Cán cân thanh toán quốc tế của việt nam hiện nay

39 1.8K 9
Cán cân thanh toán quốc tế của việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề bài: Tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ 2006 tới nay. Danh sách thành viên nghiên cứu đề tài STT Tên thành viên MSV 1 Vũ Đức Anh CQ520237 2 Nguyễn Thị Tú Anh CQ520167 3 Lê Nguyệt Anh CQ528928 4 Bùi Tuấn Anh CQ520026 5 Đỗ Hồng Anh CQ520050 6 Nguyễn Thị Kiều Anh CQ520149 7 Phúc Thị Quỳnh Anh CQ530192 8 Nguyễn Văn Chính CQ520406 Bố cục nội dụng I. Lý luận chung về cán cân thanh toán quốc tế II. Tình hình kinh tế Việt Nam từ 2006 tới nay III. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ 2006 tới nay 1. Cán cân vãng lai 1.1 Cán cân thương mại 1.2 Cán cân dịch vụ 1.3 Cán cân thu nhập 1.4 Cán cân chuyển giao một chiều 2. Cán cân di chuyển vốn 3. Cán cân tổng thể IV. Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu 1 I. Lý luận chung về cán cân thanh toán quốc tế 1)Khái niệm Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có. Cán cân thanh toán có thể được sử dụng như một dấu hiệu ổn định kinh tế và chính trị. Trên góc độ kinh tế học, thặng dư cán cân thanh toán nghĩa là một quốc gia nhận được nhiều từ thương mại và đầu tư hơn là phải trả cho các quốc gia khác, khiến đồng tiền của quốc gia này tăng giá trị so với các quốc gia khác. Cán cân thanh toán thâm hụt có ảnh hưởng ngược lại, nhập khẩu vượt quá xuất khẩu, phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài, và một đồng tiền mất giá. Các quốc gia đang có thanh toán thâm hụt phải thay đổi tình thế bằng cách xuất khẩu vàng hoặc dự trữ ngoại tệ mạnh, như đồng dollar Mỹ, là những đồng tiền được chấp nhận để trả các khoản nợ quốc tế. 2) Các thành phần của cán cân thanh toán 2.1)Cán cân vãng lai (Current Account – CA), gồm 4 tiểu bộ phận: - Cán cân thương mại (Trade Balance – TB) là bộ phận chính của CA, phản ánh chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hóa. - Cán cân dịch vụ (Services – SE) - Cán cân thu nhập (Income – IC) - Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Current Transfers – Tr) 2 2.2). Cán cân vốn (Capital Balance – K) phản ánh luồng vốn (ngắn hạn và dài hạn) di chuyển vào và ra một quốc gia. Việc phân loại nguồn vốn ngắn hạn dài hạn chỉ mang tính chất tương đối và thời hạn có thể thay đồi theo thời gian. 2.3). Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB) là tổng của cán cân vãng lai (CA) và Cán cân vốn dài hạn. Tính ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài lên nền kinh tế và tỷ giá hối đoái. 2.4). Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB) bằng tổng của CA và K trong điều kiện công tác thống kê chính xác tuyệt đối. Nếu có nhầm lẫn, sai sót thì: Cán cân tổng thể = CA + K + Nhầm lẫn và sai sót Trong đó hạng mục Nhầm lẫn và sai sót thống kê bao gồm các giao dịch kinh tế thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép có nhầm lẫn không chính xác. Cán cân tổng thể là một chỉ tiêu quan trọng vì i) nếu thặng dư nó cho biết số tiền một quốc gia có thể dùng để tăng (mua vào) dự trữ ngoại hối và ii) nếu thâm hụt nó cho biết số tiền mà quốc gia đó phải trả bằng cách giảm (bán ra) dự trữ ngoại hối là bao nhiêu. Có 3 cách để tài trợ cho thâm hụt OB: - Giảm dự trữ ngoại hối - Vay (hay hợp đồng hoán đổi) IMF và các NHTW khác - Tăng tài sản nợ tại các NHTW nước ngoài 2.5). Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB) bao gồm các hạng mục: - Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (∆R) - Tín dụng với IMF và các NHTW khác (L) - Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán (≠) OFB = ∆R + L + ≠ 3 2.6). Nhầm lẫn và sai sót (OM): OM = – (CA + K + OFB) Đây là căn cứ tính nhầm lẫn và sai sót khi lập cán cân thanh toán quốc tế trong thực tế. Cho đến nay, khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán (cán cân thanh toán quốc tế ) mà không nói rõ đó là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng thể (OB), chính vì thế cán cân tổng thể còn được gọi là cán cân thanh toán chính thức của quốc gia (Official Settlements Balance). 3) Các nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế là: Nhập khẩu, xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, cụ thể như sau: Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng. Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định. Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước 4 ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. 4) Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế Về mặt đầu tư, cán cân thanh toán quốc tế là bản ghi chép tất cả các giao dịch được thực hiện giữa một nước cụ thể và phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian xác định. Cán cân thanh toán quốc tế so sánh chênh lệch tính theo đồng Dollar giữa lượng xuất và nhập khẩu, bao gồm tất cả xuất và nhập khẩu tài chính.Nếu số cân đối âm tức là dòng tiền xuất ra nhiều hơn lượng tiền thu về, và ngược lại.Cán cân thanh toán có thể được sử dụng như một dấu hiệu ổn định kinh tế và chính trị. Ví dụ, nếu một quốc gia luôn có cán cân thanh toán quốc tế dương, điều đó có thể có nghĩa là quốc gia này nhận một nguồn đầu tư ngoại tệ đáng kể. Nó cũng thể cho ta biết quốc gia này không xuất khẩu nhiều đồng tiền của mình. Đây chỉ là một chỉ số kinh tế khác cho giá trị tương đối của một quốc gia, cũng như tất cả các dấu chỉ khác, chúng ta nên thận trọng khi sử dụng. Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm cán cân thương mại, đầu tư từ bên ngoài và đầu tư của người nước ngoài. Về mặt kế toán, cán cân thanh toán quốc tế tính toán các giao dịch kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm. Cán cân thanh toán của bất cứ quốc gia nào đều được chia thành 2 loại chính: - Tài khoản ngắn hạn: biểu diễn giao dịch xuất và nhập khẩu, cộng thu nhập từ du lịch, lợi nhuận từ nước ngoài, và tiền lãi. - Tài khoản vốn: biểu diễn tổng tiền gửi ngân hàng, đầu tư bởi những nhà đầu tư cá nhân, và chứng khoán nợ được bán bởi ngân hàng trung ương hay các cơ quan chính phủ. Trên góc độ kinh tế học, thặng dư cán cân thanh toán nghĩa là một quốc gia nhận được nhiều từ thương mại và đầu tư hơn là phải trả cho các quốc gia khác, khiến đồng tiền của quốc gia này tăng trị so với các quốc gia khác. Cán cân thanh toán thâm hụt có ảnh hưởng ngược lại, nhập khẩu vượt quá xuất khẩu, phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài, và một đồng tiền mất giá. Các quốc gia 5 đang có thanh toán thâm hụt phải thay đổi tình thế bằng cách xuất khẩu vàng hoặc dự trữ ngoại tệ mạnh, như đồng dollar Mỹ, là những đồng tiền được chấp nhận để trả các khoản nợ quốc tế. II. Tình hình kinh tế Việt Nam từ 2006 tới nay 1. Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 7,02%/năm. Trong 3 khu vực, khu vực nông nghiệp tăng trung bình 3,5%/năm; khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ đều tăng trung bình trên 7,5%/năm. Kết quả trên đã đưa GDP năm 2010 (giá so sánh) cao gấp 2 lần so với năm 2000; GDP năm 2010 (giá thực tế) đạt trên 101 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch và đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Ước tính GDP năm 2011 đạt xấp xỉ 119 tỷ USD và GDP bình quân đầu người sẽ tăng lên mức xấp xỉ 1.300 USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,38%/năm giai đoạn 2000-2005 và có xu hướng giảm dần: từ mức bình quân 8,34%/năm giai đoạn 2006-2007 xuống mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89% năm 2011. Tốc độ tăng trưởng GDP 2000-2011 Đơn vị: % 6 Nguồn: TCTK. 2. Đầu tư và Thương mại 2.1. Đầu tư 2.1.1. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư Trong giai đoạn 2006 đến nay, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam tiếp tục huy động được lượng vốn đầu tư lớn, góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao. Theo số liệu của TCTK, vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006 (398,9 nghìn tỷ đồng) 1 . Với tốc độ tăng cao như vậy, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tiếp tục duy trì ở mức cao (trên 40%) trong cả giai đoạn 2006-2010; tuy nhiên, cùng với sự giảm tốc đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 11 về giảm tổng cầu nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 34,6% năm 2011. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: % 1 . 7 Nguồn: TCTK. Về tỷ trọng, mặc dù có xu hướng giảm nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% trong giai đoạn 2000- 2005 xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tỷ trọng này là 38,9%). Đáng chú ý, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có xu hướng giảm qua các năm (từ mức 38,1% năm 2006 xuống còn 36,1% năm 2010 và 35,2% năm 2011); trong khi đó, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng (từ mức 16,2% năm 2006 lên mức 25,9% năm 2011). Tỷ trọng đầu tư của các khu vực kinh tế trong tổng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: % 8 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK. 2.2. Thương mại 2.2.1. Tổng quan hoạt động xuất nhập khẩu a) Xuất khẩu Thời kỳ 2006 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh, một phần nhờ vào việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn: từ 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD năm 2006 đã tăng lên 8 mặt hàng năm 2010. Độ mở của nền kinh tế trong giai đoạn này có xu hướng tăng, tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP năm 2010 ở mức 155,4% và ước đạt 169,8% vào năm 2011. b) Nhập khẩu Thời kỳ 2006 đến nay, kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng cao, đặc biệt trong hai năm đầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO: bình quân đạt 68,5 tỷ USD/năm, bằng 2,6 lần con số của thời kỳ 5 năm trước và tăng bình quân 18%/năm. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 105,77 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2010. 9 Nhập siêu giai đoạn 2006-2010 tăng mạnh, bình quân đạt 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3 lần con số 3,8 tỷ USD của thời kỳ 5 năm trước. Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu tăng nhanh, từ mức 17,3% của thời kỳ 2001-2005 lên mức 22,3% giai đoạn 2006-2010; tuy nhiên, tỷ lệ này giảm mạnh trong năm 2011, đạt 9,9%. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: triệu USD Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK. 3. Lạm phát Trong giai đoạn 2006 đến nay, lạm phát của Việt Nam nhìn chung đều ở mức 2 con số (ngoại trừ năm 2009) với mức tăng trung bình là 11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001-2005. Nhìn vào đồ thị có thể thấy, lạm phát trong vòng hơn 10 năm trở lại đây phân chia thành hai giai đoạn khá rõ nét. Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 10 [...]... đó đến nay, thị trường ngoại hối khá ổn định, tỷ giá thị trường tự do đã kéo về sát, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn so với tỷ giá niêm yết của các NHTM III Tình hình cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam từ 2006 tới nay Cán cân vãng lai giai đoạn từ 2006 tới 2011 2 13 Cán cân vãng lai bao gồm: Cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai Bảng 1 Cán cân vãng... thặng dư đáng kể của cán cân vốn thì cán cân tổng thể như thế nào chúng ta cùng theo dõi biểu đồ sau: Biểu đồ: Cán cân thanh toán tổng thể Việt Nam năm 2006-2011 (Nguồn IMF country report VietNam ) Đơn vị: triệu USD •Năm 2006 cán cân tổng thể ở mức thặng dư là 4000 triệu USD, bước sang năm 2007, cán cân tổng thể đạt thặng dư kỷ lục ở mức 10100 triệu USD Nguyên nhân chính là do Việt Nam gia nhập WTO,... Nam bao gồm các khoản thu nhập của người lao động (các khoản tiền lương, tiền thưởng) và thu nhập của nhà đầu tư (lãi từ hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp) thuộc các đối tượng người Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người không cư trú ở Việt Nam Nhưng do thiếu sót thống kê, các số liệu về thu nhập lao động không có sẵn Do đó, trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cũng như các nước khác thường... tỷ USD Kết luận: Với 4 thành phần cấu thành cán cân vãng lại, nhưng trong cả giai đoạn chỉ có duy nhất cán cân chuyển giao vãng lai một chiều có thặng dư Tuy nhiên mức thặng dư của cán cân này không thể đù bù đắp mức thâm hụt của 3 cán cân còn lại 27 CÁN CÂN VỐN 28 Năm 2006 Do Việt Nam giảm thuế đối với tất cả những hàng nhập cảng từ tất cả 10 thành viên của khối AFTA xuống còn 0-5% kể từ ngày 01/01/2006... hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt năm 2008, mức thâm hụt tài khoản vãng lai đạt mức kỷ lục là 10,79 tỷ USD, chiếm 11,9% GDP, cao nhất trong cả giai đoạn Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai là tình trạng thâm hụt của cán cân thương 14 mại Ðể hiểu rõ hơn tình hình cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011, chúng ta sẽ phân tích trạng thái của các cán cân tiểu... Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165 25 Trong cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyển giao tư nhân, còn bộ phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể và thường xu hướng ổn định Chuyển giao tư nhân của Việt Nam chủ yếu là chuyển tiền của người Việt Nam sống ở nước ngoài (kiều hối)… Trong giai đoạn 2006 - 2011, cán cân chuyển... Trung Quốc và các nước ASEAN rất lớn, trong năm 2008, Việt Nam đã nhập siêu hơn 10 tỷ USD với Trung Quốc và hơn 9 tỷ USD với các nước ASEAN, nguyên nhân là do suy thoái kinh tế thế giới khiến cho thị trường các nước này cũng bị giảm sút và hàng hóa giá rẻ của các nước này đã ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam Cán cân dịch vụ Bảng 4 Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Đơn vị: Triệu USD) Năm 2 2... chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm đòi hỏi công nghệ kĩ thuật cao Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này tăng nhanh qua các năm đã ảnh hưởng tới trạng thái cán cân thương mại và cán cân vãng lai  Về thị trường xuất khẩu: Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm nhỏ các quốc gia gồm EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ Việc tập trung vào một số thị trường làm cho xuất khẩu của Việt Nam rất... dàng nhầm tưởng Việt Nam là một nước xuất siêu Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam lại là một nước nhập siêu với cán cân thương mại thâm hụt trong cả giai đoạn Sau khi ra nhập WTO, cân thương mại của Việt Nam thâm hụt rất lớn Trong đó, thâm hụt lớn nhất vào năm 2008 với 12.78 tỷ USD, nhưng sau đó mức thâm hụt này liên tục giảm, tới năm 2011 con số này chỉ là -0,4 tỷ USD Năm 2012, cán cân thương mại đã... tính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, tổng giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 6,7 tỷ USD, chiếm khoảng 20% so với giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam Tiền và tiền gửi của hệ thống ngân hàng tại nước ngoài chuyển sang thâm hụt 305 triệu USD so với mức thặng dư 677 triệu USD của năm 2008 Sự bù đắp về thặng dư cán cân vốn . về cán cân thanh toán quốc tế II. Tình hình kinh tế Việt Nam từ 2006 tới nay III. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ 2006 tới nay 1. Cán cân vãng lai 1.1 Cán cân thương mại 1.2 Cán cân. dụng. Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm cán cân thương mại, đầu tư từ bên ngoài và đầu tư của người nước ngoài. Về mặt kế toán, cán cân thanh toán quốc tế tính toán các giao dịch kinh tế của. thực tế. Cho đến nay, khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán (cán cân thanh toán quốc tế ) mà không nói rõ đó là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân

Ngày đăng: 15/05/2014, 02:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan