BÁo cáo tổng hợp Diễn đàn về phát triển chè bền vững ở Việt namx

10 869 5
BÁo cáo tổng hợp Diễn đàn về phát triển chè bền vững ở Việt namx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁo cáo tổng hợp Diễn đàn về phát triển chè bền vững ở Việt nam

I. GIỚI THIỆU CHUNG Chè là cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 6 về sản lượng chè trên thế giới. Chè phân bố trên 34 tỉnh nhưng tập trung 12 tỉnh trọng điểm (chiếm 94% diện tích toàn quốc). Trong khoảng một thập niên gần đây, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam có bước tăng trưởng khá cả về diện tích, năng suất và chất lượng. Trong 5 năm từ 2005-2009, diện tích chè Việt Nam từ 122,5 nghìn ha đã tăng lên 128,1 nghìn ha, sản xuất tăng từ 570 nghìn tấn lên 788,7 nghìn tấn chè búp tươi, xuất khẩu từ 87 nghìn tấn lến 133 nghìn tấn, cho thấy sự tiến bộ vượt bậc.Tuy nhiên sản xuất chè của Việt Nam còn nhiều hạn chế và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững. Vấn đề phát triển bền vững và an toàn thực phẩm trong ngành chè là những vấn đề bức thiết và cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và đóng góp từ tất cả các Cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan. Với tầm quan trọng và nhu cầu hỗ trợ như vậy, Ngành đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước cũng như của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và sự đóng góp đặc biệt tích cực của khối tư nhân vì sự phát triển bền vững và an toàn. Đã có nhiều hoạt động và mô hình trồng và kinh doanh chè an toàn và bền vững được triển khai thông qua các dự án và hoạt động chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên các hoạt động hỗ trợ phát triển này vẫn được các đơn vị tổ chức quốc tế hay khối tư nhân thực hiện mang tính đơn lẻ chưa có sự điều phối vĩ mô tạo điều kiện hợp tác và chia sẻ tốt hơn giữa các chương trình dự án. Yêu cầu cần có sự điều phối và tạo điều kiện hợp tác giữa các hoạt động, chương trình dự án là bức thiết cả về phía quản lý nhà nước và cả về phía các đơn vi thực hiện hỗ trợ, triển khai hoạt động sản xuất an toàn và bền vững.Dựa trên thực tế đó, Cục Trồng trọt - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Chè Việt Nam với sự hỗ trợ của tổ chức Solidaridad quyết định tổ chức Diễn đàn Điều phối Quốc gia về Phát triển chè bền vững Việt Nam. Diễn đàn nhằm thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển theo hướng an toàn và bền vững, thông qua tăng cường vai trò điều phối, hợp tác sâu rộng và thực hiện các hoạt động hỗ trợ của các đối tác liên quan trong khuôn khổ Diễn đàn II. GIỚI THIỆU VỀ DIỄN ĐÀN Ban thư ký diễn đàn đã đề xuất qui ước hoạt động của diễn đàn nêu rõ mục tiêu, tổ chức, nguyên tắc hoạt động, các hoạt động, thành viên và đăng ký tham gia. Quy ước này đã được thông qua tại Hội thảo đầu tiên ngày 25/03/2010. 1. Mục tiêu của Diễn đàn: Xây dựng một cơ chế thúc đẩy các các hoạt động điều phối, hợp tác sâu rộng và thực hiện các hoạt động hỗ trợ ngành Chè của các đối tác thành viên trong diễn đàn cũng như các tổ chức khác nhằm thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển theo hướng an toàn và bền vững. 2. Các hoạt động chính của Diễn đàn trong năm 20102.1. Hội thảo lần 1 ngày 25.3.2010 - Thảo luận về các vấn đề phát triển ngành Chè theo hướng bền vững và an toàn.- Nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về phát triển Ngành theo hướng bền vững.- Trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế.- Chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ phát triển bền vững và an toàn hiện có của các tổ chức quốc tế, các dự án, chương trình quốc gia và của các đơn vị thương mại.- Hình thành Diễn đàn Điều phối quốc gia, tập hợp các nỗ lực hỗ trợ phát triển Ngành theo hướng bền vững trong khuôn khổ Diễn đàn này. Thống nhất qui ước hoạt động, kế hoạch hoạt động của Diễn đàn.- Đăng ký tham gia, thành lập Ban thư ký.2.2. Hội thảo lần 2 ngày 25.8.2010 Hội thảo lần 2 chú trọng thảo luận về các vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và chế biến chè. Các thành viên tham dự đã nêu lên thực trạng sản xuất chè an toàn của Việt Nam đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng và an toàn trong sản xuất chè Việt Nam. Kết luận của hội thảo lần 2 với chủ đề: “Giải pháp và Kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và an toàn trong sản xuất chè tại Việt Nam” như sau:- Hỗ trợ rà soát quy hoạch các vùng có đủ điều kiện sản xuất chè an toàn (Quyết định 107/2008/QĐ-TTg);- Rà soát, bổ sung, hài hòa hóa các tiêu chuẩn và quy định pháp lý về sản xuất, chế biến chè an toàn (VietGAP cho chè và các bộ quy tắc của các tổ chức chứng nhận khác); - Trình Bộ ban hành Danh mục thuốc BVTV dành riêng cho chè và được phổ biến rộng rãi; - Tiếp tục tổng kiểm tra các cơ sở chế biến chè đối chiếu với Quy chuẩn kỹ thuật, phân loại và đưa ra biện pháp xử lý đối với các đơn vị không đủ điều kiện;- Hỗ trợ nâng cao nhận thức cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị, trong đó hỗ trợ hình thành các liên kết và phân chia lợi ích giữa các bên;- Doanh nghiệp chế biến chè cung cấp thuốc BVTV, hướng dẫn sử dụng trong sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu chè của nông dân (theo mô hình Công ty Chè Phú Bền); - Khuyến khích các tổ chức chứng nhận tham gia hoạt động cho chè (Utz Certified, Rainforest, VietGap, CheViet) (nguồn kinh phí theo Quyết định 107/2008/QĐ-TTg, dự án ADB pha 2 cho chè và các nguồn khác;- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu chè VietGAP, chè an toàn để hình thành thị trường chè an toàn. - Chọn tổ chức làm điểm theo hướng gắn sản xuất với chế biến, giám sát, chứng nhận, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm có chứng nhận chè an toàn. - Các tổ chức chứng nhận, các tổ chức hỗ trợ phát triển triển khai các kế hoạch như đã trình bày trong hội thảo.- Thành lập Nhóm công tác về phát triển chè an toàn và bền vững.2.3. Hội thảo lần 3 ngày 26.12.2010 Hội thảo lần 3 là hoạt động nằm trong kế hoạch của diễn đàn, nhằm tổng kết các hoạt động năm 2010 và kết hợp với các hoạt động trong khuôn khổ Festival Chè được tổ chức Tại Lâm Đồng. Cùng với Festival Chè, Hội thảo tiếp tục xúc tiến các hoạt động hỗ trợ sản xuất bền vững và an toàn tại Lâm đồng. Hội thảo cũng sẽ là dịp các thành viên diễn đàn trao đổi về phương hướng và kế hoạch hoạt động trong năm 2011 và tiếp tục kêu gọi sự đồng tình và tham gia hưởng ứng vào Diễn đàn vì sự nghiệp chung của ngành: Sự nghiệp phát triển bền vững.3. Các hoạt động của các thành viên Diễn đàn trong năm 2010.3.1. Các hoạt động của Cơ quan quản lý trung ương: - Cục BVTV đã kết hợp với Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) ban hành danh mục thuốc BVTV dành riêng cho chè.- Cục chế biến TM NLTS và nghề muối đã phối hợp với các Chi cục quản lý chất lượng NLS và thủy sản tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng VSATTP của các cơ sở chế biến chè tỉnh Yên Bái, Phú Thọ.- Cục Trồng trọt tiếp tục điều phối và tham vấn vào các hoạt động phát triển chè an toàn của Bộ Nông Nghiệp và PTNT.3.2. Các hoạt động của địa phương: o QSEAP Yên Bái đã và đang phối hợp cùng chi cục BVTV và các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè Yên Bái xây dựng bộ danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên chè tại Yên Bái o QSEAP Yên Bái đã lập đề cương, dự toán chi tiết và hồ sơ đấu thầu gói thầu “quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020” và đang triển khai đấu thầu lựa chọn tư vấn rộng rãi trong nước.o QSEAP Yên Bái đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp trồng thay thế 210 ha chè già cỗi bằng giống chè lai LPD1, LPD2 theo qui trình sản xuất chè an toàn và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.o QSEAP Phú Thọ và Thái Nguyên đang nghiên cứu các mô hình thí nghiệm và sẽ đưa vào triển khai các hoạt động trong năm 20113.3. Các hoạt động của các tổ chức hỗ trợ phát triển - Vitas đã làm việc với các tỉnh sau:o Thái Nguyên: cùng thực hiện các hoạt động: Hỗ trợ công tác tuyên truyền sản xuất chế biến chè an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.  Đẩy mạnh tiêu dùng chè nội địa.  Quy hoạch chung về chè của Tỉnh và quy hoạch của các doanh nghiệp. Quản lý và quảng bá nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên.o Tuyên Quang: đạt được sự đồng thuận về các vấn đề: Tăng sản lượng và chất lượng trong toàn Tỉnh, thay đổi giống mới, kiểm soát việc bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất chè đúng quy trình VSATTP, thận trọng cấp phép xây dựng nhà máy mới trên địa bàn Tỉnh. Xem xét việc xóa các lò quay, bom quay của các hộ dân không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ uy tín của thương hiệu chè Tuyên Quang.  Thí điểm cơ chế góp vốn vào nhà máy của nông dân. Phối hợp với Hiệp hội Chè và các doanh nghiệp tăng cường sử dụng các giống chè mới, tích cực ủng hộ các dự án do Hiệp hội giới thiệu cho các doanh nghiệp- SNV đã kết hợp cùng Vitas cung cấp dịch vụ thông tin doanh nghiệp cho người dân trồng chè tỉnh Lai Châu.- SNV đã có buổi làm việc với Sở NN và PTNT tỉnh Hà Giang để triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ Tỉnh và các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nguồn gốc địa lý và xây dựng thương hiệu chè Hà Giang.- Spin đã tiến hành đánh giá tình trạng sử dụng nhiệt và điện năng trong quá trình sản xuất của 5 công ty và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, cải tiến công nghệ để giảm chi phí trong quá trình sản xuất, đồng thời xác định các nội dung/hoạt động/công nghệ cần được cải tiến để nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm( phối hợp với QSEAP Yên Bái)- Solidaridad đã phối hợp với QSEAP Yên Bái và Thái Nguyên thực hiện lớp tập huấn cho các giảng viên của Tỉnh về sản xuất chè bền vững có chứng nhận UTZ và VietGap.- Solidaridad đã và đang hỗ trợ thực hiện ngiên cứu điều kiện triển khai VietGAP, CheViet và rà soát lại các tiêu chuẩn quốc gia. Đề xuất các sửa đổi, cải thiện để nâng cao điều kiện tiếp cận vào thưc tế của các tiêu chuẩn quốc gia. - Hiệp hội Chè Việt Nam(Vitas), Solidaridad cùng QSEAP Yên Bái đã và đang hỗ trợ và tư vấn 3 công ty chè Liên Sơn, Văn Hưng, Nghĩa Lộ thực hiện tổ chức nông dân và nhà máy chế biến thực hiện sản xuất chè an toàn và bền vững được chứng nhận UTZ CERTIFIED.- Rainforest Alliance đã tổ chức các cuộc họp và làm việc nhằm giới thiệu về Rainforest Alliance và các hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở đề nghị của các tổ chức kinh doanh và tổ chức sản xuất chè tại Việt Nam.- Rainforest Alliance cũng đã cung cấp các tài liệu đã dịch sang tiếng Việt liên quan đến công tác cấp chứng nhận của Rainforest Alliance cho các cơ quan tổ chức quan tâm đến Bộ tiêu chuẩn.3.4. Các hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học, khuyến nông - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực ngành Chè đã kết hợp với QSEAP Yên Bái nhằm tổ chức một số khóa đào tạo về quản lý và kỹ thuật cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ của các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái.- SNV đang kết hợp với NOMAFSI và các tổ chức khuyến nông hỗ trợ doanh nghiệp Hà Giang thực hiện tiêu chuẩn VietGAP.- NOMAFSI tham gia vào nhiều chương trình đào tạo và hội thảo tại các tỉnh trông chè, cung cấp các thông tin bổ ích cho người trồng chè và các cơ quan hữu quan.3.5. Các hoạt động của các doanh nghiệp - Công ty TNHH MTV Phú Bền đã tổ chức và cung cấp một đội chuyên phun thuốc trừ sâu, cung cấp thuốc trừ sâu được phê duyệt miễn phí, sử dụng chủ yếu thuốc trừ sâu sinh học (do các nước không phải là Trung Quốc sản xuất)- Công ty TNHH MTV Phú Bền cũng đã tổ chức đào tạo tập huấn bao gồm cả lý thuyết và thực hành cho hơn 400 người dân trồng chè các vùng lân cận công ty. - Tháng 6/2010, Công ty TNHH MTV Phú Bền đã áp dụng và đạt chứng nhận Rainforest. Tháng 10/2010, Rainforest Alliance đã thực hiện kiểm toán chứng nhận đối với Phú Bền. - Ba công ty chè lớn tại Yên Bái là Liên Sơn, Nghĩa Lộ, Văn Hưng đã bước đầu tham gia vào các hoạt động phát triển bền vững bằng việc cam kết thực hiện các quy trình này.4. Kế hoạch hoạt động trong thời gian tới Ngoài những hoạt động đã được đề xuất trong phiên họp lần thứ 2, các thành viên Diễn đàn sẽ tiếp tục xúc tiến các hoạt động cụ thể sau:- Đối với các cơ quan quản lý:o Hiệp hội chè(Vitas) sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước rà soát, bổ sung và ban hành các văn bản quản lý về sản xuất, chế biến chè an toàn, tổ chức tuyên truyền phổ biến và kiểm tra thực hiện tại các tỉnh thí điểm như Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Sơn La.o Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức kiểm tra các cơ sở chế biến chè và có biện pháp xử lý khi không đủ điều kiện chế biến tại 3 tỉnh: Thái Nguyên, Lâm Đồng, Hà Giang.o Đưa các kết quả kiểm tra của các tỉnh Yên Bái và Phú Thọ ra rút kinh nghiệm và có biện pháp quyết liệt đối với các đơn vị chưa đạt yêu cầu cũng như có biện pháp tuyên truyền chính thức.- Đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học, khuyến nông - gắn liền với các nguồn tài chính o Đề nghị Xây dựng tài liệu kỹ thuật về sản xuất chè an toàn đồng bộ và ban hành trong cả nước, tránh tình trạng mỗi đơn vị một loại và mỗi N.G.O lại làm một khác.o Tổ chức tập huấn; kết hợp với các N.G.O làm tại các tỉnh trọng điểm nêu trên.o Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với người nông dân và doanh nghiệp chế biến về sản xuất chè an toàn.- Đối với các Địa phươngo Tiếp tục làm việc với các lãnh đạo các tỉnh (Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Nghệ An…) về quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn. Chọn tổ chức làm điểm tại các Doanh nghiệp hội viên lớn theo hướng gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến, giám sát, chứng nhận quy trình sản xuất an toàn, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm có chứng nhận chè an toàn. - Đối với các doanh nghiệp chế biếno Tuyên truyền doang nghiệp chủ động tự cải thiện điều kiện chế biến theo Quy chuẩn kỹ thuật đã được Nhà nước ban hành;o Hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp sản xuất chè an toàn thích hợp với khả năng đơn vị như VietGAP, UTZ, RFA.a. QSEAP Yên Bái: - Triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Yên Bái- Tiếp tục hỗ trợ 3 doanh nghiệp thực hiện chức nhận chứng chỉ UTZ và 3-5 nhóm hộ được chứng nhận VietGAP.- Triển khai các hoạt động để xây dựng mô hình mẫu về sản xuất chè an toàn, chất lượng bao gồm cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kiểm nghiệm, đóng gói, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước.- Hỗ trợ trồng thay thế giống cho 350-400 ha chè già cỗi bằng giống chè mới.- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và đổi mới hệ thống quản lý nội bộ.- Phối hợp cùng Solidaridad, Spin, Vitas trong hỗ trợ doanh nghiệp các hoạt động về đào tạo, nâng cao năng lực, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm, từ đó hình thành sự liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến sản phẩm và phát triển thị trường. b. Solidaridad và UTZ CERTIFIED - Phối hợp với các dự án QSEAP thực hiên các hoạt động hỗ trợ cho các dự án chứng nhận UTZ CERTIFIED tại Yên Bái và mở rộng sang các tỉnh khác.- Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu và đào tạo xây dựng một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt cho cây chè và tài liệu hướng dẫn tổ chức nhóm hộ chứng nhận trong chè.- Hỗ trợ tiếp tục thực hiện nghiên cứu rà soát việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia và kiến nghị các cải thiện phù hợp điều kiện ngành Chè. - Hỗ trợ xây dựng hệ thống cán bộ hỗ trợ kỹ thuật về phát triển chè bền vững và an toàn cho 1 số tỉnh. c. Rainforest Alliance: - Trong năm 2011, Rainforest Alliance dự kiến sẽ phát triển các chỉ số địa phương dành cho ngành Chè Việt Namd. SNV: - Trong thời gian tới, SNV dự kiến sẽ triển khai dịch vụ cung cấp thông tin doanh nghiệp cho người dân trồng chè tỉnh Hà Giang đồng thời tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp chè Hà Giang tiến hành áp dụng tiêu chuẩn VietGap và xây dựng thương hiệu cho chè Hà Giang. III. QUY ƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA DIỄN ĐÀN ĐIỀU PHỐI QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN CHÈ BỀN VỮNG VIỆT NAM(NCF) Chúng tôi, các thành viên của Diễn đàn Điều phối Quốc gia về phát triển chè Việt Nam (National Cordination Forum= NCF), sau khi thảo luận đã thống nhất thông qua và cam kết thực hiện Bản Quy ước hoạt động của Diễn đàn như sau: 1. Cơ cấu tổ chức và mục đích hoạt động của Diễn đàn1.1. Cơ cấu tổ chức và thành viên : - Diễn đàn là một cơ cấu mở, gồm các thành viên tự nguyện tham gia thông qua đơn đăng ký.- Thành viên tham gia là những đơn vị, tổ chức hay cá nhân có quan tâm và đóng góp trong hoạt động phát triển ngành chè Việt Nam theo hướng an toàn và bền vững- Bao gồm (nhưng không hạn chế): o Các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương, địa phương có liên quan đến các nội dung hoạt động của Diễn đàn;o Các cơ sở nghiên cứu khoa học, các đơn vị dịch vụ KHKT các viện nghiên cứu có hoạt động nghiên cứu liên quan; o Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế có đóng góp hoặc có hoạt động;o Các chương trình, dự án tại Việt Nam có hoạt động phù hợp với mục tiêu của Diễn đàn;o Các chương trình chứng nhận chè có hoạt động tại Việt Nam phù hợp với mục tiêu của Diễn đàn;o Các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp tham gia hoặc tài trợ cho các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh chè Việt Nam- Chủ trì Diễn đàn: Lãnh đạo Cục Trồng trọt (DCP), Bộ Nông nghiệp và PTNT - Ban thư ký của Diễn đàn gồm: o 01 Đại diện của Cục Trồngtrọt (Trưởng Ban),o 01 Đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) o 01 Đại diện Solidaridad o 01 Đại diện SNV1.2. Mục đích hoạt động của Diễn đàn : Tham vấn cho Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD) về các biện pháp phát triển ngành chè Việt Nam theo hướng an toàn và bền vững.2. Nội dung hoạt động của Diễn đàn :- Tập hợp các đối tác đang tích cực hỗ trợ, tham gia, triển khai, thúc đẩy thực hiện các hoạt động phát triển chè an toàn và bền vững. - Tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất để: o Phổ biến, hỏi đáp, góp ý kiến đối với các các quy định quản lý, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành chè của quốc gia và địa phương.o Giới thiệu các hình thức tổ chức quản lý, tiến bộ KHCN, các kinh nghiệm thực tiễn, các điển hình về sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng và tiêu thụ chè theo hướng an toàn, bền vững. o Trao đổi về các hoạt động và cam kết của đơn vị.o Các thành viên trao đổi tìm kiếm sự hợp tác giữa các bên. - Các thành viên cùng phối hợp đề xuất các chương trình dự án chung hoặc riêng và kêu gọi tài trợ thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển ngành chè theo hướng an toàn bền vững như: o Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật của hệ thống cơ quan quản lý và dịch vụ nông nghiệp đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của nông dân trong canh tác và chế biến chè.o Tăng cường hoạt động hỗ trợ đào tại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và đào tạo nông dân đồng thời xây dựng các công cụ tài liệu hỗ trợ thiết thực. o Thực hiện các dự án chứng nhận sản xuất chè bền vững và an toàn. o Xúc tiến chuỗi cung ứng từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất bền vững và an toàn.o Tăng cường liên kết giữa nông dân và các đơn vị chế biến, kinh doanh và tiêu thụ trong khâu sản xuất đến tiêu thụ.o Hỗ trợ nâng cao chất lượng và uy tín sản phẩm. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người nông dân và sản phẩm từ Việt Nam. o Tăng cương hỗ trợ công tác nghiên cứu định hướng phát triển ngành và nghiên cứu kỹ thuật giải quyết những tồn tại trong canh tác và chế biến. o Và các hoạt động khác có thể.- Thực hiện vai trò điều phối chung của cơ quan chủ trì Diễn đàn, giúp trao đổi thông tin, tránh hoạt động chồng chéo giữa các đơn vị, giúp sử dụng tối ưu hóa các nguồn lực. 3. Thủ tục đăng ký tham gia Diễn đàn Các tổ chức, cá nhân muốn tham gia Diễn đàn xin gửi đơn đăng ký theo mẫu Phụ lục 01 kèm theo và gửi về Ban thư ký Diễn đàn theo địa chỉ: Ông Lê Văn Đức Trưởng phòng Cây công nghiệp, cây ăn quảCục Trồng trọt (DCP), Bộ NN và PTNT(MARD). Nhà A6, Số 2 , Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiT : +84437345413 M: 098.998.2306E: leducccn@gmail.comBà Lê Hồng Vân, Đại diện tổ chức Solidaridad tại Việt Nam. Số 445/30/18 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội,T: +84 04 37534 797M: 091 358 1809E:van.lehong@solidaridad.nlÔng Hoàng Đình NhưPhó Giám ĐốcTrung tâm NC&PT thị trường chè – Hiệp hội Chè Việt Nam92 Võ Thị Sáu,Thanh Nhàn. Hai Bà Trưng, Hà Nội.ĐT: +84 4 36250908Mobile:0982 293 516E: nhuvitas@gmail.com Phụ lục 1: Mẫu đơn đăng ký thành viênTên tổ chức / cá nhân Cộng hoà xã hội chủ ngghĩa Việt NamĐộc lập, Tự do - Hạnh phúc ==============Đơn đăng ký là thành viên của Diễn đàn Điều phối quốc gia về phát triển chè an toàn và bền vững tại Việt NamKính gửi:1. TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN : 2. CHI TIẾT LIÊN HỆ: NGƯỜI ĐẠI DIỆN: CHỨC DANH: ĐỊA CHỈ: SỐ ĐIỆN THOẠI: FAX: EMAIL: 3. Giới thiệu tóm tắt chức năng, nhiệm vụ, những hoạt động của đơn vị liên quan đến phát triển chè Việt Nam, nội dung, quy mô và địa bàn đã thực hiện về phát triển chè an toàn, bền vững trước đây và dự kiến các hoạt động sắp tới khi tham gia Diễn đàn phát triển chè theo hướng bền vững…)Sau khi nghiên cứu Bản Quy ước hoạt động của Diễn đàn Điều phối Quốc gia về phát triển chè an toàn và bền vững (NCF), chúng tôi nhận thấy các mục tiêu và nội dung hoạt động của Diễn đàn phù hợp với lĩnh vực hoạt động / sự quan tâm của chúng tôi. Chúng tôi gửi đơn này đăng ký là thành viên của Diễn đàn, mong muốn tham gia và các hoạt động của Diễn đàn. Phụ lục 2 : Danh sách các tổ chức , cá nhân đã đăng ký là thành viên Diễn đànTổ chức/ OrganizationĐại diện/ Representative Liên hệ/ Contacts Ban thư ký/ Secretariat 1 Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT Ông. Phan Huy Thông, Phó Cục Trưởng Cục Trồng trọt Ông Lê Văn Đức, Trưởng phòng cây công nghiệp. Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình Hà nội, ĐT. 0989982306. Email: leducccn@gmail.com Chủ tịch Diễn đàn2 Solidaridad – Utz Certified Bà Lê Hồng Vân, Quản lý Chương trình chè ĐT: 0913581809 Email: van.lehong@solidaridad.nl Ban Thư Ký3 Hiệp hội Chè VN, VITAS Ông Đoàn Anh Tuân Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt NamBà Nguyễn Ánh Hồng, Tổng thư ký, 92 Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT: 04 36250908Email: vitas@fpt.vn Ban Thư Ký 4 Neitherland Development Organization, SNV Ông Paul Weijers, Progamme Manager Bà Phạm Ngọc Trâm, Cố vấn cao cấp. 6th Floor Building B, La Thanh Hotel. M: 0988870732. Email: tphamngoc@snvworld.org Ban Thư ký 5 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú ThọNguyễn Văn Hùng No. 1518 Đại lộ Hùng Vương - Việt Trì, Phú Thọ.M: 09123537896 Chi Cục Bảo vệ thực vật Phú ThọÔng Lê Toàn, Chi Cục trưởng Số 215, Âu Cơ, Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ. M: 0982542151. Email: toanbvtvphutho@gmail.com 7 Tổng Công ty Chè Việt Nam TS. Nguyễn Thái Thắng, Trưởng phòng Số 92 Võ Thi Sáu – Hai Bà Trưng – Hà Nội. M: 0912216937. Email: thaithangvinatea@yahoo.com.vn8 Chương trình Phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam Ông Dương Anh Tuyên, Tổng Thư ký Ngõ 102 Đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội. M: 0982020936 – VietDHRRA Email: datuyen123@yahoo.com 9 Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc Ông Đỗ Văn Ngọc, Phó Viện trưởngÔng Nguyễn Văn Toàn, Phó Viện Trưởng Km7, Phú Hộ, Phú Thọ.Ông Đỗ Văn Ngọc, M: 0913351589Ông Nguyễn Văn Toàn, M: 0913351588 Email: toanmnpb@yahoo.com10 RainForest Alliance – RFA Ông Peter Sprang, Manager Asia Pacific Region Bà Phạm Tường Vinh, Vietnam Coordinator Bà Phạm Tường VinhM: 01273892039 Email: nyphamtuong@gmail.com ; psprany@ra.org 11 Công ty chè Thế hệ mới Ông Đoàn Anh Tuân Giám đốc P2906 - T29- Nhà 34 tầng -THNC, Cầu Giấy, Hà Nội M: 0913 204 148Email: tuanfgc@gmail.com12 Trung tâm Kiểm định giống và Vật tư hàng hoá Nông nghiệpÔng Nguyễn Ngọc HoàGiám đốc Trung tâmTổ 9, phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.ĐT: 02803 851 718Fax: 02803 852 507Email: ttkdgiong.vtnn@gmail.com13 Công ty TNHH MTV Chè Phú BềnÔng Ranjit DasguptaTổng Giám đốcThị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.ĐT: 02103 885 076 / Fax: 02103 885 076Email: phubentea@vnn.vn14 Trung tâm sản xuất sạch – Spin project Ông Nguyễn Hồng Long, Trưởng phòng dự án Đại Học Bách Khoa, No.1 Đại Cồ Việt, Nhà C10, 4th floor M: 0912647018 Email: long.nh@vncpc.org15 QSEAP Yên Bái Ông Lại Thế Hùng, Giám đốc dự ánSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái Email: dardyb@gmail.comM: 0912.565.00716 QSEAP Phú Thọ Bà Trần Thị Thủy. Điều phối viên dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Phú ThọM: 0982765215 Email: thuy.trongtrot@gmail.com 17 VECO Ông Benoit Trudel, Chain Development Coordinator - Điều phối viên về phát triển chuỗi giá trị ngành Chè VECO-VietnamSố 12 Ngõ 535/2, Kim Mã, Ba Đình M: 01237472699 (84-4) 377-18-906, ext. 33Email: benoit@veco.org.vn18 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Nguyễn Hữu Thọ Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ quốc tếTel: (84)280 3 651 675 M: 0912 530 872Email: huutho01@yahoo.comWebsite: www.tuaf.edu.vn . chức Diễn đàn Điều phối Quốc gia về Phát triển chè bền vững ở Việt Nam. Diễn đàn nhằm thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển theo hướng an toàn và bền vững, . CỦA DIỄN ĐÀN ĐIỀU PHỐI QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN CHÈ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM(NCF) Chúng tôi, các thành viên của Diễn đàn Điều phối Quốc gia về phát triển chè Việt

Ngày đăng: 21/01/2013, 14:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan