Dùng máy đo huyết áp điện tử như thế nào

23 973 1
Dùng máy đo huyết áp điện tử như thế nào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dùng máy đo huyết áp điện tử như thế nào

Dùng máy đo huyết áp điện tử như thế nào? TT - Sự ra đời của các loại huyết áp kế điện tử là một bước tiến mới cho việc theo dõi và điều trị các bệnh cao huyết áp, tim mạch tại gia đình và cho mỗi cá nhân. Với huyết áp kế điện tử, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân có thể theo dõi huyết áp theo yêu cầu của bác sĩ, biết phòng ngừa hay điều trị cấp thời những cơn cao huyết ápthể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, như chúng tôi biết loại huyết áp kế này chỉ sử dụng cho từng cá nhân, không nên sử dụng cho tập thể, và khi đo phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều hướng dẫn của nhà sản xuất mới mong có kết quả chính xác. Trước khi đo huyết áp, bệnh nhân nằm nghỉ trong một môi trường yên tĩnh 10-15 phút. Khi đo, huyết áp kế luôn luôn được đặt ngang ngực với tầm của trái tim và sử dụng tay trái. Những bệnh nhân có bất thường về huyết áp ở hai tay phải và trái như trong bệnh hẹp eo động mạch chủ ngực hay bệnh hẹp động mạch chủ từng đoạn Takayasu thì không nên sử dụng loại huyết áp kế này, mà nên đến đo ở một cơ sở y tế. Chỗ đánh dấu có micro nhỏ phải đặt đúng vị trí của đường đi động mạch như động mạch cánh tay ở khuỷu, động mạch quay ở cổ tay. Trong thời gian đo, tay bệnh nhân thả lỏng hoàn toàn, không được gồng hay nâng lên hạ xuống. Trong khi đo, nếu máy đo huyết áp báo lỗi hay huyết áp bị nghi ngờ là không chính xác chỉ được đo lại sau 15 phút. Khi có những bất thường về huyết áp, nên gọi điện thoại cho bác sĩ gia đình hay bác sĩ quen của bạn để được vấn. Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp, nhất là các loại thuốc hạ huyết áp có tác dụng nhanh như Nefedipin dạng ngậm, đặc biệt là việc nhỏ ba giọt vào lưỡi như một số nhân viên y tế thường làm là một loại sai lầm rất hay gặp đối với nhiều bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim mạch. Việc hạ huyết áp quá nhanh có thể gây đột tử ở những bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim hay có thiểu năng tuần hoàn não. Do vậy, khi mua máy đo huyết áp điện tử, chúng ta cần xác định mục đích sử dụng máy đo huyết áp dùng cho cá nhân hay trong các phòng khám bệnh. Vì nếu chỉ dùng cho cá nhân thì chỉ sử dụng loại máy đo huyết áp ở cổ tay là được. Các loại máy này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ sử dụng. Tuy nhiên khó có thể nói nó chính xác đến bao nhiêu! Trước khi sử dụng, đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Đưa huyết áp kế điện tử đến bác sĩ gia đình của bạn nhờ thử, hướng dẫn cách đo và chỉnh những sai số so với phương pháp đo huyết áp truyền thống do bác sĩ trực tiếp thực hiện. Khi mua máy đo huyết áp, chọn những nhãn hiệu quen thuộc, nổi tiếng và có cơ sở bảo hành trong nước. PGS.TS NGUYỄN HOÀI NAM (ĐH Y dược TP.HCM) Trị số huyết áp (HA) có thể khác nhau ở các thời điểm trong ngày và giữa các ngày; do vậy phải đo HA nhiều lần và vào các thời điểm khác nhau. Tất cả người lớn nên đo HA ít nhất một lần mỗi 5 năm Với người có HA bình thường cao hoặc những người có con số HA cao bất kể lúc nào trước đó thì nên đo lại hàng năm. Nếu HA chỉ tăng nhẹ, chúng ta nên đo nhiều lần theo dõi trong nhiều tháng, vì có thể chúng sẽ giảm xuống đạt đến ngưỡng bình thường. Nếu các bệnh nhân có HA tăng cao đáng kể, có biểu hiện tổn thương cơ quan đích do THA hoặc có bằng chứng nguy cơ tim mạch cao hoặc rất cao, nên đo HA lại sau thời gian ngắn, ví dụ sau vài tuần hoặc vài ngày. Đo HA có thể được thực hiện bởi bác sĩ hoặc y tá tại phòng khám hoặc tại bệnh viện, hoặc tự đo bởi bệnh nhân tại nhà hay được đo bằng HA lưu động 24 giờ. CÁC LOẠI MÁY ĐO HUYẾT ÁP Huyết áp kế thủy ngân: Thiết kế của HA kế thủy ngân ít có thay đổi trong suốt 50 năm qua, ngoại trừ máy HA hiện nay không để chảy thủy ngân ra ngoài. HA kế thủy ngân thường chính xác hơn các phương tiện đo khác và không có sự khác biệt về độ chính xác của các hãng sản xuất khác nhau. Huyết áp kế bằng hơi: Những thiết bị này, khi áp suất băng quấn tăng sẽ được thể hiện qua hệ thống kim chỉ đồng hồ theo từng mức. Loại thiết bị này thường không duy trì tính ổn định theo thời gian, vì vậy cần phải chỉnh lại định kỳ, thường là mỗi 6 tháng. Những phát triển gần đây về kỹ thuật của loại máy này là làm giảm sự hư hỏng khi bị đánh rơi. Huyết áp kế phối hợp: Thiết bị được phát triển dựa trên sự gắn kết thiết bị điện tử và phương pháp nghe tạo nên HA kế phối hợp. Cột thủy ngân được thay thế bằng thang đo điện tử và HA được đo dựa trên kỹ thuật nghe. Huyết áp kế phối hợp đang dần dần thay thế HA kế thủy ngân. Dao động kế: Sự dao động của HA ở băng quấn của máy đo HA được ghi nhận trong suốt quá trình xả xẹp băng quấn, điểm dao động cao nhất tương ứng với HA nội mạch trung bình. Sự dao động thường trên HATT và bên dưới HATTR, vì thế HATT và HATTR có thể được lượng giá gián tiếp thông qua thuật toán. Một trong những thuận tiện của phương pháp này là không cần bộ chuyển đổi đặt trên động mạch (ĐM) cánh tay, vì vậy vị trí băng quấn không quan trọng. Tuy nhiên ở người già với khoảng hiệu áp rộng, HA ĐM trung bình có thể đánh giá thấp hơn có ý nghĩa. Kỹ thuật đo dao động được sử dụng thành công khi đo HA lưu động và đo HA ở nhà. PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP Ảnh hưởng của thế: Huyết áp thường được đo ở hai thế là ngồi và nằm ngửa, nhưng cả hai đều cho sự khác biệt. Khi đo thế nằm ngửa, cánh tay nên được nâng bởi một cái gối. HATTR đo được ở thế ngồi cao hơn so với nằm khoảng 5 mmHg. Vị trí của cánh tay được điều chỉnh sao cho băng quấn ở mức của nhĩ phải (khoảng ở gian sườn 2) ở cả hai vị trí, HATT ở thế nằm cao hơn 8 mmHg so với ngồi. Nếu không có chỗ dựa lưng, HATTR có thể cao hơn 6 mmHg so với khi có dựa lưng. Bắt chéo chân có thể tăng huyết áp tâm thu (THATT) lên 2 - 8 mmHg. Vị trí của cánh tay rất quan trọng khi đo thế ngồi, nếu cánh tay dưới mức của nhĩ phải, trị số HA đo được rất cao. Tương tự như vậy, nếu cánh tay đặt trên mức của nhĩ phải, trị số HA đo được rất thấp. Sự khác biệt này có thể do sự tác dụng của áp lực thủy tĩnh và khoảng 2 mmHg cho mỗi 2,54 cm trên hoặc dưới mức tim. Sự khác biệt giữa hai tay: Huyết áp nên được đo cả hai tay trong lần khám đầu tiên. Điều này có thể giúp phát hiện chỗ hẹp của ĐM chủ và ĐM chi trên. Khi sự khác biệt HA giữa hai tay là hằng định, HA ở tay cao hơn sẽ được sử dụng. Đối với người già và bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), nên đo HA sau khi đứng dậy ít nhất 2 phút để phát hiện hạ HA thế đứng. Bao cao su của băng quấn HA kế phải ôm vòng ít nhất 80% chu vi cánh tay. Nếu dùng ống nghe để xác định HA nên chọn pha I và pha V Korotkoff để xác định HATT và HATTR; nếu không nghe được pha V, chọn pha IV thay thế. Mỗi lần khám đo ít nhất hai lần, cách nhau 1 - 2 phút. Nếu bệnh nhân bị rung nhĩ nên đo nhiều lần và dùng phương pháp đo ống nghe. THEO DÕI HUYẾT ÁP TẠI NHÀ, TỰ ĐO HUYẾT ÁP Nên dùng máy đo đã chuẩn hóa và đo đúng quy trình. Loại đo ở cổ tay thường không chính xác. Tiện lợi của việc theo dõi HA tại nhà là ghi được các số đo HA khi thức trong nhiều ngày, giảm được hiệu ứng THA “áo choàng trắng”. Điều quan trọng của đo HA tại nhà là giúp bệnh nhân biết con số HA của mình khi điều trị. Con số HA đo tại nhà thường thấp hơn tại phòng khám, cho nên phải giảm bớt ngưỡng và mục tiêu HA (ví dụ 10/5 mmHg) để điều trị khi đo HA tại nhà. Điều bất tiện của đo HA tại nhà là báo cáo sai lệch nên không giám sát được việc thay đổi thuốc. Hiện chưa có thỏa ước nào về số lần đo cũng như thời điểm đo HA và ngưỡng HA nào là bất thường, nhưng bệnh nhân có HA tại nhà dưới 130/85 mmHg có thể xem như bình thường. Tự đo HA tại nhà không thể cung cấp thông tin đầy đủ về giá trị HA trong 24 giờ, tuy nhiên có thể cung cấp trị số HA trong những ngày khác nhau và gần với hoàn cảnh sống bình thường hơn. Các trị số trung bình thu được vài ngày cũng mang lại một số thông tin, ưu điểm như: đo HA 24 giờ, tránh được hiệu quả “áo choàng trắng” và có thể giúp dự báo nhất định sự hiện diện và tiến triển của tổn thương cơ quan đích so với đo HA tại phòng khám. Do vậy, đo HA tại nhà vào các khoảng thời gian thích hợp trước và suốt quá trình điều trị cũng có thể được khuyến khích, bởi vì đây là phương pháp tương đối cũ và có thể cải thiện sự gắn kết bệnh nhân và điều trị. Một số điểm lưu ý khi đo HA tại nhà: - Sử dụng các máy đo chính xác đã chuẩn hóa, không nên dùng các loại máy quấn ngang cổ tay. Khi đo cánh tay của bệnh nhân phải đạt ngang mức nhĩ phải. - Khuyến khích sử dụng các máy bán tự động và tự động vì HA kế thủy ngân sẽ làm cho bệnh nhân khó khăn trong sử dụng và có thể sai sót với động tác nghe, đặc biệt ở người già. - Bệnh nhân phải ngồi nghỉ vài phút trước khi đo và cần biết rằng các trị số HA có thể khác nhau trong các lần đo khác nhau, do sự thay đổi áp lực máu tự động. - Người nhà, bác sĩ tránh yêu cầu bệnh nhân đo nhiều lần quá mức cần thiết, nhưng cần thiết phải đo vài lần trước khi dừng thuốc và trong suốt quá trình điều trị. - Lưu ý rằng các giá trị bình thường đo ở nhà thấp hơn so với đo ở phòng khám. Giá trị đo ở nhà 135/85 mmHg tương ứng với 140/90 mgHg đo ở phòng khám hoặc bệnh viện. - Cần hiểu rõ tính cần thiết ghi chép cẩn thận để cung cấp đầy đủ và chính xác các giá trị đo được và tránh tự mình thay đổi các chế độ điều trị. CHỈ ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP Huyết áp đo được tại phòng khám hoặc tại trung tâm y tế nên được sử dụng như là thông số tham khảo. Theo dõi HA 24 giờ có thể được xem như bổ trợ lâm sàng khi: - Giá trị HA đo tại phòng khám khác nhau đáng kể khi đo nhiều lần hoặc đo nhiều thời điểm. - Giá trị HA đo tại phòng khám cao ở những đối tượng có nguy cơ tim mạch thấp. - Có sự khác nhau mâu thuẫn giữa HA đo tại phòng khám và đo tại nhà. - Không đáp ứng điều trị. - Áp dụng trong các nghiên cứu. Chỉ định theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ: huyết áp dao động bất thường, nghi ngờ “THA áo choàng trắng”, cần thông tin để quyết định điều trị, đánh giá THA ban đêm, xác định hiệu quả của thuốc qua 24 giờ, chẩn đoán và điều trị THA thai kỳ, đánh giá hạ HA triệu chứng. Tự đo HA tại nhà được khuyến cáo áp dụng nhằm: - Cung cấp nhiều thông tin cho các quy định của bác sĩ. - Cải thiện sự gắn kết bệnh nhân vào chế độ điều trị. Tự đo HA tại nhà không được khuyến khích bất kỳ khi: - Gây cho bệnh nhân lo lắng. - Tạo thuận lợi làm cho bệnh nhân tự thay đổi chế độ điều trị. Giá trị HA bình thường khác nhau khi đo ở phòng khám, đo 24 giờ và đo tại nhà Máy đo huyết áp 12:01 (16/01/2010) (TNTT&GT) Máy đo huyết áp nhỏ gọn, sử dụng đơn giản là vật dụng xuất hiện ngày càng nhiều tại các tủ thuốc gia đình, đặc biệt với những người cần theo dõi huyết áp thường xuyên… >> Máy hút chân không cho gia đình 10:51 (03/01/2010) - Thanh Niên Online >> Những cơn đau cần phải cấp cứu 15:46 (10/01/2010) - Thanh Niên Online >> Ba kích dưỡng não, cường tinh 15:46 (11/01/2010) - Thanh Niên Online >> Khi đĩa đệm không thể chống đỡ 12:10 (31/12/2009) - Thanh Niên Online >> Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ 12:15 (25/12/2009) - Thanh Niên Online Các loại máy đo huyết áp Thị trường hiện có hai dòng máy đo huyết áp phổ biến là máy đo huyết áp cổ điểnmáy đo huyết áp điện tử. Máy cổ điển gồm một túi hơi cao su, đồng hồ áp lực, quả bóng bóp để tạo áp lực, ống nghe tim và cột thủy ngân. Ưu điểm của máy cổ điển là giá rẻ, khoảng vài trăm ngàn đồng, dùng không cần pin, nhưng cách sử dụng phức tạp hơn loại máy điện tử, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức nhất định. Những năm gần đây, loại máy đo huyết áp điện tử bán tự động (bơm hơi bằng tay) và tự động hoàn toàn (bơm hơi tự động) "lên ngôi" do tính tiện dụng. Hai loại này đều có màn hình hiển thị thông số huyết áp, nhịp tim, lưu hồ sơ đo huyết áp vài chục lần của 2-3 người. Đồng thời, một số model máy còn có chức năng in luôn kết quả rất tiện cho việc lưu trữ, theo dõi. Một số model khác có chức năng báo giờ đo huyết áp để "nhắc nhở" người dùng hay model máy có giọng nói hướng dẫn người dùng thao tác cho đúng cách Phần lớn các máy đều tự động tắt nguồn khi không sử dụng để tiết kiệm pin. Giá thành dao động từ 1-2 triệu đồng/sản phẩm tùy theo chức năng, thương hiệu, xuất xứ. Thị trường hiện nay có rất nhiều các loại máy đo huyết áp có xuất xứ từ Nhật (Omron, Citizen) từ Singapore (Oto), Đức (Medisana)… và nhiều nước khác. Hầu hết các máy đều được bảo hành 2 năm. Khi mua, khách hàng nên chú ý lựa chọn loại máy có chứng nhận của các tổ chức giám định chất lượng uy tín trong nước hoặc quốc tế. Ngoài ra, người tiêu dùngthể phân loại máy đo huyết áp theo chỗ đo. Thị trường hiện có loại máy đo ở bắp tay, cổ tay, thậm chí ngón tay (không thông dụng lắm). Trong đó, loại đo ở bắp tay cho kết quả chính xác hơn loại máy đo ở cổ tay do cổ tay nhạy cảm với thân nhiệt và thế của người đo hơn bắp tay. Đối với loại máy đo huyết áp cổ tay, để có kết quả chính xác đòi hỏi phải thao tác chuẩn (vị trí đặt máy phải ngang bằng với tim). Để khắc phục nhược điểm của loại máy này, gần đây đã xuất hiện nhiều loại máy đo huyết áp cổ tay được gắn thêm cảm biến định vị, máy sẽ tự tìm vị trí đo thích hợp để cho kết quả chính xác. 5 bước đo huyết áp Nhìn chung, các máy đo huyết áp điện tử có cách sử dụng đơn giản gồm 5 bước: quấn băng quanh bắp tay hay cổ tay (tùy loại), bật công tắc, máy tự động bơm hơi cho băng quấn phồng lên và xẹp dần theo cơ chế tự động (nếu máy bán tự động thì bơm hơn bằng tay). Nhìn màn hình đọc kết quả. Nhấn nút thoát khí để khí thoát ra hết khỏi băng quấn (máy bán tự động thì xả van khí). Nếu muốn đo tiếp thì chờ 2-3 phút rồi lặp lại thao tác trên. Để máy được bền, bạn nên cất giữ cẩn thận, không để các ống của máy bị xoắn, nứt, thủng và để máy nơi thoáng mát. Những điều cần biết về huyết áp Huyết áp bình thường ở người lớn là huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Cao huyết áp: Khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120-139mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89mmHg) được gọi là tiền cao huyết áp. Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc giảm 25mmHg so với bình thường. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như suy tim, nhiễm trùng, mất nước Trước khi đo huyết áp, người sử dụng cần lưu ý: nghỉ ngơi 3-5 phút trước khi đo huyết áp để tránh huyết áp cao do trước đó vận động; không giận dữ, lo âu, không nói chuyện; đặt cánh tay lên bàn hay nơi nào đó để tay có độ cao ngang tim; thế thoải mái, thẳng lưng, khoanh chân. Máy đo huyết áp thủy ngân được xem là tiêu chuẩn. Ngày nay người ta giảm dần việc sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân vì độc tính với môi trường.Các loại máy dạng đồng hồ thường phổ biến sử dụng trong giới thầy thuốc,trong khi đó các máy đo huyết áp điện tử thường sử dụng rộng rãi trong dân chúng vì dễ đo.Theo Uỷ Ban phối hợp quốc gia về cao huyết áp Hoa Kỳ(JNC) và Tổ chức Y tế Thế Giới(WHO), đối với máy đo huyết áp điện tử, chỉ nên sử dụng loại băng quấn cánh tay,không nên sử dụng cổ tay và ngón tay vì không chính xác. Bạn có thể chọn máy đo huyết áp đồng hồ hoặc có thể máy đo điện tử để tự đo huyết áp ở nhà. Máy đo huyết áp đồng hồ thường kèm theo ống nghe thường giá rẽ hơn máy đo huyết áp điện tử nhưng đòi hỏi bạn phải được nhân viên y tế huấn luyện cách đo . Đối với máy đo huyết áp điện tử ưu điểm là dễ sử dụng , nhưng nhược điểm là các máy tại thị trường Việt nam chỉ có số ít Hãng như Omron là được kiểm định theo tiêu chuẩn Anh Mỹ.Khi chọn máy đo huyết áp điện tử các bạn nên chọn các loại máy đo huyết áp đã được các tổ chức uy tín kiểm định chất lượng. Hiện nay 2 tổ chức có uy tín trong kiểm tra chất lượng máy đo huyết áp là Hiệp hội cao huyết áp Anh quốc (British Hypertension Society) và Hiệp hội Phát triển Dụng cụ y tế Hoa kỳ (Association for Advancement of Medical Instrumentation). Sau đây là một số máy đo huyết áp điện tử được khuyên dùng: Loại tự động : AND UA-767,và Sunbeam 7652 Omron HEM-711, Omron HEX -712 Omron HEM-705CP, Omron HEM-735C, Omron HEM-713C, Omron HEM -737 Intellisense, Loại bán tự động(bơm tay) giá thành rẻ hơn: AND UA -702, Omron HEM- 412C, Lumiscope 1065, Sunmark 144. Một số máythể chấp nhận sử dụng: Omron HEM 703CP, Omron M4, Omron MX2, Omron HEM-722C Một số máy không chấp nhận sử dụng: Philips HP5332, Nissei DS-175 Omron HEM 706, Omron HEM 403C Bên cạnh đó một số máy ra đời sau này được cải tiến về chất lượng tốt hơn đã được bày bán trên thị trường nhưng chưa được kiểm định bởi 2 tổ chức trên. Do đó bảng trên đây chỉ có giá trị tham khảo. Máy đo huyết áp IA1 (1.320.000đ) Xem cỡ thực Miêu tả sản phẩm : - Đo nhanh, chính xác - Vòng bít tạo khuôn sẵn, rất thoải mái và tiện lợi. - Phát hiện khi cử động người trong quá trình đo và báo nhịp tim không đều. - Bộ nhớ lưu 90 kết quả đo cùng ngày và thời gian đo. - Hiển thị kết quả trung bình của 3 lần đo cuối. - Có thể sử dụng với bộ đổi điện AC. Giá : 1,320,000 VND Hướng dẫn sử dụng [ Quay lại ] Các sản phẩm liên quan MÁY ĐO HUYẾT ÁP CỔ TAY Máy đo huyết áp IW2 Máy đo huyết áp IW1 (930.000đ) [...].. .Máy đo huyết áp R8IT Máy đo huyết áp REM-1 (700.000đ) Máy đo huyết áp REM-2 Máy đo huyết áp HEM-6111 (560.000đ) Máy đo huyết áp HEM-6052 (1.250.000đ) Máy đo huyết áp HEM-6200 (800.000đ) MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY BÁN TỰ ĐỘNG Máy đo huyết áp M3 (510.000đ) Máy đo huyết áp HEM-4021 (310.000đ) Máy đo huyết áp HEM-4030 (350.000đ) MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY TỰ ĐỘNG HOÀN TOÀN Máy đo huyết áp IA2 Máy đo huyết áp. .. ĐỘNG HOÀN TOÀN Máy đo huyết áp IA2 Máy đo huyết áp SEM-1 (700.000đ Máy đo huyết áp SEM-2 Máy đo huyết áp HEM-7101 (889.000đ) Máy đo huyết áp HEM-7080 (2.500.000đ) Máy đo huyết áp HEM-7300 (2.925.000đ) Máy đo huyết áp HEM-7200 (900.000đ) MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY TỰ ĐỘNG CHUYÊN DÙNG CHO BỆNH VIỆN, PHÒNG KHÁM Máy đo huyết áp T9P Máy đo huyết áp HEM-907 . quan MÁY ĐO HUYẾT ÁP CỔ TAY Máy đo huyết áp IW2 Máy đo huyết áp IW1 (930.000đ) Máy đo huyết áp R8IT Máy đo huyết áp REM-1 (700.000đ) Máy đo huyết áp REM-2 Máy đo huyết áp HEM-6111 (560.000đ) Máy. HEM-4030 (350.000đ) MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY TỰ ĐỘNG HOÀN TOÀN Máy đo huyết áp IA2 Máy đo huyết áp SEM-1 (700.000đ Máy đo huyết áp SEM-2 Máy đo huyết áp HEM-7101 (889.000đ) Máy đo huyết áp HEM-7080 (2.500.000đ). Máy đo huyết áp HEM-6052 (1.250.000đ) Máy đo huyết áp HEM-6200 (800.000đ) MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY BÁN TỰ ĐỘNG Máy đo huyết áp M3 (510.000đ) Máy đo huyết áp HEM-4021 (310.000đ) Máy đo huyết áp

Ngày đăng: 13/05/2014, 13:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Máy đo huyết áp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan