không suy nghĩ tiêu cực

1 381 0
không suy nghĩ tiêu cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

con đường đến với thanh công

Bước 1: Lắng nghe 1. Cam kết lắng nghe suy nghĩ của bản thân ít nhất 1 lần 1 tuần hoặc nhiều hơn. Trong suốt cuộc đời, chúng ta gần như không để ý đến những cuộc nói chuyện nội tâm. Vì thế sẽ mất thời gian để bạn làm quen với thói quen mới này. 2. Ghi ra giấy để nhắc nhở. Bạn có thể ghi ra tờ note dòng chữ “Nhớ lắng nghe suy nghĩ của bản thân”. Sau đó, bạn dán tờ giấy lên gương, máy tính hay tủ lạnh… để nhắc nhở. 3. Khi đã ý thức được mình đang suy nghĩ độc hại, bạn hãy ghi những điều đó ra một quyển sổ nhỏ. Luôn mang quyển số bên người để có thể ghi lại bất cứ lúc nào. Đọc lại những điều đã ghi, bạn sẽ ngạc nhiên vì mình suy nghĩ tiêu cực đến vậy. 4. Lắng nghe ngôn ngữ của những suy nghĩ độc hại. Chúng thường gồm những từ như: luôn luôn, không bao giờ, nên, nếu, tại… 5. Không phán xét bản thân mình và anh ấy. Đây chỉ là việc tập trung và lắng nghe chính mình. Bước 2: Để ý đến phản ứng của cơ thể Bạn có biết, 87-95% những căn bệnh ngày nay là kết quả trực tiếp của đời sống tư tưởng. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y tế và tâm lý cho biết: suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến cơ thể và cảm giác của chúng ta. Do đó, dựa vào phản ứng của cơ thể, bạn có thể nhận ra những suy nghĩ trong đầu. Khi bạn đang suy nghĩ độc hại, cơ thể sẽ có những biểu hiện sau: đổ mồ hôi tay, nhức đầu, đau bao tử, mất hơi, nghiến răng, tay chân run, giọng run, nhìn không rõ, lớn tiếng, nắm chặt tay, ù tai, buồn nôn, mất ngủ, đau cổ hoặc đau lưng, mệt mỏi, hoa mắt… Bước 3: Nhận ra tác nhân dẫn đến suy nghĩ độc hại Mỗi chúng ta đều có những tình huống, đề tài làm dấy lên suy nghĩ tiêu cực như tình dục, tiền bạc, con cái, công việc… Mẹo để nhận ra những tác nhân đó: 1. Xem lại ghi chú: Ở bước 1, bạn đã ghi vào sổ những suy nghĩ tiêu cực. Hãy xem lại các ghi chú đó, bạn sẽ phát hiện suy nghĩ tiêu cực của bạn xoay quanh vấn đề gì, tiền bạc, con cái hay công việc nhà… 2. Để ý đề tài của các cuộc tranh luận: Bạn và anh ấy hay tranh cãi về vấn đề gì: con cái, công việc hay bạn bè? Một vấn đề lập lại nhiều lần sẽ là tác nhân của suy nghĩ độc hại. Vì vậy, khi tranh cãi về vấn đề đó, hãy đặc biệt để chú ý đến suy nghĩ nội tâm của bạn. 3. Nhận ra các tác nhân gây tiêu cực có thể thay đổi: Đừng chỉ quan tâm đến 1 tác nhân làm bạn suy nghĩ độc hại mà phải để ý đến những vấn đề khác. Bởi vì, lúc đầu bạn khó chịu khi nghĩ về công việc của anh ấy, sau đó, nó lại biến thành vấn đề tiền bạc. Bước 4: Giữ bình tĩnh Người ta hay nói “Giận mất khôn”. Do vậy, muốn loại bỏ những suy nghĩ và hành động tiêu cực, bạn không được giận dữ hay thất vọng mà phải bình tĩnh. Tips: 1. Nói với chính mình không được suy nghĩ tiêu cực: Bạn có thể nói những câu như: “Những suy nghĩ độc hại không phản ánh đúng thực tế”, “Tôi muốn điều khiển các suy nghĩ này hay để cho chúng điều khiển tôi?”. Dĩ nhiên bạn trả lời Tôi muốn là người điều khiển. 2. Tự tạo cho mình một câu chú: Lặp lại nhiều lần một cụm từ ngắn gọn như “Hãy bình tĩnh”, “Vấn đề này không có gì nghiêm trọng cả”. Dần dần, bạn tạo cho mình một thói quen suy nghĩ mới tích cực hơn. 3. Hãy thở sâu: Khi biết mình đang suy nghĩ độc hại, hãy tập hít thở theo cách sau: +Thở sâu bằng mũi, hít vào và đếm đến 4. +Khi thở vào, giữ cho bụng và ngực mở rộng. +Giữ hơi, đếm đến 4. +Thở ra một cách chầm chậm, đếm đến 7 hoặc 8. +Lập lại ít nhất 3 lần đến khi nào bạn cảm thấy bình tĩnh. Một khi đã quen với việc lắng nghe suy nghĩ của bản thân, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra mình có thể lựa chọn cảm xúc trước mọi việc xảy ra. . những suy nghĩ và hành động tiêu cực, bạn không được giận dữ hay thất vọng mà phải bình tĩnh. Tips: 1. Nói với chính mình không được suy nghĩ tiêu cực: Bạn có thể nói những câu như: “Những suy nghĩ. tài làm dấy lên suy nghĩ tiêu cực như tình dục, tiền bạc, con cái, công việc… Mẹo để nhận ra những tác nhân đó: 1. Xem lại ghi chú: Ở bước 1, bạn đã ghi vào sổ những suy nghĩ tiêu cực. Hãy xem. ngạc nhiên vì mình suy nghĩ tiêu cực đến vậy. 4. Lắng nghe ngôn ngữ của những suy nghĩ độc hại. Chúng thường gồm những từ như: luôn luôn, không bao giờ, nên, nếu, tại… 5. Không phán xét bản

Ngày đăng: 15/05/2014, 08:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan