Một số loại bệnh ký sinh trùng thường gặp ở vật nuôi

20 4K 21
Một số loại bệnh ký sinh trùng thường gặp ở vật nuôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số loại bệnh ký sinh trùng thường gặp ở vật nuôi

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chương VI. MỘT SỐ BỆNHSINH TRÙNG Nội dung chính của chương: Trong chương này bao gồm những nội dung chính sau: - Giới thiệu một số bệnh thường gặp vật nuôi do các loài giun sán gây nên -Giới thiệu một số bệnh thường gặp vật nuôi do các loài nguyên sinh động vật gây nên -Giới thiệu một số bệnh thường gặp vật nuôi do ngành chân đốt sán gây nên -Nắm rõ vòng đời phát triển của từng loại bệnh (kí chủ cuối cùng, chủ trung gian, chủ bổ sung). -Con đường lây truyền bệnh -Các triệu chứng của bệnh -Biện pháp phòng trị bệnh I. CÁC BỆNH VỀ SÁN LÁ BỆNH SÁN LÁ GAN - FASCIOLOSIS Bệnh sán lá gan là một bệnh sinh trùng thường gặp loài nhai lại, do Fasciola hepatica và Fasciola gigantica thuộc họ Fasciolidae gây ra. Đây là bệnh phổ biến thường gặp dê cừu, trâu bò, thỉnh thoảng gặp lợn, ngựa hươu, nai, đôi khi còn gặp người. Sán lá trưởng thành sinh trong gan trong ống dẫn mật, đôi khi còn gặp phổi, tim. Sán trưởng thành đẻ trứng, xuống ruột theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ ánh sáng, trứng nở thành ấu trùng (Miracidium), sau 40 giờ bơi lội trong nước, gặp chủ trung gian (ốc nước ngọt). Vào cơ thể ốc chúng phát triển thành mao ấu (Sporocis), sau 35 - 40 ngày mao ấu phát triển thành lôi ấu (Redia), rồi phát triển thành cercaria. Cercaria thành thục ra khỏi miệng ốc ra ngoài, bơi lội bám vào cây cỏ thủy sinh, đứt đuôi và tiết ra một chất dịch tạo màng cứng phát triển thành Adolescaria. Hoàn thành vòng đời từ trứng tới Adolescaria mất khoảng thời gian từ 35 - 36 ngày. Gia súc ăn phải cây cỏ chứa nang ấu vào ruột nhờ men tiêu hóa mà phân giải lớp vỏ bên ngoài, chúng chui qua niêm mạc ruột vào máu theo dòng tuần hoàn máu, tới gan sinh tại đó và phát triển thành sán trưởng thành. Hoàn thành một vòng đời phát triển của sán mất khoảng 3-4 tháng. Bệnh sán lá gan phát triển khắp mọi vùng nước ta và nhiều nước trên thế giới. Nhất là những nơi có điều kiện thuận lợi như: ốc nước ngọt, đầm lầy. Những nơi sông suối, nước chảy có nhiều chất vô cơ ốc không phát triển thì bệnh sán lá gan ít gặp hơn. Cơ chế phát bệnh và triệu chứng lâm sàng Tác động của sán lên cơ thể con vật là toàn diện: Cơ giới: Chúng sinh gan, ống dẫn mật tác động chèn ép, trong quá trình di hành của ấu trùng cũng gây tổn thương cho nhiều mô bào tổ chức. Gây ra viêm gan xơ gan, rối loạn tiêu hóa. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 92 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Tác động chất độc: trong quá trình hoạt động sống của sán chúng tiết ra chất độc, không những tổn thương cho gan mà còn gây trúng độc toàn thân. Tác động cướp chất dinh dưỡng: Để duy trì sự sống của sán chúng cướp chất dinh dưỡng của chủ, gây cho chủ thiếu máu, suy dinh dưỡng, thủy thủng. Tác động mang trùng: Trong quá trình di hành của ấu trùng chúng mang theo một số loại vi khuẩn gây bệnh gây tổn thương các tổ chức gây viêm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Về lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng biểu hiện nhiều mức độ khác nhau, tùy theo mức độ nhiễm sán trong cơ thể. Triệu chứng bệnh thường thể hiện thể mãn tính: Trâu bò gầy yếu, rụng lông, da khô, sức sản xuất của trâu bò giảm sút rất đáng kể. Trâu bò có thể nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác trầm trọng hơn. Về bệnh tích: Viêm gan nặng, mổ gan phát hiện thấy sán nhiều. Gan sưng to, nhiều mụn màu xám. Ống dân mật bị canxi hóa cắt ra có tiếng lạo xạo. Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng không được chính xác. Mà cần chẩn đoán theo phương pháp của bệnh sinh trùng. Theo dõi phân gia súc tìm trứng sán, bằng phương pháp gạn rữa nhiều lần. Điều trị và phòng bệnh: Từ trước tới nay bệnh sán lá gan đã được điều trị bằng nhiều loại thuốc, như tetracloruacacbon, Dectil-B, Fasciolin filixan, Hextol Hiện nay nhiều công ty thuốc thú y đã cho sản xuất nhiều loại thuốc tẩy sán lá gan với nhiều tên thương phẩm khác nhau, nhưng chúng đều có kết quả tốt. Đối với gia súc gầy yếu thì dùng thuốc chia làm hai lần của một liều. Gia súc mang thai tẩy sán lá gan thường có những biến chứng bất lợi. Trong công tác tẩy sán lá gan cần bổ sung vitamin, tăng cường thức ăn. Phòng ngừa: Định kỳ tẩy sán là biện pháp phòng ngừa thích hợp nhất. Nó nhằm ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan, giảm mức độ cảm nhiễm sán, giảm số lượng trứng sán ra môi trường bên ngoài. Các biện pháp phòng bệnh cần được tiến hành như sau: - Ủ phân theo phương pháp sinh học - Xử lý các cơ quan nội tạng có nhiễm sán. - Diệt ốc chủ trung gian. - Phương pháp vật lý là đấu tranh có hiệu quả là cải tạo đất ở, nơi nước trủng và bãi cỏ, tháo nước cho ốc chết. - Biện pháp sinh vật học - nhiều cơ sở người ta dùng ngan, vịt ngỗng để diệt ốc. Hiện nay nhiều tác giả còn đề nghị dùng côn trùng để diệt ốc. Giữ cho gia súc không bị nhiễm bởi nang ấu. Vấn đề này người ta khuyến cáo nên cho gia súc uống nước sạch sẽ, khi chăn thả không nên chăn những nơi ẩm thấp. Cắt cỏ những nơi có nước nên cắt cao, và phơi khô trước khi cho gia súc ăn. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 93 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH SÁN LÁ RUỘT LỢN - FASCIOLOPOSIS Bệnh sán lá ruột lợn do loài sán Fasciolopsisbuski, thuộc họ sán lá Fasciolidae gây ra. Sán lá trưởng thành sinh ruột non người, lợn, chó mèo, thỏ, chuột lang. một số nước như Trung Quốc tỷ lệ mắc bệnh sán lá người cao, có vùng lên tới 65%. Bệnh gây nên tắc ruột, viêm ruột nặng, phù thũng thiếu máu, tê liệt thành ruột. nước ta tỷ lệ mắc bệnh sán lá người thấp song các đối tượng vật nuôi cao. Theo Trịnh Văn Thịnh tỷ lệ nhiễm chung vùng đồng bằng 65%, Trung du 51%, miền núi 84%. Có nơi tỷ lệ nhiễm lên tới 85%. Cường độ nhiễm cao, 1764 con sán trên lợn. Chu trình phát triển: Sán lá ruột lợn phát triển gián tiếp, cần chủ trung gian là các loại ốc nước ngọt như: planorbis, sêgnemtina, Hyppêcetis. Sán lá trưởng thành sinh ruột non lợn đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Sau 15-20 ngày trứng nở thành ấu trùng bơi lội tự do trong nước (thời gian sống của mao ấu khoảng 54 giờ). Gặp chủ trung gian là ốc nước ngọt, vào cơ thể ốc mao ấu phát triển thành bào ấu, lôi ấu rồi vỉ ấu. Vĩ ấu ra khỏi cơ thể ốc giống con nồng nọc bơi lội tự do trong nước, bám vào cây cỏ thủy sinh rồi phát triển thành nang ấu. Lợn ăn phải thức ăn có chứa nang ấu, vào ruột bị men tiêu hóa phân giải nang ấu trùng chui ra và phát triển thành sán trưởng thành. Sán trưởng thành có thể sống trong cơ thể gia súc 4-5 năm. Đặc điểm dịch tễ. Bệnh sán lá phân bố rộng rãi khắp nước ta, tỷ lệ nhiễm sán vùng núi thấp hơn đồng bằng. những nơi cho lợn ăn rong bèo dưới nước, không áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phòng bệnh thì tỷ lệ nhiễm lên tới 95%. Sán lá ruột Bệnh sán lá ruột lợn tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi lợn. Lợn con chưa cai sữa thì không cảm nhiễm bệnh. Lợn ngoại tỷ lệ cảm nhiễm cao hơn so với giống lợn nội. Cơ chế bệnh và triệu chứng bệnh Tác dụng gây bệnh của sán lá ruột lợn đối với gia súc yếu hơn so với người. Tác dụng chủ yếu là sán dùng giác bám bám vào thành ruột, gây viêm loét, rối loạn tiêu hóa. Mặt khác sán tiết ra chất độc làm cho lợn gầy ốm yếu, sức đề kháng giảm. Khi lợn mắc bệnh thường thấy ăn uống kém, chậm lớn xù lông, nhọn đít, ỉa chảy Chẩn đoán bệnh: Dựa vào dịch tễ, nhưng tốt nhất là sử dụng phương pháp soi phân tìm trứng (bằng phương pháp dội rữa nhiều lần). Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 94 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Điều trị và phòng bệnh Dùng các thuốc tẩy sán. Biện pháp phòng bệnh cho lợn là hiệu quả nhất. Ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học, diệt chủ trung gian bằng mọi cách. BỆNH SÁN LÁ TUYẾN TỤY (DIROCOELIDOSIS) Sán lá tuyến tụy sinh trong ống dẫn tuyến tụy, đôi khi còn gặp dạ múi khế của trâu bò. Đây cũng là một bệnh khá phổ biến nước ta, tỷ lệ mắc khá cao. Tỷ lệ mắc tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc vào vùng sinh thái. 1.Chu trình phát triển của sán lá Sán lá tuyến tụy cũng là loại sán lá phát triển gián tiếp thông qua kí chủ trung gian. Trứng theo phân ra ngoài có mang theo ấu trùng.Mao ấu rời khỏi ống tiêu hóa của ốc rồi vào gan ốc. Trong cơ thể ốc chúng sinh sản vô tính trở thành lôi ấu, vĩ ấu, thời gian ốc kéo dài tới 3 tháng. Vĩ ấu rời khỏi ốc vào kí chủ bổ sung là loài kiến, gia súc ăn phải thức ăn có loài kiến nhiễm nang ấu. vào ruột chúng phát triển thành sán rồi chui lên ống tụy để cư trú tiếp tục vòng đời của nó. Hoàn thành vòng đời khoảng 3-4 tháng. 2. Triệu chứng bệnh. Sán lá tuyến tụy kí sinh ống dẫn tụy, gây tắc tụy, viêm tụy. Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa các chất ruột non. Từ đó con vật gầt yếu, do rối loạn quá trình tiêu hóa. Triệu chứng lâm sàng của bệnh còn chưa rõ. Theo một số tác giả con vật bị bệnh sinh thiếu máu, cảm giác khát nước tăng, thùy thủng ngực, cổ, có khi gây ỉa chảy, chết do suy nhược nặng. 3.Phòng và trị Hiệu quả tẩy loại sán lá này là Hetol, Hecsanchloran. Phòng bệnh cơ bản là dùng các biện pháp cơ giới, hóa học và sinh vật học, để tiêu diệt các chủ trung gian. Buổi sáng thả gà diệt kiến. BỆNH SÁN LÁ SINH SẢN GIA CẦM Là một loại sán lá sinh trong ống dãn trứng, tử cung của gà, vịt, ngỗng. Tác hại chủ yếu là làm cho gà mất khả năng đẻ trứng. Vòng đời phát triển của sán lá Trứng sán là theo phân ra ngoài gặp ốc nước ngọt hút phải. Vào cơ thể ốc chúng được phát triển thành mao ấu rồi lôi ấu và cuối cùng trở thành vĩ ấu. Vĩ ấu rời khỏi ốc và vào ấu trùng của chuồn chuồnphát triển thành nang ấu, chúng cư trú đó. Một khi gà vịt ăn phải ấu trùng chuồn chuồn. Vào cơ thể xâm nhập vào máu, di hành khi tới ống dẫn trứng và tử cung phát triển thành sán trưởng thành. Hoàn thành vòng đời của nó khoảng 40-45 ngày. Cơ chế sinh bệnh và triệu chứng lâm sàng Sán lá trưởng thành kí sinh đường sinh dục gà, bám vào niêm mạc, là xơ niêm mạc gây xuất huyết, rối loạn quá trình tạo trứng của gà. Gây nên hiện tượng gà đẻ không đều trứng dị dạng không có võ, hoặc không có lòng đỏ. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 95 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Phòng và trị +Cần định kỳ tẩy giun sán cho gà vịt +Tránh không cho gà uống nước bẩn +Không nên xây chuồng gà gần ao, hồ +Không nên thả gà vào lúc sáng sớm hay trời mưa. II. MỘT SỐ BỆNH GIUN TRÒN BỆNH GIUN ĐŨA CỦA GIA SÚC (BÊ NGHÉ, LỢN, GÀ) Ascaris - Giun đũa lợn Parascaris equirirum - giun đũa ngựa Neoascaris vitulorum - giun đũa bê nghé Ascaris galli - giun đũa gà Toxocaris cannis - giun đũa chó Bệnh giun đũa của các loại vật nuôi là do loài giun tròn thuộc bộ phụ Ascaridata gây ra. Nó là loại giun tròn to, con đực nhỏ hơn con cái. Giun đũa thường sinh ruột non các loại vật nuôi. Đây là một trong những bệnh giun tròn gây bệnh cho các loại vật non. Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm rất cao, chúng thường gây cho con vật ốm yếu, rối loạn tiêu hóa và dần sẽ dẫn tới chết. Bệnh thường gặp tất cả các vùng trong nước ta và nhiều nước trên thế giới. Chúng không gây cho gia súc chết hàng loạt, song gây cho con vật gầy yếu dần, sức đề kháng giảm, dễ dàng mắc một số bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh giun đũa cũng gây thiệt hại kinh tế đáng kể trong chăn nuôi. Chu trình phát triển của giun đũa Giun đũa sống sinh trong ruột non đường tiêu hóa. Con đực và con cái thụ tinh, con cái đẻ trứng 100-250 ngàn trứng. Trứng theo phân thải ra môi trường bên ngoài. Trứng sẽ tiếp tục phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây nhiễm. Lợn và các loài vật khác nhiễm giun đũa do thức ăn nước uống nhiễm phải trứng có ấu trùng gây nhiễm. Khi vào ruột ấu trùng chui ra khỏi vỏ, vào niêm mạc ruột theo hệ thống mạch máu chúng di hành khắp cơ thể. Đến gan phổi, tim và cuối cùng trở về ruột thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành một vòng đời của chúng hết 1,5 - 3 tháng. Điều kiện khí hậu nước ta nóng và ẩm vô cùng thuận lợi cho giun sán phát triển. Trong điều kiện dưới ánh nắng gay gắt trứng giun đũa cũng bị tiêu diệt. Cơ chế phát bệnh và triệu chứng lâm sàng Giun đũa gây bệnh lý rất mạnh trong giai đoạn ấu trùng di hành và giai đoạn giun trưởng thành sinh ruột non. Tác động gây bệnh lý: Trong quá trình di hành chúng gây những phản ứng bệnh lý đến cơ quan như tim phổi, gây những rối loạn hoạt động của cơ quan bộ phận đó. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 96 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Giai đoạn trưởng thành chúng sinh ruột, với số lượng lớn sẽ gây tắc ruột. Trong quá trình sống ruột chúng cướp chất dinh dưỡng, gây những tác động cơ học, làm rách gây viêm loét ruột. Đặc biệt trong thời kỳ trưởng thành giun đũa con di hành đến các cơ quan khác, như túi mật gây tắc mật, lên mũi và có thể lên xoang trán, gây những biến chứng khó lường được. Triệu chứng lâm sàng: Bệnh giun đũa xảy ra dưới dạng mãn tính. Cũng như các bệnh sinh trùng khác bệnh phụ thuộc vào cường độ cảm nhiễm, sức đề kháng của con vật mà triệu chứng bệnh nó được thể hiện. Rối loạn tiêu hóa Ỉa chảy, phân lỏng, có niêm mạc ruột, có khi xuất huyết. Da xù xì, lông dựng và thô Mức độ cảm nhiễm nặng con vật xuất hiện triệu chứng thần kinh (hưng phấn co giật, bại liệt). giai đoạn ấu trùng di hành lên phổi gây ho và có triệu chứng của viêm phổi. Thân nhiệt tăng, tần số hô hấp tăng. Chẩn đoán bệnh: Biện pháp chẩn đoán bệnh giun đũa khi gia súc còn sống là sử dụng phương pháp soi phân tìm trứng. Hai phương pháp đó là: Fleubor và Darling. Trong thời gian gần đây một số nước có khoa học kỹ thuật phát triển họ đã áp dụng phương pháp dị ứng để chẩn đoán bệnh giun đũa. Chẩn đoán sau khi con vật chết thì phương pháp mổ khám toàn diện theo phương pháp Skrjabin, hoặc phương pháp Bacrman để tìm ấu trùng của giun đũa. Phòng và trị bệnh Hiện nay trong thú y cũng như trong y học có rất nhiều loại thuốc dùng để trị giun đũa. Các thuốc chứa một hàm lượng Silicofluorat để có tác dụng diệt giun đũa rát tốt. Các loại cây củ thực vật như: keo đậu, hạt bí, đều có tác dụng tẩy giun rất hiệu nghiệm. Hiện nay thường dùng: Piperazin, Santonin Biện pháp phòng bệnh: - Chẩn đoán định kỳ và có kế hoạch tẩy giun định kỳ. Đối với lợn nái có chửa thì nên tẩy giun trước một tháng trước khi đẻ. Thực hiện vệ sinh chuồng trại, cống rãnh thoát nước. Chuồng trại phải quét dọn hàng ngày. Phân của con vật thu dọn và ủ bằng phương pháp sinh học. Nên áp dụng chăn bò theo kế hoạch luân phiên đồng cỏ. Tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc con vật là biện pháp thiết thực nhất nhằm ngăn ngừa bệnh và nâng cao sức đề kháng cho con vật. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 97 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH GIUN PHỔI LỢN-METASTRONGYLOSIS Là một trong những bệnh khá phổ biến, thường gặp nhất là đối với lợn con, với những nơi nào chăn nuôi lợn có tập quán thả rong. Chu trình phát triển của giun phổi lợn. Giun phổi trưởng thành kí sinh khí quản, phổi đẻ trứng, theo phản xạ ho trứng xuống xoang miệng phần thải ra ngoài, phần lớn theo thực quản xuống ruột theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện thuận lợ như nhiệt độ độ ẩm, chúng phát triển thành trứng gây nhiễm. Giun đất ăn phải trừng này. Vào cơ thể giun đất trứng phát triển và qua hai lần lột xác chúng trở thành ấu trùng gây nhiễm. Âúu trủngời khỏi giun đất, lợn ăn phải vào cơ thê lợn ấu trùng xuyên qua niêm mạc ruột, vào mạch máu, hệ bặch huyết, di hành theo vòng tuần hoàn máu, đến phổi phát triển thành giun trưởng thành. Bệnh giun phổi Hoàn thành vòng đời của nó khoảng 25-35 ngày. - Tính chất dich tể của bệnh +Bệnh giun phổi thường mắc lợn con, lợn lớn tỷ lệ mắc thấp + Bệnh xẩy ra có tính chất riêng biệt theo vùng phụ thuộc vào mức độ nhiễm của giun đất. +Bệnh xẩy ra những nơi có tập quán chăn nuôi lợn thả rong, nền chuồng bằng đất. +Bệnh thường mắc vào mùa mưa, vì mùa mưa điều kiện thuận lợi cho giun đất phát triển. Cơ chế bệnh và triệu chứng Cơ chế bệnh tác động bởi giun phổi là tác động cơ học và tác động chất độc tố của giun. Trong khí quản và phổi giun kích thích gây nên phản xạ ho dử dội nhất là vào buổi sáng sớm hoặc những lúc thời tiết thay đổi. Chúng kí sinh phổi, làm cho diện tích hô hấp của phổi giảm, lợn chậm lớn còi cọc. Khi tác động phổi, dẫn đến viêm phổi, trường hợp nhiễm với cường độ cao lợn có thể bị chết. Phòng trị bệnh +Cần nuôi tách riêng lợ con với lợn lớn. +Trại chăn nuôi và sân chơi của lợn phải thường xuyên quét dọn thu gom phân, ủ phân theo phương pháp sinh học. +Nền chuồng phải láng xi măng +Không nên nuôi lợn thả rong +Định kỳ tẩy giun cho lợn. Nhất là sau khi cai sữa cần tẩy cho lợn con + Các loại thuốc tẩy giun như: Dixtrazin photphat, levamyzol, dung dịch lugol. + Cần bổ sung thêm các loại vi tamin vào thức ăn cho lợn con. +Bổ sung khoáng đầy đủ, không để cho lợn thiếu khoáng gặm nền chuồng Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 98 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH GIUN BAO NGƯỜI VÀ GIA SÚC- TRICHINELOSIS Đây là một loại bệnh nguy hiểm cho người và gia súc. Nó thườngsinh lợn nhà lợn rừng, chó mèo cáo, hay nói cách khác là tất cả loài động vật có vú. Căn bệnh trưởng thành kí sinh ruột còn ấu trùngsinh cơ. Người có thể mắc bệnh do giun trưởng thành và cả giai đoạn ấu trùng. Bệnh xảy ra nhiều nước trên thế giới, nhất là những nơi có tập tục ăn thịt tái sóng thịt hun khói. Đặc biệt nước ta có khoái khẩu ăn thịt lợn rừng, thịt tái, đây là mối nguy cơ nhiễm bệnh giun bao. Chu trình phát triển Giun bao là loại giun tròn có chu trình phát triển dặc biệt, mỗi bản thân kí chủ mắc bệnh thẻ giun trưởng thành và cũng làkí chủ trung gian. Gin trưởng thành kí sinh ruột, sau khi giao phối giun cái chui sâu vào niêm mạc đẻ trứng. Trứng vào máu theo vòng tuần hoàn máu tới cơ vân, như cơ lưởi, cơ vai tại đây nó cuộn tròn tạo thành một hình xoắn. Chúng tồn tại nơi đây một khoảng thời gian dài 20-30 năm. Khi người và dộng vật ăn phải thịt có chứa ấu trùng giun bao vào dường tiêu hóa chúng phát triển thành giun trưởng thành. Bệnh giun bao khá phổ biến nhiều nước trên thế giới. các nước phương tây có tập tục ăn thịt hun khói. nước ta thường mắc bệnh những nơi có tập quán ăn thịt tá sóng. Vòng tuần hoàn của bệnh có thể tóm tắt như sau: Chuột > lợn > người Chuột là khâu quan trọng trong vòng tuần hoàn của bệnh. Co đường reo rắc bệnh trong những loài động vật rừng là các loại côn trùng ăn xác chết. Nguồn dịch nguyên thủy dẫn tới nguồn dịch thứ phát là do săn bắn. Cơ chế phát bệnh và triệu chứng Cơ chế tác động gây bệnh là tác động: +Cướp chất dinh dưỡng của cơ thể chủ +tác động cơ học,giun bao chui sâu vào ruột đẻ trứng gây viêm ruột, làm cho lớp vi nhung mao bị tổn thương, quá trình tiêu hóa và hấp thu ruộtbị rối loạn. +Tác động độc tố của giun bao gây tiêu hủy hồng cầu, dẫn tới cơ thể thiếu máu, rối loạn hoạt động của nhiều cơ qua, ảnh hưởng đén thần kinh. +Ấu trùng giun bao sinh cơ, gây viêm cơ, xơ cơ, cơ thể mệt mõi thoái hóa cơ, ảnh hưởng đến cơ quan vận động. +Đối với gia súc triệu chứng không được rõ ràng Chẩn đoán Bệnh giun bao là một bệnh khá nguy hiểm cho con người và động vật. Muốn giải quyết vấn đề này cần phải chẩn đoán bệnh chính xác. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán nhưng thường dược sử dụng đó là phương pháp chẩn đoán bằng phản ứng dị ứng. Ngoài ra còn được tiến hành bằng phản ứng kết tủa giữa giun bao với huyết thanh. Đối với động vật chẩn đoán bằng phương pháp mổ khám cơ là chính xác nhất. Trong giai đoạn ấu trùng người có thể chản đoán bằng phương pháp chụp X quang. Phòng và trị Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 99 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để trị giun bao giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. Có thể dùng laọi thuốc Thiabendazol, Methyridin, đây là hai loại thuốc ức chế sự phát triển của giun bao. Các biện pháp phòng bệnh là: +Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, trong công tác kiểm soát giết mỗ. +Tuyên truyền vận động mọi người dân không nên ăn thịt tái sóng +Có biện pháp diệt chuột những khu vực giết mổ gia súc. +Phát hiện và điều tra nguồn dịch. III.MỘT SỐ BỆNH SÁN DÂY BỆNH GẠO BÒ, LỢN Đây là một bệnh do ấu trùng của một loại sán dây sinh cơ bắp gây nên. Đối với bệnh gạo lợn, do Cysticercus celulosae gây ra. Ấu trùng sinh cơ bắp, các cơ quan nội tạng, tim não. Bệnh gạo bò Cysticercosis do ấu trùng Cysticercus bovis, sán trưởng thành là Taeniarhynchus saginatus thuộc họ sán dây Taenidae gây ra. Bệnh gạo lợn và gạo bò thường gặp nhiều nơi. Nguồn lây nhiễm bệnh lợn gạo hay bò là người và thú ăn thịt mắc bệnh sán dây. Đó là nguồn gốccủa bệnh lợn gạo và bò, hàng năm các chủ đó thải ra môi trường một lượng lớn trứng sán. Do vậy nơi nào người mắc bệnh sán dây thì nơi đó lợn, bò mắc bệnh ấu trùng sán đó là bệnh gạo. những nơi mà công tác vệ sinh chưa tốt, gia đình chưa có nhà vệ sinh, bảo quản phân người và những nơi có tập quán nuôi lợn thả rông thì bệnh cũng dễ dàng lây lan. Trứng sán dây có thể sống những nơi khô hạn vài tháng. Chu trình phát triển của sán gạo, bò Sán dây trưởng thành sinh người, chó và một số loài động vật ăn thịt khác. Người mắc bệnh sán dây thải ra môi trường bên ngoài những đốt sán chửa, những đốt sán này tự co bóp thải ra ngoài một số lượng lớn trứng sán. Lợn ăn phải thức ăn có trứng sán. Trứng sán vào đường tiêu hóa men tiêu hóa phân giải màng trứng, giải phóng ra ấu trùng, ấu trùng chui vào máu theo hệ thống tuần hoàn di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Chúng đến tổ chức cơ, lưỡi, óc định cư đó và hình thành nên Cysticereus với thời gian 2,5 - 4 tháng. Người và một số động vật ăn phải thịt lợn, bò có ấu trùng sán vào đường tiêu hóa chúng phát triển thành sán trưởng thành với thời gian 2-3 tháng. Cơ chế mắc bệnh và triệu chứng lâm sàng Cơ chế gây bệnh trên lợn hay bò biểu hiện giai đoạn ấu trùng. Chúng gây tổn thương từ ruột tới nơi cấu trùng sinh. Khi ấu trùng đã sinh các tổ chức cơ thì biểu hiện về lâm sàng không thể hiện rõ. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 100 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản người bị gạo thì thường sinh não, nên biểu hiện rất rõ triệu chứng thần kinh, nhức đầu có khi lên cơn sốt điên rồ. Nếu sinh mắt có thể mù mắt, tim hoặc các tổ chức khác hoạt động cơ quan đó bị rối loạn. Bệnh gạo không gây tác hại lớn cho gia súc mắc bệnh song đối với con người thì đây là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm. Người không chỉ mắc bệnh sán dây trưởng thành mà còn mắc bệnh ấu trùng của sán dây. Người là chủ trung gian và là chủ cuối cùng của sán dây. Chẩn đoán bệnh Chẩn đoán bệnh lợn gạo, bò gạo khi gia súc còn sống khó thực hiện được. Hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp dị ứng để chẩn đoán, hay phương pháp huyết thanh học, chụp X quang, siêu âm (Chẩn đoán bằng hình ảnh). Nhưng đối với thú y thì công việc đó mới chỉ áp dụng trong phòng thí nghiệm, hay nói cách khác vẫn còn trên lý thuyết đối với điều kiện chăn nuôi và thú y của nước ta. Việc chẩn đoán hay kiểm soát giết mổ đối với bệnh gạo lợn hay bò là vô cùng cần thiết, và cho kết quả chắc chắn nhất. Biện pháp phòng ngừa Đây là một bệnh liên quan giữa thú y và y học, vì vậy việc kết hợp thú y và y tế trong công tác phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Các biện pháp vệ sinh thú y là: Xây dựng và tăng cường công tác kiểm soát giết mổ Nghiêm cấm việc giết và bán thịt gia súc bị bệnh mà không có ý kiến của cán bộ thú y. Cấm thả rông lợn và các loại vật nuôi khác trong khu vực chăn nuôi. Khi phát hiện được gạo lợn hay bò thì qui định 40cm 3 thịt có dưới 3 ấu trùng gạo thì đưa thịt vào cắt nhỏ mỗi miếng không quá 1kg, đem luộc chính, ướp muối, ướp lạnh từ 3 ngày - đến 3 tuần. Sau khi xử lý phải tiến hành kiểm tra sức sống của ấu trùng. Bằng cách cho thịt đã xử lý vào đỉa lồng có chứa 8% dung dịch mật, rồi để vào tủ ấm 39-40 0 C từ 1-2 giờ. Nếu ấu trùng còn sống thì thịt có thể cho sử dụng. Nếu phát hiện 40cm 3 thịt có trên 3 ấu trùng thì thịt đó phải hủy bỏ không được phép sử dụng. Nếu phát hiện 40cm 3 thịt có trên 3 ấu trùng thì thịt đó phải hủy bỏ không được phép sử dụng. Các biện pháp sinh học khác. Kiểm tra công nhân chăn nuôi và những người sông trong khu vực để phát hiện kịp thời bệnh sán dây. Tiến hành tẩy sán dây cho những người nhiễm bệnh bằng các thứ thuốc an toàn và dễ kiếm như: Hạt cau, hạt bí ngô, sắc lấy nước. Nghiêm cấm dùng phân người chưa ủ để bón các loại rau. Không ăn thịt tái, sống. nông thôn cần phổ biến và bắt buộc mọi nhà phải có hố xí kín, nhất là loại hố xí hai ngăn. Định kỳ tẩy sán cho chó. Không nên nuôi chó thả rông trong khu vực chăn nuôi. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 101 [...]... cứu bệnh trùng roi và một số bệnh do huyết bào tử trùng Bệnh do trùng roi, chúng sinh bên ngoài hồng cầu (trong huyết tương) và một số dịch khác Huyết bào tử trùng, chúng sinh trong hồng cầu Các bệnh do nguyên sinh động vật gây ra, con đương truyền lây phải thông qua một số loại côn trùng khác như ruồi mòng, ve bét (Trong từng bệnh sẽ giới thiệu rõ con đường truyền lây của bệnh) Bệnh sinh trùng. .. máu miền núi lên tới 60 - 70%; trung du 45 - 50%; Vùng đồng bằng ven biển tỷ lệ nhiễm thấp hơn CÁC BỆNH ROI TRÙNG - TRIPANOASOMOSIS Trong thiên nhiên có rất nhiều loại trùng roi, chúng sống sinh nhiều loại động vật khác nhau như: gia cầm, trâu bò, lợn, cá Mỗi loại sinh một vị trí nhất định, nhưng thường chúng sinh trong máu (ngoài hồng cầu), có loại sống cơ quan sinh sản Trùng roi thường. .. chúng sinh sản phân chia theo chiều dọc Chúng truyền bệnh thông qua các loại tiết túc hút máu Tiết túc cũng có thể là chủ trung gian Các loài gây bệnh cho vật nuôi gồm có: Tripanosoma evansi - ký sinh máu trâu bò và ngựa T.Equiperdium - sinh cơ quan sinh sản ngựa, la, thừa T.Foetus - sinh cơ quan sinh sản của bò gây bệnh sẩy thai BỆNH TIÊM MAO TRÙNG TRÂU BÒ Bệnh này do loại tiêm mao trùng. .. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 102 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản III MỘT SỐ BỆNH DO NGÀNH NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT BỆNH SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU Bệnh sinh trùng đường máu là do loài nguyên sinh động vật - Prôtozoa gây nên Nguyên sinh động vậtmột cơ thể đơn bào nhìn được dưới kính hiển vi quang học Được cấu tạo đơn giản như một tế bào và có thêm một số cơ quan bộ phận khác (nguyên sinh chất,... Tripanosoma evansi gây ra Tên bệnh theo từng địa phương có tên gọi khác nhau: nước ta có tên gọi là bệnh ngả nước, hay là gọi bệnh trùng roi liên xô (cũ) gọi là bệnh Suauru; Ân Độ người ta cũng gọi là bệnh ngã nước Surra của gia súc Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 103 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Loại này thường sinh trong huyết tương của một số loài vật nuôi như: ngựa, lạc đà và đại... dịch tễ học Tripanosoma evansi là loại nguyên sinh có kích thước lớn, có nguyên sinh chất và hai nhân Bệnh gieo truyền bằng phương pháp cơ giới học, do loài tiết túc, hút máu từ con ốm sang con khỏe Bệnh thường xảy ra các nước vùng nhiệt đới Bệnh xảy ra thường dạng mãn tính Do vậy con bệnh cũng chính là nguồn reo rắt mầm bệnh cho các vật nuôi khác nước ta bệnh thường xảy ra vào vụ Đông Xuân, lúc... cầu trùng: Cầu trùngbệnh lây lan qua thcs ăn nước uống, do nhiễm các loại noãn nang Bệnh xảy ra mạnh vào mùa xuân, bệnh thường xảy ra đối với gia súc non nhốt chung với gia súc trưởng thành, chuồng trại chật hẹp ẩm ướt Chế độ thức ăn thiếu thống nhất là các loại vitamin, khoáng Bệnh cầu trùng thường xảy ra với nhiều loại vật nuôi khác nhau, nhưng trong thú y cần quan tâm nhất là cầu trùng gà và bệnh. .. trứng nở thành nhọng thì nhọng ve là thức ăn cho nó hoặc côn trùng Hoặc dùng kiến ăn ve trên mặt đất, chim sáo ăn ve trên mình gia súc BỆNH GHẺ CỦA ĐỘNG VẬT Bệnh ghẻ là một bệnh khá nguy hiểm đối với các loài vật nuôi nhất là động vật nuôi lấy long Bệnh ghẻ không là cho gia súc chết ngay, nhưng chúng gây những trạng thái cho con vật khó chịu Cũng là môi giới dẫn đường cho một số bệnh nhiễm trùng và... (1979), Giáo trình bệnh sinh trùng MỤC LỤC MỘT SỐ BỆNHSINH TRÙNG 92 BỆNH SÁN LÁ GAN - FASCIOLOSIS 92 BỆNH SÁN LÁ RUỘT LỢN - FASCIOLOPOSIS 94 BỆNH SÁN LÁ TUYẾN TỤY 95 (DIROCOELIDOSIS) 95 BỆNH SÁN LÁ SINH SẢN GIA CẦM 95 BỆNH GIUN ĐŨA CỦA GIA SÚC (BÊ NGHÉ, LỢN, GÀ) 96 BỆNH GIUN PHỔI LỢN-METASTRONGYLOSIS 98 BỆNH GIUN BAO NGƯỜI... SÚC- TRICHINELOSIS 99 BỆNH GẠO BÒ, LỢN 100 BẢNG BỆNH SÁN DÂY VÀ CHỦ CỦA NÓ 102 BỆNH SÁN DÂY CỦA GÀ- RAILIETINOSIS 102 BỆNH SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU 103 CÁC BỆNH ROI TRÙNG - TRIPANOASOMOSIS 103 BỆNH TIÊM MAO TRÙNG TRÂU BÒ 103 BỆNH CẦU TRÙNG - COCCIDIIDOSIS 105 1.Đại cương chung 107 BỆNH GHẺ CỦA ĐỘNG VẬT 108 Tài

Ngày đăng: 08/05/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG

    • BỆNH SÁN LÁ GAN - FASCIOLOSIS

    • BỆNH SÁN LÁ RUỘT LỢN - FASCIOLOPOSIS

    • BỆNH SÁN LÁ TUYẾN TỤY

    • (DIROCOELIDOSIS)

    • BỆNH SÁN LÁ SINH SẢN GIA CẦM

    • BỆNH GIUN ĐŨA CỦA GIA SÚC (BÊ NGHÉ, LỢN, GÀ)

        • BỆNH GIUN PHỔI LỢN-METASTRONGYLOSIS

        • BỆNH GIUN BAO NGƯỜI VÀ GIA SÚC- TRICHINELOSIS

          • III.MỘT SỐ BỆNH SÁN DÂY

          • BỆNH GẠO BÒ, LỢN

          • BẢNG BỆNH SÁN DÂY VÀ KÝ CHỦ CỦA NÓ

          • BỆNH SÁN DÂY CỦA GÀ- RAILIETINOSIS

          • BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU

          • CÁC BỆNH ROI TRÙNG - TRIPANOASOMOSIS

          • BỆNH TIÊM MAO TRÙNG Ở TRÂU BÒ

          • BỆNH CẦU TRÙNG - COCCIDIIDOSIS

            • 1.Đại cương chung

            • BỆNH GHẺ CỦA ĐỘNG VẬT

            • Tài liệu tham khảo:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan