Đề cương sơ bộ lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

23 35.8K 343
Đề cương sơ bộ lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương sơ bộ lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

ĐỀ CƯƠNG BỘ: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. 2. Những điểm đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. 3. Những di tồn của thời kì dựng nước đối với quá trình xây dựng phát triển của nhà nước pháp luật Việt Nam trong tiến trình lịch sử. 4. Các giai đoạn phát triển của chính quyền đô hộ phong kiến Trung Hoa ở Âu Lạc. 5. Nguồn nội dung của pháp luật thời Bắc thuộc. 6. Đặc điểm của nhà nước pháp luật Việt Nam thời Bắc thuộc. 7. Hệ quả của thời Bắc thuộc đối với quá trình xây dựng phát triển của nhà nước pháp luật phong kiến Việt Nam giai đoạn độc lập tự chủ. 8. Những tư tưởng truyền thống tư tưởng chính trị - pháp lí cơ bản của nhà nước pháp luật phong kiến Việt Nam. 9. Địa vị, quyền lực của vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam. 10. Bộ máy Nhà nước quân chủ quý tộc thời Lí – Trần. 11. Bộ máy Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế thời Lê Thánh Tông Minh Mệnh. 12. Bộ máy Nhà nước lưỡng đầu thời Lê – Trịnh. 13. Bản chất của nhà nước phong kiến Việt Nam. 14. Yếu tố Trung Hoa yếu tố Đại Việt trong nhà nước phong kiến Việt Nam. 15. Thành tựu lập pháp của trong nhà nước phong kiến Việt Nam. 16. Hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 17. Chế độ hôn nhân trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 18. Chế độ gia đình trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 19. Chế độ thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 20. Chế định hợp đồng trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 21. Đặc điểm pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam. 22. Đặc điểm pháp luật phong kiến Việt Nam. 23. Yếu tố Trung Hoa yếu tố Đại Việt trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 24. Đặc điểm của chính quyền pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc. Câu 1. Điều kiện ra đời nhà nước của người Việt cổ. 1.Quá trình phát triển kinh tế Vào đầu thời kì Hùng Vương tương ứng với giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế vì lúc này đồng còn rất hiếm thường để chế tác đồ trang sức. Săn bắn, hái lượm vẫn là chủ yếu; trong trồng trọt vẫn phổ biến là làm nương rẫy. Trải qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, nhất là Đông Sơn do công cụ bằng đá dược thay thế dần bằng công cụ bằng đồng thau bắt đầu xuất hiện công cụ bằng sắt, nền kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề càng phát triển: -Về trồng trọt: cư dân hậu kì thời đại đồ đồng kì thời đại đồ sắt đã mở rộng địa bàn cư trú tràn xuống chinh phục vùng đồng bằng bắc bộ bắc trung bộ.Cây trồng chủ yếu là lúa nước, nghề trồng rau củ, cây ăn quả tiếp tục phát triển. -Chăn nuôi cũng được đẩy mạnh theo đà của trồng trọt -Nghề thủ công phát triển mạnh:làm đồ gốm ngày càng theo hướng thực dụng, nghề dệt khá phổ biến, nghề đúc đồng xuất hiện từ đầu thời Hùng Vương đạt đỉnh cao ở giai đoạn Đông Sơn. Tóm lại trong khoảng 2000 năm TCN sức sản xuất nền kinh tế thời đại Hùng Vương từ chỗ còn mang dáng dấp kinh tế tự nhiên nguyên thủy ở giai đoạn đầu trải qua những bước phát triển lâu dài đến giai đoạn cuối đã có những biến đổi lớn chuyển dần sang nền kinh tế sản xuất là chủ yếu. 1 2.Tình hình phân hóa xã hội Sự phát triển của sức sản xuất kinh tế gây nên những biến đổi trong kết cấu xã hội tạo ra sản phẩm thặng dư trong xã hội, từ đó tác động trực tiếp đến phân hóa xã hội. -Cuối thời Hùng Vương, những gia đình nhỏ đã ra đời trở thành tế bào kinh tế xã hội, sự chuyển biến từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ. Sự định hình các gia đình nhỏ đã đưa đến những hệ quả quan trọng: + Gia đình nhỏ là đơn vị kinh tế, tự làm lấy mà sống không thể ỷ lại vào cộng đồng gia đình lớn như trước kia. Điều này kích thích tinh thần tăng năng suất lao động, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy nền kinh tế của xã hội phát triển. + Gia đình nhỏ là đơn vị kinh tế đồng thời là đơn vị tư hữu tích tụ tư hữu. - Sự hình thành tồn tại bền vững của công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất: công xã nông thôn dựa theo quan hệ láng giềng, ruộng đất tuy vẫn thuộc sở hữu chung của công xã nhưng dược phân chia cho các thành viên công xã cày cấy các thành viên công xã dược quyền sở hữu sản phẩm lao động của mình. Đặc thù này đưa đến 2 hệ quả lớn: +Ruộng đất trong công xã nông thôn tuy vẫn thuộc sở hữu chung nhưng được phân phối cho các thành viên sử dụng nên đã thúc đẩy năng suất lao động, dẫn đến sự hình thành tư hữu tích tụ tài sản. + Ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản nhưng không được tư hữu hóa nên đã kìm hãm sự phát triển của chế độ tư hữu, làm cho quá trình phân hóa xã hội diễn ra chậm chạp không sâu sắc. - Về sản phẩm thặng dư trong xã hội: trong điều kiện tài nguyên phong phú, đất đai phì nhiêu của vùng châu thổ, nhất là với công cụ bằng kim loại vào cuối thời Hùng vương, con người có thể đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với trước, không chỉ làm ra được sản phẩm đủ nuôi sống họ hàng ngày mà có cả sản phẩm để dành. Cuối thời Hùng Vương là giai đoạn kì của sự phân hóa giai cấp, trong xã hội đã hình thành các giai tầng: + Thứ nhất là quý tộc: họ vốn là con cháu của các thủ lĩnh liên minh bộ lạc, tộc trưởng thị tộc cùng gia đình họ. Họ có quyền thế tập địa vị quyền lợi của cha ông. Lợi dụng địa vị, chức năng mà cộng đồng trao cho mình, họ chiếm 1 phần sản phẩm thặng dư trong xã hội, biến sự đóng góp vì lợi ích chung của cộng đồng thành hình thức bóc lột người sản xuất…dần dần nắm trong tay nhiều của cải quyền lực. + Thứ 2 là nông dân công xã nông thôn chiếm đa số trong xã hội, giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu. Như vậy cuối thời đại Hùng Vương sự phân hóa xã hội tuy chưa cao nhưng cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo nên tiền đề vật chất cần thiết cho khả năng ra đời của nhà nước. Câu 2: Đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước của người Việt cổ. Có 3 điểm đặc thù: 1.Nhà nước ra đời trong trạng thái phân hóa xã hội chưa tới mức độ sâu sắc như những nước khác. Nói cách khác, nhà nước ra đời sớm, sớm cả về mặt thời gian không gian là do 2 yếu tố tự vệ trị thủy-thủy lợi thúc đẩy . -Cuối thời đại Hùng Vương, dân cư tràn xuống chinh phục các vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thủy-thủy lợi giữ vai trò đặc biệt quan trọng. -Vị trí địa lí của nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên bức thiết. -Vai trò thúc đẩy của tự vệ trị thủy-thủy lợi được thể hiện cụ thể ở 2 mặt sau: +Cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thủy không thể đảm đương nổi công việc lớn lao trị thủy-thủy lợi tự vệ mà đòi hỏi phải có 1 loại cơ cấu tổ chức mới khác hẳn, đó là nhà nước. Bởi vì nhà nước có những ưu thế cơ bản hơn hẳn tổ chức công xã nguyên thủy: Nhà nước là cơ cấu tổ chức rộng lớn bao trùm toàn xã hội chặt chẽ nhất, nhà nước có biện pháp đặc trưng là cưỡng chế, có phương tiện tổ chức quản lí đặc trưng là pháp luật. Vì vậy nhà 2 nước có khả năng huy động lực lượng lớn sức người sức của tổ chức chỉ đạo 1 cách có hiệu quả công cuộc đấu tranh để tự vệ , công cuộc trị thủy-thủy lợi. +Trên con đường hình thành nhà nước, các thủ lĩnh của các cộng đồng dân cư lợi dụng địa vị, chức năng của mình để chiếm đoạt 1 phần của cải do các thành viên đóng góp làm việc công ích thành tài sản riêng, nên việc huy động sức người sức của tổ chức chỉ đạo đấu tranh tự vệ, trị thủy- thủy lợi trở thành cơ hội lớn thuận lợi cho các thủ lĩnh chiếm đoạt tài sản công nâng cao địa vị, quyền hạn, qua đó cũng thôi thúc sự ra đời sớm của nhà nước. 2.Quá trình phân hóa xã hội hình thành nhà nước diễn ra rất chậm chạp, kéo dài hàng ngàn năm. Nguyên nhân sâu xa cơ bản nhất chính là chưa có chế độ tư hữu về ruộng đất. 3. Tổ chức nhà nước còn giản đơn, hình thức pháp luật còn khai. Nhà nước pháp luật còn bảo lưu nhiều tàn dư của chế độ công xã nguyên thủy. Theo truyền thuyết dân gian sử sách cổ, đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương. Nước Văn Lang được chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng, dưới đó là bồ chính đứng đầu công xã nông thôn. Các danh hiệu này đã phản ánh tiến trình các quý tộc thị tộc chuyển hóa thành các quan chức nhà nước, chức năng xã hội được chuyển hóa thành quyền lực nhà nước. Đến thời Âu Lạc thể chế nhà nước hiện hình rõ nét, quyền uy của vua được tăng cường. Trong triều An Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có lạc hầu(tướng văn hoặc tướng võ) thay mặt vua giải quyết công việ trong nước. Lạc tướng đứng đầu bộ, cai quản 1 đơn vị hành chính địa phương. Bồ chính là người đứng đầu công xã nông thôn. Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện. Qua sự phản ánh gián tiếp của truyền thuyết dân gian sử sách cổ có thể đưa ra giả thuyết nhà nước Văn Lang Âu Lạc có những nguồn gốc hình thức pháp luật sau: +tập quán pháp:giữ vai trò chủ đạo phổ biến nhất. Đó là 1 số tập quán vốn có từ thời nguyên thủy điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội: quan hệ sở hữu, chiếm hữu, sử dụng ruộng đất, quan hệ về trật tự an toàn xã hội… + pháp luật khẩu truyền: đó là ý chí của người thống trị đối với xã hội. Hình thức pháp luật khẩu truyền thường được dùng để giải quyết những vụ việc cụ thể hoặc đột xuất như thăng quan bãi chức, xử tội… Câu 3: Những di tồn của thời kỳ dựng nước đến quá trình phát triển của nhà nước pháp luật phong kiến Việt Nam Chính những điều kiện về kinh tế, dân cư, thể chế nhà nước đã dẫn đến sự di tồn 1. Nhà nước: - Tính giai cấp chưa rõ => tính dân tộc – xã hội chưa cao - Chức năng: Trị thủy, chống giặc ngoại xâm - Tự quản: công xã nông thôn - Cấu trúc nhà nước tập quyền - Tâm lý pháp luật, tâm lý quyền lực nhà nước: luôn hướng tới cải thiện tư cách của người cầm quyền 2. Pháp luật: - Nguồn: tập quán, pháp lệnh, khẩu lệnh - Tôn trọng tập quán - Chưa có pháp luật thành văn Câu 4: Những hệ quả của thời kỳ Bắc thuộc đến quá trình phát triển của nhà nước pháp luật phong kiến Việt Nam. Sau khi Triệu Đà đánh bại của An Dương Vương năm 179 trc.CN, nước ta rơi vào thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử-thời kỳ Bắc thuộc. Đến tận năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xác lập nền độc lập dân tộc, chấm dứt hơn 10 thế kỷ đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Trong suốt hơn 10 thế kỷ đô hộ nước ta, thời kỳ này đã để lại những 3 hệ quả của nó đối với cả nhà nước pháp luật của nước ta thời kỳ độc lập. 1. Hệ quả đối với nhà nước a. Kinh tế - Trong thời kỳ Hùng Vương, lực lượng sản xuất kém phát triển, công cụ lao động còn khai, nền kinh tế chủ yếu trồng lúa nước, đời sống kinh tế chưa phát triển , vẫn còn những tàn dư còn sót lại của chế độ công xã thị tộc. Hình thức sở hữu: công hữu đối với TLSX. - Thời kỳ Bắc thuộc đã áp đặt quan hệ sản xuất phong kiến vào Âu Lạc, tức là đã áp đặt chế độ sở hữu tư nhân. Tuy nhiên QHSX PK vẫn chưa phát triển vì nó không phù hợp với trình độ của LLSX nước ta thời bấy giờ. Do vậy, trong xã hội tồn tại song song 2 phương thức sản xuất – PTSX PK PTSX cổ truyền đòng vai trò chủ đạo. → xuất hiện mầm mỗng PTSX PK → cơ sở xây dựng nền kinh tế nông nghiệp PK sau này. b. Xã hội - Mầm mống sản xuất phong kiến : bộ phận, tầng lớp có tiềm năng kinh tế phát triển : cửu tộc, lệnh tộc, hào trưởng. So với thời kỳ Hùng Vương, các giai cấp đã hình thành : g/c thống trị g/c bị trị → LLSX cho nhà nước độc lập dân tộc đã hình thành. - Hạn chế : tầng lớp Cựu tộc, lệnh tộc đã PK hóa, họ có uy tín đóng góp lớn cho phong trào dân tộc nhưng nó cũng ẩn chứa những hiểm hoak → mầm mống của tình trạng cát cứ “loạn 12 sứ quân” sau này. c. Bộ máy nhà nước Trong hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc đã xây dựng một chính quyền đô hộ theo mô hình phong kiến phương Bắc nhưng chỉ dừng lại ở cấp địa phương → cơ sở g/c thống trị thời kỳ độc lập sau này học tập, tiếp thu, kế thừa xây dựng bộ máy nhà nước → mô hình tính chất Pk vượt trội trên nền tảng KT là mầm mống PK - Chính quyền PK phương Bắc chưa thể can thiệp vào chính quyền cơ sở trong thực tế vì : - + PKPB sử dụng phương thức “ Dùng người Việt để trị người Việt” + Nhân dân ta đã đấu tranh chống đồng hóa trong suốt thời kỳ này. Yếu tố tự quản, co cụm, chống đồng hóa của các làng xã – Do vậy, sau này khi muốn can thiệp vào địa phương rất khó buộc NNPKVN thời kỳ độc lập phải trao “yếu tố tự trị” cho các làng xã nên việc áp đặt ý chí của nhà nước đối với làng xã rất hạn chế - c/s dung hòa nhà nước với làng xã. d. Chế độ quan lại Chính quyền có thể thay đổi tên gọi nhưng đều xây dựng trên nguyên tắc “Tôn quân quyền” nguyên tắc “chính danh” → đó là lý do giải thích tại sao mà bộ máy NNPK VN thời kỳ độc lập lại sớm hoàn thiện (TK XI – nhà Lê) hơn so với việc hoàn thiện bộ máy NNPK Trung Hoa (đến tận thời nhà Đường). 2. Hệ quả đối với pháp luật Duy trì 2 nguồn luật - Luật Việt : giai đoạn đầu nhà Triệu là nhà nước cát cứ của Tần, Hạ cho đến Triệu Đà đã dùng phương thức “ Dùng người Việt để trị người Việt” → các nhà nước PKPB đã sử dụng luật Việt để cai trị - Luật Hán : nhà Hán đã thực hiện chính sách đồng hóa, thực hiện việc dùng luật Hán với người dân Âu Lạc đã khiến nhân dân ta oán giận, chống đối lại, nảy sinh tâm lý pháp luật “trọng lệ hơn trọng luật”, bàng quang với luật Hán, nhưng cũng nhờ đó đã xuất hiện 1 hình thức pháp luật trước đây chưa từng có là VBQP PL → Các nhà nước PKVN thời kỳ độc lập sau này đã có sự tiếp thu, chon lọc những ưu điểm của các nhà nước PKPB. * Ưu điểm : 4 - Luật Hán là luật thành văn nên nó đã đưa vào nước ta kỹ thuật xây dựng pháp luật thành văn (VBQP PL). Đây là sự tiếp thu có hcọn lọc sáng tạo được sử dụng ở các nhà nước PKVN sau này. Đó là hình thức các văn bản luật như : Bộ luật, lệnh, chiếu, chỉ. - Thừa nhận luật Việt là các tập quán điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội vì nó gần gũi với đời sống người dân, lại có từ lâu đời nên đã chống lại được sự áp đặt của PLPK Trung Hoa. → Trên cơ sở đó, các nhà nước độc lập sau này đã ban hành pháp luật thực định thừa nhận các tập quán pháp → có sự kết hợ luật lệ. (lệ : có phạm vi hẹp, phù hợp với đời sống xã hội, gần gũi với người dân nhưng hiệu lực pháp lý kém, bị hạn chế) NGUYÊN NHÂN : Tại sao lại có các hệ quả của thời kỳ Bắc thuộc đối với nhà nước pháp luật phong kiến Việt Nam sau này : - Do thời gian bị đô hộ quá dài (hơn 10 thế kỷ-từ năm 179 tr.CN đến năm 938) - Trước khi bị thực dân phương Bắc đô hộ, chính trị pháp lý của người Việt rất đơn giản, khai. - Phù hợp với ý chí của người Việt. - Tính cởi mở của người cầm quyền - đánh Hán rồi học Hán rồi chống Hán, có sự phân biệt văn minh Hán với người Hán. Vở ghi: 1.Về nhà nước: - Mô hình: hoàng đế 1 người - Ở trung ương: vua, quan lại, phương thức điều hành, nguyên tắc tập quyền, quan chế, quân đội - Ở địa phương: Bộ máy hành chính nhà nước - Tư tưởng chính trị pháp lý đạo giáo, nho giáo, phật giáo Câu 5: Đặc điểm của nhà nước pháp luật thời kỳ Bắc thuộc. Câu 6: Đặc điểm của chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc ở Âu Lạc thời kỳ Bắc thuộc. Câu 7: Địa vị quyền lực của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam. (trang 67 giáo trình) Đứng đầu bộ máy nhà nước, thâu tóm mọi quyền hành bao gồm cả thế quyền thần quyền. Nhà vua giữ vị trí là chủ sở hữu tối cao toàn bộ đất đai, tài nguyên khoáng sản trong cả nước. Để khẳng định điều này, nhà vua là người duy nhất có toàn quyền thu thuế ruộng đất; cũng như trong việc phong cấp, thu hồi đất đai, ban phát tài sản… Chính quyền lực cao nhất về kinh tế đã khẳng định các quyền lực cao nhất của vua trong việc điều hành, quản lý nhà nước mà không có 1 chức vụ quan lại nào trong bộ máy nhà nước có đặc quyền ấy. Về mặt chính trị, nhà vua nắm trong tay cả ba quyền : Lập pháp, hành pháp tư pháp. Trong lĩnh vực lập pháp, là người duy nhất có thẩm quyền ban hành luật. Nhà vua là nguồn gốc của pháp luật , ý chí của nhà vua dù thể hiện qua văn bản hay khẩu truyền đều trở thành pháp luật. Trong lĩnh vực hành pháp, đóng vai trò là người đứng đầu nền hành chính quốc gia. Vua là người quy định chức năng, nhiệm vụ, bổ nhiệm, bãi miễn, điều động tất cả các chức quan từ trung ương đến địa phương; là người đưa quyết định cao nhất cuối cùng về quản lý hành chính nhà nước. Thông qua toàn bộ hệ thống quan lại do mình trực tiếp bổ nhiệm điều động, nhà vua quản lý điều hành được nhà nước một cách toàn diện nhất, chặt chẽ nhất. Trong lĩnh vực tư pháp, đóng vai trò là 1 vị thẩm phán giữ quyền tài phán cao nhất. Mọi quyết định của Hoàng đế đều có hiệu lực bắt buộc phải thi hành. Đồng thời chỉ có vua mới có quyền 5 đại xá, đặc xá cho tội nhân. Về mặt quân sự, nhà vua có vai trò là tổng tư lệnh trong quân đội. Nếu như trước đây, dưới thời Lý - Trần, quyền điều động quân đội thuộc về quan Thái uý, thì dưới triều Lê Thánh Tông, quyền đó do nhà vua trực tiếp thâu tóm Về mặt ngoại giao, Hoàng đế là người đại diện hợp pháp duy nhất cho quốc gia xã tắc trong qua trình bang giao với các nước. Vua là người cử sứ thần đi nước ngoài, tiếp sứ thần các nước quyết định chính sách ngoại giao. Không chỉ dừng lại ở đó, nhà vua còn nắm giữ cả thần quyền. Nhà vua nắm quyền sửa đổi phong tục tập quán, giáo hoá dân chúng. vua nắm quyền chủ trì các lễ nghi tôn giáo, tiến hành các lễ tế trời đất. Vua là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho thần thánh bằng các sắc phong thần), điều động thần thánh (quy định nơi thờ cúng thần thánh). Ngoài thế quyền thần quyến, nhà vua còn nắm một số các ưu quyền tuyệt đối : tên huý của vua một số người thân thích của vua mọi người không được nhắc tới hoặc viết tới; Những gì thuộc về vua khi được nhắc tới phải dùng các phụ từ đặc biệt như : long, thánh, ngọc, ; Chỉ riêng vua mới được mặc y phục màu vàng; Vua được thần thánh hoá. Những ưu quyền này của nhà vua được nhà nước pháp luật bảo vệ, ai vi phạm sẽ bị trừng trị. Câu 8: Nội dung cơ bản quan điểm chính trị pháp lý cơ bản của Nho giáo. Câu 9: Những biểu hiện điểm tích cực, hạn chế của nhà nước phong kiến quân chủ quý tộc ở Việt Nam. Câu 10: Nguyên nhân chuyển biến từ mô hình nhà nước quân chủ quý tộc sang mô hình nhà nước phong kiến quân chủ quan liêu chuyên chế. Câu 11: Những biểu hiện của nhà nước phong kiến quân chủ quan liêu chuyên chế ở Việt Nam. Câu 12: Nguyên nhân thiết lập thể chế nhà nước quân chủ lưỡng đầu Lê – Trịnh. Có 3 nguyên nhân chính: - Nguyên nhân sâu xa có tính chất chủ đạo là tư tưởng chính danh của nho giáo. Nho giáo đã trở thành tư tưởng chính trị chính thống từ đầu Lê sơ. Theo quan điểm nho giáo thời bấy giờ chỉ có triều Lê mới là triều đại chính thống. Nên khi lên cầm quyền, các chúa Trịnh ko thể không duy trì triều Lê. - Nguyên nhân về mặt lịch sử, thể chế lưỡng đầu đã bước đầu được hình thành từ thời Lê trung hưng, tức giai đoạn Nam triều. Trong đó, bên cạnh vua Lê là Nguyễn Kim oy họ Trịnh nắm thực quyền. Sau khi đánh đổ được nhà Mạc, họ trịnh ko thể ko duy trì vua Lê ở đàng ngoài. - Do sự tương quan lực lượng giữa các phe phái PK: giữa tập đoàn họ Trịnh tập đoàn nhà Lê, giữa PK đàng ngoài & PK dàng trong. Câu 13: Đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu Lê – Trịnh. Có 4 đặc điểm: - Chính quyền Lê – Trịnh thể hiện sự hoàn bị, rõ ràng nhất tiêu biểu về thể chế lưỡng đầu trong lịch sử chế độ phong kiến VN - Chính quyền Lê – Trịnh là thể chế lưỡng đầu của 2 dòng họ, giữa vua chúa, giữa đế vương, kết hợp với nhau trong sự đối trọng vừa hòa hợp vừa mâu thuẫn. - Thể chế lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là cả một hệ thống cơ cấu tổ chức nhà nước chặt chẽ, rõ ràng, trong đó có một số yếu tố đã được luật pháp hóa. - Nhà nước có nhiều cơ quan chức quan mới được đặt ra, ngạch quan văn võ có vai trò rất quan trọng, hầu hết các chức vụ chủ chốt từ trung ương đến địa phương được trao cho các võ quan nắm giữ. Câu 14: Sự kết hợp yếu tố Trung Quốc Đại Việt trong bộ máy nhà nước phong kiến. (đề cương 2 trang 27) 6 Câu 15: Hệ thống hình phạt đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam. A. Hệ thống hình phạt: B. Đặc điểm hình phạt: 1. Tính dã man, tàn bạo. Trong Đại Việt sử kí toàn thư có một số ghi chép ít ỏi về PL thời Ngô Đinh tiền Lê theo đó năm 968, Đinh Tiên Hoàng “muốn sử dụng uy chề ngự thiên hạ, bèn đặt vạc dầu lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn, mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm”. Ngoài ra theo Tống sử thời tiền Lê, quan lại “ tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi hoặc đánh từ 100 roi đến 200 roi. Bọn quan giúp việc gì làm phật ý cũng đánh từ 30 roi đến 50 roi…” Đến thời Lý-Trần-Hồ hệ thống hình phạt bao gồm Ngũ hình các hình phạt bổ sung. Hệ thồng hình phạt trong PL Lý-Trần-Hồ được kế thừa hầu như nguyên vẹn dưới thời nhà Lê với sự ra đời của QTHL sang đến thời Nguyễn thì hệ thống hình phạt cũng có cơ cấu hầu như không thay đổi được quy định trong HVLL. Hình phạt Ngũ hình được các triều đại PKVN áp dụng gồm: + Xuy Dưới triều đại nhà Lý- Trần- Hồ thì hình phạt này chưa thấy có trường hợp nào được nói tới nhưng nó vẫn nằm trong hệ thống hình phạt ngũ hình. Hình phạt này được nêu rất rõ trong QTHL là có 5 bậc từ 10 đến 50 roi. Phạm nhân sẽ bị đánh bằng roi mây nhỏ vào mông. Trong HVLL hình phạt này không hề có sự thay đổi so với QTHL được coi là một hình phạt nhẹ với các cấp độ cũng là 5 bậc từ 10 roi đến 50 roi. Với hình phạt này nhằm mục đích làm cho người phạm tội cảm thấy đau đớn, xấu hổ không có ý định phạm tội lần nữa, hình phạt này vừa có thể áp dụng độc lập(điều 570, 572… QTHL) vừa có thể là hình phạt áp dụng bổ sung cùng với hình phạt tiền biếm (điều 295,374…QTHL). + Trượng Các đạo chiếu dưới triều Lý-Trần-Hồ không phản ánh trong hình phạt trượng có mấy bậc cụ thể. Trong QTHL quy định trượng có 5 cấp độ từ 60 đến 100 roi. Ở bộ luật này, hình phạt trượng chỉ áp dụng đối với nam giới còn nữ giới thì được đổi thành xuy. Còn đối với HVLL cũng quy định trượng có 5 cấp độ song hình phạt này còn được áp dụng với cả nữ giới chỉ trừ trường hợp phạm ngoài tội thập ác, thông gian, trộm cắp thì mới được đổi trượng thành xuy. Hình phạt này cũng có thể là một hình phạt độc lập(điều 547,640….QTHL) hoặc cũng có thể là một hình phạt bổ sung cùng tội lưu, đồ biếm(điều 351,360…QTHL) + Đồ Loại hình phạt này chỉ được quy định cu thể trong triều Trần Thánh Tông có 2 bậc là bậc nặng thì người bị tội phải làm nô cày ruộng ở Tảo xã, phải cày cấy 3 mẫu ruộng công, nộp 300 thăng thóc rồi bị thích 6 chữ vào mặt, còn bậc nhẹ thì đày làm lính lao thành, thích 4 chữ vào trán đi phát cỏ ở Thăng Long thành, Phượng thành, bốn sương quân. Trong QTHL đồ được quy định có 3 bậc được phân biệt giữa nam giới nữ giới: - Bậc thứ nhất là dịch đinh dịch phu. Trong trường hợp áp dụng hình phạt này thì nam giới phải chịu 80 trượng còn nữ giới thì phải chịu 50 xuy. - Bậc thứ hai là tượng phương fbinh su thất tuỳ với hình phạt dành cho nam nữ, cùng với hình phạt này thì nam giới còn bị đánh 80 trượng bị thích vào cổ 2 chữ còn nữ giới thì bị đánh 50 xuy cũng phải thích vào cổ 2 chữ. - Bậc 3 là chủng điền binh dành cho nam giới chung thất tỳ dành cho nữ giới, các hình phạt bổ sung là nam giới bị đánh 80 trượng thích vào cổ 4 chữ đeo xiềng, trong khi đó thì nữ giới bị phạt 50 xuy thích vào cổ 4 chữ. 7 Trong bộ HVLL được chia làm 5 bậc đồ là 1 năm với 60 trượng, 1,5 năm là 70 trượng, 2 năm là 80 trượng, 2,5 năm là 90 trượng 3 năm là 100 trượng. Khi bị tội này người phạm tội bị quản thúc ở Trấn họ ở bị bắt phải làm những việc nặng nhọc từ 1 đến 3 năm trong suốt thời hạn này họ bị xiềng chân. Ngoài ra HVLL còn có quy định nhận đồ là đối với một số tội sẽ được đổi từ 3 bậc lưu sang 4 năm đồ, tạp phạm bị treo cổ, chém được đổi sang 5 đồ. + Lưu Hình phạt này chỉ được thấy trong đạo chiếu 1044 quy định các quan bỏ trốn thì bị xử tội theo ba bậc lưu, hay một đạo chiếu khác cùng năm là phạt người nào coi lụa mà tham nhũng thì bị xử lưu 10 năm. Còn ngoài ra không có đạo chiếu nào ghi cụ thể bậc trong hình phạt này dưới các triều Lý-Trần-Hồ. Dưới triều đại nhà Lê thì lưư gồm có 3 bậc được áp dụng cùng với suy, trượng, thích chữ hoặc đeo xiềng tuỳ vào từng bậc cụ thể: Châu gần, châu ngoài châu xa. HVLL cũng chia thành 3 bậc tuy nhiên chia theo số lý tức là có 2000 lý, 2500 lý 3000 lý tuỳ vào từng tội. + Tử Đây là mức hình phạt cao nhất trong Ngũ hình ở các triều đại PKVN từ Lý-Trần-Hồ đến Lê rồi Triều Nguyễn đều có các hình thức tử hình là giảo trảm, chém bêu đầu lăng trì. Các hình thức này đều khiến cho mọi người phạm tội đau đớn về thể xác. Ngoài các hình phạt này thì còn có các hình phạt bổ sung như biếm tước. phạt tiền, thích chữ, đeo xiềng, tịch thu tài sản xung vợ con làm nô tỳ…Các hình thức này thường đi kèm với các hình phạt trong Ngũ hình tuy nhiên cũng có trường hợp là hình phạt độc lập. Có thể thấy rằng các hình phạt này cũng gây đau đớn về mặt thể xác cho con người như đeo xiềng hay thích chữ đồng thời cũng làm cho họ thấy nhục nhã về mặt tinh thần. 2. Hình phạt của PLPK là chế tài chung cho mọi vi phạm thể hiện tính phổ biến của hình phạt. Đa số các vi phạm đều sử dụng các chế tài hình sự để áp dụng( khoảng 80% các điều luật đều có sử dụng các chế tài hình sự để xử phạt). Chủ yếu là Ngũ hình ngoài ra còn có phạt tiền, biếm, thích chữ…Điều đó được thể hiện rõ trong hầu hết các vi phạm PL như sau: Quan niệm của các nhà làm luật PKVN về hình phạt có phạm vi điều chỉnh khá rộng. Các bộ luật thường có hiệu lực áp dụng trong khoảng thời gian khá dài. Vì vậy, hầu hết các vi phạm trong mọi lĩnh vực qhxh đều phải chịu chế tài hình sự: hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, quan chế, tố tụng, thuế, thi cử…. +Thời Ngô-Đinh-tiền Lê, như Đinh Tiên Hoàng tuyên bố “ kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn” thì cứ bất kỳ hành vi trái phép nào sẽ đều có một kết cục xử phạt chung, dù hành vi đó thuộc lĩnh vực dân sự, hành chính hay gia đình. +Sang thời Lý-Trần-Hồ thì một nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hình sự là mọi hành vi vi phạm PL đều bị trừng trị bằng hình phạt. Nguyên tắc này khiến hình phạt phổ biến ở khắp mọi lĩnh vực của đới sống. Trong 27 chiếu, lệnh có quy định áp dụng hình phạt trong số các chiếu, lệnh đã thống kê dưới triều Lý, Trần thì có 17 vi phạm thuộc lĩnh vực hình sự, 5 vi phạm thuộc lĩnh vực dân sự, 2 vi phạm thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình, còn lại là những vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý hành chính các lĩnh vực khác. +Đến thời Lê Nguyễn hình phạt vẫn là chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù là trong lĩnh vực hình sự hay dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, luân thường đạo lý… 3. Hình phạt trong PLPKVN được quy định một cách cố định hoá, cụ thể hoá chi tiết hoá trong hầu hết các điều khoản. Đây là một đặc điểm thể hiện rõ tính cụ thể phân hoá cao trong PLPKVN về hình phạt áp dụng với người phạm tội. Căn cứ để các nhà làm luật PK cố định hoá, cụ thể hoá, chi tiết hoá hình phạt gắn với từng hành vi phạm tội trong từng điều luật. + Dựa vào hậu quả phạm tội.Hậu quả ấy là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho qhxh được PL bảo vệ, tính chất mức độ hậu quả gây ra càng lớn thì tính chất nguy hiểm cho xh càng cao. Các nhà làm luật PK đã dựa vào căn cứ này để tuyên hình phạt tương xứng với hành vi 8 phạm tội mà tội phạm thực hiện trên thực tế. + Công cụ phương tiện phạm tội để cố định, cụ thể chi tiết hoá hình phạt.Công cụ phương tiện phạm tội là đối tượng mà chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội, phương tiện phạm tội càng nguy hiểm thì mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội càng lớn. + Căn cứ vào địa vị người phạm tội người bị hại.PLPK cho rằng quan hệ giữa người phạm tội nạ nhân xét về địa vị xã hội, địa vị trong dòng họ gia đình theo lễ giáo PK là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hình phạt, tuân theo quy luật : mức độ nguy hiểm tội phạm tỉ lệ thuận với địa vị nạn nhân tỉ lệ nghịch với địa vị của chủ thể của tội phạm. + Căn cứ vào hoàn cảnh phạm tội. Đây là căn cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc dánh giá mức độ nguy hiểm cho xh của hành vi phạm tội, từ đó áp dụng hình phạt hợp lý cho từng tội phạm. Như vậy trong PLPK hình phạt được quy định một cách cố định, rất cụ thể, tỉ mỉ gắn với từng hành vi phạm tội trong từng điều khoản. Các nhà làm luật miêu tả từng trường hợp phạm tội cùng với tất cả các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ hình phạt mức phạt cho trường hợp phạm tội đó.Mặc dù cứng nhắc. lắm điều luật rườm rà thể hiện tính khái quát chưa cao trong kỹ thuật lập pháp, song nó có ưu điểm lớn đặc biệt vào thời điểm đó: tính cụ thể phân hoá cao trong luật. Câu 16: Nhóm tội thập ác trong pháp luật phong kiến Việt Nam. -Tội thập ác là những tội xâm hại đến vương quyền của nhà vua, đến trật tự xã hội của Nho giáo. Bởi vậy, dưới cái nhìn của nhà làm luật phong kiến, thập ác là những trọng tội nguy hiểm nhất, luôn đi kèm với đó là những hình phạt nghiêm khắc tàn bạo nhất: " Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu, kẻ tòng phạm thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém, vợ con điền sản đều bị tịch thu làm của công . " [ Điều 411 Quốc triều hình luật ]. Do đặc điểm này mà pháp luật phong kiến quy định các tội thập ác không được hưởng nghị giảm theo chế độ bát nghị, không được chuộc tội bằng tiền, không được hưởng chế độ đặc xá, đại xá . Thập ác bao gồm: 1. Mưu phản: lật đổ nền cai trị của nhà vua, làm xụp đổ xã tắc. 2. Mưu đại nghịch: phá đền đài, lăng tẩm, cung điện của nhà vua. 3. Mưu bạn: phản bội Tổ quốc theo giặc. 4. Ác nghịch: mưu giết hay đánh ông bà, cha mẹ, tôn thuộc. 5. Bất đạo: vô cớ giết nhiều người, cắt tay chân người sống, chế thuốc độc bùa mê, tàn ác, hung bạo . 6. Đại bất kính: lấy trộm các đồ tế trong lăng tẩm, các vật dụng của vua, làm giả ấn vua . 7. Bất hiếu: cáo giác hay chửi rủa ông bà, bố mẹ hay ông bà, bố mẹ chồng. Không phụng dưỡng bố mẹ, tự ý bỏ nhà, tự ý phân chia tài sản, cưới xin khi có tang cha mẹ, vui chơi trong khi tang chế, được tin bố mẹ, ông bà chết không chịu tang hoặc phát tang giả dối. 8. Bất mục: mưu giết hay bán các thân thuộc (cho đến ngũ đại), đánh hoặc cáo giác chồng hay các tôn thuộc (cho đến tam đại). 9. Bất nghĩa:dân giết quan lại sở tại, lính tốt giết quan chỉ huy, học trò giết thầy dạy, vợ không để tang chồng, ăn chơi tái giá. 10. Nội loạn: tức là tội loạn luân (thông dâm với thân thuộc hay với các thiếp của bố hay của ông). Câu 17: Phân loại tội phạm ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam Pháp luật phong kiến Việt Nam không trực tiếp quy định phân loại tội phạm cũng như cơ sở thống nhất của sự phân loại tội phạm như luật Hình sự hiện nay. Tuy vậy, nghiên cứu những quy định của các bộ luật trong pháp luật phong kiến ấy cho thấy: Các bộ luật phong kiến Việt Nam cũng có có sự phân loại tội phạm theo các quan niệm của thời bấy giờ, theo các cơ sở 9 (tiêu chí) khác nhau, nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lí cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước trong việc xây dựng cũng như áp dụng các quy định của luật trong thực tiễn. Các nhà làm luật phong kiến đã rất tiến bộ đã đưa ra nhiều quan điểm phân loại tội phạm còn được lưu giữ áp dụng đến ngày nay: Phân loại tội phạm dựa theo hình phạt, phân loại tội phạm dựa theo tính chất nghiêm trọng của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại phân loại tội phạm theo lỗi của người phạm tội. 1. Phân loại tội phạm dựa theo hình phạt a) Nội dung Theo quan niệm của luật hình hiện đại, hình phạt là chế tài đặc trưng riêng của luật hình chỉ áp dụng đối với tội phạm. Nhưng các nhà làm luật phong kiến quan niệm rất rộng về hình phạt. Hình phạt là chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù trong lĩnh vực hình sự hay dân sự , hành chính, hôn nhân gia đình, luân thường đạo lý…. Quan niệm đó làm cho hình phạt trong luật hình phong kiến có tính phổ biến. Có thể thấy rằng, hệ thống hình phạt là một trong những yếu tố Trung Hoa trong hệ thống pháp luật phong kiến việt Nam. Nhằm đề cao tính răn đe, ngũ hình được quy định ở ngay Điều 1 của cảc hai bộ luật QTHL HVLL. Nhóm hình phạt này luôn là nhóm hình phạt chính trong hệ thống pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam. Chính vì thế, các nhà làm luật phong kiến đã dựa vào nhóm hình phạt này để phân loại tội phạm. Nhóm tội phạm ngũ hình gồm 5 loại: Tội xuy, tội trượng, tội đồ, tội lưu tội tử. Trong luật Hình sự hiện hành của chúng ta hiện nay (bộ luật Hình sự năm 1999), mức hình phạt cũng được coi là một trong những dấu hiệu để phân biệt các loại tội phạm. Tuy nhiên, về vấn đề này vẫn có sự khác nhau giữa các bộ luật phong kiến Việt Nam bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành: Nếu bộ luật Hình sự năm 1999 lấy mức cao nhất của khung hình phạt thì các bộ luật phong kiến Việt Nam lại lấy hình phạt cụ thể là tiêu chí để phân biệt các lọai tội phạm. ϖ Nếu bộ luật Hình sự năm 1999 xác định rõ mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội trước rồi mới xác định loại mức chế tài cho từng loại tội (theo Điều 8 - bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm được phân thành 4 loại tương ứng với 4 mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đặc biệt nghiêm trọng) thì các bộ luật phong kiến Việt Nam không có sự xác định rõ các mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội mà quy định trực tiếp: Tội xuy là…, Tội trượng là…, Tội đồ là…, Tội lưu là…, Tội tử là…và gắn với tên của 5 loại tội ấy là 5 hình phạt cụ thể (xuy hình, trượng hình, đồ hình, lưu hình, tử hình : ϖ - Xuy hình là hình phạt đánh bằng roi, thường áp dụng với các tội nhẹ, chủ yếu làm phạm nhân xấu hổ răn chừa. - Trượng hình là hình phạt đánh bằng gậy, nặng hơn xuy hình, chỉ áp dụng với đàn ông, đàn bà được thay bằng tội xuy. - Đồ hình là hình phạt bắt làm tù khổ sai, áp dụng với các tội tương đối nặng như hối lộ, trộm cắp. - Lưu hình là hình phạt bắt đi lưu đày. Các tội phạm áp dung hình phạt lưu thường là ở mức cao nhất của các tội hối lộ, trộm cắp, nhằm trừng phạt về thân xác, về tinh thần thông qua đó giáo dục cải tao phạm nhân. - Tử hình là hình phạt nặng nhất thường là chém hoặc treo cổ, thường áp dụng với nhóm tội thập ác, vừa trừng trị tội phạm, vừa răn đe những kẻ khác. b) Ý nghĩa Với cách phân loại tội phạm dựa trên hình phạt trong các bộ luật phong kiến Việt Nam (thành 5 loại tội phạm) có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với thời kì phong kiến mà đối với cả ngày nay. Trước hết, nó là căn cứ để quy định tội nặng, tội nhẹ (tội nhẹ như: tội xuy, tội trượng; tội nặng như: tội đồ, tội lưu, tội tử). thể hiện rõ quan điểm của các nhà làm luật thời bấy giờ trong việc đánh giá tính nghiêm khắc của từng loại hình phạt cũng như vai trò của hình phạt trong 10 [...]... đình của bộ luật đã phần nào bảo vệ người phụ nữ trước thái độ “trọng nam khinh nữ” tiền đề cho việc bảo đảm các quyền lợi của người phụ nữ trước đây cả sau này nữa Câu 23: Quan hệ thừa kế tài sản giữa cha mẹ các con trong bộ Quốc triều hình luật Hoàng Việt luật lệ (trong đề cương 2 trang 19) Câu 24: Chế định hợp đồng trong bộ Quốc triều hình luật Hoàng Việt luật lệ (trong đề cương 2 trang... khái niệm về thể chế nhà nước dưới các góc độ khác nhau Xem xét dưới góc độ lịch sử nhà nước pháp luật có thể hiểu rằng: - Thể chế nhà nước (còn gọi là thiết chế) là toàn bộ cơ cấu xã hội do pháp luật quy định - Thể chế lưỡng đầu là chế độ chính trị trong đó có hai người cùng nắm quyền cai trị đất nước A Những điểm giống nhau: 1 Nhà nước có hai người đứng đầu, cùng điều hành đất nước Dưới thời Trần,... thời Lê cũng như ảnh hưởng của các bộ luật Trung Quốc (luật nhà Đường, luật nhà Minh) nhưng nhà làm luật thời Lê đã biết tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo pháp luật Trung Quốc đồng thời kết hợp với các phong tục, tập quán đặc thù của xã hội Việt Nam, hòa nhập chúng với hệ thống pháp luật, tạo nên nét riêng biệt độc đáo của bộ luật Trong đó phải kể đến chế độ tài sản giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân... rằng pháp luật triều Lê đã có quy định bảo vệ cho quyền lợi của người phụ nữ rất tiến bộ gần với pháp luật hiện đại – Điều chưa từng có trong pháp luật phong kiến Việt Nam thời Lý – Trần trước đó cũng như triều Nguyễn sau này cũng không có trong pháp luật phong kiến Trung Quốc mà đặc biệt là nhà Đường là triều đại thịnh trị nhất của Trung Quốc trong lịch sử Phải thấy được rằng Quốc triều hình luật. .. Hoàng Việt luật lệ (trong đề cương 2 trang 19) Câu 25: Pháp luật phong kiến Việt Nam kết hợp yếu tố Trung Quốc Đại Việt (đề cương 2 trang 27) SO SÁNH THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC LƯỠNG ĐẦU THỜI TRẦN, HỒ, MẠC VỚI THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC LƯỠNG ĐẦU LÊ-TRỊNH Ở ĐÀNG NGOÀI Lời mở đầu Thể chế lưỡng đầu là một nét đặc sắc trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam Nó được duy trì trong một thời gian tương đối dài, trải... cố ý phạm tội do lỗi vô ý trong các bộ luật phong kiến Việt Nam, buộc các cơ quan xét xử trong khi áp dụng luật, đặc biệt trong khi xét xử phải phân hóa trách nhiệm hình sự (hình phạt) tương ứng cho trường hợp cố ý phạm tội vô ý phạm tội  Câu 18: Các nguyên tắc chung trong lĩnh vực hình sự của pháp luật phong kiến Việt Nam (đề cương 2 trang 17) Câu 19: Chế độ hôn nhân gia trưởng trong pháp luật. .. ra, các bộ luật phong kiến Việt Nam (cụ thể là QTHL HVLL) không trực tiếp quy định nội dung của lỗi cố ý lỗi vô ý, đồng thời cũng không quy định tội cố ý tội vô ý riêng rẽ khi quy định các tội phạm cụ thể như trong luật Hình sự hiện nay Nhưng nhiều quy định của các bộ luật phong kiến Việt Nam lại thể hiện được nguyên tắc xử lí có phân biệt của Nhà nước đối với người phạm tội cố ý người... gia đình tái sản chung vợ chồng cùng làm ra trong thời kỳ hôn nhân Sự quy định rõ thành phần khối tài sản chung, riêng rõ ràng của vợ chồng là điểm rất tiến bộ độc đáo của pháp luật nhà nó vẫn được tiếp thu trong việc xây dựng pháp luật hiện nay Phản ánh một cách khá trung thực điều chỉnh một cách hợp lí mối quan hệ giữa vợ chồng phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam, địa vị pháp lí... trị tham khảo cần được tiếp tục nghiên cứu, kế thừa nhất là trong điều kiện đạo đức xã hội đã đang xuống cấp nghiêm trọng hiện nay Vì thế, nó góp phần xây dựng hoàn thiện pháp luật Hình sự hiện nay của Nhà nước ta  3 Phân loại tội phạm theo lỗi của người phạm tội a) Nội dung Nếu căn cứ vào lỗi của người phạm tội, các bộ luật phong kiến Việt Nam phân biệt tội phạm thành tội cố ý tội do lầm... định này không có trong bất kì bộ Luật nào của Trung Quốc, nó chứng minh địa vị tương đối bình đẳng giữa vợ chồng trong gia đình Việt Nam Pháp luật cũng bảo vệ quyền của người vợ sau khi li hôn Điều 308 QTHL quy đinh: “ Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm” Câu 22: Chế độ tài sản giữa vợ chồng trong bộ Quốc triều hình luật Hoàng Việt luật lệ A Trong QTHL Trong suốt . ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. 2. Những điểm đặc thù trong quá trình ra đời nhà. điểm của nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Bắc thuộc. 7. Hệ quả của thời Bắc thuộc đối với quá trình xây dựng và phát triển của nhà nước và pháp luật phong

Ngày đăng: 21/01/2013, 14:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan