu nhiệt độ bình quân 18 - 21 0 C. Tổng tích ôn là 5300 - 7200 0 C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng là 23 - 30 0 C. Nếu nhiệt độ > 37 0 C hạn chế sự sinh trưởng của cây. Nhiệt độ từ lúc ra nụ đến khi nở hoa là điều kiện quan trọng cho việc ra hoa sớm hay muộn. Do điều kiện hàng năm ở thời kỳ ra hoa không giống nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa sớm hay muộn, thời kỳ ra hoa dài hay ngắn. 8 9 - Ánh sáng: Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho lá quang hợp chế tạo vật chất hữu cơ. Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng dinh dưỡng và sự ra hoa kết quả của bưởi. Ánh sáng đầy đủ: lá sinh trưởng mạnh, tăng cường sự hoạt động sinh lý của cây, cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của cây, sâu bệnh hại ít, nâng cao sản lượng và phẩm chất sản phẩm. Yêu cầu ánh sáng để bưởi sinh trưởng và phát dục là 1300 - 1500 giờ. - Nước: Là thành phần chủ yếu của bưởi, nước chiếm 50% trong cành lá, 86% trong quả. Nước là nguyên liệu chủ yếu của quang hợp, là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng cung cấp cho các quá trình sinh trưởng và phát dục của cây. Bưởi yêu cầu lượng mưa hàng năm: 400 - 2000mm. Do vậy cần chú ý đến nguồn nước cung cấp cho cây nhất là thời kỳ ra hoa kết quả. Khi đủ nước cây sinh trưởng khỏe mạnh, quả mau lớn, thân cành phát triển mạnh. Mặt khác phải chú ý thoát nước cho cây khi bị úng. - Gió: Ảnh hưởng rất lớn đến cây bưởi, gió vừa có lợi vừa gây hại cho cây. Khi gió nhẹ có lợi cho việc truyền phấn hoa, thúc đẩy giao lưu không khí, điều tiết nồng độ CO 2 , ẩm độ và nhiệt độ không khí có lợi cho quang hợp và hoạt động sinh lý của cây, giảm bớt sự phát sinh lây lan bệnh hại. Khi gió mạnh làm gẫy cành đổ cây, lốc rễ, tổn thương cành lá tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Thời kỳ ra hoa gặp gió to ảnh hưởng tới thụ phấn, thụ tinh và tỷ lệ đậu hoa, đậu quả.  Đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây bưởi. Các tính chất của đất như: Độ phì của đất, độ pH, độ thông thoáng… có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng phát dục của cây. Đất đai màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt thích hợp với sự sinh trưởng của cây, dễ kết quả sớm, năng suất cao, ổn định. Đất thích hợp để trồng bưởi là đất có tầng đất dày > 9 10 1m, giàu chất hữu cơ, màu mỡ, thông thoáng, mực nước ngầm > 1m, độ pH thích hợp là 5,5 - 6,5, hàm lượng O 2 trong đất 3 - 8%.  Theo trung tâm nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí (2006) [6]: Cây bưởicây cho sản lượng cao nên yêu cầu nhiều dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển và bù lại dinh dưỡng đã mất đi theo sản phẩm thu hoạch. Bưởi cần đầy đủ các nguyên tố đa lượng như N, P, K, Ca và các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Bo, Mo… mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất, phẩm chất của quả và sinh trưởng, phát triển của cây. - Đạm: Quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất quả. Đạm xúc tiến quá trình phát triển các đợt lộc và phát sinh cành lá, quyết định độ lớn, độ dày và tuổi thọ lá, trọng lượng quả thay đổi tùy thuộc vào số lá tốt, xấu. Thừa đạm: quả to bộp, vỏ dày, chất lượng kém. Thiếu đạm: ít lộc, lá vàng nhỏ, hoa rụng, quả sần, ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình hút các nguyên tố khác như: Magiê, Canxi… Cây bưởi hút đạm mạnh vào các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 2 - tháng 12, vùng núi từ tháng 3 - tháng 11. - Lân: cần cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa, quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và tổng hợp đường, đủ lân hoa ra nhiều và tập trung, tỷ lệ hoa dị hình thấp, tỷ lệ đậu quả cao, vỏ quả mỏng, sắc bóng, lõi quả chặt, quả chín sớm, mã quả đẹp, hương vị thơm ngon. Đồng thời làm cho rễ cây phát triển có thể hút các chất dinh dưỡng và chống chịu các yếu tố ngoại cảnh tốt hơn. - Kaly: là nguyên tố vận động, kaly xúc tiến quá trình tổng hợp và tích lũy các chất dự trữ trong cây, kaly cần cho quá trình ra lộc non và thời kỳ lớn của quả, bón kaly trong giai đoạn quả đang lớn sẽ làm cho quả mọng, bóng, sáng mã và tăng hàm lượng đường trong quả. - Canxi: có tác dụng điều hòa độ pH trong đất, thiếu Canxi đất chua, P 2 O 5 ở trạng thái khó tiêu, dễ bị rửa trôi. Al và Fe di động nhiều, rễ cây bị độc 10 [...]... bưởi Đại Minh - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình sản xuất giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái - Địa điểm nghiên cứu: Huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 đến tháng 12/2011 3.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Yên. .. huyện Yên Bình - Tình hình sản xuất bưởi của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái + Diện tích, năng suất, sản lượng của những năm gần đây nhất + Điều tra, phân tích hiện trạng các biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng, thị trường tiêu thụ,… - Phân tích thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại và thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái 3.2.2... HỘI CỦA HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Yên Bìnhhuyện cửa ngõ và nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8km, cách thủ đô Hà Nội 170km Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào Cai chạy qua trung tâm và một số xã của huyện - Phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang - Phía Tây Bắc giáp thành... Bình, Yên Bái: 21 21 Đây là loại bưởi có mùi thơm thoang thoảng, dôn dốt ngọt và không bị he ngay cả khi bưởi còn chưa chín Trái bưởi không to không nhỏ và màu sắc cũng rất tươi Theo những người trồng bưởi lâu năm, thì cây bưởi Đại Minh có nguồn gốc từ cây bưởi tổ Khả Lĩnh, xã Đại MinhĐại Minh vốn là một xã thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ nay thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên bái Vì thế giống bưởi. .. năng đất đai trên địa bàn 4.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY BƯỞI CỦA XÃ ĐẠI MINH * Tình hình sản xuất Yên Bìnhhuyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái có tiểu vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi Diện tích cây ăn quả là 1300ha, trong đó bưởi, cam, quýt là 550ha riêng bưởi đặc sản là 300ha chiếm 21,7% diện tích cây ăn quả toàn huyện Sản lượng bưởi Khả Lĩnh hàng năm đạt 5000 - 6000... phấn là bưởi chua Hàng năm vẫn được áp dụng cho vườn bưởi của họ 4.3.2 Hiện trạng về các giống bưởi hiện trồng tại Đại Minh Bên cạnh giống bưởi Khả Lĩnh, tại xã Đại Minh còn trồng một số giống bưởi khác như bưởi Đào, bưởi ngọt lá dày, Bòng, bưởi lá to, bưởi Khả Lĩnh gieo từ hạt Các giống bưởi này được trồng rải rác tại các hộ và được gọi chung là nhóm bưởi khác Qua điều tra, thu thập các giống bưởi trồng... trồng ở Đại Minh (Điều tra 30 hộ) em thu được các bảng số liệu sau: Bảng 4.3: Thực trạng trồng các giống bưởi tại xã Đại Minh STT 1 2 3 4 5 Giống bưởi Bưởi ngọt Bưởi lá to Bưởi đỏ Bưởi Khả Lĩnh Bưởi Đại Minh Số hộ trồng 23/30 9/30 2/30 18/30 28/30 (Nguồn: Điều tra trực tiếp) Tỷ lệ (%) 76,7 30 6,7 60 93,3 35 35 Qua bảng cho thấy giống bưởi Đại Minh đã được nông dân trồng nhiều nhất Trong 30 hộ điều tra... nhất là giống bưởi đỏ 39,71 kg /cây, cao hơn là giống bưởi ngọt 40,32 kg /cây, tiếp đến là bưởi lá to 47,46 kg /cây, tiếp theo là giống bưởi Khả Lĩnh 95,45 kg /cây và cho năng suất cao nhất là bưởi Đại Minh với 125 quả /cây và năng suất 101,43 kg /cây Bưởi Đại Minh là giống có tiềm năng và cho hiệu quả kinh tế cao cho người dân trồng bưởi tại Đại Minh Biểu đồ 4.1: So sánh năng suất một số giống bưởi ... lái từ các tỉnh miền xuôi thu mua bán tại các thị trường khác 33 33 * Tiêu thụ Hiện nay tại khu vực Cát Lem - Đại Minh đã hình thành khu chợ chuyên bán Bưởi đặc sản cho khách hàng, khách du lịch và các khách hàng ở các tỉnh miền xuôi như Hà Nội, Hải Phòng,… giá trị 1 quả bưởi đặc sản từ 20.000đ - 25.000đ/quả 4.3.1 Hiện trạng sản xuất cây ăn quả của xã Đại Minh Toàn xã có tổng số 153,8 ha cây ăn quả... Lạc (huyện Lục Yên) ; bưởi Đại Minh (huyện Yên Bình) ; cam quýt vùng ngoài huyện Văn Chấn, vải nhãn ở vùng trong huyện Văn Chấn và phía bắc huyện Văn Yên Tỉnh cũng sẽ định hướng cho các hộ làm vườn phát triển cây trồng có giá trị cao, mang tính ổn định lâu dài và phù hợp với điều kiện từng vùng, đồng thời tỉnh tiếp tục nghiên cứu các chính sách đặc biệt là ưu đãi vốn vay cho các hộ kinh doanh sản xuất; . nông nghiệp Đại Minh - Yên Bình. - Điều tra tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của Đại Minh - Yên Bình. - Điều tra tình hình sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái. - Phân. hiện trạng sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái . 1.2. MỤC ĐÍCH Tìm hiểu tình hình sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái; đáng giá những thuận lợi. ra sản xuất. Từng bước xây dựng thương hiệu cho giống bưởi Đại Minh - Yên Bình - Yên Bái. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng em thực hiện đề tài: Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

  • Phần 1

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.2. MỤC ĐÍCH

    • 1.3. YÊU CẦU

    • Phần 2

    • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY BƯỞI

        • 2.1.1. Nguồn gốc

        • 2.1.2. Phân loại

        • 2.1.3. Đặc điểm sinh vật học của cây bưởi

        • 2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

        • 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT QUẢ CÓ MÚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

          • 2.2.1. Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới

            • Bảng 2.1: Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới từ 2006 - 2010

            • Bảng 2.2: Sản lượng quả có múi ở một số nước năm 2010 (1000 tấn)

            • 2.2.2. Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam

              • Bảng 2.3: Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam từ 2006 - 2010

              • Bảng 2.4: Tình hình sản xuất quả có múi 1 số vùng ở Việt Nam năm 2010

              • 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

                • 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới

                  • Bảng 2.5: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới từ 2006 - 2010

                  • Bảng 2.6: Tình hình xuất - nhập khẩu bưởi trên thế giới năm 2010

                  • 2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt nam

                    • Bảng 2.7: Tình hình sản xuất bưởi của Việt Nam từ 2006 - 2010

                    • 2.3.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả của tỉnh Yên Bái

                    • Phần 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan