Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

98 1.6K 5
Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao.

Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thay đổi tỉ lệ nghèo vừa phức tạp vừa đa dạng Hiểu được quan hệ này và những yếu tố xác định quan hệ đó là những yếu tố mấu chốt trong việc xây dựng chiến lược giảm nghèo thành công Nếu tăng truởng kinh tế nhanh bao giờ cũng đi kèm với giảm nghèo nhanh thì chiến lược giảm nghèo chỉ cần tập trung vào việc tăng trưởng nhanh Tuy nhiên, trên thực tế điều đó không phải lúc nào cũng đúng Việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với việc nỗ lực tăng trưởng vì người nghèo thông qua các cơ chế tái phân bổ nguồn lực và thu nhập trong nền kinh tế.

Đại hội 8 của Đảng ta đã xác định: “Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vùa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài” Từ đó đã đề ra các chính sách, các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện cần thiết để các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, cho đến nay tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, từng khu vực nhằm xoá đói giảm nghèo và lạc hậu góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước.

Mộc Châu là một huyện miền núi của Tỉnh Sơn La thuộc vùng Tây Bắc Tổ Quốc, nơi đây là một vùng sinh thái nhân văn có nhiều đặc thù, là vùng có nguồn tài nguyên phong phú và có vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, huyện Mộc Châu đã có những bước tiến dài và thu được những thành tựu đáng ghi nhận, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh quốc phòng được đảm bảo vững chắc, công bằng xã hội được duy trì ổn định…

Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, năng suất lao động và hiệu quả kinh

Trang 2

tế thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, kinh tế phát triển không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao…

Xoá đói giảm nghèo đang là vấn đề đặc biệt quan tâm của tất cả các cấp, các ngành của huyện Đặc biệt, mới đây, UBND Tỉnh Sơn La đã cho thành lập Ban giảm nghèo chuyên trách huyện Mộc Châu nhằm tập trung mọi nguồn lực vào các hoạt động thông qua các hợp phần nhằm cải thiện các cơ hội phát triển sản xuất, mở rộng việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống và thực hiện giảm nghèo bền vững Tuy nhiên, để làm được điều đó thì huyện cần phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực hơn nữa, đặc biệt là phải khai thác những lợi thế, tiềm năng sẵn có của mình, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững - tạo tiền đề cho công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện, từng bước đưa Mộc Châu thoát khỏi huyện nghèo và trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của Tỉnh Sơn la nói riêng cũng như của vùng Tây Bắc nói chung

Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, em chọn nghiên cứu đề tài: “Đẩy

mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tạihuyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hoá cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.

- Phân tích và đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế và nghèo đói, công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu nhằm tìm ra nguyên nhân, các yếu tố dẫn tới đói nghèo.

- Xem xét vấn đề tăng trưởng kinh tế có mức độ “lan toả” đến xoá đói giảm nghèo như thế nào.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở huyện.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để đảm bảo các yêu cầu của đề tài trong quá trình nghiên cứu và viết chuyên đề thực tập, em áp dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét sự vận động của sự vật trong mối quan hệ phổ biến và đánh giá sự phát triển của sự vật trong điều kiện lịch sử cụ thể.

Trang 3

Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, phương pháp thống kê, mô hình toán…

1.4 Nội dung chi tiết của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu

Chương III: Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu

Trang 4

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀTĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.1 Tăng trưởng kinh tế 1.1.1 Khái niệm1

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)

Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, thể hiện bằng mức tăng tuyệt đối: ΔYYt = Yt – Yt-1 Còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ: gt = 100%

Có thể nói, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả cao của quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí

1.1.2 Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

- Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng.

- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm

1Theo nguồn: PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên - giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xãhội, Hà Nội, 1997

Trang 5

tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá phát triển.

- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.

Khi một nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm.

- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội.

- Đối với các nước đang phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước phát triển trên thế giới.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá

Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “nóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.

1.1.3 Các thước đo tăng trưởng kinh tế2

Theo mô hình kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA) Các chỉ tiêu chủ yếu gồm có:

1.1.3.1 Tổng giá trị sản xuất (GO)

Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm) Chỉ tiêu này được tính bằng tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hay tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ, gồm chi phí trung gian và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ.

2Theo nguồn: PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên - giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xãhội, Hà Nội, 1997

Trang 6

1.1.3.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định Có nhiều cách tính GDP tùy theo cách tiếp cận Nếu tiếp cận trên góc độ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền lương và tiền công (W), thu nhập của người có đất cho thuê (R), thu nhập của người có tiền cho vay (In), thu nhập của người có vốn (Pr), khấu hao vốn cố định (Dp), và thuế kinh doanh(Ti).

1.1.3.3 Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

Đây là chỉ tiêu được hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài GNI bằng GDP cộng thu nhập lợi tức nhân tố từ nước ngoài trừ đi khoản chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài.

1.1.3.4 Thu nhập quốc dân sản xuất (NI)

Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định NI chính là tổng thu nhập quốc dân GNI sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp).

1.1.3.5 Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)

Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất định Thực chất nó chính là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài.

1.1.3.6 Thu nhập bình quân đầu người

Phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số, được tính bằng

cách lấy GDP hoặc GNI ( giá cố định) chia cho tổng dân số chỉ tiêu này được dùng để so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia, các địa phương với nhau.

1.1.4 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế3

1.1.4.1 Nhân tố kinh tế

Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế được thể hiện qua hàm sản xuất tổng quát: Y = F (Xi)

Trong đó: Y là giá trị đầu ra, Xi là giá trị các biến số đầu vào.

3Theo nguồn: PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên - giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xãhội, Hà Nội, 1997

Trang 7

Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc chính vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp.

* Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung:

Vốn (K): Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến

tăng trưởng kinh tế Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất Ở các nước đang phát triển, sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỉ trọng cao nhất Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng Tuy vậy, tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác.

Lao động (L): Là một yếu tố đầu vào của sản xuất Trước đây, chúng ta chỉ

quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động) Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kĩ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp.

Công nghệ kĩ thuật (T): Là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng

kinh tế trong điều kiện hiện tại Yếu tố công nghệ kĩ thuật được hiểu theo hai dạng: thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm,quy trình công nghệ hay thiết bị kĩ thuật Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất Yếu tố công nghệ kĩ thuật được K.Marx xem như là “chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội” Còn Solow thì cho rằng “tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kĩ thuật”.

Tài nguyên, đất đai (R): Được coi là yếu tố đầu vào của sản xuất Đất đai là

yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu dược trong việc thực hiện các cơ sở kinh tế thuộc các ngành nông nghiệp, dịch vụ Các

Trang 8

nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển

Hiện nay, các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên, đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng đất đai là yếu tố cố định, còn tài nguyên thì có xu hướng giảm dần trong quá trình khai thác Mặt khác, những yếu tố tài nguyên và đất đai đang được sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất (K) Vì vậy, ba yếu tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được nhấn mạnh là vốn, lao động và năng xuất yếu tố tổng hợp (TFP) TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng kinh tế, được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởng sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động

Ở Việt Nam hiện nay, sự đóng góp của TPF ngày càng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng do tác động của thể chế, chính sách mở cửa, hội nhập và phát triển của vốn nhân lực đã giúp chúng ta tiếp cận được nhanh chóng những công nghệ hàng đầu thế giới Tuy nhiên, cũng như các nước đang phát triển khác, ở nước ta, vốn vật chất đóng vai trò quyết định với tăng trưởng kinh tế Giai đoạn 2003 – 2008, đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng kinh tế là 52,73%, của lao

Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): Bao gồm các khoản chi cố định, chi thường

xuyên và các khoản chi tiêu ngoài dự kiến phát sinh Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào tổng thu nhập khả dụng (DI) và xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) được xác định tuỳ theo từng giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế.

Trang 9

Chi tiêu của chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch

vụ của chính phủ Nguồn chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách bao gồm các khoản thu chủ yếu từ thuế và lệ phí.

Chi cho đầu tư (I): Là các khoản chi cho các nhu cầu đầu tư của các doanh

nghiệp và các đơn vị kinh tế Bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động Nguồn chi cho đầu tư được lấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, trong đó đầu tư bù đắp giá trị hao mòn được lấy từ quỹ khấu hao còn đầu tư thuần tuý được lấy từ các khoản tiết kiệm của khu vực nhà nước, các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX): Giá trị hàng hoá xuất khẩu là các

khoản phải chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị hàng hoá nhập khẩu là giá trị của các loại hàng hóa sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố nguồn lực trong nước nên chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu (NX) chính là khoản chi phí ròng phải bỏ ra cho quan hệ thương mại quốc tế.

1.1.4.2 Nhân tố phi kinh tế

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động tới tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm các nhân tố chủ yếu sau:

Đặc điểm văn hoá – xã hội: Đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới

quá trình phát triển của đất nước Nhân tố văn hóa – xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán… được xã hội thừa nhận Trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, của kỹ thuật, của trình độ quản lý kinh tế - xã hội Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn tới quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội: Các thể chế chính trị - kinh tế - xã

hội là một nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng, phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư Thể chế biểu hiện như là một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra Một thể chế chính trị - xã hội ổn định, mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ

Trang 10

cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng Ngược lại, một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, xung đột chính trị, xã hội Kìm hãm quá trình tăng trưởng kinh tế.

Cơ cấu dân tộc: Mỗi dân tộc có điều kiện sống, bản sắc văn hoá riêng, vì vậy,

tạo ra sự khác nhau về trình độ văn minh, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý và địa vị chính trị - xã hội trong cộng đồng Tăng trưởng kinh tế có thể đem lại những biến đổi có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác Đó là những nguyên nhân nảy sinh xung đột giữa các dân tộc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế đất nước Do vậy, tăng trưởng kinh tế phải dựa trên tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho các các dân tộc nhưng phải bảo tồn các bản sắc văn hoá riêng và các truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục được các xung đột, mất ổn định trong cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng tiếp theo.

Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng là một nhân tố bảo

đảm tính bền vững và động lực nội tại cho tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia vào việc xác định mục tiêu của các chương trình, dự án phát triển quốc gia, nhất là mục tiêu phát triển các địa phương của họ, tham gia trong việc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển Đó chính là yếu tố cần thiết cho một xã hội phát triển nhằm tạo dựng sự nhất trí cao, tính hiệu quả và sự thích ứng, ổn định trong thực hiện mục tiêu phát triển, đồng thời khích lệ được tiềm năng của mội cá nhân và cả cộng đồng vào quá trình phát triển kinh tế

1.2 Vấn đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo 1.2.1 Những quan niệm về nghèo đói

Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ phát triển sản xuất quy định Bằng lao động sản xuất, con nguời khai thác tự nhiên để tạo ra của cải vật chất để đáp ứng những nhu cầu của con người Năng xuất lao động ngày càng tăng thì của cải ngày càng nhiều và các nhu cầu sống ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn; trái lại, năng suất lao động thấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo đói Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu dài dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến với trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển, mà trong thời đại ngày nay với trình độ

Trang 11

khoa học công nghệ hiện đại, với lực lượng sản xuất cao chưa từng thấy, trong từng quốc gia, kể cả các quốc gia đã phát triển nhất trên thế giới, đói nghèo vẫn tồn tại một cách hiển nhiên Do đó, loài người luôn luôn phải tìm cách để nâng cao trình độ sản suất, cải thiện mức sống của mình

Hiện nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu và đưa ra những khái niệm khác nhau về nghèo đói.

Theo PGS.TS Đỗ Nguyên Phương thì đói nghèo được định nghĩa như sau:

“Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư có điều kiện thoả mãn một phần cácnhu cầu tối thiểu, cơ bản của của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trungbình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”

Trên cơ sở nhất trí với quan điểm xem xét vấn đề nghèo đói của tổ chức Liên Hợp Quốc, Ngân Hàng Châu Á đã đánh giá về thực trạng nghèo đói và đưa ra hai khái niệm, đó là: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau:

“Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập thấpkhông đủ khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu chỉ để duy trì cuộc sống”.

“Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấpkhông đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt xã hội ở một thời điểm nào đó”

Tại hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP

tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan (1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “Nghèo là

tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bảncủa con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độphát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của điạ phương” Định nghĩa này hiện

nay đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam.

1.2.2 Các thước đo nghèo đói

Đói nghèo là một khái niệm động phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, xã hội, lịch sử, mức độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu phát triển con người Ở một thời điểm, một vùng, một quốc gia là đói nghèo nhưng sang một thời điểm khác, vùng khác, quốc gia khác thì chỉ số đó mất ý nghĩa Do đó, rất khó quy định hợp lý một chuẩn mực về đói nghèo cho mọi quốc gia, ngay cả trong một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, giữa các thời kì.

1.2.2.1 Phương pháp xác định nghèo đói của WB

Phương pháp mà WB đã sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng đô la mỗi ngày Ngưỡng nghèo thường được dùng hiện nay là 1 đô la và 2 đô la/ngày (theo sức mua tương đương) Đây là ngưỡng chi tiêu

Trang 12

có thể đảm bảo cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó là 2100kcal/người/ngày.

Ngưỡng nghèo này gọi là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm (nghèo đói ở mức thấp) Vì mức chi tiêu này chỉ đảm bảo mức chuẩn về cung cấp năng lượng mà không đủ chi tiêu cho những hàng hoá phi lương thực Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt đựơc 2100kcal/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực

phẩm”

Ngoài ra, WB còn sử dụng 2 thước đo cơ bản là nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ tương đối.

Những người sống trong “nghèo khổ tuyệt đối” là những người mà 4/5 chi tiêu của họ là giành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít thực phẩm (thịt hoặc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng, chỉ khoảng 1/3 số người lớn biết chữ, và tuổi thọ trung bình của họ vào khoảng 40 tuổi.

Nghèo khổ tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc địa điểm dân cứ sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó Sự nghèo khổ tương đối được hiểu như những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định Do đó, chuẩn mực để xem xét nghèo khổ tương đối thường khác nhau từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác.

1.2.2.2 Phương pháp của Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, có 2 phương pháp xác định nghèo đói như sau:

Phương pháp của Bộ lao động- thương binh- xã hội: (Phương pháp dựa trên

thu nhập của hộ gia đình) Phương pháp này hiện đang được sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia (chuẩn nghèo quốc

Nguồn: Bộ LĐTBXH: Chiến lược Xoá đói giảm nghèo 2001 – 2010

Người được coi là nghèo khổ về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nằm ở bên dưới các giới hạn đã được quy định nói trên.

Trang 13

Phương pháp của Tổng cục thống kê: (Phương pháp dựa vào cả thu nhập và

chi tiêu theo đầu người) Phương pháp này đã xác định 2 ngưỡng nghèo:

- Ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm: là số tiền cần thiết để mua được một số lương thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng, tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100 kcal/ngày đêm

- Ngưỡng nghèo chung: bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực, tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại.

1.2.3 Các chỉ số đánh giá nghèo đói

1.2.3.1 Nghèo khổ về thu nhập

Tỷ lệ nghèo (tỉ lệ đếm đầu – HCR):

Tỷ lệ nghèo là tỷ lệ giữa số người sống dưới chuẩn nghèo ( chỉ số đếm đầu người – HC) so với tổng dân số Tỷ lệ này cho biết quy mô đói nghèo ( hay diện nghèo) của một quốc gia Được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người sống dưới chuẩn nghèo so với tổng dân số.

Việc sử dụng chỉ số này rất cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những

thành công trong mục tiêu “giảm nghèo” của quốc gia và thế giới.

Khoảng cách nghèo:

Là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo Khi so sánh các nhóm dân cư trong một đụa phương, một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm, phản ánh tính chất gay gắt của nghèo đói và dể có chính sách cần thiết hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo

Công thức tính: Khoảng cách nghèo =

1.2.3.2 Nghèo khổ con người (nghèo khổ tổng hợp)

Để đánh giá nghèo khổ con người, Liên hợp quốc đã sử dụng chỉ số nghèo khổ con người – HPI (Human Poor Index) HPI gồm ba bộ phận:

- Chỉ tiêu về tuổi thọ (H1): Tỷ lệ người mà chỉ sống ở dưới 40 tuổi - Chỉ tiêu về giáo dục (H2): Tỷ lệ mù chữ.

Trang 14

- Chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh y tế (H3): bao gồm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (H3.1); tỷ lệ dân số không được tiếp cận công trình vệ sinh theo tiêu chuẩn (số hộ không được dùng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh…- H3.2); Tỷ lệ dân cư không

1.2.4 Các nhân tố tác động đến nghèo đói và xoá đói giảm nghèo4

Để chống lại đói nghèo, giảm bớt sự đói nghèo cần phải xác định đúng các nhân tố tác động đến đói nghèo Có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến đói nghèo nhưng trên thực tế không có một nhân tố nào tác động riêng rẽ, độc lập dẫn tới đói nghèo Ở đây, các nhân tố tác động đến đói nghèo có sự đan xen, thâm nhập vào nhau Cả các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên lẫn các nhân tố thuộc về kinh tế xã hội và nhân tố về điều kiện nội tại của các hộ nghèo.

1.2.4.1 Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

- Đất đai: Đất đai được coi là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nghèo đói và xóa đói giảm nghèo Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít màu mỡ, phân tán… (như địa hình canh tác trên đồi núi ở vùng cao) dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân và các hộ gia đình.

- Khí hậu: nếu thời tiết, khí hậu không thuận lợi, thiên tai, hạn hán, bão lũ… thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống, vì thế nó là một nhân tố dẫn đến đói nghèo.

- Vị trí địa lý: ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, địa hình hiểm trở, núi cao, vực sâu… rất khó khăn trong giao thông, vận tải, thông tin liên lạc…, những vùng này gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, dẫn đến tình trạng đói nghèo phổ biến.

1.2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Những nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo như:

- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (đất đai, tín dụng, việc làm, dịch vụ công, trợ cấp…), mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, sự quan tâm của chính quyền địa phương, tình trạng kinh tế của quốc gia, địa phương, đầu tư ban đầu trong viêc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi,

4Theo nguồn từ bài giảng môn kinh tế phát triển của PGS.TS Ngô Thắng Lợi – giảng viên khoa Kếhoạch và phát triển

Trang 15

điện, đường, trường, trạm…) là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nghèo đói và XĐGN.

- Tình hình kinh tế chính trị của quốc gia, nếu bất ổn, lạm phát, thất nghiệp ở mức cao khiến sản xuất đình trệ, người lao động không có việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp cũng là một nhân tố dẫn đến đói nghèo.

- Các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút… gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản của các gia đình nói riêng và của xã hội nói chung Vì vậy, các biện pháp hành chính và giáo dục để hạn chế và xoá bỏ các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội tạo niềm tin để người dân yên tâm sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và XĐGN của mỗi quốc gia.

- Thị trường là một nhân tố tiềm tàng quan trọng, là cơ sở để khai thông nghèo đói, xoá đói giảm nghèo Muốn giảm bớt tình trạng đói nghèo, tiến tới giàu có, thịnh vượng phải chuyển nền kinh tế tự nhiên – thuần nông thành nền kinh tế hàng hoá, đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các loại hình ngành nghề, mở rộng thị trường trong nước, phát triển thương mại quốc tế.

- Số lượng, chất lượng lao động cũng tác động rất lớn đến thu nhập bình quân đầu người của mỗi quốc gia Do đó, nó cũng tác động mạnh mẽ đến tình trạng nghèo đói và XĐGN.

1.2.4.3 Các nhân tố về điều kiện nội tại của các hộ đói nghèo

- Tiềm lực kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất), khả năng sản xuất kinh doanh của các hộ đói nghèo là thấp Người nghèo thiếu nhiều nguồn lực để phát triển, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói

- Lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề thấp sẽ có ít cơ hội tìm được việc làm trong các khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao và ổn định hơn Trình độ học vấn thấp dẫn đến việc tiếp cận khoa học công nghệ khó khăn, hạn chế Mặt khác còn ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến việc giáo dục, sinh sản, nuôi dưỡng con cái…

- Quy mô hộ gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói Tỷ lệ sinh trong các hộ nghèo còn rất cao

- Khả năng tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ sản xuất và đời sống (tín dụng, khuyến nông, phòng dịch, tiếp cận nguồn nước sạch, giống cây trồng mới, thủy lợi, phân bón…) của người nghèo còn rất hạn chế Vì vậy, họ càng khó có khả năng thoát nghèo.

Trang 16

- Người nghèo dễ bị tổn thương, rủi ro cao trong sản xuất kinh doanh và đời sống Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi lại những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất việc làm, thiên tai, mất mùa, tai nạn, bệnh tật…)

1.2.5 Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay

Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hoá giàu nghèo diễn ra rất nhanh Nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại.

Do đó trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội, Nhà nước đã xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội Vì vậy, phải tiến hành thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là một giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoặt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay.

Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Đó là con đường để cho mọi người vượt qua đói nghèo, để Nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo Đây là sự thể hiện tư tưởng của Hồ Chủ Tịch: “Giúp đỡ người nghèo vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm”

Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền

Trang 17

tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăn sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước Đồng thời, hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội Không giải quyết thành công các chương ttrình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được nền tảng để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.

1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo 1.3.1 Vai trò của tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo

1.3.1.1 Nội dung

- Tăng trưởng kinh tế là cơ sở tạo nguồn lực vật chất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường kinh tế - xã hội, giúp các hộ nghèo tiếp cận được với các nhu cầu cơ bản về y tế, giáo dục, văn hoá tinh thần và các dịch vụ công.

- Tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực để thực hiện phân phối đất đai, vốn, khoa học công nghệ, từ đó giúp các hộ nghèo tiếp cận với các phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến và khoa học, ổn định cuộc sống, giúp họ có động lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo, tiến tới giàu có.

- Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, tạo việc làm và sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả hơn, nhờ đó

Trang 18

người nghèo cũng có thêm cơ hội việc làm, có cơ hội được học tập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề…

- Hiệu ứng “lan tỏa” của tăng trưởng kinh tế có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo Sự phát triển các khu đô thị, các trung tâm kinh tế kéo theo những biến chuyển tích cực về mức sống và dân trí đối với người dân trên địa bàn và những xã, huyện lân cận.

- Trong những năm qua, thực tiễn nước ta đã cho thấy, nhờ tăng trưởng kinh tế cao, Nhà nước, các cấp Chính quyền có cơ sở vật chất để hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát khỏi nghèo đói Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để xóa đói giảm nghèo trên quy mô rộng Không có tăng trưởng kinh tế thì không thể thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, lâu dài.

* Tỷ số giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân của 40% dân số nghèo nhất vớitốc độ tăng thu nhập bình quân chung

Theo mô hình Gillis – Perkins – Roemer – Snodgrass, thu nhập chung tăng thì thu nhập của 40% dân số nghèo nhất sẽ tăng Mối quan hệ này được lượng hoá như sau:

LnY = a + bLnYp

Trong đó, Y là thu nhập trung bình trong năm của 40% dân số nghèo nhất của xã hội, Yp là thu nhập chung trong năm.

So sánh tốc độ tăng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất với tốc độ tăng thu nhập chung cũng sẽ cho chúng ta biết mức độ tác động tăng trưởng tới giảm nghèo:

- Nếu tốc độ tăng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất lớn hơn tốc độ tăng thu nhập chung thì tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến nhóm người nghèo nhất hay tác động tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo là mạnh, tăng kinh tế có lợi cho người nghèo hơn.

- Nếu tốc độ tăng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ tăng thu nhập chung thì tăng trưởng có tác động đến giảm nghèo nhưng không nhiều, tăng trưởng kinh tế có lợi cho người giàu hơn.

* Tương quan giữa tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và thayđổi tỷ lệ nghèo

5Theo nguồn: Hafiz A Pasha và T Palanivel: Chính sách tăng trưởng vì người nghèo – Kinh nghiệmChâu Á

Trang 19

Mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và thay đổi nghèo đói được thể hiện qua mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỷ lệ nghèo Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người cao và tỷ lệ nghèo giảm nhiều thì chứng tỏ tăng trưởng kinh tế có mức độ “lan toả” tốt tới xoá đói giảm nghèo và ngược lại.

So sánh tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm tỷ lệ nghèo sẽ cho chúng ta biết chiều hướng và mức độ tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo.

- Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người nhỏ hơn tốc độ giảm nghèo thì tăng trưởng là “ vì người nghèo”, tăng trưởng có lợi hơn cho người nghèo, tức là tác động đồng thuận tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo là mạnh.

- Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người lớn hơn tốc độ giảm nghèo thì tăng trưởng kinh tế có làm cho tỷ lệ nghèo giảm nhưng ít hơn, tăng trưởng có lợi hơn cho người giàu.

- Nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người bằng tốc độ giảm nghèo thì tăng trưởng kinh tế có tác động đến giảm nghèo ở mức trung bình, thu nhập được phân phối đồng đều cho cả người giàu và nguời nghèo.

- Nếu tỷ lệ nghèo tăng thay vì giảm, tốc độ tăng trưởng thu nhập nình quân đầu người ở mức thấp thì tăng trưởng kinh tế đã “ bần cùng hoá” thêm người nghèo

Trang 20

Biểu 1.3 Tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỷ lệ nghèo của mộtsố nước Châu Á nghiên cứu trong các thập kỉ khác nhau

Nguồn: Hafiz A Pasha và T Palanivel: Chính sách tăng trưởng vì người nghèo –Kinh nghiệm Châu Á

Qua bảng trên, quốc gia có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người nhanh nhất là Trung Quốc (trong thập kỉ 80 và 90) cũng có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, trong khi quốc gia có tăng trưỏng chậm là Pakistan (trong thập kỉ 90) thì có tốc độ gia tăng về nghèo đói là 2,8%.

Hai nhà nghiên cứu: Hafiz A Pasha và T Palanivel đã chỉ ra rằng ở 13 nước

Châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh thì trung bình đói nghèo giảm hàng năm là 4,9%, còn ở các nước tăng trưởng chậm thì đói nghèo chỉ giảm khoảng 0,4% Rõ ràng là về cơ bản tăng trưởng có quan hệ chặt chẽ với giảm nghèo Trên cơ sở đó, trung bình mỗi quốc gia cần có tốc độ tăng trưởng khoảng 3,5%/năm trở lên là có thể giảm nghèo một cách đáng kể và chắc chắn.

* Độ co giãn của nghèo đói đối với tăng trưởng

Độ co giãn này thể hiện bằng phần trăm thay đổi tỷ lệ nghèo đói khi có 1% tăng trưởng thu nhập đầu người.

Một số nghiên cứu của Ravallion và Chen (1997), Ravallion, Bruno và Squive (1998) và Adams (2003) phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ giảm nghèo ở các nước qua các thời kỳ cho rằng, trung bình cứ tăng thêm 1% của tốc dộ tăng thu nhập bình quân đầu người thì tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo có thể

Trang 21

giảm được tới 2% Tuy nhiên bất bình đẳng lại diễn ra theo hướng khác, một số quốc gia có tốc độ giảm nghèo hạn chế trong khi có thành tích tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, còn một số quốc gia khác lại có tốc độ giảm nghèo cao trong khi tăng trưởng kinh tế là tương đối thấp.

Kinh nghiệm ở các nước Châu Á - theo nghiên cứu của Hafiz A Pasha và T Palanivel về vấn đề này là kinh nghiệm thực tiễn vô cùng giá trị.

Biểu 1.4: Độ co giãn của nghèo đói với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia qua

Nguồn: Hafiz A Pasha và T Palanivel: Chính sách tăng trưởng vì người nghèo –Kinh nghiệm Châu Á

Từ biểu trên, nhận thấy rằng: độ co giãn thay đổi mạnh giữa các nước, và độ co giãn cũng có thể là âm, cũng có thể là dương Độ co giãn là dương trong trường hợp tăng trưởng chậm và đói nghèo gia tăng Độ co giãn là âm trong trường hợp tăng trưởng nhanh, đói nghèo giảm Ví dụ: khi tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc bùng nổ vào thập kỉ 80, 90 độ co giãn có giá trị âm lớn hơn so với thập kỉ 70 Giá trị âm của độ co giãn của đói nghèo đối với tăng trưởng cũng là một thước đo tốt để xác định mức độ vì người nghèo của tăng trưởng.

1.3.2 Vai trò của xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế

Xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững Xoá đói giảm nghèo không chỉ là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, làm thế nào để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo Xoá đói giảm nghèo là làm sao để tăng được thu

Trang 22

nhập cho người nghèo Xoá đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng khó khăn mà còn là một nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển Do đó, xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng đồng thời cũng là một điều kiện tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình xoá đói giảm nghèo thì nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế có thể sẽ bị ảnh hưởng, song xét một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả của xoá đói giảm nghèo lại tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, trong nhiều năm liền chúng ta đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế thị trường đã đem lại sự phát triển năng động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ những mặt trái tiêu cực đó là sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, đói nghèo của một bộ phận dân cư kéo theo các tệ nạn xã hội.

Có thể nói không giải quyết thành công vấn đề xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là đói nghèo về kinh tế thì sẽ không khắc phục được hậu quả nghiêm trọng của phân hoá giàu nghèo mà ở đó luôn tiềm tàng nguy cơ của phân hoá giai cấp, dân tộc, bần cùng hoá người nghèo Nếu để tình trạng đó xảy ra sẽ gây nhiều điều nguy hiểm, gây mất ổn định chính trị, công bằng xã hội và làm cản trở tăng trưởng, phát triển kinh tế.

1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc đẩy mạnh tăngtrưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên

Tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Điện Biên trong những năm qua đạt được tốc độ khá cao (11,65% năm 2009) đã thực sự tác động tới xóa đói giảm nghèo, là vì địa phương đã tập trung đẩy mạnh tăng trưởng trong ngành nông nghiệp Điều này là do hầu hết đói nghèo tập trung ở các xã huyện vùng sâu vùng xa, vùng núi cao, người dân chủ yếu làm nông nghiệp Vì thế tăng trưởng nông nghiệp tạo ra cú huých mạnh, tác động trực tiếp đến người nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết tình trạng thiếu lương thực thực phẩm

Biểu 1.5: Tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỉ lệ nghèo, độ cogiãn của nghèo đói đối với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Điện Biên

Trang 23

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2008

Từ bảng trên ta thấy: Độ co giãn âm liên tục qua các năm, chứng tỏ, cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người thì tỷ lệ nghèo đói cũng được giảm xuống Như vậy, tăng trưởng kinh tế đã có tác động tích cực đến việc giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên.

Có được những thành công như vậy là nhờ:

+ Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

+ Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được cụ thể hóa thành các chính sách, cơ chế, dự án, kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực… Người nghèo đã bước đầu có nhận thức đúng để tự vươn lên, biết tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng

+ Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xóa đói giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống như tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư, hỗ trợ pháp lý… Nhờ đó người nghèo ở các xã nghèo có thêm cơ hội và năng lực để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Tỉnh đã thực hiện xây dựng các mô hình gia đình, thôn bản, xã, huyện xóa đói giảm nghèo hiệu quả đã được nhân rộng Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực, chủ động phát huy các nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực cộng đồng, kết hợp với sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, mở rộng hợp tác với các vùng trong cả nước và quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính cho xóa đói giảm nghèo

Trang 24

Như vậy, kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho thấy rằng:

+ Tăng trưởng muốn bền vững thì trong quá trình tăng trưởng phải thực hiện tăng trưởng trong ngành nông nghiệp để có thể xóa đói giảm nghèo hiệu quả, đảm bảo cho người nghèo có thể tiến hành sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo.

+ Các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo cần phải có sư đồng bộ, mang tầm chiến lược, không chỉ tập trung vào việc nâng cao mức sống của người nghèo mà còn phải tạo cơ hội và hành lang pháp lý, nâng cao dân trí, ý thức pháp luật, giúp họ tham gia vào đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Chiến lược xóa đói giảm nghèo cần phải đa dạng và có mục tiêu trên cơ sở nhu cầu của người dân

+ Hệ thống cơ chế chính sách cần linh hoạt, sát thực với điều kiện cụ thể của địa phương, cần có sư phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức…

1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái

Trong 5 năm qua, kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,3%, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 5,1%, công nghiệp – xây dựng tăng 17,24%, dịch vụ tăng 14,28%; hàng năm tỉnh đã huy động được tổng vốn đầu tư cao hơn mức dự kiến; các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng; số lượng và chất lượng nguồn lao động đều được nâng lên6.

Trong những năm vừa qua, tỉnh Yên Bái đã có sự chuyển biến nhận thức, hành động của các ngành, các cấp dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, UBND và nghị quyết của HĐND trong việc thực hiện chương trình 133- Chương trình xoá đói giảm nghèo và chương trình 135- Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn

Chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, từ đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề đến hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt Nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 21,31% (năm 2008) xuống còn 15,74% (năm 2009)7.

Tăng trưởng kinh tế đã có tác động tích cực đến vấn đề xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Phong trào xóa đói giảm nghèo đã phát triển sâu rộng, ngày càng được xã hội hóa, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó

7Nguồn:http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx

Trang 25

khăn có sự thay đổi đáng kể, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa

Có được những thành quả như vậy là do:

+ Tỉnh Yên Bái đã xác định lấy công nghiệp làm khâu đột phá, tạo động lực để phát triển các ngành kinh tế, văn hoá xã hội, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất công nghiệp lớn Mạng lưới giao thông đường bộ được hình thành và phân bố tương đối hợp lý Đã đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ Yên Bái đã thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi miền núi có qui mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp như : Hệ thống thuỷ lợi Vân Hội – Mường Lò; Cụm công trình thuỷ lợi Bắc Văn Yên; Cụm công trình thuỷ lợi Đồng Khê – Thạch Lương Vùng nguyên liệu được mở rộng tập trung phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo, tinh dầu quế, chè

+ Qua nhiều năm thực hiện chương trình XĐGN, tỉnh đã được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chính quyền và nhân dân các cấp đời sống người nghèo đã có bước chuyển biến rõ rệt Nhiều công trình cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm y tế, nước sinh hoạt đã được xây dựng và nâng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong đó có hộ gia đình đói nghèo Thông qua việc thực hiện các dự án đã tác động đến hộ nghèo cùng tham gia và để thoát khỏi đói nghèo.

+ Một số dự án thuộc khung chương trình xoá đói giảm nghèo như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án khuyến nông lâm đã giúp đỡ người nghèo cách làm ăn… đã thực hiện đạt tiến độ kế hoạch, đầu tư đúng địa chỉ phục vụ trực tiếp cho đối tượng là người nghèo, xã nghèo.

+ Các tổ chức đoàn thể, các ngành đã đưa nội dung công tác xoá đói giảm nghèo vào công tác lãnh đạo của mình Các cơ quan thông tin đại chúng đã tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền xoá đói giảm nghèo Các dịch vụ tín dụng như: Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng phục vụ người nghèo, kho bạc Nhà nước, Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính đã tham gia tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo Phong trào xoá đói giảm nghèo đạ và đang trở thành 1 cuộc vận động lớn, có tác dụng tích cực, làm giảm đáng kể số hộ đói nghèo, giúp cho hộ đói nghèo giảm bớt khó khăn trong cuộc sống Tỉnh đã giúp đồng bào dân tộc từng bước ổn định cuộc sống bằng các hình thức: Cứu đói, cung cấp các đồ dùng sinh hoạt tạo điều kiện cho đồng bào chuyển đổi dần tập quán lạc hậu, ăn ở vệ sinh, đẩy lùi bệnh tật Đồng

Trang 26

bào có công cụ sản xuất, từng bước xoá đói giảm nghèo củng cố lòng tin của đồng bào đói với các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trang 27

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINHTẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở huyện Mộc châu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây bắc với độ cao trung bình khoảng 1000 m so với mặt nước biển, về hướng Đông nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là: 202.513 ha, nằm ở toạ độ địa lý: 2040’-2107’vĩ độ Bắc, 10426’-1055’kinh độ Đông

+ Phía Đông và Đông nam giáp Tỉnh Hoà Bình + Phía Tây và Tây bắc giáp huyện Yên Châu

+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào + Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên.

Huyện Mộc Châu từ xa xưa đã được coi là cửa ngõ đặc biệt quan trọng của tỉnh Sơn La và của vùng Tây bắc, nằm trên trục giao thông quốc lộ 6 - huyết mạch của vùng Tây Bắc là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc bộ - Hà Nội - Lai Châu, huyện có trên 36 km đường biên giới với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, có cửa khẩu Quốc gia Pa Háng

2.1.1.2 Địa hình

Mộc Châu mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 - 1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng Được chia làm 3 tiểu vùng:

+ Vùng quốc lộ 6 và phụ cận: Có 17/29 xã, thị trấn, đây là vùng kinh tế chủ lực phát triển kinh tế Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ và Du lịch.

+ Vùng Sông Đà: Có 7/29 xã, thị trấn là vùng khoanh nuôi bảo vệ rừng, phòng hộ xung yếu vùng lòng hồ và ổn định tái định cư

+ Vùng cao biên giới: Có 5/29 xã, thị trấn là vùng ổn định định canh định cư, trồng mới rừng, khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng, mở rộng diện tích vùng đệm rừng đặc dụng Xuân Nha.

Trang 28

2.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

a Khí hậu:

Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều Nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm Độ ẩm không khí trung bình 85% Khí hậu của huyện vùng cao nguyên rất phù hợp để phát triển cây trồng và con nuôi vùng ôn đới như cây công nghiệp, cây ăn quả vùng ôn đới, chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là bò sữa, bò thịt và phát triển du lịch nghỉ dưỡng; tuy nhiên trong những năm gần đây thời tiết khí hậu có khắc nghiệt hơn như khô hanh, lốc và mưa đá xuất hiện nhiều lần trong năm đã gây thiệt hại lớn về sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

b Thuỷ văn:

Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn huyện có 7 dòng suối chính bao gồm: suối Quanh, suối Sập, suối Tân Sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.

Nhìn chung, tài nguyên nước phân bố không đồng đều, do điều kiện miền núi địa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nước phục vụ cho đời sống và phát triển sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao Nguồn nước ngầm ít nên chưa tận dụng khai thác để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt được.

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của huyện Mộc Châu rất đa dạng và phong phú, là vùng đất có nhiều tiềm năng thế mạnh vẫn chưa được khơi dậy khai thác để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

a Đất đai:

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 202.513 ha, gồm nhiều loại đất Feralit phát triển trên các loại đá mẹ, do nguồn gốc hình thành được chia thành 4 nhóm đất

chính:

Nhóm đất đỏ vàng: 53.545,0 ha chiếm 34,2% Nhóm đất đen: 1.178,0 ha chiếm 0,75%

Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 851,0 ha chiếm 0,54% Nhóm đất đỏ vàng trên núi: 100.969,0 ha chiếm 65,5%

Trên địa bàn huyện có 18 loại đất, hầu hết các loại đất đều có độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ

Trang 29

trung bình đến khá, ít chua có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, tập trung với cơ cấu đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và phát triển chăn nuôi đại gia súc Trong đó: Đất nông nghiệp: 34.830,51 ha, chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên, bình quân đầu người là 0,25 ha (trong đó: diện tích cho sản xuất lương thực là 0,09 ha), ruộng nước hiện có 2.103,54 ha; Đất lâm nghiệp: 81.359,21 ha, chiếm 40,17%; đất chuyên dùng: 4.547,28 ha chiếm 2,25%; đất ở: 1.179,76 ha chiếm 0,58%; Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 80.596,24 ha, chiếm 39,8 % diện tích tự nhiên Qua số liệu cho thấy phần diện tích đất chưa sử dụng còn lớn Song diện tích có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp đều rất khó khăn như phân bố ở những địa bàn không thuận lợi đường giao thông, thiếu nguồn nước chỉ thích hợp với các cây lâu năm, hoặc chỉ có thể khai thác theo phương thức nông - lâm kết hợp Đây là điều kiện để huyện Mộc Châu có thể khai thác, mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp trong thời gian tới, tăng hiệu quả sử dụng đất cả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.

b Tài nguyên rừng:

Mộc Châu có diện tích đất lâm nghiệp lớn cho nên công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng được đẩy mạnh Tổng diện tích trồng rừng năm 2000 là 1000 ha, diện tích khoanh nuôi bảo vệ là 98.520 ha; đến năm 2008, tổng diện tích trồng rừng tăng lên gần 2000 ha, diện tích khoanh nuôi bảo vệ tăng lên 150.360 ha Đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị kinh tế cao, huyện Mộc Châu có khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích trên 12.313,6 ha có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm cần được bảo vệ và đã được lập dự án bảo tồn giống gen Tài nguyên rừng Mộc Châu khá phong phú có nhiều hang động, thực vật quý hiếm, có khoảng 456 loại thực vật thuộc 4 ngành và có 49 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài chim, thú quý hiếm Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 42%, năm 2009 là 47,5%.

c Tài nguyên khoáng sản:

Mộc Châu có một số loại khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ cụ thể:

+ Than: Có mỏ than Suối Bàng với trữ lượng 2,4 triệu tấn và Than bùn ở xã Tân Lập có thể khai thác để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.

+ Bột Tan: Tập trung ở Tà Phù xã Liên Hoà, với trữ lượng khoảng 2,3 triệu tấn, có thể khai thác để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trang 30

+ Đất sét: Có trữ lượng tương đối lớn đang được khai thác phục vụ phát triển sản xuất gạch phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong huyện và ngoài huyện.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Dân số và nguồn lao động

Cùng với yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Mộc Châu còn có nguồn lao động dồi dào quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội Huyện Mộc Châu năm 2008 có 150.449 nhân khẩu gồm 9 dân tộc chủ yếu sống quần cư theo bản, tiểu khu ở 27 xã, 2 thị trấn, gồm: Dân tộc kinh chiếm 29,4%, Thái 33,2%, Mường 15,8%, Mông 14,6, Dao 6,2%, Sinh Mun 0,4%, Khơ

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc châu các năm 2003, 2005, 2007, 2009

Năm 2009 dân số toàn huyện Mộc Châu có: 152.116 người trong đó: nữ 91.178 người, chiếm 59,94 % Dân số khu vực thành thị: 35.364 người chiếm 23%; Dân số khu vực nông thôn: 116.752 người chiếm 77% tổng dân số toàn huyện Lao động trong độ tuổi có: 85.268 người chiếm 56% so với dân số, trong đó: nam 50.041 người, nữ 35.227 người; lao động nông, lâm nghiệp 69.935 người chiếm 82% tổng số lao động toàn huyện.

Phần lớn dân số trong huyện sống ở nông thôn với nghề nông là chủ yếu, trình độ dân trí trong những năm qua đã từng bước được nâng lên.

Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2008, lao động có trình độ cao đẳng trở lên là: 2.038 người, trong đó: trên đại học 27 người; có trình độ phổ thông trung học là 19.623 người, hàng vạn lượt người lao động đã được chuyển giao kỹ thuật sản

Trang 31

xuất; số lao động có tri thức của huyện ngày càng được phát triển đã và đang tiếp cận với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện

2.1.2.2 Đặc điểm văn hoá

Mộc Châu là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử, có nhiều di tích lịch sử gắn với truyền thống kiên cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc như: Căn cứ cách mạng Mộc Hạ, bia Lê Lợi, đồn Mộc Lỵ Trên địa bàn Huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Thái, Kinh, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, Sinh Mun , mỗi dân tộc có bản sắc đặc trưng và ngành nghề truyền thống riêng biệt, tiêu biểu như dệt thổ cẩm với các loại hình văn hoa độc đáo; làm chăn, đệm; nghề rèn, đúc, Các dân tộc anh em có truyền thống đoàn kết gắn bó trong đấu tranh, sản xuất và giao lưu văn hoá, hình thành và phát triển nền văn hoá cộng đồng

2.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản những năm gần đây tăng nhanh và tập trung chủ yếu cho các công trình trọng điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, các công trình văn hoá xã hội như trường học, trạm xá…

a Mạng lưới giao thông, vận tải không ngừng phát triển với tổng chiều dài

1.926 km, trong những năm qua đã mở mới được 185 km đường giao thông nông thôn liên xã, liên bản Nâng cấp và sửa chữa được trên 350 km đường đô thị và quốc lộ, góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo của huyện Đến nay các xã đã cơ bản có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng vẫn còn 11/29 xã đường giao thông chỉ đi được mùa khô, mùa mưa đi lại rất khó khăn.

Cùng với hệ thống đường bộ, những năm gần đây đã có thêm mạng lưới giao thông đường thuỷ ở vùng lòng hồ Sông Đà rất thuận tiện cho việc vận tải thuỷ, trong tương lai đây là tuyến vận tải đường thuỷ phục vụ xây dựng thuỷ điện Sơn La qua địa phận Mộc Châu, hiện nay khai thác vận tải thuỷ chủ yếu là các bến đò ngang và bè mảng, hiệu quả thấp, có 1 cảng sông là cảng Vạn Yên tiếp giáp với huyện Phù Yên đã xây dựng nhưng chưa có hệ thống kho tàng thiết bị bốc xếp hàng hoá.

b Hệ thống bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình ngày càng được hiện

đại hoá đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hiện nay huyện có 1 trung tâm Bưu điện và 2 cơ sở bưu điện tại thị trấn Nông trường Mộc Châu và xã

Trang 32

Chiềng Sơn Hệ thống bưu điện đã được hiện đại hoá kỹ thuật tiên tiến, mạng lưới viễn thông dây trần đã được vi ba hoá Trong 5 năm qua đã có 2.284 máy điện thoại cố định, số máy điện thoại thuê bao bình quân 200 máy/1000 dân, phục vụ thuận lợi cho nhu cầu thông tin liên lạc Đến nay 100% số xã, thị trấn có điện thoại; tuy nhiên, chất lượng máy điện thoại ở các xã còn rất thấp, có 6 trạm thu phát lại truyền hình Chất lượng thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình được nâng lên rõ rệt, đã phát phủ sóng truyền hình cho 5 xã trong huyện và một số cụm dân cư phục vụ hơn 7 vạn người được xem truyền hình, nâng tỷ lệ số dân được xem truyền hình từ 60% năm 2000 lên 75% năm 2003 và 96% năm 2009.

c Hạ tầng thuỷ lợi: Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư từ các chương trình 06, 216,

327, 135, 925 nên đến nay hệ thống thuỷ lợi của huyện đã phát triển khá, đáp ứng được cơ bản nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lũ lụt Giai đoạn 2005 – 2009 đã nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 7 trạm bơm, 10 hồ đập, hệ thống kênh tưới tiêu kiên cố hoá 56 km

d Hạ tầng giáo dục được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học, đến

năm 2009, toàn huyện có 36 trường mẫu giáo với 315 lớp học và 444 giáo viên, 71 trường phổ thông với 1.533 phòng học và 2.253 giáo viên Trong đó: trường tiểu học: 31 trường với 581 phòng học; PTCS cấp (1+2): 6 trường với 234 phòng học; THCS (cấp 2): 28 trường với 250 phòng học; Phổ thông (cấp 2+3): 2 trường và 62 phòng học; PTTH (cấp 3): 4 trường với 70 phòng học

e Hạ tầng y tế: Tính đến ngày 1/7/2009, toàn huyện có 30 cơ sở khám chữa

bệnh, trong đó có 2 bệnh viện với 245 giường bệnh, 29 trạm y tế xã, thị trấn với 139 giường bệnh Đến hết năm 2009 tổng số cán bộ ngành y có 327 người trong đó có 51 bác sỹ; y sĩ, kỹ thuật viên có 117 người, y tá, nữ hộ sinh có 124 người, tăng 11,48% so với năm 2003 Các xã đã có cán bộ y tế hoạt động, đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ

f Hạ tầng điện: Đến hết năm 2008 có 27/29 xã, thị trấn có điện, trong đó 26

xã, thị trấn có điện lưới quốc gia và 1 xã dùng nguồn điện khác Trên địa bàn huyện còn 2 xã chưa có điện là xã Chiềng Xuân và xã Tân Xuân Hiện nay, huyện đang tập trung đầu tư các công trình điện cho 2 xã còn lại, sớm đưa nguồn điện về tới 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện.

g Hạ tầng chợ: Hệ thống chợ, cửa hàng được đầu tư nâng cấp, xây dựng kiên

cố tại các xã, thị trấn Hiện tại, huyện có 2 chợ trung tâm tại hai thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu, ở 21/29 xã khác cũng đã xây dựng chợ kiên cố,

Trang 33

phục vụ nhu cầu thương mại, buôn bán của nhân dân Còn lại 6 xã đặc biệt khó khăn cũng đang được đầu tư xây dựng vì hiện tại các xã này vẫn đang sinh hoạt chợ tạm.

Số xã có đường ôtô đến trung tâm xã 29/29

Số xã có trường trung học phổ thông 5/29

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Châu 2009

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội

2.1.3.1 Những thuận lợi

Ở độ cao trên 1.000 m, với đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hoà phù hợp với phát triển tập đoàn cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới như chè, bò sữa cao sản, cây ăn quả Vị trí thuận lợi nằm trên trục quốc lộ 6, gần Cảng sông Vạn Yên và ở trung độ giữa Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, chỉ cách Hà Nội gần 200 km Tương lai Mộc Châu sẽ hình thành một trung tâm Công - Nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, trung chuyển hàng hoá cho cả vùng Tây Bắc và nước bạn Lào.

Với nguồn tài nguyên tuy trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác song rất phong phú, đa dạng Đặc biệt là có các chính sách ưu đãi đầu tư cho vùng, cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng cao biên giới

Mộc Châu có nhiều khu danh lam thắng cảnh như: Hang dơi, Thác dải yếm, Rừng thông, Thảo nguyên nông trường Mộc Châu, lòng hồ Sông Đà, khí hậu mát mẻ đó là những điều kiện để phát triển du lịch.

Nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu có truyền thống đoàn kết yêu nước, tuyệt đối trung thành và kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn An ninh quốc phòng của huyện luôn đảm bảo.

2.1.3.2 Những khó khăn, tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi như vậy, huyện Mộc Châu cũng gặp không ít những khó khăn về mọi mặt Cụ thể như:

Trang 34

Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng diện tích rừng còn quá ít dẫn đến môi trường sinh thái diễn biến theo chiều hướng xấu đi (Gió nóng, lũ lụt, sương muối, gió lốc, mưa đá ) trước mắt không còn nhiều rừng để khai thác chế biến lâm sản.

Cơ sở hạ tầng thiếu thốn và không đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nhiều tuyến chỉ đi được 4 tháng mùa khô đang là một yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt ít và phân bố không đều Nước phục vụ sản xuất, cho đô thị và nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cao còn gặp khó khăn Mạng lưới điện quốc gia lan toả chưa đều trên địa bàn, vị trí cửa ngõ của huyện chưa được khai thác và phát huy, đó là những trở ngại đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.

Là một huyện vùng núi cao có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều, nguồn lao động dồi dào song chưa được khai thác Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh du cư, địa bàn dân cư phân tán, phương thức canh tác lạc hậu, đời sống khó khăn, nền kinh tế của huyện chưa có tích luỹ, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp Hiện tại còn 6/29 xã nghèo đặc biệt khó khăn cần và đang được đầu tư bằng các chương trình: 135,134 của Chính phủ, Dự án giảm nghèo và các chương trình đầu tư khác của Tỉnh và Chính Phủ.

2.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở huyện Mộc Châu 2.2.1 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu lần thứ XVIII đã xác định mục tiêu phát triển đến năm

2010 là: “Tập trung cho tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội;

đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệpvà dịch vụ du lịch, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chú trọng phát triển côngnghiệp chế biến sản phẩm chất lượng cao và tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ vùngnông thôn” Thực hiện nghị quyết đó, trong những năm qua, Mộc Châu đã đạt

được những thành tựu đáng kể về tăng trưởng kinh tế.

Trang 35

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu giai đoạn 2001 – 2009

Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của huyện Mộc Châu giai đoạn 2001-2009 đã có bước phát triển khá Giá trị tăng thêm năm sau cao hơn năm trước, phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh, nền kinh tế của huyện phát triển tương đối ổn định Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả giai đoạn 2001 – 2009 đạt 13,24%, cao hơn so với tốc độ chung của cả vùng Tây bắc (10,1%) và của cả nước (xấp xỉ 7%) Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 là 10,2%, tăng lên 14,1% năm 2005 và 14,9% năm 2008, năm 2009 ước đạt 14,56%, như vậy tốc độ tăng trưởng năm 2009 có giảm nhẹ do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới Tuy nhiên, với tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới như vậy thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện là một con số đầy ấn tượng

Hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt, tổng sản lượng kinh tế tăng đều đặn qua các năm, năm 2005 tổng sản phẩm trong huyện đạt 659,91 tỷ đồng, tăng lên 870,92 tỷ năm 2007, và 1.146,9 tỷ năm 2009 Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2009 đạt 14,82%

2.2.2 Cơ cấu kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện, tỷ trọng của công nghiệp đạt ở mức thấp, tỷ trọng dịch vụ có phát triển nhưng tăng

Trang 36

chậm Trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến trong cơ cấu, khắc phục dần tình trạng sản xuất tự túc, tự cấp, đi vào sản xuất hàng hoá bằng việc thâm canh tăng năng xuất cây lương thực, phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi…do vậy tỷ trọng GDP nông - lâm nghiệp giảm từ 55,59% năm 2003 xuống còn 51,45% năm 2005 và 39,59% năm 2009; công nghiệp, xây dựng tăng từ 23,16% năm 2003 lên 23,63% năm 2005 và 28,8% năm 2009; dịch vụ tăng từ 21,26% năm 2003 lên 24,92% năm

Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ - du lịch, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển rất chậm Sự chuyển dịch kinh tế trong những năm qua đã tạo tiền đề cho sự phát triển, đã có sự chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nhất là ở các xã, thị trấn ven các trục đường giao thông So sánh với chỉ tiêu đã quy hoạch thì tốc độ tăng trưởng GDP và mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện vẫn chưa đạt được so với chỉ tiêu đã đặt ra Nguyên nhân là do kết quả thực hiện về tổng mức đầu tư toàn xã hội trong những năm qua chưa đạt mức quy hoạch đề ra, một số chương trình, dự án ưu tiên chưa triển khai thực hiện Một số cơ chế, chính sách triển khai chưa đồng bộ và chưa khai thác được những tiềm năng sẵn có Mộc Châu cần có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Trang 37

nhanh hơn nữa mới có thể tiến kịp và hoà nhập với xu thế chung, để sớm trở thành một trong những trung tâm của tỉnh và có được một cơ cấu kinh tế hợp lý trong tương lai.

2.2.3 Tăng trưởng kinh tế trong các ngành

2.2.3.1 Ngành nông , lâm, ngư nghiệp

a Nông nghiệp

Thực hiện định hướng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp huyện Mộc Châu đã có những bước phát triển: Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, nổi bật là sự đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xác định giống cây trồng, con nuôi có năng xuất cao chất lượng, hiệu quả, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung trọng điểm Tỷ trọng cây lương thực giảm dần trong khi tỷ trọng giá trị sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả tăng lên, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật công nghệ gắn với các chính sách đầu tư, chính sách khuyến nông, coi trọng vai trò của kinh tế hộ, mở rộng phong trào tách hộ, dãn bản theo quy hoạch, ổn định sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết, phát triển mạnh kinh tế trang trại Các thành phần kinh tế và các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn phát triển đúng hướng, ngày càng đa dạng, nhiều trang trại nông lâm kết hợp, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao góp phần bảo vệ ổn định môi trường sinh thái

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng đều qua các năm: năm 2003 là 342.887,17 triệu đồng tăng lên 422,5 tỷ đồng năm 2008 và 454,07 tỷ năm 2009.

Về cơ cấu:

* Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao: 76,74% năm 2003 và 60,21% năm 2009 trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp hiện vẫn đang còn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, tỷ trọng nông sản hàng hoá chưa cao, số hộ nông dân đi vào sản xuất hàng hoá quy mô lớn còn ít.

- Cây lương thực:

Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng khá cao và ổn định, năm 2003 đạt 49.268 tấn, tăng lên 68.274 tấn năm 2009 Bình quân lương thực có hạt đầu người/năm là 357,9 kg năm 2003 và 371,5 kg năm 2009.

Đến năm 2000, Mộc Châu đã cơ bản đảm bảo đủ lương thực theo quan điểm giải quyết lương thực bằng sản xuất hàng hoá trên cơ sở tập trung thâm canh tăng

Trang 38

năng xuất, tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất đối với diện tích lúa ruộng Tổng diện tích gieo trồng cây lúa nước năm 2009 tăng 1.616 ha so với năm 2001, trong đó diện tích lúa chiêm xuân gieo cấy đạt: 777,6 ha, lúa mùa: 2.364 ha Diện tích cấy giống mới đạt trên 90%.

+ Diện tích lúa nương năm 2009 là 2.276,9 ha, tăng so với năm 2003 là 957,9 ha (1.319 ha); năng suất bình quân đạt 10,2 tạ/ha, sản lượng đạt: 1.380 tấn.

+ Đối với cây trồng cạn: Đã hình thành các vùng sản xuất cây hàng hoá tập trung (cây ngô, cây đậu tương) theo hướng thâm canh đưa giống mới vào sản xuất chiếm từ 80 - 90 % diện tích gieo trồng, từng bước giảm dần diện tích cây ngắn ngày trên nương đất dốc.

Diện tích cây ngô năm 2009 là 24.605 ha, tăng so với năm 2003 là 12.918,7 ha (11.686 ha), trong đó: Ngô hè thu năm 2009 gieo trồng được 12.265,3 ha, tăng so với năm 2003 là 10.189,5 ha ( 2.075,8 ha) Cây sắn: 1.909,1 ha, sản lượng đạt 17.420 tấn, tăng bình quân 1,94 %/năm, cây dong giềng năm 2009 có 1.481 ha tăng bình quân 11,7 %/năm

Hiện nay, huyện đã và đang từng bước hình thành các vùng sản xuất cây lương thực hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến.

- Cây công nghiệp và cây ăn quả:

+ Cây chè: Thực hiện quy hoạch về định hướng phát triển cây chè, cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý và bước đầu áp dụng trồng thử nghiệm một số giống chè đặc sản nhập từ Đài Loan, Nhật Bản Từ năm 2000 đến nay cây chè đã trở thành cây chủ lực, sản phẩm chè Mộc Châu có nhiều ưu thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu; năm 2009 diện tích chè toàn huyện có: 2.953,1 ha, tăng 746 ha so với năm 2000, sản lượng chè búp tươi đạt 11.890 tấn, tăng so với năm 2000: 2.795 tấn, tăng bình quân 34,99%/năm.

+ Cây dâu tằm: Đến năm 2009 diện tích dâu toàn huyện hiện có 495,8 ha tăng so với năm 2003 194,1 ha (301,7 ha), sản lượng kén tằm đạt: 70 tấn; tăng bình quân 0,64 %/năm.

+ Cây ăn quả: Tổng diện tích các loại cây ăn quả của huyện năm 2000 có: 3.165,2 ha, tăng bình quân 10 năm (1991 - 2000): 52,6%/năm, cơ cấu cây ăn quả của huyện chủ yếu là cây mận hậu, năm 2009 là 1.816,5 ha chiếm 53,75%, cây mơ: 193,9 ha chiếm 12,85% so với tổng diện tích cây ăn quả Sản lượng quả tươi đạt: 13.994 tấn, so với chỉ tiêu quy hoạch diện tích cây ăn quả đạt tăng 33,72%.

* Chăn nuôi:

Trang 39

Trong giai đoạn (2000- 2009) đàn gia súc gia cầm của huyện vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng và ổn định cả về quy mô cũng như cơ cấu đàn.

+ Đàn trâu từ 20.592 con năm 2003 tăng lên 28.423 con năm 2009

+ Đàn bò từ 16.913 con năm 2000 tăng lên 17.403 năm 2003 và 36.709 con năm 2009, tốc độ tăng bình quân 6,77%/năm; Đàn bò lai sind năm 2000: 900 con, năm 2003: 2074 con tăng 1.174 con so với năm 2000, năm 2009 đạt 2.853 con.

+ Đàn lợn từ 60.850 con năm 2000, 51.639 con năm 2003 và 59.964 con năm 2009 Tốc độ tăng bình quân 3,76%/năm.

+ Đàn gia cầm luôn được duy trì ở mức 330 - 350 ngàn con/năm.

Sản lượng thịt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong huyện và xuất ra ngoài huyện Những năm gần đây ngành chăn nuôi của huyện đã từng bước chuyển dần theo hướng đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hoá trong cơ cấu phát triển Sự chuyển biến tích cực trong chăn nuôi thể hiện rõ qua việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu giống; nhiều giống gia súc gia cầm được đưa vào các vùng trong huyện, bước đầu nâng cao chất lượng và sản lượng chăn nuôi như đàn bò sữa, bò lai Sind, bò thịt địa phương, đàn lợn hướng nạc, các giống gia cầm như gà tam hoàng, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan pháp… đang được nhân rộng.

+ Chăn nuôi bò sữa:

Với lợi thế về khí hậu, đất đồng cỏ huyện Mộc Châu xác định đây là lợi thế để phát triển đàn bò sữa, năm 1980 đàn bò sữa của huyện đã có 1.855 con, tuy nhiên do gặp khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm cũng như trong quản lý nên đàn bò sữa bị suy giảm, đến năm 1991 còn 1.326 con Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới quản lý chuyển đàn bò cho hộ gia đình chăn nuôi và việc đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại của Pháp và New Zeland chuyền sản xuất sữa tươi thanh trùng công suất 6,5 tấn/ngày và các sản phẩm khác như sữa khô đặc, bơ tươi, kem đạt 500 tấn sản phẩm/năm nên đàn bò sữa đã được phát triển Năm 2009 đàn bò sữa đã phát triển lên 5.237 con, sản lượng sữa đạt trên 11.000 tấn/năm Cùng với việc gia tăng tổng đàn, chất lượng đàn bò cũng được nâng lên nhờ cải tạo giống với việc lai tạo bò mẹ giống Hà Lan (Hostein Frisian) với bò đực Zêcxây và AFF của Australia cho phép tạo ra giống mới có năng suất cao: 4.000 - 4.200kg/chu kỳ 305 ngày.

Trang 40

Quy mô phát triển bò sữa hiện đang được nghiên cứu mở rộng đến các xã, thị trấn có điều kiện chăn nuôi bò sữa trong toàn huyện, chăn nuôi bò sữa thực sự đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho hàng trăm hộ gia đình, với giá thu mua sữa tươi như hiện nay mỗi con bò sữa sẽ mang lại thu nhập từ 10 -20 triệu đồng/con/năm Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò và sản xuất sữa hiện còn gặp một số hạn chế như đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư cao, thị trường tiêu thụ sữa của địa phương không lớn do đại đa số dân cư chưa có tập quán dùng sữa thường xuyên, thị trường chính là Hà Nội và các trung tâm đô thị lớn lại ở xa, chi phí vận chuyển sữa tươi đòi hỏi phương tiện chuyên dùng làm tăng giá thành Đây là yếu tố hạn chế khả năng phát triển mạnh và rộng khắp đàn bò sữa trong huyện.

b Thuỷ sản:

Toàn huyện đến năm 2009 có 95,5 ha diện tích mặt nước ao hồ, đã khai thác để nuôi thả cá, sản lượng đạt 164,7 tấn, tăng 12,65% so với năm 2000 Ngoài diện tích nuôi thả, huyện còn có diện tích mặt nước hồ thủy điện Sông Đà dọc theo 7 xã vùng lòng hồ Sông Đà có thể khai thác thuỷ sản theo phương thức đánh bắt và nuôi cá lồng Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên sông suối năm 2008 đạt 96,3 tấn, tăng bình quân 2,85 %/năm.

Mộc Châu là một huyện miền núi nhưng có quy mô mặt nước lớn để phát triển thuỷ sản (cả nuôi trồng và đánh bắt), có nhiều ưu thế để đưa thuỷ sản trở thành một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nếu như có được những giải pháp đồng bộ về vốn và kỹ thuật như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống, phòng trừ dịch bệnh, các phương tiện nuôi thả cá đánh bắt… thì có thể phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân vùng lòng hồ Sông Đà trong thời kỳ 2011- 2015 và những năm tiếp theo.

c Lâm nghiệp

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được đặt ra ngay từ những năm đầu 1990 Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng với các dự án 219, 747 và 327, 661 Lâm nghiệp đã có chuyển biến rõ nét từ lâm nghiệp quốc doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm nghiệp xã hội, đã giao đất khoán rừng đến hộ gia đình, các Lâm trường đã chuyển hoạt động từ khai thác lợi dụng rừng là chính sang khoanh nuôi, bảo vệ, xây dựng vốn rừng và dịch vụ 2 đầu cho các hộ gia đình Hệ thống rừng trồng, vườn ươm bước đầu được xây dựng, củng cố.

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:05

Hình ảnh liên quan

Qua bảng trên, quốc gia có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người nhanh nhất là Trung Quốc (trong thập kỉ 80 và 90) cũng có tốc độ giảm nghèo nhanh  nhất, trong khi quốc gia có tăng trưỏng chậm là Pakistan (trong thập kỉ 90) thì có tốc  độ gia tă - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

ua.

bảng trên, quốc gia có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người nhanh nhất là Trung Quốc (trong thập kỉ 80 và 90) cũng có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, trong khi quốc gia có tăng trưỏng chậm là Pakistan (trong thập kỉ 90) thì có tốc độ gia tă Xem tại trang 20 của tài liệu.
Từ bảng trên ta thấy: Độ co giãn âm liên tục qua các năm, chứng tỏ, cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người thì tỷ lệ nghèo đói cũng được giảm xuống - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

b.

ảng trên ta thấy: Độ co giãn âm liên tục qua các năm, chứng tỏ, cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người thì tỷ lệ nghèo đói cũng được giảm xuống Xem tại trang 23 của tài liệu.
Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng diện tích rừng còn quá ít dẫn đến môi trường sinh thái diễn biến theo chiều hướng xấu đi (Gió  nóng, lũ lụt, sương muối, gió lốc, mưa đá...) trước mắt không còn nhiều rừng để khai  thác  - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

a.

hình phức tạp, chia cắt mạnh, diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng diện tích rừng còn quá ít dẫn đến môi trường sinh thái diễn biến theo chiều hướng xấu đi (Gió nóng, lũ lụt, sương muối, gió lốc, mưa đá...) trước mắt không còn nhiều rừng để khai thác Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2009 - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

Hình 2.1.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2009 Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu qua các năm - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

Hình 2.2.

Cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu qua các năm Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2010 (theo tiêu chuẩn của bộ LĐTBXH) - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

Hình 2.3.

Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2010 (theo tiêu chuẩn của bộ LĐTBXH) Xem tại trang 47 của tài liệu.
Nguồn: Báo cáo tình hình nghèo đói – UBND huyện Mộc Châu - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

gu.

ồn: Báo cáo tình hình nghèo đói – UBND huyện Mộc Châu Xem tại trang 50 của tài liệu.
Từ bảng số liệu ta thấy, độ co giãn chưa ổn định theo thời gian nhưng là con số có ý nghĩa thể hiện tác động tích cực của tăng trưởng đến giảm nghèo: Độ co giãn âm  liên tục qua các năm cho thấy cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người là  tỷ lệ  - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

b.

ảng số liệu ta thấy, độ co giãn chưa ổn định theo thời gian nhưng là con số có ý nghĩa thể hiện tác động tích cực của tăng trưởng đến giảm nghèo: Độ co giãn âm liên tục qua các năm cho thấy cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người là tỷ lệ Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 2.4: Tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm nghèo của huyện Mộc Châu - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

Hình 2.4.

Tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm nghèo của huyện Mộc Châu Xem tại trang 61 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy, khi thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng từ 6,1 triệu đồng/năm năm 2005 lên 8.2 triệu/năm năm 2007 thì thu nhập của 40% dân  số nghèo nhất cũng tăng lên tương ứng là 1,1 triệu đồng lên 1.82 triệu đồng - Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.DOC

ua.

bảng số liệu ta thấy, khi thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng từ 6,1 triệu đồng/năm năm 2005 lên 8.2 triệu/năm năm 2007 thì thu nhập của 40% dân số nghèo nhất cũng tăng lên tương ứng là 1,1 triệu đồng lên 1.82 triệu đồng Xem tại trang 62 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan