hướng dẫn viết luện văn tốt nghiệp khoa máy tàu thủy

9 2.5K 4
hướng dẫn viết luện văn tốt nghiệp khoa máy tàu thủy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

 Biên soạn: GS. TS. Lê Viết Lượng - Chủ nhiệm Khoa Đóng tàu  !""#$"%!&'!()! a. Chọn đề tài luận văn Luận văn tốt nghiệp đại học có tính chất tổng hợp kiến thức, nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong cả quá trình đào tạo, đồng thời tạo cho sinh viên bước đầu thực hiện vai trò của một cán bộ nghiên cứu, một cán bộ kĩ thuật, một kĩ sư thiết kế, một kĩ sư công nghệ hay một cán bộ quản lí sản xuất. Vì thế đề tài luận văn tốt nghiệp đại học đối với sinh viên khoa đóng tàu là một vấn đề tổng hợp về kỹ thuật, công nghệ hoặc quản lý cụ thể theo chuyên ngành có ý nghĩa khoa học và thực tế, trong đó có đi sâu hơn một vấn đề để có thể phục vụ sản xuất. Tên đề tài có thể do chính sinh viên tự tìm hiểu, đề xuất hoặc do bộ môn giao cho. Tên đề tài phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phản ánh cô động nhất mục tiêu khoa học của đề tài; Tên đề tài phải khúc chiết và một nghĩa; Mỗi một từ, ngữ trong tên đề tài không được phép hiểu theo 2 hoặc nhiều nghĩa. Khoa, bộ môn động viên, khuyến khích sinh viên làm các đề tài xuất phát từ các nhu cầu thực tế và các đề tài phục vụ sản xuất được tìm hiểu trong quá trình thực tập hoặc lấy số liệu tốt nghiệp. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, về phương pháp giải quyết vấn đề đã được đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ sinh viên đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập để giải quyết đề tài. Sinh viên phải viết phiếu đăng kí đề tài và đề cương nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, đồng thời phải lập tiến độ thực hiện đề tài trên cơ sở xây dựng đề cương chi tiết. Bộ môn có danh sách quản lý theo dõi các đề tài đã được thực hiện theo từng chuyên ngành để tránh trùng lặp, giáo viên và sinh viên có thể tham khảo trước khi giao, nhận đề tài. Sinh viên có thể được giao đề tài luận văn ngay từ khi bắt đầu thực tập tốt nghiệp, cũng có thể bắt đầu từ học kì hai năm thứ tư trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học hoặc chuyên đề khoa học. b. Công nhận đề tài luận văn Trước khi thực hiện đề tài luận văn, sinh viên phải hoàn thành đề cương nghiên cứu, có thể tham khảo ý kiến của giáo viên được phân công hướng dẫn hoặc cán bộ trong ngành có nhiều kinh nghiệm, phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn và nhà trường ra quyết định giao đề tài luận văn. c. Quá trình thực hiện luận văn Căn cứ vào đề cương nghiên cứu đã được duyệt, sinh viên xây dựng tiến độ làm luận văn và từng bước thực hiện đề tài bảo đảm đúng tiến độ đã đề ra. Sinh viên có trách nhiệm hoàn thành luận văn trong thời gian quy định của chương trình đào tạo. Luận văn gồm có: bản thuyết minh và các bản vẽ. Bản thuyết minh Luận văn nên trình bày trong khoảng 80 ÷ 100 trang khổ A4 theo trình tự : Mở đầu, các chương, kết luận và tài liệu tham khảo. Số bản vẽ của một luận văn tùy thuộc vào dạng đề tài và chuyên ngành, nhưng ít nhất phải có 5 bản vẽ để trình bày trong quá trình bảo vệ. Sinh viên cần định kỳ báo cáo về kết quả theo tiến độ đã đăng kí về công việc nghiên cứu của mình với giáo viên hướng dẫn. Nếu gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, sinh viên cần trao đổi với giáo viên hướng dẫn và bộ môn để được giúp đỡ. Nếu vì điều kiện nào đó không thể thực hiện được đề tài luận văn đã đăng ký, sinh viên cần trao đổi với giáo viên hướng dẫn để điều chỉnh đề tài và phải được sự đồng ý của trưởng ngành. Sau khi hoàn thành luận văn, để có thể được bảo vệ sinh viên cần thực hiện các bước sau: - Trình luận văn (bản thuyết minh và các bản vẽ) đã có ý kiến nhận xét của giáo viên hướng dẫn cho bộ môn; - Bộ môn tổ chức duyệt và góp ý; - Hoàn chỉnh luận văn, trình bầy, in ấn theo mẫu qui định (xem phần Phụ lục 2, 3); - Chuẩn bị bản báo cáo trước hội đồng, bản báo cáo có dung lượng vừa phải để đủ trình bày trong khoảng thời gian 7 ÷ 10 phút. Nội dung trình bày gồm các điểm chủ yếu sau đây: + Lí do chọn đề tài; mục đích của đề tài; phương pháp nghiên cứu; + Ưu nhược điểm của các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài của mình và hướng giải quyết đề tài; + Cơ sở lí thuyết để thực hiện đề tài; + Vận dụng lí thuyết để giải quyết vấn đề cụ thể đặt ra trong thực tế; + Đánh giá kết quả thu được; + Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo. Trước khi bảo vệ luận văn học viên cần: nộp cho bộ môn 2 quyển luận văn (trong đó có một quyển bìa cứng) có chữ ký của cán bộ hướng dẫn; *+,$-$"./0!"&'!()! Thuyết minh luận văn của sinh viên nộp bộ môn nên có bố cục như sau (tương tự như một đề tài nghiên cứu khoa học): Số chương của mỗi bản thuyết minh luận văn tuỳ thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài cụ thể, nhưng thông thường bao gồm những phần và chương sau: - Mở đầu: trình bày lí do chọn đề tài, mục đích, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tế của đề tài. - Tổng quan: đánh giá các công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài luận văn; nêu những vấn đề còn tồn lại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận văn cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Mục này cần cần có để tránh trùng lặp với các vấn đề đã được nghiên cứu và tiếp thu những kiến thức đã được công bố (Nếu ít thông tin có thể đặt một tiểu mục trong mục mở đầu: Đánh giá các công trình liên quan với đề tài và đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu). - Lý thuyết hoặc nghiên cứu thực nghiệm: trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong bản thuyết minh luận văn. - Áp dụng lý thuyết để nghiên cứu một trường hợp cụ thể trong lĩnh vực chuyên ngành học tập. - Phân tích, đánh giá các kết quả: mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu đã tiến hành, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm. Phần đánh giá phải căn cứ vào các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận văn hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo. - Kết luận: trình bày những kết quả của luận văn một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm. - Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo. - Danh mục các tài liệu tham khảo: chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng tới trong bản thuyết minh luận văn. - Phụ lục. 1 !"23.24!"./0!"&'!()! Bản thuyết minh Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Luận văn đóng bìa cứng, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt (xem phụ lục 2). 3.1. Soạn thảo văn bản: Trong bản thuyết minh Luận văn sử dụng chữ Unicode, cỡ 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ l,5 lines; lề trên 3 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh phía dưới mỗi trang giấy (ở giữa trang). Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này. Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm), dày khoảng 80÷100 trang, không kể bảng biểu, hình vẽ và phụ lục. 3.2. Cách ghi số thứ tự chương mục Số thứ thự chương mục đánh số bằng hệ thống số Ả rập, không dùng số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số, cách nhau một dấu chấm: số thứ nhất chỉ chương, số thứ hai chỉ mục, số thứ ba chỉ tiểu mục, nhiều nhất gồm bốn chữ số (ví dụ 4.l.2.l. chỉ tiểu mục l, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 4.l.l. mà không có tiểu mục 4.l.2. 3.3. Đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình và cách ghi đơn vị tính hay thứ nguyên Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình, công thức phải gắn với số chương, để thuận tiện cho việc sửa lại số thứ tự; ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Các đồ thị, bảng, biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ "Nguồn: Định mức sửa chữa tàu sông - 2006". Nguồn được trích dẫn phải liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, chú dẫn của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên. Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng 297 mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy này sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy. Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của luận văn phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng kiểu này. Đối với những trang giấy có chiều đứng hơn 297 mm (bản đồ, bản vẽ ) thì có thể để trong một phong bì cứng đính bên trong bìa sau luận văn. Trong bản thuyết minh luận văn, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ, rõ ràng để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ có thể nhỏ hơn cỡ chữ sử dụng trong văn bản thuyết minh luận văn. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ ". số liệu được nêu trong Bảng 4.l" hoặc "(xem Hình 3.2)" mà không được viết " được nêu trong bảng dưới đây" hoặc "trong đồ thị của X và Y sau". Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn bản thuyết minh luận văn. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của luận văn. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.l) có thể được đánh số là (5.1.l), (5.l.2), (5.l.3). Đơn vị tính hay thứ nguyên trong toàn bộ luận văn phải thống nhất với nhau, nên dùng theo hệ đơn vị mới. Trong quá trình làm luận văn có thể tham khảo nhiều loại tài liệu có sử dụng đơn vị tính hay thứ nguyên khác nhau, có thể dùng theo hệ đo cũ, nhưng bên cạnh phải ghi theo hệ đơn vị mới, để trong ngoặc đơn. Khi ghi thứ nguyên cũng phải thống nhất, nếu sử dụng danh từ riêng để làm thứ nguyên thì phải viết hoa, vì dụ: thứ nguyên công suất, hiệu điện thế, áp suất: kW, kV, kPa, N/m 2 ; nhưng thứ nguyên khối lượng, quảng đường không phải viết hoa: kg, yến, tạ, tấn, m, km 3.4. Viết tắt Không lạm dụng viết tắt trong bản thuyết minh luận văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận văn. 3.5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng. ) thì phải chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu. Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết, không làm luận văn nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu câu trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2 cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép. Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo xem phụ lục 3. Viết trích dẫn là theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr.314-3l5]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [19], [25], [41], [42]. 3.6. Phụ lục của bản thuyết minh luận văn. Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh hoạ hoặc bổ trợ cho nội dung luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh Các tính toán mẫu trình bầy tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong phụ lục của luận văn. Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn. 3.7. Trình tự trình bày trong bản thuyết minh luận văn Trong thuyết minh luận văn cần trình bày theo thứ tự như sau : - Bìa luận văn - Nhiệm vụ thư thiết kế - Mũc lũc - Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt - Danh mục các bảng, các hình vẽ, đồ thị - Mở đầu - Các chương (trình bày các chương, các tiểu mục) . - Kết luận và khuyến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục Bảng 3.1 là ví dụ minh hoạ bố cục của thuyết minh luận văn qua trang mục lục. Nên sắp xếp sao cho mục lục của luận văn gọn trong một trang giấy. 3.8. Bản vẽ: để bảo vệ trước hội đồng có thể thực hiện theo hai cách: dùng máy chiếu hoặc trình bày trên bản vẽ. - Dùng máy chiếu: có thể sử dụng các hình vẽ đã có trong thuyết minh để trình bày; - Trình bày trên bản vẽ: phải vẽ các bản vẽ có khổ A1 hoặc A0 và treo lên để bảo vệ. Số bản vẽ tuỳ thuộc vào loại đề tài và yêu cầu để trình bày nội dung thuyết minh, nhưng không ít hơn 5 bản. Hình thức của bản vẽ như sau: bản vẽ bố trí trên khổ giấy A0 hoặc A1, lề bên trái 3 cm, lề phải và trên dưới 0,5 cm; khung tên kích thước 180x60, cách ghi khung tên và tên chi tiết cũng như các chú thích trong bản vẽ theo qui định của từng chuyên ngành, nhưng phải dựa vào qui định chung về bản vẽ kĩ thuật cơ khí trong ngành đóng tàu. Bảng 3.1. Ví dụ về trang mục lục của một luận văn MỤC LỤC Chương, mục Tên chương mục Trang số Nhiệm vụ thư 2 Mục lục 6 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 7 Danh mục các bảng, các hình vẽ, dồ thị 8 MỞ ĐẦU 9 1. Lí do chọn đề tài 9 2. Mục đích 10 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 10 4. Ý nghĩa thực tế của đề tài nghiên cứu 11 Chương 1 TỔNG QUAN 12 1.1. 1.2. Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. 2.1.1. 2.1.2. Chương 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LLỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC BẢN VẼ DÙNG ĐỂ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Phụ lục 1: MẪU BÌA LUẬN VĂN Khổ 210x297 mm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI (Cỡ chữ 14) 56789 (Cỡ chữ 16- đậm) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Cỡ chữ 16) :;9 (Cỡ chữ 20 – 24 hoa, đậm) ".<!!=3!"> ?@A,> (Cỡ chữ 14- đậm) Người thực hiện: Người hướng dẫn: (Cỡ chữ 14-nghiêng, đậm) BCD?*E (Cỡ chữ 14- đậm) FG->?H2 I"./0!" I!=2 I> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI 567J5K89 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LMNLOJ9 LP95Q6RST*XUEEVW Chuyên ngành: ?X.3"Y. Mã số: Z[E*[E Lớp: ?X.3"Y.\Z Người thực hiện: NGUYỄN VĂN B Người hướng dẫn: THS. NGUYỄN VĂN A Người phụ đạo: THS. NGUYỄN VĂN C BC[?*E Phụ luc 3: HƯỚNG DẪN XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo bao gồm sách, ấn phẩm, tạp chí, bài tạp chí đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào luận văn và phải được chỉ rõ việc sử dụng nó trong luận văn. l. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật ). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật 2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận văn theo thông lệ của từng nước: - Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ. - Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ. - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v 3. Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) - (Năm xuất bản), đặt trong ngoặc đơn, dầu phẩy sau ngoặc đơn - Tên sách, /uận văn hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) - Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) (xem ví dụ trang sau, tài liệu số 2, 3, 4, 23, 30, 3 l, 32, 33). Tài liệu tham khảo là 232X]]!=^_$"FD23]!=0`$,!AX$" ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) - (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - "Tên bài báo", (đặt trong ngoặc kép, in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Tập (không có dấu ngăn cách) - (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi. 4. Trích dẫn vào luận văn: tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận văn cần được trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục này của luận văn và số thứ tự đó được đặt trong ngoặc vuông. Đối với tài liệu là các bài ở tạp chí hay báo cáo trong Kỉ yếu Hội nghị, số trang của bài đó trong danh mục đã được chỉ rõ từ trang nào đến trang nào thì khi trích dẫn chỉ cần đặt số thứ tự của bài đó trong ngoặc vuông, Ví dụ [15]. Đối với tài liệu là sách, khi đặt số thứ tự của tài liệu đó cần chỉ rõ đoạn vừa được trích dẫn ở trang nào của sách với số đầu tiên trong ngoặc là số thứ tự của tài liệu, số thứ hai là số trang của đoạn trích dẫn, ví dụ [25, l05] hoặc [25, 132-137]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số thứ tự của các tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, ví dụ [15l, [16], [23], [42l. FG-> !"2a.I!=3&%"I0V"4]> TÀI LIỆU THAM KHẢO /!=% l. Trần Văn Chiến (2005), Kết cấu thép máy nâng chuyển, Nhà xuất bản HP, Hà nội. 2. Phạm Đức (2010), Máy vận chuyển liên tục, Nhà xuất bản GTVT, Hà nội. 3. Lê Viết Lượng (2000), Lý thuyết động cơ điezen, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội. 4. Lê Viết Lượng, Nguyễn Ngọc Hải (2009), Tính toán các thông số khí xả của động cơ diesel và thông số công tác của nồi hơi khí xả, Tạp chí KHCN hàng hải, Hải Phòng. /!=7!" 5. Boulding, K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London. 6. Anderson, J. E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1), pp. 178-90. 7. Institute of Economics (1988), Analysis of Expenditure Pattern of Urban Households in Vietnam, Departement of Economics, Economic Research Report, Hanoi. 8. Burton G. W. (1988), "Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (penni-setum glaucum L.)", gronomic Journal 50, pp. 230-231. 9. Central Statistical Oraganisation (1995), Statistical Year Book, Beijing. .  Biên soạn: GS. TS. Lê Viết Lượng - Chủ nhiệm Khoa Đóng tàu  !""#$"%!&'!()! a. Chọn đề tài luận văn Luận văn tốt nghiệp đại học có tính chất tổng. trong luận văn. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt. ?X.3"Y. Người thực hiện: NGUYỄN VĂN B Người hướng dẫn: THS. NGUYỄN VĂN A Người phụ đạo: THS. NGUYỄN VĂN C BC[?*E Phụ luc 3: HƯỚNG DẪN XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham

Ngày đăng: 16/05/2014, 10:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan