bài tập nhóm dân sự module 2

12 732 0
bài tập nhóm dân sự module 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây trên địa bàn cả nước xảy ra khá nhiều các vụ án gây xôn xao dư luận, trong đó có vụ án tại Thẩm mỹ viện Cát Tường. Xoay quanh cái chết của chị Huyền còn nhiều tình tiết chưa được làm sáng tỏ, liệu ngoài những lời khai của các bị cáo Tường và Khánh còn có những uẩn khúc gì chăng? Việc tìm kiếm thi thể của chị Huyền vẫn dậm chân tại chỗ phải chăng đã gây ra khá nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra? Với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về vụ án này, nhóm 1 chúng em xin chọn đề bài số 1: “Trên cơ sở các thông tin liên quan đến “Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường”: 1. Xác định các loại thiệt hại mà người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại? 2. Đưa ra quan điểm về chủ thể phải bồi thường, mức bồi thường thiệt hại ? Nội dung vụ án được VKSND TP.Hà Nội xác định như sau: Chiều 19/10/2013, chị Lê Thị Thanh Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường trên đường Giải Phóng hút mỡ bụng, nâng ngực và tử vong.Người trực tiếp phẫu thuật là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc trung tâm này.Thẩm mỹ viện Cát Tường hoạt động khi chưa có giấy phép hoạt động của sở Y tế Hà Nội.Đào Quang Khánh (nhân viên bảo vệ TMV) đã lấy trộm chiếc điện thoại Iphone 5 để trong túi xách của chị Huyền (trị giá 12 triệu đồng).Trước khi phi tang xác chị Huyền, Tường chỉ đạo nhân viên tẩu tán các trang thiết bị thẩm mỹ.Sau đó, Tường chở xác bệnh nhân đến bệnh viện Bưu điện nhưng do đông người nên nên Tường dừng ý định đưa xác nạn nhân vào đây. Trong lúc đó, Khánh đưa ra cách phi tang, ném xuống sông và được Tường đồng ý. Đêm hôm đó, Tường cùng Khánh mang xác chị Huyền tới cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng. Trên chiếc ôtô chở xác nạn nhân, ngoài bác sĩ Tường và Khánh còn có vợ

MỤC LỤC 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây trên địa bàn cả nước xảy ra khá nhiều các vụ án gây xôn xao dư luận, trong đó có vụ án tại Thẩm mỹ viện Cát Tường. Xoay quanh cái chết của chị Huyền còn nhiều tình tiết chưa được làm sáng tỏ, liệu ngoài những lời khai của các bị cáo Tường và Khánh còn có những uẩn khúc gì chăng? Việc tìm kiếm thi thể của chị Huyền vẫn dậm chân tại chỗ phải chăng đã gây ra khá nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra? Với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về vụ án này, nhóm 1 chúng em xin chọn đề bài số 1: “Trên cơ sở các thông tin liên quan đến “Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường”: 1. Xác định các loại thiệt hại mà người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại? 2. Đưa ra quan điểm về chủ thể phải bồi thường, mức bồi thường thiệt hại ? Nội dung vụ án được VKSND TP.Hà Nội xác định như sau: Chiều 19/10/2013, chị Lê Thị Thanh Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường trên đường Giải Phóng hút mỡ bụng, nâng ngực và tử vong.Người trực tiếp phẫu thuật là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc trung tâm này.Thẩm mỹ viện Cát Tường hoạt động khi chưa có giấy phép hoạt động của sở Y tế Hà Nội.Đào Quang Khánh (nhân viên bảo vệ TMV) đã lấy trộm chiếc điện thoại Iphone 5 để trong túi xách của chị Huyền (trị giá 12 triệu đồng).Trước khi phi tang xác chị Huyền, Tường chỉ đạo nhân viên tẩu tán các trang thiết bị thẩm mỹ.Sau đó, Tường chở xác bệnh nhân đến bệnh viện Bưu điện nhưng do đông người nên nên Tường dừng ý định đưa xác nạn nhân vào đây. Trong lúc đó, Khánh đưa ra cách phi tang, ném xuống sông và được Tường đồng ý. Đêm hôm đó, Tường cùng Khánh mang xác chị Huyền tới cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng. Trên chiếc ôtô chở xác nạn nhân, ngoài bác sĩ Tường và Khánh còn có 2 vợ bác sĩ Tường là Nguyễn Thị Hằng. Theo cơ quan công tố, khi theo chồng đi vứt xác nạn nhân, bà Hằng có khuyên can chồng nên không bị xử lý hình sự. Với hành vi trên, VKSND thành phố Hà Nội truy tố Nguyễn Mạnh Tường về 2 tội: Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt và Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Tổng mức án cao nhất là 10 năm tù. Đào Quang Khánh bị truy tố tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt và Trộm cắp tài sản; mức án cao nhất theo khung hình phạt là 8 năm tù. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Xác định các loại thiệt hại mà người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại? Pháp luật nghiêm cấm các hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm …cho công dân một cách bất hợp pháp. Do đó, khi mà người nào có hành vi vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bồi thường này tùy thuộc vào từng trường hợp hợp cụ thể, có thể là trách nhiệm phát sinh khi có kí kết hợp đồng dân sự hoặc cũng có khi là ngoài hợp đồng. Để trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được phát sinh thì phải có các điều kiện nhất định, đó là: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây ra thiệt hại, và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại là điều kiện đầu tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại chỉ có thể thực hiện được đầy đủ và chính xác khi xác định “toàn bộ thiệt hại” là bao nhiêu và trên cơ sở đó ấn định mức bồi thường. Thiệt hại là sự mất mát hoặc 3 giảm sút về một lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại trong trách nhiệm dân sự phải là sự thiệt hại thực tế về tài sản, sức khoẻ hoặc tổn thất tinh thần dẫn đến thiệt hại về tài sản có thể tính được như: những chi phí phải bỏ ra (chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế khắc phục thiệt hại); những hư hỏng mất mát về tài sản; thu nhập thực tế hoặc bị giảm sút. Ngoài ra, thiệt hại trong trách nhiệm dân sự còn là sự tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại nhưng không dẫn đến thiệt hại về tài sản. Xác định thiệt hại là một việc rất khó khăn và phức tạp. Tại mục 2 chương XXI phần thứ ba BLDS năm 2005 quy định về các loại thiệt hại được bồi thường và cách thức xác định thiệt hại một cách khái quát, các loại thiệt hại đó là: thiệt hại về tài sản (Điều 608 BLDS), thiệt hại về sức khỏe (Điều 609 BLDS), thiệt hại về tính mạng (Điều 610 BLDS), thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 611 BLDS). Liên quan đến vụ án thẩm mĩ viện Cát Tường – một vụ án được coi là vô cùng phức tạp, nhiều tình tiết còn chưa được làm sáng tỏ, nhận được sự quan tâm, thu hút của đông đảo công chúng trong thời gian gần đây thì việc xác định các loại thiệt hại mà người gây thiệt hại phải bồi thường là vấn đề vô cùng khó khăn. Nhóm xác định các loại thiệt hại mà người gây thiệt hại phải bồi thường đó là: a, Thiệt hại về tài sản. Điều 608 BLDS quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm hại được bồi thường bao gồm tài sản “bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản, chi phí hợp lý dể ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”. Như vậy, thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường. 4 Trong vụ án có tình tiết “trong số các nhân viên của Tường có Đào Quang Khánh. Sau khi chị Huyền tử vong, Khánh đã lợi dụng lúc Bùi Thị Hoa nhân viên của Thẩm mỹ viện, người quản lý tài sản của chị Huyền đi ra ngoài, Khánh lấy trộm chiếc điện thoại Iphone5 của chị Huyền trị giá 12.000.000 đồng”. 1 trong trường hợp này Khánh đã thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nghĩa là có sự nhận thức rõ hành vi của mình thực hiện sẽ gây thiệt hại về tài sản cho chị Huyền nhưng Khánh vẫn thực hiện và mong muốn thiệt hại đó xảy ra. Như vậy, thiệt hại của người xâm phạm ở đây là thiệt hại trực tiếp, cụ thể ở đây là thiệt hại do tài sản bị mất – chiếc điện thoại Iphone5 trị giá 12.000.000 đồng (có tính đến tình trạng tài sản, thời giá thị trường tại thời điểm tài sản bị mất, tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định). Ngoài ra, khi đến thẩm mĩ viện để làm phẫu thuật chị Huyền còn trả số tiền đặt cọc là 50 triệu đồng nhưng kết quả xảy ra không như mong muốn thậm chí bị thiệt hại về tính mạng nên trách nhiệm của người gây ra thiệt hại là phải bồi thường lại số tiền này cho gia đình chị Huyền. b, Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại. Trong vụ án, chị Lê Thị Thanh Huyền đến Thẩm mỹ viện Cát Tường để làm thẩm mỹ hút mỡ bụng và nâng ngực nhưng sau đó chị Huyền đã tử vong - tính mạng của chị Huyền đã bị xâm phạm. Tuy trong vụ án trên bác sĩ Tường không cố ý để dẫn đến cái chết của chị Huyền nhưng khi chị Huyền lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì bác sĩ Tường đã không đưa chị tới bệnh viện để điều trị, bởi nếu chị Huyền được đưa tới bệnh viện cứu chữa kịp thời thì cũng có thể bảo toàn tính mạng. Vì vậy, trong vụ án này, sự xâm hại đến tính mạng đã xảy ra và bác sĩ Tường phải bồi thường thiệt do tính mạng bị xâm phạm. thực chất của việc bồi thường thiệt hại về tính mạng là bồi thường vật chất phải bỏ ra liên quan đến cái chết của người bị hại. 1 hp://www.cand.com.vn/vi-VN/bandoc/2014/4/228270.cand 5 2. Đưa ra quan điểm về chủ thể phải bồi thường, mức bồi thường thiệt hại ? a, Chủ thể phải bồi thường thiệt hại: Điều 606 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhận như sau: “1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.” Về nguyên tắc chung, người gây ra thiệt hại chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi họ có năng lực hành vi dân sự. Như vậy, nếu người gây thiệt hại đã đủ 18 tuổi và năng lực trách nhiện dân sự thì chính họ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Những người này có đủ khả năng nhận thức để kiểm soát và làm chủ mọi hành vi của mình. Vì vậy, họ phải sử dụng tài sản của mình để bồi thường thiệt hại. 6 Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: ở độ tuổi này, họ đã có năng lực hành vi nhưng còn hạn chế. Vì vậy, những người trong độ tuổi này gây thiệt hại, họ phải chịu một phần trách nhiệm, cha mẹ họ chịu một phần trách nhiệm. Chính vì thế, BLDS đã quy định rằng nếu người gây thiệt hại có tài sản riêng thì họ phải bằng tài sản của mình bồi thường thiệt hại; còn nếu hị không có tài sản hoặc có những không đủ thì cha, mẹ của họ phải bằng tài sản của mình bồi thường thay. Cụ thể trong Vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường này, chủ thể gây thiệt hại là Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và bảo vệ Đào Quang Khánh. Bác Sĩ Tường sinh năm 1973, hiện nay đã 41 tuổi, là bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, ông Tường có đủ năng lực trách nhiệm dân sự. Ông Tường đủ điều kiện là chủ thể bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do Tường gây ra, ông phải tự lấy tài sản riêng của mình để bồi thường thiệt hại Đào Quang Khánh năm nay 17 tuổi, làm bảo vệ tại Thẩm mỹ viện Cát Tường với mức lương 3 triệu/tháng. Như vậy, Khánh có thể có tài sản riêng, Khánh đủ điều kiệnlà chủ thể bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do Khánh gây ra, Khánh phải lấy tài sản của mình để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp tài sản riêng của Khánh không đủ để bồi thường, bố mẹ Khánh sẽ có tránh nhiệm bồi thường thay do Khánh là người chưa thành niên. Như vậy, chủ thể bồi thường thiệt hại có thể là cả bố, mẹ Khánh nếu Khánh không đủ tài sản để bồi thường. b, Mức bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại là một chế định cụ thể trong BLDS. Theo nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của pháp luật dân sự, khi có thiệt hại xảy ra, các bên có quyền tự thỏa thuận về việc bồi thường, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì việc bồi thường phải được thực hiện theo một nguyên 7 tắc chung nhất là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại một cách kịp thời. Điều 605 BLDS đã quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau: “1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.” Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần xem xét khả năng kinh tế và hình thức lỗi của người gây thiệt hại để xác định mức bồi thường cho hợp lí. Trong vụ án này có những thiệt hại xảy ra: thiệt hại về tài sản,thiệt hại về tính mạng và xâm phạm thi thể. Tuy chị Huyền đã chết nhưng kể từ tháng 10/2013 đến nay vẫn chưa thể tìm thấy xác. Nhưng căn cứ vào các cơ sở pháp lý đã nêu trên thì các khoản bồi thường do thiệt hại về tính mạng được xác định như sau: + Chi phí hợp lí cho việc mai táng + Tiền cấp dưỡng cho bố mẹ chị Huyền và các con của chị. + Tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho gia đình chị Theo quy định tại khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật 8 Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần thì Người xâm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Khánh đã lấy trộm chiếc điện thoại Iphone 5 của chị với mức định giá của cơ quan chức năng là 12 triệu đồng. Như vậy, thiệt hại về tài sản đối với chị Huyền là chiếc Iphone trị giá 12 triệu đồng. Còn nữa, khi chị Huyền đã chết, Tường cùng Khánh vứt xác chi Huyền xuống sông nhằm phi tang chứng cứ. Hành động dã man này là hành vi xâm phạm thi thể. Tường và Khánh phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể theo quy định tại Điều 628 BLDS. Theo đó, người gây thiệt hại phải bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần và các chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại trong đó có chi phí để tìm kiếm thi thể của nạn nhân. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường do đã vi phạm quy định khám chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc không theo quy định của bộ y tế,… gây nên cái chết cho chị Huyền. Sau đó, còn có hành vi vứt xác phi tang xâm phạm thi thể mồ mả. Khánh có hành vi trộm cắp tài sản, cùng ông Tường vứt xác phi tang. Căn cứ vào Điều 1, Điều 3 Nghị định 31/2012/NĐ-CP: Điều 1: “Mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng.” 9 Điều 3: “Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này được dùng làm cơ sở để: 1. Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điều 2 Nghị định này. 2. Tính trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 3. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.” Bằng các lập luận trên, nhóm đưa ra đề xuất như sau: Ông Tường phải bồi thường: + Chi phí hợp lí cho việc mai táng: 40 triệu đồng + Tiền cấp dưỡng cho bố mẹ và các con chị Huyền: 200 triệu đồng Và Khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần: 60 x 1.050.000 đồng = 63.000.000 đồng, Ông Tường và Khánh phải liên đói chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình, thân nhân chị Huyền. Tính tới thời điểm 1/4/2014, theo thông tin mới nhất do ông Viễn (bố của chị Huyền) cung cấp thì gia đình đã tốn khoảng 600 triệu cho việc tìm kiếm xác chị H nhưng đều vô vọng. Như vậy, Tường và Khánh phải liên đới chịu bồi thường cho gia đình nạn nhân về khoản tiền chi phí cho việc tìm kiếm xác chị H bằng một khoản tiền được thỏa thuận hợp lí giữa hai bên. Số tiền chi phí này về sau sẽ tăng lên (là con số không cố định) cho nên khoản tiền bồi thường này cần có sự thỏa thuận kĩ lưỡng giữa bên chịu bồi thường và bên được bồi thường. Ngoài ra Khánh trộm chiếc điện thoại nên Khánh phải bồi thường thêm khoản tiền là 12 triệu đồng. 10 [...]... THAM KHẢO 1 Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội – 20 13 2 Bộ luật dân sự, Nxb Lao động, Hà Nội – 20 09 3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ quy định của pháp luật đến thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội – 20 13 4 Nghị định 31 /20 12/ NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu chung 5 Các trang web: http://www.cand.com.vn/vi-VN/bandoc /20 14/4 /22 827 0.cand http://giadinh.net.vn/chuyen-de/1000/toan-canh-vu-an-tmv-cat-tuong404.htm...KẾT LUẬN Qua bài tập nhóm số 2 này, phần nào làm rõ được những quy định về bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Dân sự Trong vụ án này, tuy rằng người bị hại không thể sống lại, việc mất mát là không ai mong muốn, nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại và việc xác... thiểu chung 5 Các trang web: http://www.cand.com.vn/vi-VN/bandoc /20 14/4 /22 827 0.cand http://giadinh.net.vn/chuyen-de/1000/toan-canh-vu-an-tmv-cat-tuong404.htm http://hn .24 h.com.vn/tham-my-vien-lam-chet-nguoi-phi-tang-xacc46e2884.html 12 . khác 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội – 20 13. 2. Bộ luật dân sự, Nxb Lao động, Hà Nội – 20 09. 3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài. đình chị Theo quy định tại khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 20 05 và Nghị quyết số 03 /20 06/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật 8 Dân sự năm 20 05 về bồi thường thiệt hại ngoài. hp://www.cand.com.vn/vi-VN/bandoc /20 14/4 /22 827 0.cand 5 2. Đưa ra quan điểm về chủ thể phải bồi thường, mức bồi thường thiệt hại ? a, Chủ thể phải bồi thường thiệt hại: Điều 606 Bộ Luật Dân sự 20 05 quy định Năng

Ngày đăng: 16/05/2014, 06:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    • 1. Xác định các loại thiệt hại mà người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại?

      • a, Thiệt hại về tài sản.

      • b, Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại.

      • 2. Đưa ra quan điểm về chủ thể phải bồi thường, mức bồi thường thiệt hại ?

        • a, Chủ thể phải bồi thường thiệt hại:

        • b, Mức bồi thường thiệt hại

        • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan