Tìm hiểu thực trạng công tác khuyến nông khuyến lâm tại trạm khuyến nông huyện đại từ tỉnh thái nguyên

91 1.2K 3
Tìm hiểu thực trạng công tác khuyến nông khuyến lâm tại trạm khuyến nông   huyện đại từ   tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước phát triển tương đối sớm. Trải qua các thời kỳ lịch sử của các triều đại, nhà nước Việt Nam đều có những chủ trương, chính sách về phát triển nông lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân. Những chủ trương, chính sách và biện pháp đó chính là hoạt động công tác khuyến nông -khuyến lâm. Khuyến nông - khuyến lâm được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu của khuyến nông - khuyến lâmlàm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nhân dân, giúp họ có cái nhìn thực tế và có cơ sở khoa học đối với những vấn đề để họ tự quyết định biện pháp, vượt qua những khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Cùng với sự phát triển khuyến nông - khuyến lâm trên thế giới, khuyến nông- khuyến lâm Việt Nam hình thành phát triển tương đối sớm. Từ thời tiền Lê đã có những chính sách nông nghiệp để động viên nông dân tích cực tham gia sản xuất. Đến thời nhà Trần (1226) đã lập ra các quan chức để trông coi phát triển sản xuất nông nghiệp. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) nền nông nghiệp Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới với cách tổ chức hợp tácnông nghiệp kiểu cũ. Trong thời gian dài chậm đổi mới, đời sống nhân dân không được cải thiện. Trước thực tế đó, nhà nước đã có những chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể, một số địa phương hình thành tổ chức khuyến nông - khuyến lâm như: Tỉnh An Giang, tỉnh Bắc Kạn. Đến tháng 7/1992 bộ nông nghiệp hình thành ban điều phối khuyến nông và đến tháng 3/1993 tổ chức khuyến nông - khuyến lâm nhà nước Việt Nam thành lập sau khi có nghị định 13/CP. 1 1 2 Sau nhiều năm hoạt động, hệ thống khuyến nông - khuyến lâm ngày càng phát triển cả về tổ chức và nội dung, khuyến nông lâm đã góp phần đáng kể vào thành tựu sản xuất nông nghiệp. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đã được chuyển giao áp dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá có chất lượng cao, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Khuyến nông - khuyến lâm đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nông dân. Cùng với sự phát triển của cả nước trong những năm qua huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều thay đổi lớn về kinh tế đặc biệt là đối với ngành nông - lâm nghiệp do có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế đồi rừng và có sự thay đổi về phương pháp quản lí, sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp. Các hoạt động của công tác khuyến nông - khuyến lâm đã được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp đã thu được một số kết quả nhất định nhưng cũng gặp không ít những khó khăn. Để thấy được những kết quả đã và chưa đạt được của các hoạt động khuyến nông - khuyến lâm trên địa bàn huyện tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đềđề tài: “Tìm hiểu thực trạng công tác khuyến nông - khuyến lâm tại Trạm khuyến nông - hhuyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng công tác khuyến nông khuyến lâm và đánh giá kết quả của công tác khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện Đại Từ.Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông khuyến lâm tại huyện Đại Từ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu được thực trạng của công tác KN-KL tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên - Tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động KN-KL. 2 2 3 - Đánh giá kết quả đạt và chưa đạt của công tácKN-KL của huyện Đại Từ. - Đề xuất giải pháp nâng cao công tác KNKL huyện Đại Từ. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp sinh viên làm quen với công việc nghiên cứu ngoài thực tế. - Bổ xung thêm kiến thức ngoài thực tế - Giúp sinh viên có được kỹ năng và phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu ngoài thực địa. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu bổ ích để phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu tiếp theo về công tác KNKL - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tìm ra được các giải pháp phù hợp áp dụng có hiệu quả trong công tác KNKL trên địa bàn Huyện. 3 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1.1. Định nghĩa về khuyến nông - khuyến lâm * Khuyến nông Theo nghĩa hẹp: khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngư, các trung tâm khoa học nông nghiệp - lâm nghiệp để phổ biến mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để cho họ có thể áp dụng nhằm thu được nhiều nông sản hơn [137]. Theo nghĩa rộng: khuyến nông ngoài việc hướng dẫn cho nông dân kĩ thuật tiến bộ mới còn phải giúp họ liên kết lại với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết về các chính sách, luật lệ của nhà nước, giúp người nông dân phát triển khả năng tự quản lý điều hành, tổ chức các hoạt động sản xuất như thế nào cho ngày càng tốt hơn [137]. Theo tổ chức lương thựcnông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), đã đúc kết và trên cơ sở hoạt động khuyến nông Việt Nam :" Khuyến nông là các đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ chương, chính sách về nông nghiệp và những kiến thức về kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới" [137]. * Khuyến lâm Là một quá trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kĩ năng và những điều kiện vật chất cần thiết cho nhân dân để họ có đủ khả năng quản lý và bảo vệ được nguồn tài nguyên tại cộng đồng [15]. 2.1.2. Vai trò của khuyến nông - khuyến lâm Thứ nhất, KNKL có vai trò là cầu nối giữa người nông dân với nhà nước, cơ quan nghiên cứu, các nông dân sản xuất giỏi, các ngành liên quan, đoàn thể, các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế. 4 4 5 Thứ hai, KNKL hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, công nghệ bảo quản chế biến, tổ chức sản xuất kinh nghiệm quản lý kinh tế… cho các nông dân trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có điều tiết. Thứ ba, KNKL huy động lực lượng cán bộ khoa học kĩ thuật từ trung ương đến cơ sở. Thứ tư, KNKL giúp hộ nông dân xóa đói giảm nghèo. Vấn đề xóa đói giảm nghèo cho nông dân là phải khắc phục được tình trạng thiếu kiến thức sản xuất. Thứ năm, KNKL góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, cộng đồng [4]. 2.2. Tình hình phát triển KNKL trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình phát triển khuyến nông ở một số nước trên thế giới + Nước Mỹ Năm 1924 tổ chức khuyến nông được thành lập chính tại nước Mỹ. Cũng năm đó 1861 hội nông dân đã được thành lập từ năm 90 của thế kỷ 19. Năm 1891 bang New York đã dành riêng 10.000$ cho khuyến nông đại học. Bộ thương mại công ty ngũ cốc, các chủ ngân hàng, đường sắt và nhiều hàng thương nghiệp khác đã tài trợ cho hoạt động khuyến nông như đào tạo người làm nghề nông, thông báo cho người dân về những phương pháp cải tiến canh tác . Khoảng năm 1907, 42 trường đại học trong 39 bang đã hăng hái thực hiện công tác khuyến nông, nhiều trường đã tổ chức công tác khuyến nông. Khoảng năm 1910 thì có 35 trường đã có bộ môn khuyến nông sau đó nhiều chương trình khuyến nông đã phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú. Hoạt động của những hội nông dân và các trường đại học nói trên đã dẫn đến sự ra đời của đạo luật khuyến nông vào năm 1914. Với đạo luật khuyến nông các trường đại học và trung học nông nghiệp được nhiều sự ủng hộ tích cực để thực hiện nền giáo dục nông nghiệp về kinh tế gia đình .Tính liên ngành trong nghiên cứu và hoạt động khuyến nông đã được thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp của Mỹ, đặc biệt là vai trò của người dân đã được chú ý trong chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế hộ. 5 5 6 + Nước Mỹ Năm 1924 tổ chức khuyến nông được thành lập chính tại nước Mỹ. Cũng năm đó 1861 hội nông dân đã được thành lập từ năm 90 của thế kỷ 19. Năm 1891 bang New York đã dành riêng 10.000$ cho khuyến nông đại học. Bộ thương mại công ty ngũ cốc, các chủ ngân hàng, đường sắt và nhiều hàng thương nghiệp khác đã tài trợ cho hoạt động khuyến nông như đào tạo người làm nghề nông, thông báo cho người dân về những phương pháp cải tiến canh tác . Khoảng năm 1907, 42 trường đại học trong 39 bang đã hăng hái thực hiện công tác khuyến nông, nhiều trường đã tổ chức công tác khuyến nông. Khoảng năm 1910 thì có 35 trường đã có bộ môn khuyến nông sau đó nhiều chương trình khuyến nông đã phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú. Hoạt động của những hội nông dân và các trường đại học nói trên đã dẫn đến sự ra đời của đạo luật khuyến nông vào năm 1914. Với đạo luật khuyến nông các trường đại học và trung học nông nghiệp được nhiều sự ủng hộ tích cực để thực hiện nền giáo dục nông nghiệp về kinh tế gia đình .Tính liên ngành trong nghiên cứu và hoạt động khuyến nông đã được thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp của Mỹ, đặc biệt là vai trò của người dân đã được chú ý trong chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế hộ. + Nước Đài Loan Công tác khuyến nông vẫn lấy nông hộ và trang trại gia đình làm đối tượng chính. Công tác giáo dục khuyến nông tại Đài Loan áp dụng 6 nguyên tắc trọng yếu sau đây: - Giáo dục tính: Nhân viên khuyến nông phải trách nhiệm về phần huấn luyện giáo dục. - Hợp tác tính: Mọi kế hoạch về giáo dục khuyến nông phải có tính hợp tác. - Tuần tự tính: Mọi kế hoạch đều được hoạch định theo tuần tự từ dưới lên trên căn cứ vào nhu cầu của địa phương, không cần bằng mệnh lệnh từ trên xuống. 6 6 7 Kinh tế nông nghiệp của Đài Loan có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa các hộ nông dân, các hợp tác xã và các tổ chức làm dịch vụ tiêu thụ nông sản. Kinh nghiệm của Đài Loan cũng chỉ cho thấy, hoạt động khuyến nông phải bắt đầu từ những nhu cầu thực tiễn chứ không được mang tính áp đặt và phải mang tính hợp tác cao giữa nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và người dân. + Nước Hungari Bộ NN & PTNT đánh giá kết quả sau hơn 10 năm tổ chức và phát triển hệ thống khuyến nông nhận định: Hệ thống khuyến nông cần được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở. Việc tiếp cận, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường cho nông dân được thực hiện tốt nhất ở mô hình khuyến nông khuyến lâm tại địa phương. Tính bền vững của các loại hình tổ chức khuyến nông khuyến lâm xuất phát từ cách tiếp cận theo hướng dự án, hợp đồng dịch vụ khuyến nông (Lê Huy Ngọ, 2005)[1011], (Nguyễn Viết Khoa, 2007)[78]. Người nông dân sử dụng dịch vụ sẽ chi trả chi phí cho các dịch vụ đó. + Nước Nepal Các chương trình khuyến nông khuyến lâm được tổ chức để cung cấp cho người dân sự hiểu biết các chính sách mới về khuyến nông khuyến lâm, các luật lệ, các lợi ích có liên quan đến các quản lý các nguồn tài nguyên của họ. Nhà nước đào tạo các cán bộ khuyến nông khuyến lâm cấp huyệncộng đồng. Nhà nước phát triển khuyến nông khuyến lâm thông qua các chương trình truyền thanh đại chúng, báo, tạp chí,… Các cán bộ lâm nghiệp cộng đồng được đào tạo dưới sự bảo trợ của bộ lâm nghiệp và bảo vệ đất. + Nước Lào Dự án khuyến nông quốc gia (LEAP) giai đoạn 1 (10/2001 - 12/2004) thực hiện theo phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân (PEAM) đã tổ chức được 150 làng khuyến nông tự quản với hơn 2000 hộ nông dân. Sản lượng gạo tăng 46%, đàn lợn tăng 143%, đàn gà tăng 262%. Giữa các làng luôn có sự chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp với nhau, và với các làng khác… + Nước Philipin Hệ thống khuyến nông khuyến lâm được thành lập từ năm 1976. Nhà nước xây dựng các chính sách, lập kế hoạch, xây dựng các chương trình 7 7 8 khuyến nông khuyến lâm và các dự án phát triển nông thôn. Mạng lưới KNKL chủ yếu do các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức tình nguyện và tổ chức phi chính phủ thực hiện. Nội dung được chú trọng là nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao các mô hình canh tác trên đất dốc như SALT 1, SALT 2, SALT3 … dựa trên cơ sở hợp tác giữa các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu. + Nước Thái Lan Thái Lan có 3 tổ chức hoạt động có liên quan đến KNKL là Cục Lâm nghiệp Hoàng gia, Hội nông dân và Hội phát triển cộng đồng… Tại Thái Lan nhiều cách tiếp cận được áp dụng như: tiếp cận theo chuyên môn hóa, tiếp cận theo kiểu đào tạo và thăm quan, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo dự án, tiếp cận theo kiểu chia sẻ chi phí, theo kinh nghiệm phát triển của vùng bảo tồn và phát triển Lâm nghiệp cộng đồng thì hình thức tiếp cận có sự tham gia của người dân là có hiệu quả nhất. + Nước Indonesia Tổ chức khuyến nông được thành lập vào năm 1955, có hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến tận làng xã theo 4 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Nhìn chung công tác khuyến nông ở Indonesia khá phát triển, ngay cả ở các làng xã cũng có trung tâm khuyến nông và trung tâm thông tin phục vụ khuyến nông cơ sở và hộ nông dân trên địa bàn (Nguyễn Văn Long, 2006) [89]. Qua việc tìm hiểu một vài nét về tình hình nghiên cứu khuyến nông khuyến lâm trên thế giới cho thấy, các hoạt động khuyến nông khuyến lâm trên thế giới đã xuất hiện khá lâu, mọi quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng công tác khuyến nông khuyến lâm, điều đó cho thấy KNKL có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và có vai trò to lớn trong phát triển nông thôn mới. Các nghiên cứu về KNKL đều đề cập đến sự tham của người dân và tầm quan trọng và hữu ích của hệ thống KNKL nhưng việc đánh giá sự chấp nhận của người dân trong điều kiện thực tế cần được bổ sung. 2.2.2. Tình hình phát triển KNKL ở Việt Nam Việt Nam đã có truyền thống từ lâu đời tức là từ thời Vua Hùng nhiều đạo dụ về khuyến nông qua nhiều thời đại đã có tác dụng lớn trong việc đắp đê trị thuỷ, khẩn hoang, di dân, xây dựng hệ thống thuỷ nông vẫn còn có giá 8 8 9 trị đến ngày nay: “ Tục truyền xã Minh Nông Vĩnh Phúc là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa (khuyến nông) các châu thổ thấp được khai thác nhanh với cây lúa đã mau chóng trở thành cây chủ yếu ở đây” . * Từ nhà Lê (980 - 1005) đến nhà Nguyễn (1802 - 1884) Vua Lê Đại Hành là ông vua đầu tiên tổ chức lễ cầy ruộng lịch điền. Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ban bố chiếu khuyến nông lập đồn điền, là ông vua đầu tiên sử dụng chiếu “ khuyến nông “ trong bộ luật Huỳnh đức. Vua Quang Trung (1788 - 1892) ban bố chiếu “ khuyến nông “ năm 1789 sau khi đại thắng quân Thanh nhằm phục hồi lại ruộng bỏ hoang. Nhà Nguyễn (1807 - 1884) đã định ra chế độ đinh điền sứ đã có công khẩn đất hoang. * Phát triển khuyến nông dưới thời Pháp thuộc từ 1884 - Cách mạng tháng 8 -1945 Nước Pháp mở trường đào tạo công chức, chuyên viên về nông nghiệp trình độ cao đẳng và trung cấp, năm 1938 mở trường đào tạo kỹ sư canh nông. * Hoạt động khuyến nông trong điều kiện giành được chính quyền và trước khi tổ chức hợp tácnông nghiệp (1945 - 1960) Ngành nông nghiệp nói chung và riêng cán bộ ở các cấp đã lao ngay vào phục vụ những nhu cầu tất yếu của công dân: Cung cấp cho những vùng lũ lụt, sau khi nước rút các giống lúa gieo muộn, giống, ngô, khoai, sắn, giống rau; hướng dẫn kỹ thuật canh tác, cung cấp trâu bò cầy kéo cho số bị lũ lụt cuốn trôi, hướng dẫn cách phòng trị bệnh. Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật như Viện khảo cứu nông nghiệp ở Tuyên Quang, viện khám nghiệm thú y ở Việt Bắc và cơ sở chế biến vacxin ở Thanh Hoá và miền Trung, trường trung cấp Nông Nghiệp Việt Bắc, trường trung cấp Nông Nghiệp Bến Thuỷ (Nghệ An), trường trung cấp Nông Lâm Phước Sơn (Quảng Nam) đào tạo cán bộ KNKL đi tuyên truyền sâu rộng biện pháp kỹ thuật trong quần chúng. * Khuyến nông trong phong trào hợp tácnông nghiệp (1960 - 1988) Các ban canh nông đã được giải thể và được thay bằng các công ty nông nghiệp về sau là sở nông nghiệp. 9 9 10 Kể từ năm 1977 trở đi các sở còn chịu quản lý nhiều công ty như công ty phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, công ty rau quả, công ty chăn nuôi Đối tượng khuyến nông trước đây là người dân thì bây giờ là cán bộ khuyến nông là người chủ yếu và thường xuyên làm việc với ban quản lý hợp tác xã. * Bước tiến mới của hoạt đông khuyến nông từ 1989 đến nay Nghị định 13/cp ngày 2/3/1993 của chính phủ về công tác khuyến nông và tiếp theo là những thông liên bộ 02/LB hướng dẫn về việc tổ chức khuyến nông đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu nói trên. Hệ thống khuyến nông đã nhanh chóng phối hợp hoạt động của mình với các ngành có liên quan, nhất là hệ thống tổ chức của các hội quần chúng (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc ). Có đường lối kinh tế mới nông hộ, có nội dung và chính sách đúng đắn của nhà nước với tổ chức và hoạt động khuyến nông, được sự lãnh đạo toàn diện sáng tạo của Đảng. Ngày 03 tháng 01 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp & PTNT, sau khi sát nhập Bộ NN & PTNT và Bộ Thủy sản. Tại Nghị định này, chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia. Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ký quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư quốc gia. Tại Điều 9 của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến nông ký ngày 08 tháng 01 năm 2010 quy định tổ chức khuyến nông Trung ương đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tên gọi là Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Ngày 28/6/2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có quyết định số 1816/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông quốc gia. 10 10 [...]... số 600 huyện trong cả nước đã thành lập được trạm khuyến nông Tuy nhiên ở một số tỉnh các trạm khuyến nông huyện trực thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh về mọi mặt, còn một số tỉnh thì lại trực thuộc UBND huyện về tổ chức và quan hệ với trung tâm tỉnh về 11 12 12 chuyên môn Một số tỉnh không thành lập trạm khuyến nông riêng mà phòng kinh tế huyện làm nhiệm vụ khuyến nông hoặc thành lập ban khuyến nông. .. địa bàn huyện - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động khuyến nông tại huyện Đại Từ giai đoạn 2008-2011 3.2 Địa điểm và thời gian Địa điểm: tại Huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012 3.3 Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng công tác KN-KL tại huyện + Tổ chức bộ máy KN-KL tại huyện + Đào tạo tập huấn các cán bộ KNKL + Chuyển giao kĩ thuật và ứng... tham quan hội thảo + Công tác xây dựng các mô hình trình diễn - Đánh giá các hoạt động KNKL đã triển khai tại huyện giai đoạn 2008 - 20011 - Tìm hiểu vai trò, sự tác động của các tổ chức xã hội đến hoạt động của công tác KNKL tại huyện - Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác KNKL -Giải pháp nhằm duy trì và phát triển hiệu quả của công tác khuyến nông khuyến lâm tại huyện Đại Từ 3.4 Phương pháp nghiên... phủ về công tác khuyến nông, từ 1993 hệ thống khuyến nông nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở theo tường cấp như sau: Cấp trung ương: Trung tâm KNKL thuộc bộ NN&PTNT có nhiệm vụ quản lý nhà nước và chỉ đạo thực hiện công tác khuyến nông khuyến lâm trong cả nước Cấp tỉnh: Các trung tâm khuyến nông khuyến lâm làm nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật Cấp huyện: ... liệu, số liệu có liên quan đến KN-KL tại Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện Đại Từ, chi cục Thống kê huyện Đại Từ, thư viện trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và thư viện khoa Lâm nghiệp bằng cách tham khảo và phỏng vấn 3.4.1.1 Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các tài liệu có liên quan điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, khí hậu thủy văn, sản xuất nông lâm nghiệp của khu vực nghiên cứu cụ... cây công nghiệp hàng năm như lạc, đậu đỗ các loại cũng tăng về diện tích, năng suất và sản lượng * Lâm nghiệp: Do đặc thù là một Huyện miền núi, địa hình chủ yếu là đồi núi nên Đại Từ có tiềm năng phát triển lâm nghiệp Trong những năm gần đây huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là công tác khai thác lâm sản, chế biến gỗ, công tác. .. phủ và thông 02/LB -TT về công tác khuyến nông thì ở cấp cơ sở hoặc cụm xã đã được xây dựng hệ thống khuyến nông viên theo chế độ hợp đồng Nhưng hiện nay vẫn còn các tỉnh chưa có mạng lưới khuyến nông ở cấp cơ sở, nguyên nhân chủ yếu là không có nguồn kinh phí để trả phụ cấp cho đội ngũ khuyến nông viên [4] 2.2.4 Một số chính sách về KNKL Chính sách về khuyến nông, khuyến lâm của chính phủ được phản... nông được nhà nước đào tạo về kỹ năng và nghiệp vụ khuyến nông + Cán bộ khuyến nông đi công tác tại cơ sở được hưởng một khoảng phụ cấp ngoài lương + Cán bộ khuyến nông được ký hợp đồng kỹ thuật với nông dân và được thưởng theo hợp đồng 2.2.5 Nội dung của công tác KNKL 12 13 13 - Tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn của Đảng và nhà nước - Truyền bá những tiến... tham gia công tác khuyến nông - Cổ vũ các hoạt động trao đổi các kinh nghiệm và kết quả cụ thể của công việc khuyến nông giữa các vùng với nhau trong cả nước - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức khác nhau về kỹ thuật khoa học nông lâm nghiệp đến với người dân 2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1 Điều kiện tự nhiên Đại từ là một huyện miền núi của tỉình Thái Nguyên Hàng... trên địa bàn Huyện có rất nhiều hoạt động khuyến nông khuyến lâm được triển khai thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, và ổn định đời sống nhân dân tại địa phương Vì vậy điều kiện cơ sở địa phương đáp ứng được nội dung nghiên cứu của chuyên đề 2.3.1.1.Vị trí địa lý Đại từ là một huyện miền núi nằm ở phía Ttây Bbắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong tọa độ từ 21◦30 đến . cao hiệu quả công tác khuyến nông khuyến lâm tại huyện Đại Từ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu được thực trạng của công tác KN-KL tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên - Tìm hiểu được những. động khuyến nông - khuyến lâm trên địa bàn huyện tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đềđề tài: Tìm hiểu thực trạng công tác khuyến nông - khuyến lâm tại Trạm khuyến nông - hhuyện Đại Từ - tỉnh. Từ - tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng công tác khuyến nông khuyến lâm và đánh giá kết quả của công tác khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện Đại Từ. Nâng cao

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đại từ là một huyện miền núi của tỉình Thái Nguyên. Hàng năm trên địa bàn Huyện có rất nhiều hoạt động khuyến nông khuyến lâm được triển khai thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, và ổn định đời sống nhân dân tại địa phương. Vì vậy điều kiện cơ sở địa phương đáp ứng được nội dung nghiên cứu của chuyên đề.

  • 2.3.1.1.Vị trí địa lý

  • Đại từ là một huyện miền núi nằm ở phía Ttây Bbắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong tọa độ từ 21◦30 đến 21◦50 vĩ độ Bắc đến 105◦42 độ kinh đông, cách thành phố Thái Nguyên 25km.

  • Phía Bắc giáp huyện Định Hóa

  • Phía Đông Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên

  • Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Lương.

  • Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc

  • Phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ

  • Đại Từ có tổng diện tích đất tự nhiên 57.848 ha (chiếm 16.58% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh Thái Nguyên). Trong đó, tổng diện tích đất đang sử dụng vào mục đích là 93.8%, còn lại 6.2% diện tích tự nhiên chưa sử dụng.

  • 2.3.1.2. Điều kiện địa hìnhh:

  • * Về đồi núi: Địa hình Đại Từ chủ yếu là đồi núi do vị trí địa lý của Huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi:

  • Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 đến 600m.

  • Phía Bắc có dãy núi Hồng và núi Chúa

  • Phía Đông có dãy núi Pháo cao bình quân 150 đến 300m

  • Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam

  • * Về sông ngòi thủy văn:

  • - Sông ngòi: hệ thống sông Công chảy từ Định Hóa xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 24 km. Hệ thống các suối, khe suối như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê…cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và trong sản xuất của huyệnn.

  • - Hồ đập: hHồ Núi Cốc lớn nhất tỉnh Thái Nguyên với diện tích mặt nước 769ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uy, Vai miếu, Phú Xuyên, Na mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi hồ.

  • - Thủy văn: do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là có các dãy núi bao bọc, Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, trung bình 1800-2000 mm, đó là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.

  • 2.3.1.3. Điều kiện đất đai thổ nhưỡng:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan