Giải quyết ca Công tác xã hội cá nhân

36 2.5K 12
Giải quyết ca Công tác xã hội cá nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác xã hội cá nhân là một việc làm mang tính chuyên nghiệp của nhân viên xã hội khi hỗ trợ thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề mà thân chủ gặp phải. Nhân viên xã hôi cần vận dụng tốt các kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn để hỗ trợ thân chủ...

Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 MÔ TẢ CA Em B.T.O sinh năm 1996 Quê Hà Nội. O đang học lớp 10. Em là một cô gái khá xinh xắn, học giỏi, đặc biệt là năng khiếu viết văn của O rất tốt. Tuy nhiên, em có một hoàn cảnh gia đình rất éo le, và tình trạng cuộc sống của em cũng vậy. O từ nhỏ tới lớn chưa biết mặt Bố mình là ai ? vì mẹ em đã ly hôn với bố từ khi em chưa tròn một tuổi. Mẹ về sống với Bà ngoại và vợ chồng nhà Dì em. Mặc dù cũng biết tin tức của O nhưng ông bà nội và Bố đều không đến thăm em dù chỉ một lần. Khi em học lớp 6 thì mẹ em cũng đã đi lấy chồng và có hai đứa con. Cuộc sống của mẹ cũng vất vả, ít khi về thăm O và Bà ngoại được. Thấy hoàn cảnh của mẹ như vậy O cũng rất thương và thông cảm cho mẹ em. Hàng ngày, Bà ngoại đan chổi bán lấy tiền dành dụm nuôi O ăn học, có sự hỗ trợ thêm của vợ chồng Dì nên ông bà cũng đỡ vất vả. Thật không may mắn hơn tất cả là O đã bị cưa đi một chân vì em bị ung thư xương từ khi em đang học lớp 8. Giờ đây em chỉ còn một chân và chân kia phải đi chống nạng. Nhưng em cũng đã rất cố gắng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, trong học tập. Thời gian gần đây em cũng đã lớn khôn trưởng thành hơn, ở cái lứa tuổi này em suy nghĩ nhiều hơn về hoàn cảnh gia đình, bản thân mình. Nên có lúc em có những hành động rất tiêu cực, không học hành năng động như trước, lủi thủi một mình không cần nhờ sự giúp đỡ của ai. Kể cả với Ông bà ngoại em, em cũng hạn chế tiếp xúc, trò chuyện. Em đã nghỉ học một tuần và luôn có suy nghĩ mình là người bỏ đi, không cần ai thương hại, quan tâm, phó mặc cho số phận. Gần đây em chưa có lúc nào nở nụ cười trên môi. Tôi đã tình cờ gặp gỡ và nghe bà ngoại O tâm sự. 1 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 1. Giai đoạn 1: Tiếp nhận đối tượng 1.1 Cách thức tiếp cận Khi nghe Bà ngoại kể về đứa cháu gái của mình và những biểu hiện khác thường về tâm lý gần đây của cô bé, tôi đã quyết định xin phép bà cho tôi được tiếp cận, làm quen với cô bé đó. Tôi cũng giới thiệu với Bà về bản thân và nghề nghiệp tương lai của mình (là một NVXH) đã được Bà đồng ý với hẹn gặp về nhà Bà chơi vào. Và Tôi đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết như về tâm lý, kiến thức chuyên môn và các kỹ năng liên quan để thể hiện tốt trong bước đầu tiếp cận với cô bé, người sẽ là TC của tôi trong quá trình trợ giúp tới đây. PHÚC TRÌNH 1 (ngày 14/12/2011) Mục tiêu: Tạo lập mối qunan hệ Chiều ngày 14/12, khi tôi vừa tới cổng nhà O, thấy Bà ngoại O đang quét sân, Bà thấy tôi và chạy ra mở cổng mời tôi vào nhà. Với việc vận dụng kỹ năng quan sát nhằm mục đích: tìm hiểu về hoàn cảnh sống của thân chủ để có được những thông tin thực tế về hoàn cảnh mà thân chủ đang sống (nhà cửa, gia đình, mối quan hệ…). Ngôi nhà mà thân chủ và gia đình đang sinh sống là ba gian nhà ngói, mái lợp đã cũ kỹ màu rêu, cái sân đất và mảnh vườn nhỏ trồng mấy luống rau ăn hàng ngày. Khu nhà mang đậm nét hoang sơ, bình dị. Khi bước vào trong nhà, Tôi thấy rất nhiều những bằng khen học sinh giỏi được dán trên tường. đọc qua đã thấy chủ nhân có tên B.T.O. Cùng lúc đó, một cô bé đang chống bên tay trái một cây nạng bước ra với vẻ nặng nhọc, không mấy vui vẻ trên khuôn mặt. Chưa cần nghe Bà gọi em thì tôi cũng đã nhận ra đó là O. Cô bé mà tôi đã nghe Bà ngoại em kể về em cách đây vài ngày. Cô bé O chào tôi và ngồi ngay ở đầu giường nhà ngoài, Tôi được Bà em giới thiệu tên và mối quan hệ quen biết, O cũng rất lễ phép chào tôi. Vận dụng kỹ năng tạo lập mối quan hệ, tôi đã chủ động qua chỗ O ngồi và bắt đầu làm quen, nói chuyện với em. Để vận dụng tốt kỹ năng này, tôi cần có sự khéo léo, thận trọng hơn ngay từ ban đầu khi tiếp xúc với O, bởi nghe bà ngoại em kể thì 2 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 tâm lý của em trong thời gian gần đây có sự thay đổi: nhạy cảm, buồn, lủi thủi một mình.… NVXH: Chào em, O phải không? TC: Vâng, em chào chị!!! NVXH: Chị là Hiên, chị vừa nhìn thấy toàn là bằng khen loại giỏi của em, chị rất ngưỡng mộ đấy, hihiii năm nay O đang học lớp mấy rồi nhỉ? TC: Em học lớp 10…… NVXH: Vậy đã là học sinh cấp 3 rồi, hồi chị học cấp 2 cũng chỉ được bằng khen tiên tiến thôi, chứ chưa được giỏi như O đâu hihiii…mà chị thấy em có bằng khen giỏi cấp huyện môn Văn, chắc em thích học Văn lắm nhỉ? TC: Vâng, đó là năm lớp 8 chị ạ, em thích học Văn nhất trong các môn NVXH: Vậy hả, chị thì học Văn chỉ ở mức trung bình thôi, điểm Văn cao nhất của chị hồi đó là 7 điểm hihiiii. TC: Thế môn nào chị học giỏi nhất ạ? NVXH: À, chị thì các môn cũng bình bình như nhau thôi nên mới được học sinh tiên tiến đó em, hihiii nhưng chị thích môn Tiếng anh nhất đấy. TC: Môn đó em cũng thích học, nhưng khó chị ạ! ………………………… Vậy là chỉ một lúc nói chuyện với O, tôi đã tiếp cận được với em mà không gặp mấy khó khăn, có lẽ linh hoạt trong việc vận dụng tốt các kỹ năng như : kỹ năng tạo lập mối quan hệ, tự bộc lộ bản thân (kể đôi chút về thời học sinh THPT của mình và so sánh với những thành tích của TC). Như vậy cũng chính là vận dụng kỹ năng khích lệ động viên (khen ngợi những thành tích TC đạt được). Ngoài việc tiếp cận thành công với TC, tôi đã đạt được thêm một thành công nữa đó chính là tìm hiểu đôi chút về một trong những điểm mạnh của TC (Em thích học Văn, đạt học sinh giỏi văn cấp Huyện, học giỏi toàn diện các môn và liên tục đạt học sinh giỏi cấp II). 3 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 Qua buổi ban đầu tiếp cận và trò chuyện với TC, tôi đã có được những thành công nhất định ngay từ ban đầu, đó chính là sự hợp tác vô tư của O, mặc dù tôi chưa thể đi sâu hơn vào những vấn đề rắc rồi về tâm lý của em trong thời gian này, nhưng Tôi thấy mình cũng đã có được phần nào sự tin tưởng trong quá trình nói chuyện của TC. Đó chính là thành công lớn nhất mà tôi đạt được trong bước đầu tiên của quá trình giúp đỡ TC sau này. Tôi rất muốn được O chia sẻ những suy nghĩ hiện tại của em và Tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc vận dụng những kỹ năng thiết thực trong CTXH nhân của mình. 1.2 Đánh giá nhu cầu khẩn cấp của đối tượng Sau khi nghe O tâm sự, chia sẻ những cảm xúc thực tại của em, tôi đã cảm nhận được sự trống trải trong lòng em, ở hoàn cảnh của em, một cô bé mới lớn, đang trong thời kỳ trưởng thành nên sẽ phát sinh nhiều suy nghĩ tư tưởng cả về hoàn cảnh gia đình, việc học hành và các mối quan hệ xung quanh (như tình cảm bạn bè, tình yêu tuổi mới lớn ). O đã chịu một thiệt thòi rất lớn về mặt tình cảm đó là thiếu sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc từ người cha (cha mẹ ly hôn từ khi TC chưa tròn một tuổi). Điều này đã khiến cho O bị tổn thương cả về tình cảm lẫn sự hãnh diện với những môi quan hệ xung quanh (Từ khi còn bé học mẫu giáo, cấp 1 mỗi khi nhìn thấy bạn bè được Bố đưa đón đi học là O lại cảm thấy tủi thân vô cùng, và luôn ao ước sẽ có một lần Bố mình sẽ xuất hiện trước cổng trường như Bố của bao đứa trẻ cùng lứa khác). Tuy nhiên đó là những cảm xúc tự nhiên và bản năng nhu cầu tình cảm, quan hệ ruột thịt của mỗi con người, nhất là khi còn bé như vậy O chỉ cảm cảm xúc thường xuyên bị hụt hẫng, tủi thân chứ em cũng chưa ý thức được những tổn thương lớn hơn về sự thiếu vắng người cha. Bây giờ, em đã trưởng thành hơn, những suy nghĩ của em cũng ngày càng ý thức và phát triển chính vì thế những cảm xúc của thời thơ ấu đã in đậm trong tư tưởng và suy nghĩ của TC, đến lúc bị dồn nén, bộc phát ra ngoài khi TC trưởng thành hơn. Mà trong trường hợp này, TC cần được bù đắp sự yêu thương, chia sẻ từ người mẹ thì TC lại không có được (Mẹ O đã đi lấy chồng khi O đang học lớp 6), anh chị em ruột cũng không có, chính vì 4 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 thế những cảm xúc ngày càng lắng đọng và bị dồn nén. Khiến hiện giờ tâm lý của TC rất phức tạp, hỗn độn, không biết tin ai, rãi bầy với ai. Vấn đề thứ hai chính là xuất phát từ tâm lý buồn chán, phức tạp thường xuyên diễn ra nên TC đã không làm chủ được những hành vi hiện tại của mình (nghỉ học thường xuyên, không muốn cố gắng trong học tập). Về vấn đề này, tôi đã được TC chia sẻ như sau: Phúc trình 2 (ngày 17/12/2011) Mục tiêu: thu thập thông tin từ phía TC, xác định những vấn đề ban đầu của TC TC: Em không muốn đi học nữa, không muốn Bà ngoại vất vả đan chổi tối ngày chăm chút tiền cho em ăn học, như thế Bà vất vả lắm Em thương Ông Bà NVXH: Chị hiểu O là một người cháu rất có hiếu khi lo lắng cho Ông bà như vậy, chắc Ông bà nghe được những lời này từ em Ông bà sẽ rất vui vì có cô cháu rất thương Ông bà đấy. Nhưng chị tin Ông bà sẽ vui lắm nếu O luôn là người cháu vừa ngoan ngoãn lại vừa học giỏi như thế. TC: Nhưng bây giờ học lên cao càng tốn tiền mà Ông bà em không lo được cho em đâu, Em sẽ ở nhà giúp Ông bà đan chổi, dạo này Bà em hay đau lưng nữa. Nếu em có Bố mẹ lo cho như các bạn khác thì NVXH: Mỗi người mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh khác nhau em ạ. Có những bạn đã mồ côi Bố mẹ từ rất sớm, cũng không biết còn chồng cậy vào ai, các bạn cũng phải đi lang thang để tự kiếm sống và nuôi bản thân mình, nhưng em vẫn còn có Ông Bà ngoại, Chú, Dì… những người cũng hết mực yêu thương em và ở bên em hàng ngày. Chúng ta sẽ chấp nhận cuộc sống thực tế để khắc phục những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống em ạ. 5 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 TC: Mẹ em cũng phải lo cho gia đình của mẹ, lại còn hai em nhỏ nữa, em cũng rất thương mẹ, nhưng còn Bố em sao lại không đến tìm em, chẳng lẽ Bố không biết em là con của Bố hay sao? Bây giờ đi đâu em cũng thấy mình lẻ loi, chẳng có ai quan tâm, Bố mình còn chẳng quan tâm tới mình thì làm gì có ai tốt với mình, em không muốn kết bạn nhiều vì có nhiều bạn, sẽ càng có nhiều người biết về hoàn cảnh gia đình em, biết em là đứa không có Bố Em em không thích NVXH: Chị rất hiểu cảm giác của em, như vậy em sẽ cảm thấy hổ thẹn với bạn bè về hoàn cảnh gia đình mình, nhất là chuyện Bố mẹ em ly hôn và em không biết mặt Bố, nếu có lần mà bạn bè hỏi thăm thì em cũng rất khó để trả lời các bạn, em không muốn đem chuyện đó ra nói với các bạn mà cũng không biết phải nói như thế nào về chuyện đó, đúng không em? TC: Vâng, ngày trước còn bé mà đi học thì em cũng hay bị bạn bè chêu là không có Bố sẽ không có ai bênh vực mối khi bị bạn khác bắt nạt, những lần đó em đều khóc, em thấy ấm ức lắm. Nhưng bây giờ mà kết bạn với ai, chắc chắn sẽ phải có lúc giới thiệu về gia đình mình, nên em không muốn như thế và em cũng không muốn kết bạn với ai nữa. Còn đi học thì Ông bà sẽ vất vả nên em sẽ nghỉ ở nhà giúp đỡ Ông bà thôi. ………………………………… • Phân tích những kỹ năng đã sử dụng - Kỹ năng khích lệ động viên, hướng TC tới suy nghĩ lạc quan tích cực (Mỗi người mỗi hoàn cảnh…em còn có Ông Bà ngoại, Chú, Dì yêu thương…) Nhằm giúp TC lấy lại tinh thần lạc quan và có suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống. Giúp TC nhìn nhận thực tế cũng có nhiều người có hoàn cảnh tương tự như mình nhưng vẫn tích cực sống tốt chứ không chỉ có riêng mình gặp phải hoàn cảnh khó khăn đó. 6 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 Tuy nhiên, tôi có gặp chút khó khăn trong khi trò chuyện với TC, đó là việc sử dụng kỹ năng lắng nghe chưa được tốt lắm, bởi khi nghe TC kể lại hoàn cảnh của mình thì lúc đó cảm xúc của Tôi tự nhiên bột phát và Tôi lại nghĩ về hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình khi Tôi bước vào Đại học, nên có một chút xao lãng khi lắng nghe TC tâm sự, chia sẻ. Tôi sẽ cố gắng khắc phục những tình huống tương tự trên ở những buổi tham vấn sau. - Kỹ năng thấu hiểu và phản hồi “ Chị rất hiểu cảm giác của em, em cảm thấy hổ thẹn với bạn bè…em không muốn đem chuyện đó ra nói với các bạn mà cũng không biết phải nói như thế nào về chuyện đó, đúng không em?” Nhằm mục đích là thấu hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của TC và nhắc lại những cảm xúc, tâm trạng đó bằng ngôn ngữ để TC hiểu được mình đang nghĩ gì, tâm trạng của mình hiện giờ ra sao? vì sao mình lại có cảm xúc như vậy? Vậy vấn đề của TC sẽ được TC nhìn nhận rõ nét hơn. Đồng thời khi sử dụng kỹ năng phản hồi này, NTV cũng một lần nữa xác định được chính xác suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của TC đang tồn tại và nguyên nhân của nó là vấn đề gì? • Phân tích và đánh giá vấn đề của TC Qua buổi chia sẻ lần gặp thứ hai với O, tôi mới thực sự thấy O là một cô bé sống nội tâm và rất tình cảm, em đã bắt đầu trưởng thành, lớn khôn, suy nghĩ người lớn hơn, biết sống cho người khác, nhất là không muốn Ông bà ngoại vất vả nữa. Nhưng vấn đề mà em vô tình đã gặp phải hay còn gọi là sự bất đắc dĩ đó là việc nghỉ học và muốn nghỉ hẳn luôn không đi học nữa. Mặc dù hành vi không tới trường của em trong thời gian này là do suy nghĩ của em nhưng việc ngừng học sẽ không phải là do em cố tình mà là do hoàn cảnh tác động vào và khiến em phải hành động ép buộc mà từ sâu trong lòng em không hề mong muốn em phải ngừng học giữa chừng. Vậy để giúp TC giải quyết những vấn đề nêu trên, CTXH nhân sẽ rất phù hợp để được vận dụng. Mà NVXH sẽ là cầu nối quan trọng để đưa TC tới những phương pháp tự giúp bản thân vượt qua những khó khăn của mình. Do đó, cần phải xác định mối quan hệ giữa NTV và TC một cách rõ ràng, sau đó vận dụng phương 7 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 pháp CTXHCN có như vậy mới đi đúng mục đích và bản chất của phương pháp CTXH. 1.3 Thông báo cho đối tượng về vai trò và mục tiêu hỗ trợ của NVXH Sau hai buổi trò chuyện với TC, được TC chia sẻ những tâm tư, tình cảm về hoàn cảnh gia đình mình, tôi cảm thấy mình là người đã có được sự tin tưởng từ O vì theo lời kể của Bà ngoại O thì dạo này O không muốn trò chuyện, giao tiếp với ai, kể cả với Ông bà ngoại. Tuy nhiên với nhiệm vụ của một NTV thì tôi không chỉ lắng nghe sự chia sẻ, mà cần có phương pháp chuyên môn để trợ giúp O vượt qua được những vấn đề, khúc mắc đang tồn tại trong cuộc sống thực tế để em có thể trở lại với năng lực vốn có của mình mà tiếp tục vươn lên trong học tập và đạt được ước muốn trong tương lai (trở thành giáo viên dạy văn). Phúc trình 3 (ngày 18/12/2011) Mục tiêu: thông báo cho đối tượng về vai trò, mục tiêu hỗ trợ của NVXH ……………………………………………… NVXH: Cảm ơn O đã chia sẻ với chị những tâm sự, lo lắng của em Chị rất vui khi được em tin tưởng và coi chị như một người bạn tốt để rãi bày tâm sự của mình. Chị tin mọi chuyện rồi sẽ qua thôi em ạ! TC: Em cũng thấy thoải mái hơn khi nói hết những tâm sự trọng lòng, mà trước kia thực sự em cũng chẳng biết kể lể với ai, sợ Bà ngoại buồn nên em cũng không muốn chia sẻ với Bà. Em cũng biết Bà không muốn em phải nghỉ học đâu nên em cũng sợ khi nói với Bà là mình sẽ không đi học nữa, Bà sẽ không đồng ý đâu. NVXH: Bà là người Bà rất thương cháu, Bà thương em như vậy chắc Bà cũng hy vọng nhiều và Bà cũng tin vào O lắm đấy. À mà chị đã giới thiệu với O về nghề nghiệp của chị trong tương lai chưa nhỉ? 8 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 TC: Em cũng quên mất chưa hỏi chị điều này, thế chị học nghành gì vậy chị? NVXH: Hiiiii…Em thử đoán xem chị đang học nghành gì, có một gợi ý nhỏ đó là nghành của chị không liên quan nhiều đến lĩnh vực kinh tế. TC: Vậy chị học sư phạm hay học văn hóa, nhân văn… gì đó. Dạo trước em cũng vừa mới tìm hiểu về những nghành học để còn biết mà thi vào Đại học, nên em cũng chưa biết nhiều nghành lắm. NVXH: Ừ, việc em tìm hiểu trước về các nghành học, các trường như vậy là rất tốt, mình sẽ sớm xác định được nghành học mà mình yêu thích rồi còn chuẩn bị để ôn thi cho tốt nữa. À em trả lời cũng gần đúng rồi đó. Chị học nghành công tác hội. Thấy O có vẻ nhíu mày suy nghĩ, chưa hiểu về nghành CTXH mà tôi vừa nói. NVXH: CTXH cũng là một nghành hiện còn rất mới mẻ và chưa được phổ biến lắm, nhưng chị sẽ tóm tắt ngắn gọn cho em dễ hình dung hơn nhé……Vậy nên chị tin có thể cùng em vượt qua được những tâm trạng lo lắng, băn khoăn trong thời gian này, và chị cũng tin rằng O rất có nghị lực nên em sẽ dễ dàng vượt qua thôi, cố gắng lên em nhé! TC: Bây giờ thì em hiểu thêm nhiều điều nữa, là vì sao em lại dễ dang nói chuyện với chị và kể hết những tâm sự của em mà em trước đó em cũng chẳng buồn chia sẻ với ai, vì biết dù mình có nói ra thì cũng chẳng ích gì nên… NVXH: Uh, cảm ơn em đã tin tưởng chia sẻ với chị như vậy, chị hiểu những điều khó nghĩ trong lòng em mà. Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết khó khăn này nhé. O sẽ thấy nghị lực của mình lớn hơn nhiều so với những khó khăn nhỏ này như thế nào, em nhé! TC: Vâng, em đồng ý, cảm ơn chị! 9 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 Lúc này Tôi cảm thấy mối quan hệ giữa tôi và O không còn đơn thuần là quan hệ như những người bạn, chị em nữa mà nó chính thức trở thành mối quan hệ nghề nghiệp giữa một NVXH với TC của mình. • Phân tích việc vận dụng những kỹ năng - Trong buổi trò chuyện này với TC tôi đã cố gắng vận dụng tốt kỹ năng chia sẻ, tự bộc lộ bản thân (NVXH chia sẻ về những nghành học và kể đôi chút về nghề CTXH của mình) để tạo cảm giác thoải mái cho TC và cho cả mối quan hệ giữa NTV và TC của mình. Đồng thời đạt được mục đích chính đó là thông báo cho TC biết về vai trò, mục tiêu hỗ trợ của NVXH trong tiến trình trợ giúp TC giải quyết vấn đề. 1.4 Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng Qua những buổi trò chuyện trực tiếp với TC, và qua lời kể của Bà ngoại O thì TC đang gặp phải một số vấn đề được nhận dạng như sau: - Vấn đề thứ nhất: Việc nghỉ học dài ngày - Vấn đề thứ hai: Tâm lý không ổn định, suy nghĩ tiêu cực - Vấn đề thứ ba: Hoàn cảnh gia đình nghèo khó Vậy, theo nhận định, đánh giá ban đầu này thì các vấn đề có mối quan hệ ảnh hưởng đến nhau, được phân tích như sau: Vì hoàn cảnh gia đình nghèo (Bố không quan tâm, mẹ đi lấy chồng không có tiền trợ cấp TC trong cuộc sống hàng ngày và trong cả việc ăn học. Ông bà ngoại già yêu nhưng vẫn cố gắng vất vả kiếm tiền nuôi cháu ăn học, Chú dì chỉ đóng vai trò hỗ trợ thêm) do đó TC cảm thấy buồn chán, không muốn là gánh nặng cho người thân (Thương Ông bà ngoại vất vả) nên quyết định ngừng học giữa chừng. Ngoài ra, do tâm lý của tuổi mới trưởng thành nên thường có những suy nghĩ phức tạp hơn, việc bỏ mặc, không quan tâm chăm sóc của người cha đã khiến TC cảm thấy tủi thân và xấu hổ với mọi người, bạn bè xung quanh. Nên không muốn đi học để không phải tiếp xúc, giao tiếp với ai. Có suy nghĩ tiêu cực, không muốn cố gắng trong học tập nữa, mặc kệ cho cuộc sống đến đâu thì đến. 10 [...]... người của TC lại tiềm ẩn những khả năng nhân rất nổi trội và đó sẽ là điểm mạnh lớn nhất để giúp TC lập kế hoạch, đề ra phương pháp tự giải quyết vấn đề của mình Đồng thời cũng tận dụng những điểm mạnh khác từ môi trường xung quanh để TC dễ dàng giải quyết vấn đề của mình hơn 4 Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ 23 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 Sau đây là... giúp TC giải quyết vấn đề Trong ca này, vấn đề đang tồn tại của TC lại bắt nguồn từ những nguyên nhân về mặt tâm lý nên phương pháp vận dụng chủ yếu trong ca này chính là phương pháp tham vấn tâm lý Khi xác định đúng mục đích can thiệp, tôi đã đạt được những thành công và rút ra được những kinh nghiệm quí báu khi thực hành CTXH nhân, thành công lớn nhất chính là đã giúp một nhân nâng cao được... quan tham gia vào quá trình can thiệp: cách tiếp cận, can thiệp hỗ trợ của NVXH, những điểm cần chỉnh sửa Đối với những người thân của TC thì tôi cũng nhận được sự cảm ơn đã cùng TC giải quyết được vấn đề mà họ đang lo lắng Tuy nhiên điều làm tôi thực sự rất vui chính là nhìn thấy những nụ cười, niềm vui của người thân TC (Đặc biệt là của 32 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 –...Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 Đánh giá vấn đề: Trên đây là những phân tích, đánh giá ban đầu của NVXH về vấn đề của TC, tuy nhiên khả năng trợ giúp của NVXH cũng có giới hạn do đó trong ca này NVXH cũng xác định được khả năng, năng lực can thiệp của mình có thể giúp TC giải quyết được vấn đề thứ hai Bởi như đã phân tích các vấn đề có ảnh hưởng... phản hồi tốt rồi sẽ có hoạt động can thiệp phù hợp hơn 33 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 6.2 Kết thúc: Việc kết thúc quá trình trợ giúp dựa trên những nhu cầu và quyền lợi của TC, chính vì vậy sau những đánh giá, nhìn nhận khách quan trên, tôi đã cùng TC đi đến giai đoạn kết thúc của quá trình can thiệp Công việc đầu tiên mà tôi cần giải quyết đó chính là: - Cảm xúc của... buồn rầu và nghĩ tiêu cực đã tan biến, mà 31 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 trước mặt họ là một cô cháu gái, người con gái rất đáng yêu và trưởng thành hơn rất nhiều… 6 Giai đoạn 6: Lượng giá, kết thúc 6.1 Lượng giá: Thẩm định, đánh giá những các thay đổi tiến bộ của TC - Lượng giá: sự tiến bộ, năng lực được nâng cao của nhân TC TC đã có sự thay đổi về mặt tâm lý, tinh... ẹ Bố Dượng em O D ì e m Chú em Giải thích: Nam MQH thân thiết Nữ Mối quan hệ hai chiều Kết hôn Không quan hệ Ly hôn QH xa cách và mâu thuẫn 18 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 Nhận xét: Nhìn vào sơ đồ phả hệ trên: - TC có mối quan hệ tốt và thân thiết nhất với Bà ngoại, đây chính là nguồn lực tốt nhất để trợ giúp TC trong quá trình giải quyết vấn đề của mình - TC thương... tiên giải quyết đó là vấn đề “Ngừng học đột xuất” Vấn đề này chủ yếu xuất phát từ tâm lý và suy nghĩ nhất thời nên các hoạt động can thiệp hỗ trợ của NVXH sẽ chú trọng vào việc tham vấn tâm lý, tình cảm Từ đó từng bước sẽ giải quyết được vấn đề ưu tiên, cốt lõi Người trực tiếp lên kế hoạch và giải quyết vấn đề chính là TC NVXH là người hỗ trợ TC lập kế hoạch giải quyết vấn đề và có những hoạt động can... trường 26 - TC sẽ lạc quan hơn với hoàn cảnh thực tại của mình và có những đinh hướng tích cực để đối phó với những rào cản về mặt hội - Không 03/02/2011 - TC có quyết tâm cao trở lại trường học - Tự tin khi giao tiếp với thầy cô và bạn bè Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 chuyện với thầy cô vì lý do nghỉ học của mình và xin phép thầy cô được trở lại lớp học TC có thể nói... Tôi 34 Báo cáo thực tập: Công tác hội nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2 đã cùng TC nhìn xa hơn tới con đường thi đại học sắp tới và nghề nghiệp mà TC yếu thích Điều đó sẽ tạo cơ hội để TC suy nghĩ về tương lai và những mục tiêu tiếp theo của cuộc sống nhằm tiếp tục có những thay đổi tích cực và đạt thành công trong cuộc sống MỤC LỤC Nội dung Mô tả ca 1 Giai đoạn 1: Tiếp nhận đối tượng 1.1 Cách thức

Ngày đăng: 08/05/2014, 16:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan