Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

81 793 6
Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngành gốm Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và thu nhập cho số đông lao động ở một số địa phương trên cả nước. Các sản phẩm gốm của các làng nghề không những được ưa chuộng trong nước mà còn được phát triển và ưa chuộng rộng rãi ở nước ngoài. Tuy nhiên ngày nay sản phẩm gốm của Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm ngoại về mẫu mã, chủng loại và chất lượng… ( Lê Thị Anh Tiến, 2010)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngành gốm Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và thu nhập cho số đông lao động ở một số địa phương trên cả nước. Các sản phẩm gốm của các làng nghề không những được ưa chuộng trong nước mà còn được phát triển và ưa chuộng rộng rãi ở nước ngoài. Tuy nhiên ngày nay sản phẩm gốm của Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm ngoại về mẫu mã, chủng loại và chất lượng… ( Lê Thị Anh Tiến, 2010) Hiện nay việc sản xuất gốm tại các làng nghề chủ yếu là các hộ gia đình tự đứng lên thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hộ SXKD với trình độ sản xuất ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, truyền thống, lao động chân tay là chính, máy móc sử dụng trong sản xuất ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, lề lối kinh doanh còn nặng nề về sản xuất nhỏ vì vậy nên quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và không tập trung. Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của lao động còn thấp, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của các hộ chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản xuất kinh doanh chưa cao và thiếu tính bền vững. Sản xuất truyền thống thủ công nên chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, tiêu thụ khó khăn, chưa nắm bắt được thị trường nên còn thụ động , hiệu quả thấp (Ngô Văn Bắc, 2007). Trước xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với những tiến bộ và sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sản xuất gốm đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển, khó khăn lớn nhất phải nói đến chính là sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại hoặc các sản phẩm thay thế trong nước cũng như nước ngoài. Thực tế hiện nay cho thấy rằng các hộ SXKD gốm không chỉ chơi trong sân chơi trong nước mà chơi trên sân chơi toàn cầu, những sản phẩm gốm ngoại từ Trung Quốc, từ Nhật Bản hiện nay tràn ngập rất nhiều trên thị trường gốm ở Việt Nam và cạnh tranh rất gay gắt về giá cả, mẫu mã, chất lượng với sản phẩm gốm trong nước, chính vì vậy đòi hỏi các hộ SXKD gốm trong nước cần phải cải tiến công nghệ kỹ thuật, nâng cao trình độ, tay nghề 1 người lao động,… thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, có như vậy mới có những sản phẩm gốm chất lượng, mẫu mã đẹp để có thể cạnh tranh, mới có thể tồn tại và mới có thể đứng vững trên thị trường. Các làng nghề gốm truyền thống rải rác khắp các miền Bắc- Trung- Nam, phương pháp sản xuất, hoạt động sản xuất khác nhau nên các hộ SXKD gốm ở mỗi miền có những đặc điểm sản xuất riêng, những khó khăn thuận lợi khác nhau. Sản xuất kinh doanh gốm tại làng nghề truyền thống Phù Lãng đã từng có những giai đoạn phát triển huy hoàng, cũng có lúc tưởng như tàn lụi, rồi lại hồi sinh rực rỡ, vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ SXKD gốm đã gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại trong sản xuất. Một vài năm gần đây, các hộ SXKD gốm Phù Lãng đã có được những phát triển nhất định như đưa sản phẩm gốm mỹ nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật…vào sản xuất, tuy nhiên hiện nay quy mô sản xuất kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún. Vì vậy thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng là điều cần thiết để phát triển nghề gốm của cha ông truyền lại cũng như để tạo sự bền vững cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính các hộ SXKD. Đã có rất nhiều nghiên cứu về sản phẩm gốm, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh gốm nhưng vẫn chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về tình hình sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD ở Phù Lãng, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài : “Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về thực trạng sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD tại Phù Lãng, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ từ đó đề ra những giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh của hộ SXKD gốm Phù Lãng, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ để từ đó đề ra những giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất kinh doanh gốm sứ. 2 - Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh gốm sứ của các hộ gia đình tại làng gốm sứ Phù Lãng huyện Quếtỉnh Bắc Ninh; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh gốm sứ của các hộ. - Đề xuất giải pháp phát triển của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại Phù Lãng. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm như thế nào? - Thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng đang diễn ra như thế nào? - Có những yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng? - Để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng cần có những giải pháp gì? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh gốm của các hộ gia đình tại Phù Lãng. * Khách thể nghiên cứu: Hộ gia đình sản xuất gốm Cơ quan quản lý tại địa phương 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung: - Thực trạng sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD ở Phù Lãng. - Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng. - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng. * Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu sử dụng trong đề tài từ năm 2009 – 2011 * Phạm vi không gian Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các hộ SXKD gốmPhù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH GỐM CỦA HỘ SXKD 2.1 Cơ sở lý luận về sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD 2.1.1 Khái niệm về SXKD gốm Sản xuất gốm Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các đầu vào biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ ( Nguyễn Anh Sơn, 1998). Như vậy sản xuất gốm của hộ là quá trình sử dụng đầu vào là lao động, là nguyên liệu sản xuất đất sét, củi, tro rừng…trải qua nhiều công đoạn như quá trình tạo cốt gốm (chọn đất, xử lý đất, tạo dáng đổ khuôn, phơi và sửa hàng mộc), quá trình trang trí hoa văn, họa tiết và tráng men, quá trình đốt lò… để cho ra đời một sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh có thể được bán và tiêu thụ trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm gốm Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là chuyển giao hàng hóa cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Trong mối quan hệ đó hai bên tiến hành thương lượng và thỏa thận về điều kiện nội dung và điều kiện mua bán. Khi hai bên đã thống nhất thì bên bán trao hàng và bên mua trả tiền, quyền sở hửu hàng hóa đã thay đổi nghĩa là việc thực hiện giá trị hàng hóa đã kết thúc (Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân, 2008). Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình tự tìm hiểu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến tiêu thụ với một loạt hoạt động hỗ trợ và thực hiện những dịch vụ sau bán hàng (Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân, 2008). Tiêu thụ sản phẩm gốm của các hộ SXKD là quá trình cung cấp sản phẩm gốm sản xuất cho thị trường để được bán đến tay người tiêu dùng. Đây là một quá trình quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh gốm nói riêng, là bằng chứng thiết thực nhất của việc thu lại lợi nhuận từ quá trình sản xuất, đem lại nguồn tài chính cho các hộ SXKD, để các hộ SXKD tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả, hiệu quả sản xuất gốm của hộ SXKD 4 - Kết quả sản xuất: Kết quả sản xuất kinh doanh là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật chất. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận (Chu Văn Tuấn, 2001). - Hiệu quả sản xuất: là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất (Chu Văn Tuấn, 2001). * Kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ SXKD gốm - Kết quả sản xuất của hộ SXKD gốm: là những sản phẩm gốm, được các hộ SXKD sử dụng nguyên liệu đầu vào, sử dụng công nghệ kỹ thuật… để tạo ra những sản phẩm gốm hoàn chỉnh. Sản phẩm gốm mang lại những lợi ích nhất định cho người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận. - Hiệu quả sản xuất của hộ SXKD gốm: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào như đất sét, củi, lao động…, sử dụng công nghệ kỹ thuật với chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng tạo ra sản phẩm gốm nhiều nhất, chất lượng tốt nhất… 2.1.2 Vai trò của việc nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD Để phát triển thì việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm là điều cần thiết và quan trọng mà bất kì hộ SXKD nào cũng cần phải chú ý. Việc nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD gốm có những vai trò như sau: Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD để tìm ra những khó khăn, thuận lợi trong việc sản xuất gốm. Tồn tại những khó khăn gì, vướng mắc gì trong quá trình sản xuất gốm để có những biện pháp khắc phục, hạn chế những khó khăn đó. Đồng thời nhận biết sản xuất gốm có những thuận lợi gì để có thể tận dụng những thuận lợi đó để phát triển, thúc đẩy sản xuất gốm. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của hộ SXKD gốm Phù Lãng. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, hoặc mức độ ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD. Để từ đó đề ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD gốm Phù Lãng. 5 Nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD không những giúp các hộ có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình mà xa hơn là mục tiêu phát triển làng nghề bền vững, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của cả nước. 2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD Trong các ngành nghề truyền thống của nước ta, nghề gốm đã nổi lên như một ngành có giá trị tuyệt mỹ, được vun đắp bằng bàn tay, trí tuệ của các thế hệ nghệ nhân. Hiện nay hầu hết các làng nghề gốm đều có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phần lớn là các hộ tự cung tự cấp SXKD gốm, có rất ít những doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất gốm với quy mô lớn. Sản xuất gốm tại các làng nghề chủ yếu là các hộ gia đình tự đứng lên thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hộ SXKD phần lớn sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún. Lý do một phần là do quen với lề lối làm ăn nặng nề sản xuất nhỏ, chưa thích ứng được với cơ chế thị trường. Một phần nữa là do vốn của các hộ SXKD gốm sản xuất ít, chi phí sản xuất bỏ ra không nhiều, vốn đầu tư thì rải đều trong quá trình sản xuất gốm, thậm chí một số hộ sản xuất gốm mang tính thời vụ. Vì vậy nên mà các hộ SXKD gốm vẫn chưa thực sự phát triển (Ngô Văn Bắc, 2007). Đối với các hộ SXKD gốm thì chủ hộ chính là người lao động chính, quan trọng nhất, làm việc có trách nhiệm và tâm huyết nhất. Chủ hộ cũng là người quản lý trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình, nhưng cũng do trình độ học vấn ko cao, việc tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên trình độ quản lý của chủ hộ còn chưa cao, không có sự chuyên nghiệp, vì thế nên sản xuất kinh doanh không ổn định, không có sự bền vững và chất lượng sản xuất kinh doanh thấp. Tại các hộ SXKD thì lao động sản xuất gốm chủ yếu là những người cùng làng, họ bỏ học từ sớm, học sản xuất gốm qua truyền nghề từ những người nghệ nhân chứ không qua đào tạo trường lớp chính quy vì thế nên mà trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp. Trong khi đó, sản xuất gốm chủ yếu là sản xuất thủ công, lao động chân tay là chính, chính vì thế nên chất lượng lao động đã ảnh hưởng trực tiếp không tốt đến chất lượng sản phẩm gốm. 6 Sản phẩm sản xuất tại các hộ SXKD tại Phù Lãng chủ yếu là các sản phẩm gốm gia dụng như chum , vại, tiểu, sành… Các hộ SXKD gốm chủ yếu thường gắn liền với sản xuất nông nghiệp, sản xuất chỉ mang tính mùa vụ, cộng thêm năng suất lao động thấp nên sản xuất vẫn chưa đảm bảo được nguồn thu nhập cho cuộc sống. Các hộ SXKD thường sản xuất kiêm nhiều ngành nghề khác để có thể tăng thu nhập cho gia đình (Phạm Thanh Trang, 2009), (Ngô Văn Bắc, 2007). Với những đặc điểm như trên thì các hộ SXKD gốm nói chung và hộ SXKD gốm Phù Lãng nói riêng muốn thúc đẩy, phát triển sản xuất kinh doanh thì cần có những giải pháp thiết thực hơn như nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng nguồn vốn sản xuất, mở rộng quy mô, sản xuất tập trung và liên tục… Có như vậy mới có thể thúc đẩy sản xuất phát triển được. 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng 2.1.4.1 Thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh Thị trường tiêu thụ là nơi diễn ra mua bán trao đổi các loại hàng hóa, những loại hàng hóa cùng loại hay thay thế sẽ cạnh tranh với nhau gay gắt để tìm khách hàng. Khi hoạt động SXKD diễn ra, các sản phẩm gốm được sản xuất ra thì các hộ SXKD gốm quan tâm đầu tiên đến thị trường tiêu thụ, để biết được những biến động của nhu cầu hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của sản phẩm gốm, giá cả, tình hình cung cầu về sản phẩm gốm. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì các hộ SXKD phải tự tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình. Chính vì vậy thị trường tiêu thụ có những tác động nhất định đến sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm tại Phù Lãng (Đinh Thị Niên, 2009). Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào đối thủ cạnh tranh luôn là sức ép, sản phẩm cạnh tranh với nhau, giá cả, chất lượng, mẫu mã luôn được đem ra so sánh. Các sản phẩm cùng loại cạnh tranh với nhau, hay cạnh tranh với các sản phẩm thay thế. Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm gốm của các hộ SXKD cạnh tranh gay gắt với nhau về chủng loại, về giá cả, về mẫu mã…thậm chí còn cạnh tranh gay 7 gắt với những sản phẩm thay thế như nhựa, gỗ, thủy tinh…những sản phẩm mỹ nghệ với những chất liệu khác nhau. Nghiên cứu, nắm bắt, xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định và hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh có thể giúp các hộ SXKD gốm có thể điều chỉnh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá cả sản phẩm gốm mà mình sản xuất, làm thế nào để có thể sản xuất ra những sản phẩm gốm có giá cạnh tranh với chất lượng tốt mà chủng loại thì đa dạng, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Có như vậy thì các hộ SXKD gốm mới có thể mở rộng quy mô sản xuất và duy trì sản xuất trong lâu dài được. 2.1.4.2 Năng lực tài chính Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh. Đối với hộ SXKD gốm thì vốn quyết định sự tồn tại và phát triển của từng hộ. Một hộ SXKD gốm muốn có thể sản xuất thì cần phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD được diễn ra liện tục và liền mạch. Đồng thời, vốn là yếu tố quyết định các hộ SXKD gốm có nên mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. Nếu nguồn vốn lớn, quay vòng nhanh thì hộ SXKD sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, sẽ sản xuất những sản phẩm gốm với chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn và chủng loại đa dạng hơn ( Nguyễn Huy Long, 2010) Tóm lại đầu tư và sử dụng vốn một cách hợp lý, đúng đắn là việc cần thiết mà các hộ SXKD cần làm để thúc đẩy, phát triển SXKD gốm. 2.1.4.3 Nguồn nguyên vật liệu Bất kỳ một hoạt động SXKD nào thì nguyên vật liệu luôn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm. Đối với sản xuất gốm cũng vậy, các hộ SXKD gốm cần phải quan tâm đến nguồn nguyên vật liệu sản xuất, mà ở đây là đất sét, là củi, là tro rừng…đầu tiên. Nếu nguồn nguyên liệu này có sẵn, dễ khai thác, dễ vận chuyển thì hoạt động sản xuất của các hộ SXKD gốm sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, ngược lại nếu nguồn nguyên vật liệu khan hiếm hoặc giá cả quá cao sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, gây khó khăn, cản trở cho sản xuất của các hộ SXKD gốm (Nguyễn Huy Long, 2010). 8 Chủ động trong khâu nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm sẽ giúp giảm đi chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn… để có thể sản xuất được nhiều sản phẩm gốm hơn, chất lượng tốt hơn và quan trọng nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ SXKD phát triển. 2.1.4.4 Nguồn nhân lực Quá trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động luôn giữ vai trò chủ đạo, nhất là đối với sản xuất gốm làm thủ công là chủ yếu. Lực lượng lao động trình độ chuyên môn cao sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, lao động không chỉ đơn thuần tạo ra số lượng sản phẩm mà còn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đối với các hộ SXKD gốm, lao động thường là học do truyền nghề, không được học qua một trường lớp đào tạo chính quy nào vì vậy trình độ tay nghề không cao, và vì thế mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm. Các sản phẩm làm ra không được tinh xảo, chất lượng sản phẩm không cao. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động, trình độ tay nghề người lao động là việc cần thiết để sản xuất sản phẩm phát triển, nâng cao năng suất lao động của người lao động tại các hộ SXKD gốm. 2.1.4.5 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ Cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố tạo ra tiềm năng tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Hiện nay các hộ SXKD gốm đa phần sử dụng phương pháp thủ công để sản xuất, đã có những trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ nhưng còn giản đơn và nghèo nàn. Chính điều đó hạn chế năng suất quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm, làm giảm số lượng sản phẩm gốm sản xuất ra, sản phẩm không được tinh xảo, và chất lượng còn hạn chế. Ngày nay với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại nếu các hộ SXKD gốm có hướng đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ đúng thời điểm sẽ là tiền đề cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. 9 2.1.5 Nội dung của vấn đề nghiên cứu 2.1.5.1 Thực trạng sản xuất gốm sứ của các hộ SXKD gốm Phù Lãng * Đặc điểm và điều kiện sản xuất của các hộ SXKD gốm Đặc điểm của các hộ SXKD gốm Việc tìm hiểu đặc điểm của các hộ sản xuất gốm có vai trò quan trọng, là cơ sở cho việc đề ra đường lối phát triển làng nghề Phù Lãng, đặc biệt là các chủ hộ - người có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của làng nghề. Đề tài sẽ đi nghiên cứu tình hình cơ bản của các hộ SXKD gốm năm 2011, những tình hình chung nhất để cho ta thấy được ở mỗi quy mô sản xuất lại có những sự khác nhau như thế nào. Điều kiện sản xuất của các hộ SXKD gốm Điều kiện sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô sản xuất của từng hộ SXKD, nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu về thực trạng điều kiện sản xuất hiện nay của những hộ SXKD gốm, có những khó khăn hay thuận lợi gì về điều kiện sản xuất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của mình. * Tình hình sản xuất của các hộ SXKD gốm Phù Lãng Quy trình sản xuất chính Để sản xuất ra được một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn về chất lượng cần phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, tốn nhiều công sức với nhiều công đoạn khác nhau. Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải trả qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo văn hoa, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Đề tài nghiên cứu về từng công đoạn trong sản xuất gốm, có những công đoạn như nào? làm như thế nào? và sắp xếp các công đoạn ra sao? Chi phí sản xuất của các hộ SXKD gốm Đề tài đi nghiên cứu về chi phí sản xuất của các hộ SXKD gốm, tìm hiểu xem năm 2011 mỗi hộ phải bỏ ra bao nhiêu là chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, và chi cho những hoạt động gì khác nữa? Đi sâu tìm hiểu từng loại chi phí cho từng nguyên liệu đầu vào, cho máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất, chi phí vận chuyển, …hay chi phí khác như thuế, công lao động thuê… 10 [...]... và hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với sản xuất gốm sứ cũng vậy, đề tài đi nghiên cứu về kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm tại Phù Lãng ở từng quy mô sản xuất Đồng thời sẽ dùng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng 11 2.1.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng Đề tài nghiên cứu về các yếu tố... pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng Qua nghiên cứu về tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh để từ đó đề ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng Các hộ SXKD có thể mở rộng thị trường... quan * Đặc điểm sản xuất sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất *Kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh =>Rút ra được GIẢI PHÁP Từ những khó khăn, vướng mắc tồn tại ở trên và những yếu tố ảnh hưởng đã phân tích để đưa ra các giải pháp đẩy sản xuất khó khăn, vướng mạnh mắc kinh doanh của hộ tồn tại, gốm sứ Phù Lãng nguyên nhân Bắc Ninh CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG kinh doanh của các hộ SXKD gốm trong nước... tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng tại địa bàn của các hộ sản xuất Phương pháp dùng để thu thập các số liệu này là: - Chọn điểm và số lượng đối tượng nghiên cứu: Trên địa bàn Phù Lãng lựa chọn 30 hộ sản xuất, chủ lò gốm Trên cơ sở các nội dung câu hỏi để tìm hiểu về thực trạng sản xuấtkinh doanh gốm Bảng 3.3 Số lượng cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng 2011 Cơ sở sản xuất theo mẻ lò 1 .Hộ sản xuất Quy... liệu về sản xuất/ xuất khẩu của đã được thu thập tại phòng công thương huyện Quế Võ Số liệu về tình hình kinh tế hội của Phù Lãng, sản xuất gốm được thu thập tại Ban thống kê UBND Phù Lãng Số liệu về khí hậu, thời tiết của được thu thập tại phòng môi trường UBND huyện Quế Võ 27 3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu mới Các số liệu sơ cấp là số liệu liên quan đến tình hình sản xuất và... đặc trưng của dòng gốm cổ có niên đại các ngày nay hàng nghìn năm 4.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh gốm sứ của các hộ SXKD tại Phù Lãng 4.3.1 Đặc điểm và điều kiện sản xuất của các hộ SXKD gốm sứ Phù Lãng 4.3.1.1 Đặc điểm các hộ SXKD gốm Tìm hiểu đặc điểm của các hộ sản xuất gốm có vai trò quan trọng, là cơ sở cho việc đề ra đường lối phát triển cho làng nghề Phù Lãng, đặc biệt là các chủ hộngười có... trọng trong thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của làng nghề Tình hình cơ bản của các chủ hộ sản xuất gốm của làng nghề được thể hiện qua bảng dưới đây Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2011 Diễn giải Quy mô các hộ sản xuất Chung Quy mô Quy mô 1 Quy mô 3 2 30 16 10 4 ĐVT 1.Số hộ điều tra Hộ Hộ chuyên làm gốm Hộ 11 2 6 3 Hộ kiêm 2.Giới tính chủ hộ Hộ 19 14 4 1 Người Người Lao động... Tràng, những hộ gia đình sản xuất có quy mô sản xuất lớn, vốn sản xuất nhiều đủ điều kiện thì họ đều tiến đến đăng ký sản xuất kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp, vì vậy chỉ còn lại đa phần là những hộ SXKD với quy mô sản xuất trung bình và nhỏ Trước đây trên toàn có hơn 700 hộ gia đình sản xuất gốm nhưng hiện nay do tình hình sản xuất kinh doanh ế ẩm, nhiều hộ gia đình đã ngưng sản xuất, chuyển... cho sản xuất kinh doanh trong phát triển 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Cách tiếp cận 3.2.1.1 Cách tiếp cận hệ thống Cách tiếp cận hệ thống được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu Nghiên cứu bắt đầu từ việc tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanhcác yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh Tiếp đó tìm hiểu về kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. .. Dương), Thổ Hà, Phù Lãng ( Bắc Ninh) … Với mỗi làng nghề lại có những phong tục, tập quán sản xuất khác nhau, chính vì thế mà sản xuất kinh doanh của các hộ cũng có những đặc trưng riêng, những đặc điểm khác nhau Đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ SXKD gốm Bát Tràng- Hà Nội Với vị trí địa lý thuận lợi, thuận tiện giao thông nên hoạt động sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm gốm của các hộ SXKD ở đây có

Ngày đăng: 16/05/2014, 11:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Phỏng vấn các chủ hộ bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ

  • Là phương pháp, xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp này, nghiên cứu xác định được các chỉ tiêu tương đối của doanh thu, kết quả, hiệu quả sản xuất… từ đó chỉ rõ được nguyên nhân biến động để minh chứng sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng.

  • Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng và tốc độ phát triển hiện tại, dựa trên các tiềm năng về nguồn lực để dự kiến xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan