Phân tích tình hình TCDN của chi nhánh xăng dầu

74 444 1
Phân tích tình hình TCDN của chi nhánh xăng dầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất phát từ thực tế nêu trên, và với sự chỉ bảo, h­íng dÉn tận tình của cô giáo L­u Phương Thuỳ, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các anh chị trong phòng tài chính kế toán của Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình, trong phạm vi nghiên cứu tình hình tài chính của Chi nhánh năm 2008, 2009 và năm 2010 em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh xăng dầu Ninh Bình” với mong muốn làm rõ cơ sở lí luận về công tác phân tích tài chính và phân tích thực trạng tài chính tại chi nhánh xăng dầu Ninh Bình.

LỜI MỞ ĐẦU Bước sang thế kỉ 21 nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đã dần trở thành phương châm của các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển. Đứng trước vận hội mới của nền kinh tế, các doanh nghiệp buộc phải có chính sách kinh doanh phù hợp, chiến lược kinh doanh rõ ràng để tồn tại trong xu thế cạnh tranh khốc liệt. Và quả thật, thị trường không còn chỗ đứng cho các doanh nghiệp chỉ chăm chăm dựa vào đồng vốn của Nhà nước bao cấp, ngại đổi mới, làm ăn theo kiểu quan liêu, chụp giật. Các doanh nghiệp buộc phải xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Doanh nghiệp nào không có năng lực cạnh tranh thì sẽ bị đào thải, đó là qui luật tất yếu của thị trường. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, các doanh nghiệp buộc phải có một tình hình tài chính lành mạnh. Điều này đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác tài chính, thường xuyên tổ chức việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, cũng như việc dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những khoảng thời gian nhất định. Thực hiện tốt việc tổ chức, phân tích tài chính là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh. Xuất phát từ thực tế nêu trên, và với sự chỉ bảo, híng dÉn tận tình của cô giáo Lu Phương Thuỳ, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các anh chị trong phòng tài chính kế toán của Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình, trong phạm vi nghiên cứu tình hình tài chính của Chi nhánh năm 2008, 2009 và năm 2010 em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh xăng dầu Ninh Bình” với mong muốn làm rõ cơ sở lí luận về công tác phân tích tài chính và phân tích thực trạng tài chính tại chi nhánh xăng dầu Ninh Bình. Nội dung chính của chuyên đề bao gồm 3 chương : Chương 1: Lí luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2:Phân tích thực trạng tài chính tại Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình. 1 Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu, trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề khó tránh khỏi thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của các thầy cô giáo, cùng toàn thể các anh chị trong Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp. 1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Điều 4, luật doanh nghiệp 2006 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Nếu dựa vào tính chất pháp lý, doanh nghiệp được chia thành: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Nếu xét trên góc độ cung cầu vốn, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp tài chính kinh doanh tiền tệ và doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh hàng hoá dịch vụ thông thường. Doanh nghiệp là một loại hình tổ chức kinh tế, quá trình hoạt động của nó là quá trình vận động không ngừng của một cơ thể sống gồm hai phần : phần ‘cứng’ và phần ‘mềm’. Phần cứng là toàn bộ những yếu tố hữu hình như cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nhà xưởng… Chúng quyết định quy mô năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Phần ‘mềm’ bao gồm các yếu tố vô hình như cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động và nguồn lực con người. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng trải qua quy luật vận động chung: ra đời, phát triển, hưng thịnh và suy thoái. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa các nguồn lực vô hình và hữu hình chặt chẽ đến đâu mới là yếu tố quyết định sự tồn vong, độ dài thời gian hưng thịnh cũng như suy thoái của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường của nền kinh tế thị trường. Đây là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá,với môi trường kinh tế mở, có sự giao lưu rộng rãi giữa các thị trường. Vận động trong môi trường đó, các chủ thể kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng có tính độc lập cao và tự quyết định lấy hoạt động kinh doanh của mình. Phải thừa nhận rằng nền kinh tế thị trường cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mang lại cho doanh nghiệp không ít thuận lợi và cơ hội phát triển. Nhưng bên cạnh đó là rất nhiều thách thức, khó khăn mà nổi cộm lên là vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt. 3 1.1.2 Tài chính, bản chất của tài chính doanh nghiệp. Theo các nhà kinh tế học, tài chính được hiếu là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. Quan niệm trên là cách nhìn nhận đầy đủ về tài chính. Nó vừa chỉ ra mặt cụ thể - hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; vừa vạch rõ mặt trừu tượng – bản chất bên trong của tài chính là các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính, phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Tài chính doanh nghiệp với tư cách là một khâu của tài chính nói chung, nó cũng mang đầy đủ các đặc tính như trên. Có thể nói, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các quỹ tiền tệ liên tục được hình thành, phân phối và sử dụng, thể hiện bằng các luồng tiền tệ đi ra đi vào, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính doanh nghiệp. Mặt khác ta lại thấy rằng, trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đó của doanh nghiệp phát sinh các quan hệ kinh tế, được gọi là các quan hệ tài chính như: - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà Nước: Quan hệ này được thể hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà Nước như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách v.v. Đối với doanh nghiệp Nhà Nước còn thể hiện ở việc Nhà Nước đầu tư vốn ban đầu và vốn bổ sung cho doanh nghiệp bằng những cách thức khác nhau. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác: Quan hệ đa dạng và phong phú này được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho nhau (bao hàm cả các dịch vụ tài chính), hay khi doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội… - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động: Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán tiền công, thưởng phạt vật chất với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4 - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu doanh nghiệp: Quan hệ này thể hiện trong việc đầu tư vốn ban đầu, bổ sung vốn, góp vốn, hay rút vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. - Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Quan hệ này thể hiện trong quá trình thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Như vậy: - Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. - Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trinh hoạt động của nó. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ đều thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính đó là một mặt hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, phối hợp với các hoạt động khác cùng hướng tới mục tiêu chung mà doanh nghiệp đề ra. 1.2 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp là tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. 1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình hình thức giá trị, gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Quá trình và kết quả tổ chức, vận động và chuyển hoá các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng những chỉ tiêu kinh tế cụ thể, hoặc có thể được biểu hiện thông qua miêu tả cuộc sống kinh tế tài chính đang và sẽ diễn ra. Sự miêu tả cùng cùng với nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế 5 cụ thể, những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ phân phối đó chính là đối tượng nghiên cứu của tài chính doanh nghiệp. 1.2.3 Mục tiêu, chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.3.1 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Mỗi đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng những vấn đề chuyên môn khác nhau. a. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý: Nhà quản lý là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, họ hiểu rõ nhất tình hình tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm những muc tiêu sau: - Đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, đánh giá việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tài chính làm cơ sở cho dự đoán tài chính. - Phân tích tài chính làm công cụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý doanh nghiệp. - Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp tình hình thực tế của doanh nghiệp như: Các quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, phân phối lợi nhuận… b. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư là người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thu nhập của nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trị của vốn. Họ quan tâm tới phân tích tài chính doanh nghiệp để nhận biết khả năng sinh lời, ước đoán giá trị cổ phiếu, phân tích rủi ro kinh doanh… Đó là những căn cứ giúp họ quyết định có nên bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không. c. Phân tích tài chính đối với người cho vay: Đây là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi cho vay, họ phải biết khả năng được hoàn trả tiền vay. Mặt khác thu nhập của họ là lãi suất tiền vay. Do đó, phân 6 tích tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài những đối tượng chủ yếu trên, phân tích tài chính cũng cần thiết với các đối tượng khác như: người lao động hưởng lương trong doanh nghiệp, cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế… Nhìn chung, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để nhìn nhận tình hình kinh tế tài chính, đánh giá các mặt mạnh yếu và triển vọng phát triển của một doanh nghiệp,từ đó tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến doanh nghiệp. Phân tích tài chính nhờ đó mà giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.2.3.2 Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ thực hiện chức năng: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp. - Chức năng đánh giá: Quá trình tạo lập, phân phối và sủ dụng vốn, hoạt động của các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra như thế nào, tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào, tác động đến sự vận động và dịch chuyển gần với mục tiêu hay càng xa rời mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. - Chức năng dự đoán: Bản thân doanh nghiệp cho dù đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thì các hoạt động của nó cũng đều hướng tới những muc tiêu nhất định. Để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng mục tiêu mong muốn cần dự đoán được tình hình tài chính trong tuong lai của doanh nghiệp. - Chức năng điều chỉnh: Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải biết kết hợp hài hoà các mối quan hệ nội sinh và ngoại sinh, đặc biệt là các mối quan hệ kinh tế tài chính. Hệ thống các mối quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau, đa dạng và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hướng phát triển của các quan hệ tài chính có liên quan,từ đó điều hoà các mối quan hệ của doanh nghiệp. Làm được điều đó, phân tích tài chính doanh nghiệp đã thực hiện chức năng điều chỉnh của mình. 1.2.4 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 7 1.2.4.1 Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường là môi trường hoạt động và tương tác lẫn nhau của rất nhiều các chủ thể kinh tế. Nắm được và sử lý thông tin chung về kinh tế, thông tin về tiền tệ, chính sách tài chính của nhà nước đối với các doanh nghiệp, thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật…để giúp cho việc ra quyết định và dự kiến kết quả trong tương lai của doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích tài chính cần phải đặt sự hoạt động của doanh nghiệp trong mối liên hệ với hoạt động chung của ngành kinh doanh. Cũng cần thấy rằng, những nghiên cứu theo ngành sẽ chỉ rõ tầm quan trọng của ngành nghiên cứu trong nền kinh tế, các sản phẩm và hoạt động khác nhau của ngành, quy trình công nghệ, các khoản đầu tư, cơ cấu ngành, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển. Đó là những vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp đang hoạt động trong một ngành kinh tế . 1.2.4.2 Các thông tin nội bộ doanh nghiệp Là thông tin kế toán được tổng hợp và phản ánh trong các báo cáo tài chính sau: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thyết minh báo cáo tài chính. a) Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Đây là báo cáo có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, kinh doanh với doanh nghiệp. Kết cấu bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn, được trình bày dưới dạng một phía hoặc hai phía. Cả hai phần đều bao gồm các chỉ tiêu tài chính phản ánh từng nội dung tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, các số liệu ở phần tài sản phản ánh được quy mô và kết cấu tài sản tại thời điểm lập báo cáo đó. Phần nguồn vốn phản ánh cơ cấu vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh, tức là nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn cho thấy cơ cấu, quy mô nguồn vốn đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp; phản ánh trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng 8 số kinh doanh với các chủ thể như: Nhà Nước, các chủ sở hữu, các chủ nợ, nhà cung cấp, công nhân viên hưởng lương trong doanh nghiệp… b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là tài liệu cung cấp thông tin kế toán không kém phần quan trọng dược sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mang tính thời kỳ, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Nó cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh thường xuyên và hoạt động khác. Số liệu này được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước về các khoản phải nộp. Kết hợp số liệu trên bảng cân đối kế toán, số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận. c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh sự hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, cung cấp thông tin về các dòng tiền lưu chuyển và các khoản coi như tiền. Những luồng tiền vào ra của tiền và các khoản tương đương tiền được tập hợp thành ba nhóm: - Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Đây là một báo cáo tài chính trình bày những thông tin trọng yếu mà các báo cáo tài chính khác chưa thể hiện được. Nó mô tả mang tính kỹ thuật và chi tiết thông tin đã được trình bày trong ba báo cáo tài chính trên, cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán. 9 Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng để phân tích, đưa ra những ý kiến khách quan và phù hợp. Các báo cáo tài chính có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mỗi sự thay đổi của chỉ tiêu trên báo cáo tài chính này sẽ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng đến báo cáo kia. Trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáo tài chính phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kết hợp bảng cân đối kế toán kỳ trước để đọc và kiểm tra bảng cân đối kế toán kỳ này. Để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích cần đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó nhận biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp đến mục tiêu của mình. 1.2.5 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Có ba phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp phân tích tương tác các hệ số tài chính (phương pháp Dupont). 1.2.5.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp. a) Điều kiện so sánh: - Phải có ít nhất hai chỉ tiêu đem so sánh. - Các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính so sánh được: Thống nhất về thời gian, không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. b) Xác định gốc so sánh: Tuỳ theo mục đích phân tích, gốc so sánh được chọn có thể là gốc về thời gian, không gian; có thể là gốc xác định tại thời điểm hay gốc thời kỳ; là giá trị trung bình hay giá trị tuyệt đối… c) Kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh thường được dùng là kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối. - So sánh bằng số tuyệt đối cho thấy quy mô sự biến động của chi tiêu so sánh và biểu hiện ra bằng số tuyệt đối. - So sánh bằng số tương đối cho thấy tỷ lệ biến động của chỉ tiêu so sánh với gốc so sánh và được biểu hiện ra bằng tỷ lệ phần trăm (%). 10 [...]... hàng xăng dầu Đông Thành 11 Cửa hàng xăng dầu Núi Thuý 2 Cửa hàng xăng dầu Ninh Mỹ 12 Cửa hàng xăng dầu Quang Trung 3 Cửa hàng xăng dầu Gia Trấn 13 Cửa hàng xăng dầu Yên Ninh 4 Cửa hàng xăng dầu Gia Tân 14 Cửa hàng xăng dầu Ân Hoà 5 Cửa hàng xăng dầu thị trấn Me 15 Cửa hàng xăng dầu Kim Sơn 6 Cửa hàng xăng dầu Gia Phú 16 Cửa hàng xăng dầu Khánh Dơng 7 Cửa hàng xăng dầu Đồng Phong 17 Cửa hàng xăng dầu. .. dầu Khánh Lợi 8 Cửa hàng xăng dầu Quảng Lạc 18 Cửa hàng xăng dầu Tam Điệp 9 Cửa hàng xăng dầu Yên Mô 19 Cửa hàng xăng dầu Đồng Giao 10 Cửa hàng xăng dầu K.Thợng Bộ máy điều hành quản lý của Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình đợc tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Giám đốc là ngời lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của đơn vị trớc Giám đốc Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh và trớc pháp... doanh Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình là doanh nghiệp nhà nớc trực thuộc Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh hoạt động trong lĩnh vực thơng mại, do đó Chi nhánh có chức năng đáp ứng nhu cầu về xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, gas và các phụ kiện cho địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh bạn Bằng nguồn vốn và tài sản hiện có, thông qua sự hỗ trợ của Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh - Tổng Công ty xăng dầu Vịêt Nam, Chi nhánh. .. càng đợc mở rộng, hệ thống mạng lới các Cửa hàng bán lẻ xăng dầu ngày càng đợc mở rộng khắp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh là: Xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, gas, bếp gas và phụ kiện gas.Hàng năm khối lợng xăng dầu bán ra đạt trên 69.000m3tấn, Chi nhánh có một hệ thống Cửa hàng xăng dầu, gas phục vụ tốt nhu cầu của ngời tiêu dùng và nhu cầu sản xuất trên địa bàn... hàng quý, hàng năm theo quy định của Công ty, Tổng Công ty 2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy của Chi nhánh 2.1.4.1 Ban Giám đốc Chi nhánh : gồm 03 ngời - Giám đốc Chi nhánh : Là ngời lãnh đạo cao nhất ở Chi nhánh, do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trớc Tổng Công ty, Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh và Nhà nớc về mọi... kinh doanh của Chi nhánh - Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh : Do Giám đốc Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh bổ nhiệm với nhiệm vụ tham mu, giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực kinh doanh: tổ chức triển khai công tác tổ chức hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (nhâp, xuất, vận tải hàng hoá đến bán hàng) theo sự chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh - Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật : Do Giám đốc Công ty xăng dầu Hà Nam... kinh doanh xăng dầu, sau khi tách tỉnh, Bộ Thơng Mại quyết định thành lập Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình Từ chỗ cơ sở vật chất ban đầu rất nhỏ bé, chỉ có hai dãy nhà cấp bốn, hai cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho Ninh Phúc, tổng giá trị tài sản chỉ có 2 tỷ đồng và 34 cán bộ công nhân viên, sản lợng xuất bán 13.6000m3 xăng dầu, doanh số thực hiện 35 tỷ đồng Đến nay, sau 18 năm phấn đấu, Chi nhánh đã có... CBCNV với 19 cửa hàng bán lẻ xăng dầu phục vụ nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, chi m 60% thị phần bán lẻ của tỉnh Ninh Bình với tổng số vốn kinh doanh lên tới 21 tỷ đồng, doanh thu bán hàng đạt trên 727 tỷ đồng Thực hiện nhiệm vụ chính là cung ứng xăng dầu cho địa bàn tỉnh Ninh Bình, dới sự lãnh đạo của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và sự lãnh đạo trực tiếp của Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh, với phơng... động và quyền quyết định cho Chi nhánh, Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình đã không ngừng phát triển về mọi mặt nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, nơi làm việc, trang thiết bị phục vụ cho quản lý và kinh doanh xăng dầu 25 Trong giai đoạn hiện nay, hoà nhập với sự đổi mới chung của đất nớc, là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mở cửa của nền kinh tế thị trờng, Chi nhánh đã từng bớc phát triển và... đối nội, đối ngoại trong Chi nhánh phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo - Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ tham mu giúp việc cho lãnh đạo Chi nhánh về thị trờng, giá cả các mặt hàng Chi nhánh kinh doanh, lập đề án kinh doanh hàng năm Theo dõi, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của các Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Phối hợp với bộ phận vận tải điều hành hoạt động xe vận tải xăng dầu phục vụ cho công tác . của Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình, trong phạm vi nghiên cứu tình hình tài chính của Chi nhánh năm 2008, 2009 và năm 2010 em đã lựa chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh. dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Phân tích khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp 1.3.1.1 Phân tích khái quát về tài sản và nguồn vốn a) Phân tích tình hình tài sản: Phân tích tình. về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2 :Phân tích thực trạng tài chính tại Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh xăng dầu

Ngày đăng: 13/05/2014, 14:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan