Tiểu luận về vốn FDI

11 2K 11
Tiểu luận về vốn FDI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình nguồn vốn FDI trong những năm gần đây.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀLUẬN FDI 2 1. FDI là gì 2 2. Các hình thức FDI 2 2.1. Phân loại theo bản chất đầu tư 2 2.2. Phân loại theo tính chất dòng vốn 2 2.3. Phân loại theo động cơ của nhà đầu tư 3 3. Lợi ích của việc thu hút vốn FDI 4 CHƯƠNG II: NHÌN LẠI DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM HẬU GIA NHẬP WTO 5 1. Sức hút và hạn chế 5 1.1. Sức hút 5 1.2. Hạn chế 5 2. Tình hình thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam 7 3. Những điểm cần khắc phục trong thu hút vốn FDI 9 4. Kết Luận 10 2 LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hóa. Điều đó đã thúc đẩy nước ta gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương) một loạt các hợp tác, dối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là một nguồn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của các nước đang phát triển. Cho đến nay, FDI đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những địa điểm tuyệt vời để đầu tư. Tình hình chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định, có cơ cấu dân số vàng, nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và đều đặn. Chính nhờ những ưu điểm trên, ngày càng có nhiều chương trình đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong đó, đầu tư FDI được Chính Phủ Việt Nam đánh giá cao và cố gắng tập trung thu hút nguồn đầu tư này. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra những vụ bê bối trong các dự án ODA gần đây bắt đầu làm cho vấn đề sử dụng vốn FDI của Việt Nam cũng dần “nóng” lên. Đặc biệt khi vốn đầu tư FDI lại là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của đất nước. Đây không phải là một đề tài mới mẽ, có rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu trước đó. Do đó, trên cơ sở nguồn tư liệu thứ cấp đã có sẵn, tham khảo thêm một số báo mạng, báo kinh tế, chúng em đã tóm tắt sơ lược về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong quá trình làm tiểu luận còn nhiều sai xót, mong thầy chỉ dẫn để chúng em được hoàn thiện hơn. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ FDI 1. FDI là gì? FDI là viết tắt của từ “Foreign Direct Investment”, có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài, và là hình thức đầu tư dài hạn của nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty”. 2. Các hình thức FDI. 2.1. Phân loại theo bản chất đầu tư - Đầu tư phương tiện hoạt động: Là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. - Mua lại và sát nhập: Là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sát nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doang nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. 2.2. Phân loại theo tính chất dòng vốn - Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. - Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. - Vốn vay nội bộ hay giao dịch nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 2.3. Phân loại theo động cơ của nhà đầu tư - Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. 4 - Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v - Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 3. Lợi ích của việc thu hút FDI: - Bổ sung nguồn lực trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. - Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng “chính sách thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. - Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với các xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. - Tăng số lượng việc làm và đào tạo công nhân: Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phân dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút vốn FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 5 - Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc dối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn. CHƯƠNG II: NHÌN LẠI DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM HẬU GIA NHẬP WTO 1. Sức hút và hạn chế. 1.1. Sức hút: 6 Có thể nói trong thời gian vừa qua Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có sức thu hút lớn đối với FDI. Để tạo được sức hút lớn như vậy phải kể đến những thuận lợi sau: - Môi trường xã hội và chính trị ổn định: Sự ổn định về chính trị và xã hội là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất, quyết định đối với việc thu hút đầu tư. Dưới sự lạnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, nền chính trị xã hội của nước ta luôn ổn định. Theo đánh giá của các nhà đầu tư thế giới thì Việt Nam được coi là nước có sự ổn định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Đó là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. - Có những lợi thế so sánh: Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi (Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á). Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới Nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giàu tài nguyên nhất thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam là nước có dân số đông nên có lực lượng lao động dồi dào, lao động Việt Nam cần cù sáng tạo trong công việc, nhân công giá rẻ. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển và đánh dấu bằng việc gia nhập vào WTO giúp cho Việt Nam có nhiều cơ hội và thách thức trong việc thu hút nguồn vốn này. 1.2. Hạn chế Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nền kinh tế thị trường còn sơ khai: Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của nước ta còn rất sơ khai và còn nhiều hạn chế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực. Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường Việt Nam chưa đủ đảm bảo cho một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự yếu kém này đang được dần thay đổi bởi các chính sách mạnh tay hơn từ Chính Phủ để thu hút đầu tư vào Việt Nam. - Năng lực của Doanh Nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế: Mối liên kết lỏng lẻo giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế nội địa là 7 một điểm yếu của nền kinh tế nước ta. Các đối tác Việt Nam phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước mà trình độ năng lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế và yếu kém. - Cơ sở hạ tầng còn yếu: Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, và quá tải là một trong những yếu tố làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Tóm lại, kể từ khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO thì những yếu điểm trên đang dần được khắc phục. Bên cạnh những tồn tại thì với các chính sách của Chính Phủ dần dần tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam. 2. Tình hình thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam Trong năm 2013, theo số liệu được công bố bởi Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân ước tính 11,5 tỷ USD, tổng vốn đăng ký ước tính 21,6 tỷ USD – cao nhất 4 năm qua. Số liệu nguồn Tổng cục Thống kê - Trong gam màu trầm của nền kinh tế Việt Nam, con số vốn FDI đăng ký vẫn tiếp tục tăng với khoảng 21,6 tỷ USD năm 2013 cho thấy vai trò, vị thế và quy mô ngày càng lớn của dòng vốn FDI trong nền kinh tế Việt Nam. - Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập những tổ chức quốc tế lớn trong và ngoài khu vực như Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương 8 (TTP) thì việc nhìn lại dòng vốn FDI ở Việt Nam những năm qua, thứ nhất là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) càng cần thiết. Về cơ bản, trong 22 năm qua (từ 1991-2013), cả vốn đăng ký và vốn giải ngân FDI đều tăng về quy mô và dần ổn định. - Tuy nhiên, từ 1997 do khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Đông Nam Á, bùng phát đầu tiên tại Thái Lan, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam giảm dần với mức giảm thấp nhất là 2,2 tỷ USD vào năm 1999. Sau đó, tăng nhẹ và duy trì khoảng 2 – 3 tỷ USD trong giai đoạn 2000 – 2003. Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Đông Nam Á và trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới, vốn đăng ký FDI tăng dần từ năm 2004 với 4,5 tỷ USD lên nhẹ 6,8 tỷ USD trong 2005. - Đặc biệt, ảnh hưởng của thông tin Việt Nam gia nhập WTO đã làm vốn đăng ký tăng mạnh với quy mô lớn, khi 2005 chỉ thu hút 6,8 tỷ USD thì đên 2006 tăng gấp đôi lên 12 tỷ USD và lần đầu tiên đạt hơn 21 tỷ USD vào năm 2007. Và hơn thế nữa, năm 2008, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm 2007. - Tuy nhiên, do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần từ 23,1 tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD. Song quy mô FDI vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Nguồn Cục đầu tư nước ngoài/Gafin 9 Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, tính đến 2013 là tròn 40 năm. Nhật Bản cũng là nước G7 đầu tiên công nhân quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. 40 năm qua, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại và đầu tư. Hiện nay Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đến nay đạt gần 30 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% tổng vốn FDI vào Việt Nam. 3. Những điểm cần khắc phục trong thu hút vốn FDI. Có ba vấn đề cốt lõi của đầu tư nước ngoài (ĐTNN) mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tính đến, đó là: Vốn, công nghệ và quản lý Nhà nước. Và trong năm 2013 với những thành tựu lớn đạt được, chúng ta đã đạt được ba vấn đề trên. - Tuy vậy, đầu tư nước ngoài vẫn chưa khắc phục được những điểm yếu như tình trạng mất cân đối giữa các đối tác đầu tư, tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế, tình trạng mất cân đối trong hình thức đầu tư, mức vốn giải ngân còn thấp so tổng vốn đăng ký Cụ thể, danh mục 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất 2012-2013 cho thấy trong tổng số khoảng 10 quốc gia và lãnh thổ có dự án ĐTNN tại Việt Nam, thì chủ yếu là các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á, vắng bóng các nhà đầu tư từ Châu Mỹ, Bắc Âu - Về cơ cấu ngành, Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng ĐTNN 2013 vẫn chưa có các tiến bộ trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Tổng vốn ĐTNN 2013 đầu tư vào nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản chỉ có 89 triệu USD trên tổng số 21,6 tỷ USD đăng ký đầu tư vào Việt Nam 2013. - Về hình thức, đầu tư 100% vốn nước ngoài hiện vẫn là hình thức đầu tư chủ yếu trong ĐTNN tại Việt Nam (chiếm 86% dự án đăng ký mới 2013). Dù đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu chính thức nào so sánh về hiệu quả của các hình thức ĐTNN tại Việt Nam được công bố. Nhưng hình thức đầu từ 100% vốn nước ngoài cho thấy sẽ có hạn chế hơn so với các hình thức khác (như liên doanh) trong các mặt tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ, điều chỉnh các bất cập trong quản lý doanh nghiệp - Bên cạnh đó, tuy vốn thực hiên ĐTNN 2013 cao hơn các năm trước, chiếm tới trên 50% số vốn đăng ký (11,5 tỷ USD/ 21,6 tỷ USD), nhưng vẫn chưa tạo ra được sự đột phá về giải ngân. Thực tế giải ngân nhiều năm qua vẫn giữ ở mức bình quân 10-11 tỷ USD/năm. Hiện vẫn còn hơn 100 tỷ USD vốn đăng ký, nhưng chưa giải ngân và chưa có giải pháp đột phá để tháo gỡ. 10 4. Kết Luận: Một lần nữa chúng ta khẳng định vai trò to lớn của FDI trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế. Để FDI đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế cũng như tối đa hóa lợi ịch mà FDI có thể mang lại đòi hỏi có cách tiếp cận bao quát, hài hàoi hơn trong xây dựng chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phải có biện pháp chú trọng tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh là những biện pháp cần thiết để xúc tiến đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, và đặc biệt là chú trọng hơn tới hiệu quả sử dụng vốn, giám sát chặt chẽ hoạt động vốn của các doanh nghiệp có vốn FDI để tránh những hệ lụy có thể dẫn đến. Việt Nam không chỉ là nước thu hút đầu tư nước ngoài, mà còn chủ động đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm, khai thác thị trường, thu về nguồn lợi lớn hơn cho quốc gia, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại. Đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn lẻ tẻ với những dự án nhỏ, cần có biện pháp hỗ trợ thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, hình thành nên những tập đoàn kinh tế Việt Nam lớn mạnh, đưa “thương hiệu Việt” đến với bạn bè quốc tế. [...]... KHẢO: http://bizlive.vn/kinh-te-dau-tu/nhin-lai-dong-von -fdi- vao-viet-nam-hau-gianhap-wto-50495.html http://bizlive.vn/tai-chinh/nhung-diem-can-khac-phuc-trong-thu-hut -fdi6 2870.html http://cafef.vn/su-kien/261-bung-phat-cac-van-de-cua-doanh-nghiep -fdi. chn http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 http://vneconomy.vn/2013112505095725P0C9920/von -fdi- da-vuot-moc-20ty-usd.htm http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/viet-nam-duoc-gi-khi-cac-tap-doan-daquoc-gia-do-bo-2014030608105144017ca33.chn . về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . Trong quá trình làm tiểu luận còn nhiều sai xót, mong thầy chỉ dẫn để chúng em được hoàn thiện hơn. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ FDI 1. FDI. thu hút vốn FDI 4 CHƯƠNG II: NHÌN LẠI DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM HẬU GIA NHẬP WTO 5 1. Sức hút và hạn chế 5 1.1. Sức hút 5 1.2. Hạn chế 5 2. Tình hình thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào. LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN FDI 2 1. FDI là gì 2 2. Các hình thức FDI 2 2.1. Phân loại theo bản chất đầu tư 2 2.2. Phân loại theo tính chất dòng vốn 2 2.3. Phân loại theo động cơ

Ngày đăng: 16/05/2014, 20:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan