giáo trình kỹ thuật xử lý nước thải chương 5 xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

44 926 1
giáo trình kỹ thuật xử lý nước thải chương 5 xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng CHƯƠNG 5. XỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC A. TỔNG QUAN 5.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ SINH HỌC Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H 2 S, sunfit, ammonia, nitrate,…dựa trên hoạt động của vi sinh vậtđể phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. trong quá trình này, vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử sinh học có thể phân chia thành hai loại: - Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy; - Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật được gọi là quá trình oxi hóa sinh hóa. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba giai đoạn chính như sau: - Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt vi sinh vật - Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào; - Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới. Tốc độ quá trình oxi hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và múc độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng. 5.2 ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT 5.2.1 Sinh trưởng của tế bào (Cell Growth) Tốc độ sinh trưởng của tế bào vi khuẩn: r g = -µX + r g : tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn (khối lượng/thể tích.thời gian); + µ: tốc độ sinh trưởng đặc biệt (thời gian -1 ); + X: nồng độ vi sinh vật (khối lượng/thể tích). 5.2.2 Sinh trưởng trong điều kiện giới hạn Phương trình Monod: + µ: tốc độ sinh trưởng đặc biệt (thời gian 1- ); + µ m : tốc độ sinh trưởng cực đại (thời gian 1- ); + S: nồng độ cơ chất giới hạn sự sinh trưởng (khối lượng/thể tích); ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 111 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng + K s : hằng số tốc độ ½, nồng độ cơ chất ở vị trí có tốc độ sinh trưởng bằng ½ tốc độ sinh trưởng cực đại. 5.2.3 Quá trình sinh trưởng của tế bào và sự tiêu thụ cơ chất r g = -Yr su + r g : tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn (khối lượng/thể tích.thời gian); + Y: hệ số thu hoạch cực đại (mg/mg) – khối lượng tế bào hình thành/khối lượng cơ chất bị tiêu thụ Y phụ thuộc vào:  Trạng thái oxi hóa của nguồn carbon và nguyên tố cung cấp dinh dưỡng;  Mức độ polymer hóa cơ chất;  Chu trình trao đổi chất;  Tốc độ sinh trưởng;  Các thông số vật khác của quá trình nuôi cấy vi sinh vật. + r su : tốc độ tiêu thụ cơ chất (khối lượng/thể tích.thời gian) được xác định theo công thức sau 5.2.4 Ảnh hưởng của quá trình trao đổi chất nội bào Tốc độ phân hủy nội bào: r d = -k d X + k d : hệ số phân hủy nội bào (thời gian -1 ); + X: nồng độ tế bào (khối lượng/thể tích). + r ’ g : tốc độ sinh trưởng thực của vi sinh vật (khối lượng/thể tích.thời gian); µ ’ m : tốc độ sinh trưởng đặc biệt thực (thời gian -1 ). 5.2.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ + r T : tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t o C; + r 20 : tốc độ phản ứng ở nhiệt độ 20 o C; + Ө: hệ số hoạt độ; + T: nhiệt độ. Bảng 5.1 Hệ số hoạt độ của quá trình xử sinh học ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 112 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Quá trình Giá trị Ө Khoảng dao động Đặc trưng Bùn hoạt tính 1.00 – 1.08 1.040 Hồ thổi khí 1.04 – 1.10 1.080 Lọc nhỏ giọt 1.02 – 1.08 1.035 Nguồn: 5.3 CƠ SỞ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY KỊ KHÍ Quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăn sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kị khí có thể biểu diễn đơn giản như sau: Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kị khí xảy ra theo bốn giai đoạn (Hình 5.1): Hình 5.1 Quá trình phân hủy kị khí - Giai đoạn 1: thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử; - Giai đoạn 2: acid hóa; - Giai đoạn 3: acetate hóa; - Giai đoạn 4: methane hóa. Các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như protein, chất béo, carbonhydrate, cellulose, lignin,…trong giai đoạn thủy phân, sẽ được cắt mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành amono acid, carbonhydrate thành đường đơn và chất béo thành các acid béo. Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H 2 và CO 2 . Các acid béo dễ bay hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic acid. Bên cạnh đó, CO 2 và H 2 , methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch carbonhydrate. Vi sinh vật chuyển hóa methane chỉ có thể phân loại một số loại cơ chất nhất định như CO 2 và H 2 , formate, acetate, methanol, methykamines và CO. Các phương trình phản ứng xảy ra như sau: - 4H 2 + CO 2  CH 4 + 2H 2 O - 4HCOOH  CH 4 + 3H 2 O + 2H 2 O ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 113 Chất hữu cơ Vi sinh vật CH 4 + CO 2 + H 2 + NH 3 + H 2 S + Tế bào mới H 2 Phức chất hữu cơ CH 4 76% Acid hữu cơ Acetic acid 4% 20% 52% 24% 28% 72% Quá trình thủy phân Quá trình acetate hóa và khử hydro Quá trình methane hóa Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng - CH 3 COOH  CH 4 + CO 2 - 4CH 3 OH  3CH 4 + CO 2 + 6H 2 O + 4NH 3 Tùy theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử kị khí thành: - Quá trình xử kị khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kị khí (Anaerobic Contact Process), quá trình xử bằng lớp bùn kị khí với dòng nước đi từ dưới lên (Upflow Anaerobic Sludge Blanket – UASB); - Quá trình xử kị khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kị khí (Anaerobic Filter Process). B. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ HIẾU KHÍ 5.4 XỬ NƯỚC THẢI BẰNG QUÁ TRÌNH BÙN HOẠT TÍNH HIẾU KHÍ DẠNG TĂNG TRƯỞNG LƠ LỬNG Quá trình xử sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn sau: - Oxi hóa các chất hữu cơ: - Tổng hợp tế bào mới: - Phân hủy nội bào: Các quá trình xử sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử nhân tạo, người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình oxi hóa sinh hóa nên quá trình xử có tốc độ và hiệu quả cao hơn rất nhiều. Tùy theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử sinh học hiếu khí có thể chia thành: - Xử sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử dụng để khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí. Trong số những quá trình này, quá trình bùn hoạt tính là quá trình phổ biến nhất. - Xử sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate hóa với màng cố định. 5.4.1 Động học quá trình bùn hoạt tính hiếu khí a. Thiết bị phản ứng khuấy trộn hoàn toàn và không tuần hoàn (complete – mix reactor without recycle) Giả thiết: Hỗn hợp trong thiết bị được khuấy trộn hoàn toàn. ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 114 C x H y O z + O 2 Enzyme CO 2 + H 2 O (+∆H) C x H y O z + NH 3 + O2 Enzyme Tế bào vi khuẩn + CO 2 + H 2 O + C 5 H 7 NO 2 (-∆H) C 5 H 7 NO 2 + 5O2 Enzyme 5CO 2 + 2H 2 O + NH 3 (±∆H) Q S o X o Q S X V, X, S Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Thiết lập cân bằng vật chất cho sinh khối Tích lũy = Vào – Ra + Sinh trưởng - Ở trạng thái ổn định + Ө: thời gian lưu nước. - Nồng độ cơ chất của nước thải sau xử lý: Thiết lập cân bằng theo cơ chất: Tích lũy = Vào – Ra – Tiêu thụ - Ở trạng thái ổn định: - Nồng độ sinh khối trong nước thải sau xử lý: Xác định thông số động học: Từ Hay ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 115 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Từ Hay b. Thiết bị phản ứng khuấy trộn hoàn toàn và có tuần hoàn Thời gian lưu nước (Hydraulic Retention Time – HRT) - Tại bể thổi khí - Đối với cả hệ thống Thời gian lưu bùn (Sludge Retention Time) Giả thiết - Hỗn hợp trong bể thổi khí được khuấy trộn hoàn toàn; - Quá trình phân hủy sinh học chỉ xảy ra trong bể thổi khí. Thiết lập cân bằng cho sinh khối Tích lũy = Vào – Ra + Sinh trưởng - Ở trạng thái ổn định - Nồng độ cơ chất của nước thải sau xử ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 116 Q S o X o Q e S e X e V, X, S Bể lắng Q r , X r Q w , X r Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Cân bằng cơ chất Tích lũy = Vào – Ra – Tiêu thụ - Ở trạng thái ổn định - Nồng độ sinh khối trong nước thải sau xử lý: 5.4.2 Tính toán thiết kế bể thổi khí (Aerotank) Bể thổi khí thường được làm bằng bê tông cốt thép với bề mặt thoáng tiếp xúc với không khí. Đối với trạm xử công suất 0.22 – 0.44 m 3 /s nên thiết kế hệ thống gồm 4 bể thổi khí để thuận tiện trong vận hành và bảo trì bảo dưỡng. Những trạm xử công suất lớn hơn 2.2 m 3 /s sẽ có từ 6 bể thổi khí trở lên. Nếu sự dụng phương pháp cung cấp oxy bằng cách khuếch tán khí, cấu trúc bể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả thổi khí và mức độ khuấy trộn. Trong trường hợp này, chiều dày lớp nước trong bể phải dao động trong khoảng 4.5 – 7.5 m nhằm tạo điều kiện tăng tối đa hiệu quả của hệ thống khuếch tán khí. Chiều cao an toàn thường dao động trong khoảng 0.3 – 0.6 m tính từ mặt thoáng của lớp nước. Tỷ lệ giữa chiều rộng và độ sâu đóng vai trò quan trọng nếu sử dụng hình thức khuấy trộn dạng dòng chảy xoắn ốc. Trong những bể thổi khí này, tỷ lệ giữa chiều rộng và độ sâu bể thổi khí dao động trong khoảng 1.0:1.0 – 2.2:1.0 với giá trị đặc trưng là 1.5:1.0. Đối với các bể sử dụng hệ thống thổi khí cơ học, thuận tiện nhất là sử dụng một máy thổi khí cho một bể. Tuy nhiên, tùy theo chiều dài và chiều rộng của từng bể thổi khí mà bố trí đủ máy thổi khí cho các bể. Đối với các bể này, chiều cao an toàn của bể thổi khí dao động trong khoảng 1.0 – 1.5 m. Kích thước đặc trưng của các bể thổi khí sử dụng máy thổi khí được trình bày tóm tắt trong bảng 5.2. Bảng 5.2 Kích thước đặc trưng của các bể thổi khí sử dụng máy thổi khí Công suất máy thổi khí (kW) Độ sâu bể (m) Chiều rộng bể (m) ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 117 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng 7.5 3.0 – 3.6 9.0 – 12.0 15.0 3.6 – 4.2 10.5 – 15.0 22.5 3.9 – 4.5 12.0 – 18.0 30.0 3.6 – 5.1 13.5 – 20.0 37.5 4.5 – 5.5 13.5 – 23.0 56.0 4.5 – 6.0 15.0 – 26.0 75.0 4.5 – 6.0 18.0 – 27.0 Nguồn: Metcalf & Eddy, 2003. Tính toán thể tích bể Xác định dung tích bể theo tỷ số F/M (khối lượng cơ chất/khối lượng bùn hoạt tính) + Q: lưu lượng nước cần xử (m 3 /ngày); + S 0 : nồng độ BOD 5 trong nước thải (mg/L); + X: nồng độ bùn hoạt tính (tính bằng VSS) (mg/L); + F/M: mg BOD 5 /mg bùn. Xác định dung tích bể theo tốc độ sử dụng cơ chất của 1 gam bùn hoạt tính trong 1 đơn vị thời gian + a: nồng độ bùn trong bể thổi khí (mg/L); + Z: độ tro của cặn, thường là 0.3 mg/mg. Xác định dung tích bể theo thời gian lưu bùn + Ө c : thời gian lưu bùn (ngày); + k d : hệ số phân hủy nội bào (ngày -1 ); + Y: hệ số thu hoạch (mg bùn/mg BOD 5 bị tiêu thụ). Xác định dung tích bể theo tải trọng cơ chất (kg BOD 5 /m 3 .ngđ) + L a : tải trọng chất hữu cơ tính trên một đơn vị thể tích bể (kg BOD 5 /m 3 .ngđ). Đối với một loại nước thải mới, cần nghiên cứu trong mô hình phòng thí nghiệm để xác định các thông số động học cần thiết cho việc tính toán thiết kế. Trong trường hợp không thể triển khai mô hình phòng thí nghiệm, có thể tham khảo các thông số trong bảng 5.3 và 5.4. Bảng 5.3 Thông số điển hình tính toán thiết kế bể thổi khí ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 118 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Loại và chức năng của Aerotank Thời gian lưu bùn (ngày) F/M Tải trọng (kg BOD 5 /m 3 .ngđ) Nồng độ bùn trong bể (mg/L) Thời gian lưu nước (giờ) Tỷ lệ tuần hoàn Có dòng chảy đều (plug aerotank) 3 – 15 0.2 – 0.6 0.32 – 0.64 1000 – 3000 4 – 8 0.25 – 0.75 Khuấy trộn hoàn toàn 0.75 – 15 0.2 – 1.0 0.80 – 1.90 800 – 4000 3 – 5 0.25 – 1.00 Nạp nước thải theo cấp 3 – 15 0.2 – 0.5 0.64 – 0.96 1500 – 3500 3 – 5 0.25 – 0.75 Khử BOD 5 kết hợp nitrate hóa 8 – 20 0.1 – 0.2 0.08 – 0.32 1500 – 3000 6 – 15 0.50 – 1.50 Nitrate hóa bằng bể riêng biệt 15 – 100 0.05 – 0.2 0.048 – 0.14 1500 – 3000 3 – 6 0.50 – 2.00 Xử theo mẻ kế tiếp nhau 10 – 30 0.04 – 0.1 0.08 – 0.24 2000 – 5000 12 – 50 Nguồn: Trịnh Xuân Lai, 2000. Bảng 5.4 Hệ số động học của quá trình bùn hoạt tính hiếu khí Hệ số Đơn vị Khoảng giá trị Giá trị đặc trưng µ m g VSS/g VSS.d 3.0 – 13.2 6.00 K s g bCOD/m 3 5.0 – 40.0 20.00 Y g VSS/g bCOD 0.30 – 0.50 0.40 k d g VSS/g VSS.d 0.06 – 0.20 0.12 Nguồn: Metcalf & Eddy, 2003. Bảng 5.5 Hệ số động học của quá trình bùn hoạt tính hiếu khí thực hiện nitrate hóa Hệ số Đơn vị Khoảng giá trị Giá trị đặc trưng µ mn g VSS/g VSS.d 0.20 – 0.90 0.75 K sn g NH 4 -N/m 3 0.50 – 1.00 0.74 Y n g VSS/g NH 4 -N 0.10 – 0.15 0.12 k dn g VSS/g VSS.d 0.05 – 0.15 0.08 K 0 g/m 3 0.40 – 0.60 0.50 Nguồn: Metcalf & Eddy, 2003. Các bước tính toán thiết kế hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí để xử BOD và thực hiện các quá trình nitrate hóa 1. Thu thập/xác định đặc tính nước thải cần xử lý; ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 119 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng 2. Xác định đặc tính nước thải yêu cầu sau xử lý, đặc biệt các thông số NH 4 -N, TSS và BOD; 3. Chọn hệ số an toàn đối với quá trình nitrate hóa để thiết kế thời gian lưu bùn trên cơ sở TKN cực đại/trung bình. Hệ số an toàn có thể dao động trong khoảng 1.3 – 2.0; 4. Chọn nồng độ DO tối thiểu cần duy trì trong bể thổi khí. Nồng độ DO thấp nhất cần thiết cho quá trình nitrate hóa là 2.0 mg/L; 5. Xác định tốc độ tăng trưởng đặc biệt cực đại đối với quá trình nitrate hóa (µ m ) theo nhiệt độ và nồng độ DO trong bể thổ khí và tính K n ; 6. Xác định tốc độ tăng trưởng đặc biệt µ và thời gian lưu bùn ở tốc độ này để đạt nồng độ NH 4 -N trong nước thải sau xử lý; 7. Xác định giá trị thời gian lưu bùn thiết kế bằng cách áp dụng hệ số an toàn ở bước 6; 8. Xác định tốc độ phát triển sinh khối; 9. Lập cân bằng ni tơ để tính NO x , nồng độ NH 4 -N bị oxi hóa; 10.Tính khối lượng VSS và TSS trong bể thổi khí; 11.Chọn nồng độ NLSS thiết kế và xác định thể tích bể thổi khí và thời gian lưu nước; 12.Xác định tổng lượng bùn phát sinh và hệ số Y obs : 13.Tính toán nhu cầu oxy; 14.Xác định độ kiềm cần hiệu chỉnh; 15.Thiết kế bể lắng đợt 2; 16.Thiết kế hệ thống thổi khí; 17.Tóm tắt chất lượng nước sau xử lý; 18.Tổng kết số liệu thiết kế vào bảng số liệu. Tuần hoàn bùn hoạt tính Xác định lưu lượng tuần hoàn bùn theo phương trình Q v X o + Q t X t = (Q v + Q t )X Trong thực tế nồng độ bùn trong nước thải đi vào bể X o là không đáng kể, ta có: + α: tỷ lệ tuần hoàn; + Q v : lưu lượng nước thải đi vào công trình xử (m 3 /h); + Q t : lưu lượng hỗn hợp bùn tuần hoàn lại (m 3 /h); + X: nồng độ bùn hoạt tính cần duy trì trong bể thổi khí (mg/L); + X t : nồng độ bùn hoạt tính trong hỗn hợp tuần hoàn hay sau khi lắng ở đáy bể lắng 2 (mg/L); Xả bùn dư Lượng bùn dư phải xả được tính dựa trên thời gian lưu bùn + Q x : lưu lượng bùn xả (m 3 /ngày); + V: thể tích bể aerotank (m 3 ); + X t : nồng độ bùn hoạt tính trong dòng tuần hoàn (mg/L); + X: nồng độ bùn hoạt tính trong .bể aerotankn (mg/L); + X ra : nồng độ bùn hoạt tính trong nước ra khỏi bể lắng (mg/L); ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 120 [...]... -2011 129 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Vách ngăn Nước thải đầu vào Nước thải đầu ra Vách ngăn Nước thải đầu vào Nước thải đầu ra Bể lắng Nước thải đầu vào Nước thải đầu ra Bùn 1 ThS Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 2 3 4 130 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Hình 5. 5 Cách sắp xếp RBC Bể chứa đĩa sinh học Bể chứa có thể tích 45. 42 m 3 cho... lưu nước Ngđ 5 – 20 5 – 30 20 – 50 M 0.9 – 1 .5 1.2 – 2.4 2.4 – 4.8 Độ sâu ThS Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 139 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Tải trọng Kg/ha.ngđ 16.8 56 – 202 224 – 56 2 % 60 – 80 80 – 95 50 – 85 Nồng độ tảo Mg/L 5 – 10 5 – 20 0 5 SS sau xử Mg/L 10 – 30 40 – 60 80 – 160 6 .5 – 10 .5 6 .5 – 8 .5 6 .5 – 7.2 Hiệu quả khử BOD pH E XỬ CHẤT DINH DƯỠNG BẰNG... phương ngang Bảng 5. 6 Giá trị k20 đối với tháp trickling filter có độ sâu 20 ft, vật liệu lọc bằng plastic K (gal/phút.ft)0 .5 Loại nước thải Nước thải sinh hoạt 0.0 65 – 0.10 Nước thải sinh hoạt + Nước thải thực phẩm 0.060 – 0.08 Nước thải chế biến trái cây đóng hộp 0.020 – 0. 05 Nước thải chế biến thịt 0.030 – 0. 05 Nước thải giấy 0.020 – 0.04 Nước thải chế biến khoai tây 0.0 35 – 0. 05 Nước thải nhà máy lọc... 4–6 1.8 – 2 .5 0 90 Nguồn: Metcalf & Eddy, 2003 D CÁC CƠNG TRÌNH XỬ HỒ SINH HỌC 5. 10 XỬ NƯỚC THẢI BẰNG HỒ SINH HỌC Tùy theo nồng độ oxy hòa tan có trong hồ, hệ thống hồ sinh vật được phân loại thành: (1) hồ hiếu khí, (2) hồ hiếu khí tùy tiện và (3) hồ kị khí 5. 10.1 Xử nước thải bằng hồ sinh học kị khí Hồ kị khí được sử dụng để xử nước thải có nồng độ chất hữu cơ và hàm lượng cặn cao Độ sâu... 61 Dạng vòng 37 12 – 15 0.9 – 1.3 5. 00 80 – 90 Dạng vòng Nước thải Loại vật liệu tiếp xúc 15 – 25 0.1 – 1.2 0 .5 – 0. 75 0 50 – 70 Dạng vòng 37 0.2 – 0.7 25 – 37 0 90 – 96 ThS Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 137 Giáo trình: Kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Nước rò rỉ Dạng ống 1 .5 – 2 .5 2.0 – 3.0 0. 25 89 Dạng dòng chảy ngang Chế biến thực phẩm 35 30 4–6 1.8 – 2 .5 0 90 Nguồn: Metcalf... hóa Nitrate hóa riêng biệt 2.0 – 4.0 0. 75 – 2.00 1.0 – 2 .5 lb SBOD5/103ft2.d 0. 75 – 2.0 0 .5 – 1 .5 0.1 – 0.3 lb TBOD5/103ft2.d 2.0 – 3 .5 1 .5 – 3.0 0.2 – 0.6 lb SBOD5/103.d 4–6 4–6 lb TBOD5/103.d 8 – 12 8 – 12 - 0. 15 – 0.3 0.2 – 0.4 Thời gian lưu tồn nước (giờ) 0.7 – 1 .5 1 .5 – 4.0 1.2 – 2.9 BOD5 nước thải sau xử mg/L 15 – 30 7 – 15 7 – 15 - . Giáo trình: Kỹ thuật xử lý nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng CHƯƠNG 5. XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC A. TỔNG QUAN 5. 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC Phương pháp sinh học được ứng. -2011 117 Giáo trình: Kỹ thuật xử lý nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng 7 .5 3.0 – 3.6 9.0 – 12.0 15. 0 3.6 – 4.2 10 .5 – 15. 0 22 .5 3.9 – 4 .5 12.0 – 18.0 30.0 3.6 – 5. 1 13 .5 – 20.0 37 .5 4 .5 – 5. 5 13 .5. Filter Process). B. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ HIẾU KHÍ 5. 4 XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG QUÁ TRÌNH BÙN HOẠT TÍNH HIẾU KHÍ DẠNG TĂNG TRƯỞNG LƠ LỬNG Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn sau: -

Ngày đăng: 14/05/2014, 15:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan