một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần lisemco 2

48 389 1
một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần lisemco 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải môt sức mạnh về tài chính, cụ thể là vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn là biểu hiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc mở rộng quy mô về chiều sâu và chiều rộng của mỗi doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp luôn phải đảm bỏa vốn cho hoạt động của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó doanh nghiệp mới thể tăng lợi nhuận, tăng thu nhập để tồn tại và phát triển. Hơn nữa, vốn lưu động và bộ phận lớn cấu thành nên tài sản của doanh nghiệp. Số lượng, giá trị tài sản lưu động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh hiện của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp thấy được thực chất của việc sử dụng vốn lưu động, từ đó biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với các doanh nghiệp, trong quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập, tìm hiểu nghiên cứu tại Công ty cổ phần Lisemco 2, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của lãnh đạo công ty và các cán bộ, nhân viên phòng tài chính kế toán, đặc biệt dưới sự hướng dẫn tận tình của Lê Bích Vân, em đã tìm hiểu và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Lisemco 2”. Mục tiêu nghiên cứu: -Nghiên cứu những lý luận chung về vốn lưu độnghiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. -Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Lisemco 2. -Chỉ ra những ưu nhược điểm trong công tác sử dụng vốn lưu động của công ty từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Lisemco 2 giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu độngbiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Lisemco 2 (Km 35 – quốc lộ 10 - Quốc Tuấn – An Lão – Hải phòng) trên sở sử dụng nguồn số liệu thực tiễn về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 do các phòng ban của công ty cung cấp. 1 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu, và từ đó đưa ra nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp liên hệ. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài các phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chuyên đề được chia thành 3 phần chính như sau: Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu độnghiệu quả quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Lisemco 2. Chương 3: Một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Lisemco 2. 2 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNGHIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại vốn lưu động 1.1.1. Khái niệm về vốn lưu động Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản lưu động của doanh nghiệp tham gia toàn bộ và trực tiếp vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu độngsố vốn doanh nghiệp đầu tư để dự trữ vật tư, để chi phí cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp còn các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động *Đặc điểm vốn lưu động. Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sản xuất, chế biến. Còn tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và 3 chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuận lợi. Vốn lưu động trong doanh nghiệp các đặc điểm sau: - Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh, chuyển qua nhiều hình thái giá trị khác nhau như tiền tệ, đối tượng lao động, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và trở lại hình thái tiền tệ ban đầu sau khi tiêu thụ sản phẩm. Như vậy vốn lưu động chu chuyển nhanh hơn vốn cố định, quá trình vận động của Vốn lưu động thể hiện dưới hai hình thái: - Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. - Hình thái giá trị: Là toàn bộ giá trị bằng tiền của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông. Sự lưu thông về mặt hiện vật và giá trị của Vốn lưu động ở các doanh nghiệp sản xuất thể biểu diễn bằng công thức chung: T - H - SX - H' - T' Trong quá trình vận động, đầu tiên Vốn lưu động biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúc cũng lại bằng hình thức tiền tệ. Một vòng khép kín đó gợi mở cho chúng ta thấy hàng hoá được mua vào để doanh nghiệp sản xuất sau đó đem bán ra, việc bán được hàng tức là được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp nhận được tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ cuối cùng. Từ các kết quả đó giúp ta sáng taọ ra một cách thức quản lý vốn lưu động tối ưu và đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. *Vai trò của vốn lưu động. Vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một bộ phận của sản xuất kinh doanh. Nó đóng góp một vai trò rất to lớn trong sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể: - Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn đầu tư ứng trước để hình thành tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục, là yếu tố để doanh nghiệp đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. Những thành tố quan trọng của vốn lưu động đó là hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả. Các nhà phân tích thường xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. 4 - Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, là một bộ phận trực tiếp hình thành nên thực thể của sản phẩm. Trong cùng một lúc, vốn lưu động của doanh nghiệp được phổ biến khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải đủ lượng vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy, sẽ khiến cho chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. - Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận chuyển của vật tư, cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm hợp lý không? 1.1.3. Phân loại vốn lưu động. Trong doanh nghiệp vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động một vai trò quan trọng. thể nói, quản lý vốn lưu động là bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động nhằm đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Do vốn lưu động rất nhiều loại mà lại tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thường xuyên thay đổi hình thái vật chất. Do đó, muốn quản lý tốt vốn lưu động, người ta phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức sau: * Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất : bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền ( kể cả vàng, bạc, đá quý), các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…). Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó biện pháp điều chỉnh cấu vốn lưu động hợp lý sao cho hiệu quả sử dụng cao nhất. * Phân loại theo hình thái biểu hiện: 5 - Vốn về hàng tồn kho: Là các khoản vốn hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm - Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn - Các trong thanh toán: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác. - Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản dự tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố, ký quỹ, ký cược Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. * Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn: - Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, phân phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu được hình thành từ những nguồn khác nhau: nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các nhà đầu tư, vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh… - Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác. Doanh nghiệp chỉ quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 1.2.1. Phương pháp phân tích 1.2.1.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp này so sánh cấu vốn lưu động từ đó đưa ra những nhận xét. * Hình thức so sánh: - So sánh tuyệt đối: để xem xét sự thay đổi của quy mô - So sánh tương đối: cho biết xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích - So sánh số bình quân: cho biết mức độ phổ biến cảu hiện tượng 6 * Kĩ thuật so sánh: - Kĩ thuật so sánh ngang: so sánh cùng một chỉ tiêu nhưng qua các mốc thời gian khác nhau (bao gồm hình thức tuyệt đối và tương đối) - Kĩ thuật so sánh dọc: là hình thức so sánh về mặt kết cấu hoặc so sánh về mặt tỷ trọng. 1.2.1.2. Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. * Điều kiện sử dụng: - Các nhân tố phải mối quan hệ tích số hoặc thương số đối với chỉ tiêu phân tích. - Các nhân tố ảnh hưởng phải được phân chia làm 2 nhóm nhân tố: nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng. * Hình thức loại trừ: - Thay thế liên hoàn: tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế thì sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích, các chỉ tiêu chưa được thay thế sẽ giữ nguyên như kỳ kế hoạch. - Số chênh lệch: trước hết cần phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, từ đó lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích. 1.2.1.3. Phương pháp tỉ số tài chính Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh chỉ tiêu phân tích với số liệu của kì gốc và số liệu trung bình của ngành. Bước 1: xác định đúng công thức đo lường chỉ số phân tích. Bước 2: tìm số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức và tính ra các trị số cảu các chỉ tiêu phân tích. Bước 3: giải thích ý nghĩa của các trị số vào thanh toán. Bước 4: đánh gái tình hình tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh chỉ tiêu phân tích với số liệu của kì gốc và số liệu trung bình của ngành. Bước 5: tiến hành đề xuất ra các giải pháp phù hợp, khắc phục được những hạn chế về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời phát huy được nhưng ưu điểm mà doanh nghiệp đã đạt được. 7 1.2.2. Nội dung phân tích 1.2.2.1. Phân tích cấu vốn kinh doanh cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng vốn lưu độngvốn cố định theo một tỷ lệ nào đó. Thông qua mẫu bảng phân tích sau: Bảng 1.1: cấu vốn kinh doanh Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +/- % Tỷ trọng 1. Vốn cố định 2. Vốn lưu động 3. Tổng vốn kinh doanh Khi phân tích kết cấu vốn kinh doanh, chúng ta sẽ: - Phản ánh qui mô của vốn kinh doanh, thấy được sự biến động về qui mô của vốn kinh doanh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. - Nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của vốn kinh doanh. - Mỗi thành phần trong vốn kinh doanh chiếm bao nhiêu tỷ trọng % trong tổng số vốn. - Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm từ đó nhận xét hướng đầu tư của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Phân tích kết cấu vốn lưu động Kết cấu vốn lưu độngtỷ trọng của từng bộ phận trong tổng mức vốn lưu động của doanh nghiệp trong một thời kỳ hay tại một thời điểm nào đó. Thông qua mẫu bảng phân tích : Bảng 1.2: Kết cấu vốn lưu động Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +/- % Tỷ trọng 1. Vốn bằng tiền 2. Vốn trong thanh toán 3. Vốn hàng tồn kho 4. Vốn lưu động khác 5. Tổng vốn lưu động 8 Khi phân tích ta sẽ: - Phản ánh qui mô của vốn lưu động, thấy được sự biến động về qui mô của vốn lưu động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. - Nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của vốn lưu động. - Mỗi thành phần trong vốn lưu động chiếm bao nhiêu tỷ trọng % trong tổng số vốn. - Từ đó đưa ra nhận xét về tình hình sản xuất và phát triển của doanh nghiệp qua các năm. 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lợi tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, vòng quay vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho. Nó chính là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh hay là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh với toàn bộ chi phí của quá trinh kinh doanh đó được xác định bằng thước đo tiền tệ. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trinh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nó không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội. Chính vì thế các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.3.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kì nhất định, thường tính trong một năm. L = M/ VLĐ BQ L: Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ VLĐ BQ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ 9 Kỳ luân chuyển vốn phản ánh số ngày thực hiện một vòng quay vốn lưu động. K = 360/L hay K = (VLĐ bq x 360)/M K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động VLĐ bq : Vốn lưu động bình quân trong kỳ M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kì luân chuyển vốn càng được rút ngắn, chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng hiệu quả. 1.3.2.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn lưu động: là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động. )( 360 01 1 KK M M TK −= hoặc 0 1 1 1 L M L M M TK −= TK M : mức tiết kiệm vốn lưu động 1 M : tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch 01 , KK : kì luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo. 1.3.2.3. Hàm lượng vốn lưu động VLĐ bình quân Hàm lượng vốn lưu động = Doanh thu thuần Phản ánh mức vốn lưu động cần thiết sử dụng để tạo ra một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. 1.3.2.4. Tỷ suất lợi nhuận( mức doanh lợi) vốn lưu động (VLĐ) Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = x100% Vốn lưu động Phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại. 10 [...]... Vốn trong thanh toán và vốn hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn và vẫn xu hướng tiếp tục tăng cao qua các năm Công ty cần biện pháp điều chỉnh lại để tránh bị chiếm dụng vốn cũng như giải quyết tình trạng ứ đọng vốn của hàng tồn kho 2. 2 .2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Lisemco2 27 2. 2 .2. 1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 2. 4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công. .. hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng 12 * Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGHIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LISEMCO 2 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Lisemco 2 2.1.1... định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng Chính vì vậy cần phân tích kết cấu từng phần của vốn lưu động để thể xây dựng một kết cấu vốn lưu động hợp lý và những biện pháp sử dụng hiệu quả từng thành phần vốn đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn lưu động của công ty cuối năm 20 12 là 1 92. 174,9 triệu đồng tăng thêm 77. 927 ,7 triệu... vốn lưu động 1,17 1,19 1,37 0, 02 1,71 0,18 15,13 307,69 3 02, 52 2 62, 77 -5,17 -1,68 -39,75 -13,14 -1.5 62, 21 -20 .191, 82 2 Lợi nhuận sau thuế 3 Vốn lưu động bình quân 7 Kì luân chuyển vốn lưu động 8 Mức tiết kiệm vốn lưu động -18. 629 ,61 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính Công ty cổ phần Lisemco2 ) 28 Qua những phân tích trên chúng ta đã phần nào thấy được hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử. .. doanh nghiệp phần kém đi dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nỏi riêng Công tác sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nhìn chung chưa thực sự hiệu quả, doanh nghiệp cần biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động để thể đạt được những kết quả như mong muốn 2. 2 .2. 2 Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và... sẽ tăng số vòng quay vốn lưu động Thời gian luân chuyển vốn lưu động phụ thuộc vào số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kì và tổng mức luân chuyển vốn trong kì Vì vậy, việc tiết kiệm số vốn lưu động hợp lý và nâng cao tổng mức luân chuyển vốn lưu động ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu độngnâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn lưu động được... vốn lưu động sao cho tốt nhất và hiệu quả nhất - Hàm lượng vốn lưu động thấp, xu hướng giảm dần, công ty chưa cần sử dụng hết 1 đồng vốn lưu động đã thể tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, cho thấy công ty sử dụng hiệu quả vốn lưu động, tránh lãng phí một lượng vốn lưu động - Vòng quay vốn lưu động đang xu hướng tăng dần, đồng nghĩa với đó là kì luân chuyển vốn giảm dần Hiệu quả sử dụng vốn. .. dụng và khả năng sinh lời của một đồng vốn lưu động thông qua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở bảng trên Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cho thấy 1 đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Năm 20 11, 1 đồng vốn lưu động tạo ra 1,17 đồng doanh thu thuần Năm 20 12, 1 đồng vốn lưu động tạo ra 1,19 đồng doanh thu thuần Năm 20 13, 1 đồng vốn lưu động tạo ra 1,37 đồng doanh... thời vốn cho các hoạt động tại doanh nghiệp 21 Bảng 2. 2 cấu vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Lisemco 2 Đơn vị: triệu đồng, % Năm 20 11 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Năm 20 12 Số tiền Chênh lệch 20 11 – 20 12 Năm 20 13 Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % ± % Chênh lệch 20 12 – 20 13 Ty trọng ± % Ty trọng 1 Tổng vốn 28 0.104,8 kinh doanh 100 369.305,7 100 406.819,5 100 89 .20 0,9 31,8 0 37.513,8 10 ,2 0 2. Tổng vốn. .. 37.513,8 10 ,2 0 2. Tổng vốn lưu động 114 .24 7,7 40,8 1 92. 174,9 52 226 .405,1 55,7 77. 927 ,2 68 ,2 11 .2 34 .23 0 ,2 17,8 3,7 3.Tổng vốn cố định 165.857,1 59 ,2 177.130,8 48 180.414,4 44,3 11 .27 3,7 6,8 -11 .2 3 .28 3,6 1,9 -3,7 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Lisemco2 ) 22 Năm 20 11, vốn lưu động tại doanh nghiệp chiếm 40,8% trong tổng vốn kinh doanh, trong khi đó vốn cố định lại chiếm 59 ,2% Do trong năm này, . giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Lisemco 2. -Chỉ ra những ưu nhược điểm trong công tác sử dụng vốn lưu động của công ty từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử. Lisemco 2. Chương 3: Một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Lisemco 2. 2 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Lisemco 2 . Mục tiêu nghiên cứu: -Nghiên cứu những lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Ngày đăng: 06/05/2014, 21:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại vốn lưu động

      • 1.1.1. Khái niệm về vốn lưu động

      • 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động

      • 1.1.3. Phân loại vốn lưu động.

        • 1.2.1.2. Phương pháp loại trừ

        • 1.2.1.3. Phương pháp tỉ số tài chính

        • 1.2.2. Nội dung phân tích

          • 1.2.2.1. Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh

          • 1.2.2.2. Phân tích kết cấu vốn lưu động

          • 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

            • 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

            • 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

              • 1.3.2.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động

              • 1.3.2.3. Hàm lượng vốn lưu động

              • 1.3.2.4. Tỷ suất lợi nhuận( mức doanh lợi) vốn lưu động (VLĐ)

              • 1.3.2.5. Số vòng quay hàng tồn kho

              • 1.3.2.6. Vòng quay các khoản phải thu

              • 1.4.1. Nhân tố chủ quan

              • 1.4.2. Nhân tố khách quan

              • CHƯƠNG 2

              • PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LISEMCO 2

                • 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Lisemco 2

                  • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

                  • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Công ty cổ phần Lisemco 2

                  • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Lisemco 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan