Các giải pháp phát triển Thương hiệu ngân hàng SeABank chi nhánh Thanh Hóa

35 511 1
Các giải pháp phát triển Thương hiệu ngân hàng SeABank chi nhánh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các giải pháp phát triển Thương hiệu ngân hàng SeABank chi nhánh Thanh Hóa

Đề tài: Các giải pháp phát triển thương hiệu cho ngân hàng TMCP Đông Nam Á Nội Dung Chính A. Lý do chọn đề tài B. Nội Dung Chương 1: Cơ sở lý luận về thương hiệuphát triển thương hiệu 1.1. Thương hiệu 1.2. Phát triển thương hiệu 1.3. Ngân hàng TMCP và Thương hiệu ngân hàng Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu tại SeABank chi nhánh Thanh Hóa 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank, SeABank chi nhánh Thanh Hóa 2.2. Thực trạng vấn đề phát triển thương hiệu tại SeABank chi nhánh Thanh Hóa 2.3. Đánh giá Chương 3: Giải pháp 3.1. Mục tiêu phát triển của SeABank chi nhánh Thanh Hóa trong thời gian tới 3.2. Giải pháp chung 3.3. Một số đề xuất C. Kết luận A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan nhanh sang các nước Châu Âu, rồi đến Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý là khủng hoảng kinh tế bắt nguồn tự sự đổ vỡ của ngân hàngcác định chế tài chính, sau đó lan sang các lĩnh vực khác. Do đó, cuộc chiến chống khủng hoảng tài chính toàn cầu là gánh nặng đè lên vai hệ thống tài chính, ngân hàng. Trong những năm vừa qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cả về số lượng lẫn phạm vi, các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Các NHTM Việt Nam vừa ứng phó với lạm phát và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vừa tiếp tục cạnh tranh để xây dựng và giữ vững thương hiệu. Quá trình xây dựng thương hiệu của các NHTM Việt Nam lúc này không chỉ đơn thuần là khắc phục hậu quả của năm 2008 còn lại (đặc biệt là ảnh hưởng của lãi suất cao) mà còn phải tập trung cho nhiệm vụ kích cầu kinh tế của Chính phủ thông qua việc cho vay hỗ trợ lãi suất và kiềm chế lạm phát quay trở lại. Ngày nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ còn ở lãi suất, chất lượng dịch vụ mà thương hiệu ngân hàng cũng là một yếu tố sống còn không kém phần quan trọng. Làm sao để tạo ra sự đặc biệt của sản phẩm, tạo ra nét văn hóa riêng, tính đặc trưng của ngân hàng để khách hàng luôn tin tưởng và sử dụng sản phẩm - dịch vụ? Đó là điều trăn trở của các lãnh đạo ngân hàng. Câu trả lời cho những nét độc đáo riêng đó là “thương hiệu ngân hàng”. Khách hàng chỉ chọn sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia đó là nhờ vào thương hiệu với những khác biệt và tính ưu việt của ngân hàng đó. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng thương hiệu cho các ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Trên thực tế là có những ngân hàng được thành lập và đầu tư phát triển với số lượng vốn lớn, nhưng vẫn chưa tạo được thương hiệu cho riêng mình, chưa để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng, nguyên nhân là do các ngân hàng chưa nhận thức được một cách rõ rệt về tầm quan trọng của thươnghiệu ngân hàng. Do đó chưa có chính sách đúng đắn và chiến lược để xây dựng và phát triển thương hiệu. Thanh Hóa là một tỉnh đông dân cư, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình kinh doanh, trên thị trường Thanh Hóa hiện nay cũng có rất nhiều ngân hàng đặt chi nhánhSeABank cũng là một trong số đó. Có mặt tại Thanh Hóa tương đối muộn Seabank có vị trí khá mờ nhạt trong lòng khách hàng so với các ngân hàng đi trước và thậm chí là với cả các ngân hàng có mặt tại Thanh Hóa cùng thời kì. Vậy nguyên nhân là do đâu? Do nguyên nhân khách quan hay vấn đề nằm trong chính nội tại ngân hàng SeABank Thanh Hóa? Phải chăng SeABank Thanh Hóa chưa tìm ra được một phương hướng phát triển đúng đắn cho thương hiệu của mình. Xuất phát từ những nguyên nhân trên chúng em lưa chọn đề tài “các giải pháp phát triển thương hiệu cho ngân hàng SeABank chi nhánh Thanh Hóa” nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp xây dựng một hình ảnh mới cho ngân hàng SeABank Thanh Hóa hy vọng có thể đóng góp vào sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆUPHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 1.1. Thương hiệu 1.1.1. Khái niệm thương hiệu -Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện giá trị, thuộc tính, thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu – người tiêu dùng. -Theo cách hiểu khác, thương hiệu là một thành phần phi vật thể nhưng lại là một thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp. Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm. Thương hiệu nói lên sự tin tưởng và sự an toàn. -Về mặt nhận diện, thương hiệu là cái tên hay danh hiệu nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thường đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế đấu tranh bền vững. 1.1.2. Cấu thành của thương hiệu Yếu tố cấu thành **Phần đọc được Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway, PGrand, 3M ), tên sản phẩm (555, Coca Cola ), câu khẩu hiệu (Slogan) đặc trưng (Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc, hát và các yếu tố phát âm khác. **Phần không đọc được Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen của Vietnam Airlines), màu sắc (màu xanh của Nokia, đỏ của Coca-Cola, hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken) và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác. **Bản sắc của thương hiệu Bản sắc hoặc căn cước của một sản phẩm hoặc một thương hiệu là những giá trị mà nhà sản xuất/sở hữu thương hiệu muốn người tiêu dùng tin vào và nhận biết sản phẩm. Nhà sở hữu phải tìm cách gắn kết hình ảnh thương hiệu và căn cước của thương hiệu càng gần với nhau càng tốt. Những thương hiệuhiệu quả cao thương biết cách kết nối giữa cá tính của thương hiệu trong quan niệm của đối tượng phục vụ và bản thân chính sản phẩm hoặc dịch vụ nó cung cấp. Hơn nữa, thương hiệu cần phải nhằm vào một số nhóm dân cư nhất định. Đặc biệt, những thương hiệu có sức sống lâu dài thường là những thương hiệu dễ nhớ, có thể duy trì qua nhiều xu hướng đổi thay, và mang lại một ấn tượng tích cực. Bản sắc của thương hiệu là hết sức quan trọng giúp người tiêu dùng nhận ra sản phẩm; nó chính là biểu tượng của sự khác biệt của một thương hiệu so với những sản phẩm cạch tranh khác. Bản sắc của thương hiệu xuất phát điểm vốn là những gì người sở hữu thương hiệu muốn người tiêu dùng tiềm năng tin vào. Thế nhưng qua thời gian, có những bản sắc tự nó phát triển, tích hợp thêm quan niệm của người tiêu dùng, không nhất thiết phải từ quảng cáo. Vì vậy luôn cần tìm hiểu về quan niệm của người tiêu dùng đối với một thương hiệu nào đó. Bản sắc thương hiệu cần phải tập trung vào những phẩm chất nguyên gốc những đặc tính thật có giá trị và những hứa hẹn nó mang lại cũng như cần phải được duy trì bằng những đặc trưng trong quá trình tổ chức và sản xuất. **Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu chính là sự quay trở lại của khách hàng với công ty.Những khách hàng trung thành là những vị khách sẽ luôn bên công ty kể cả trong lúc khó khăn.Theo số liệu thống kê thì 80% lợi nhuận của các công ty đến từ 20% khách hàng trung thành của công ty.Do vậy việc chăm sóc những khách hàng trung thành qua các chiến lược marketing trực tiếp. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (CRM) luôn được các công ty quan tâm, đặc biệt các công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ. 1.1.3. Chức năng của thương hiệu - Nhận biết và phân biệt thương hiệu Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu, khả năng nhận biết được của thương hiệu là yếu tố không chỉ quan trọng cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của mình. Thông qua thương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Mỗi hàng hóa mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của những tập hợp khách hàng khác nhau. Khi hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng. Mọi dấu hiệu gây khó khăn khi phân biệt sẽ làm giảm uy tín và cản trở sự phát triển của thương hiệu, trong thực tế lợi dụng sự dễ nhầm lẫn của các dấu hiệu tạo nên thương hiệu, nhiều doanh nghiệp có ý đồ xấu đã tạo ra những dấu hiệu gần giống với thương hiệu nổi tiếng để cố tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. - Thông tin và chỉ dẫn: Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ: thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng và công dụng của hàng hóa. Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng …cũng phần nào được thể hiện qua thương hiệu. Nói chung thông tin mà thương hiệu mang đến luôn rất phong phú và đa dạng. Vì vậy các thương hiệu cần phải thể hiện rõ ràng, cụ thể và có thể nhận biết, phân biệt nhằm tạo ra sự thành công cho một thương hiệu. - Tạo sự cảm nhận và tin cậy: Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn mà thương hiệu đó mang lại (Ví dụ xe máy Nhật, dàn âm thanh Sony, bia Heineken…) Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến ấn tượng nào đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Sự cảm nhận của người tiêu dùng không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Cùng một hàng hóa, dịch vụ nhưng cảm nhận của người tiêu dùng có thể khác nhau, phụ thuộc vào thông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp nhận thông tin, hoặc phụ thuộc vào sự trải nghiệm của người sử dụng. Một thương hiệu có đẳng cấp, đã được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậy đối với khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu và dịch vụ đó. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng, nhưng thương hiệu là động lực cực kỳ quan trọng đế giữ chân khách hàng ở lại với hàng hóa, dịch vụ đó và là địa chỉ dể người tiêu dùng đặt lòng tin. Chức năng này chỉ được thể hiện khi thương hiệu đã được chấp nhận trên thị trường. - Chức năng kinh tế Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn. Thương hiệu không tự nhiên mà có, nó được tạo ra với nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau, những chi phí đó tạo nên giá trị của thương hiệu. Lợi nhuận và tiềm năng mà doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của thương hiệu. Hàng năm, tạp chí Business week đưa ra bảng xếp loại của khoảng 100 thương hiệu đứng đầu trên thế giới với giá trị ước tính của chúng. Ví dụ năm 2002: Coca-cola: 69,6 tỉ USD; Microsoft: 64 tỉ; IBM: 51 tỉ; GE: 41tỉ; Intel: 30,8 tỉ; Nokia: 29,9 tỉ; Disney: 29,2 tỉ; Mc. Donald: 26,3 tỉ; Mercedes: 21 tỉ Tại Việt Nam, thương hiệu P/S được Công ty Elida mua lại với giá 5 triệu USD (trong khi phần giá trị tài sản hữu hình chỉ khoảng trên 1 triệu USD). 1.1.4. Các lợi ích kinh tế do thương hiệu mang lại: - Tăng doanh số bán hàng. - Thắt chặt sự trung thành của khách hàng. - Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp. - Mở rộng và duy trì thị trường. - Tăng cường thu hút lao động và việc làm. - Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa. - Tăng giá trị sản phẩm do người tiêu dùng phải trả tiền mua uy tín của sản phẩm. - Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tăng, điều này dẫn tới tăng trưởng cho kinh tế nói chung. Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Khi một thương hiệu đã được khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới (ví dụ như Wave, @ thuộc sản phẩm của Honda…); tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ. Ngoài ra một thương hiệu mạnh sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn (nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm của chính những người tiêu dùng). -Thu hút đầu tư: Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Khi đã mang thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp. 1.2. Phát triển thương hiệu 1.2.1 Xây dựng thương hiệu “Xây dựng thương hiệu là việc giúp khách hàng và những người liên quan thấy được những gì làm cho sản phẩm của bạn hoặc dịch vụ khác biệt, và hấp dẫn hơn của đối thủ cạnh tranh.” Một thương hiệu thì lớn hơn rất nhiều chứ không chỉ đơn thuần là logo của doanh nghiệp. Thương hiệu như là tất cả những gì có trong đầu của khách hàng hiện tại hay tiềm năng khi họ nghĩ đến một công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân. Các thuộc tính thương hiệu này được hình thành từ chính là những nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động truyền thông tiếp thị cũng như chính bản sắc của doanh nghiệp. Việc sử dụng và phối hợp một cách khéo léo của thiết kế, quảng cáo, tiếp thị, và văn hóa doanh nghiệp đều có thể giúp tạo ra các các thuộc tính thương hiệu trong tâm trí của mọi người và điều này sẽ rằng sẽ đem lại lợi ích trong kinh doanh. Xây dựng thương hiệu là sự cố gắng của doanh nghiệp để khai thác các thuộc tính thương hiệu để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể có những lợi ích to lớn qua việc tạo ra một thương hiệu chuẩn mực, tức là một trong những đại diện cho các giá trị thật sự của doanh nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng ở đây là luôn luôn giúp khách hàng cảm nhận đúng được đặc tính của thương hiệu của doanh nghiệp mình. Xây dựng thương hiệu chính là tạo ra những trãi nghiệm đẹp của thương hiệu trong mọi hoàn cảnh tiếp xúc giữa thương hiệu và khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, các đối tượng liên quan khác. Xây dựng thương hiệu thành công khi doanh nghiệp có thể phát huy thế mạnh của mình. Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng luôn có thể thực hiện những lời hứa của mình với khách hàng bằng cách sử dụng những thế mạnh này, đôi khi được gọi là "giá trị thương hiệu”. Doanh nghiệp cần phải xác định được thế mạnh cũng như những giá trị và niềm tin của mình. 1.2.2. Phát triển thương hiệu - Khái niệm: - 3 thành tố của phát triển thương hiệu + Quảng cáo + Marketing + Quan hệ công chúng • Vai trò của quảng cáo ** Tạo ra nhận diện của thương hiệu ** Giới thiệu nhận diện của thương hiệu trên diện rộng • Vai trò củamarketing **Tạo ra cầu nối giữa sản phẩm và thương hiệu **Tạo ra điểm nhấn cho thế mạnh của sản phẩm • Vai trò củaquan hệ công chúng **Mang lại cuộc sống cho thương hiệu **Tạo môi trường thuận lợi cho thương hiệu phát triển 1.3. Ngân hàng TMCP và Thương hiệu ngân hàng 1.3.1. Ngân hàng TMCP Khái niệm: Ngân hàng thương mại cổ phần là cách gọi ở Việt Nam các ngân hàng hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi hoạt động. Gọi là ngân hàng thương mại cổ phần để phân biệt với các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Các nghiệp vụ cơ bản: -Nghiệp vụ tạo vốn – Nghiệp vụ nợ: là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, được gọi là nghiệp vụ cơ bản vì các nguồn vốn này nằm bên tài sản Nợ trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thƣơng mại. -Nghiệp vụ sử dụng vốn – nghiệp vụ Có: là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn hình thành của ngân hàng, chúng thuộc bên Có trên bảng tổng kết tài sản nên còn được gọi là nghiệp vụ Có. Bao gồm: thiết lập dự trữ, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ đầu ra, tài sản có khác. -Nghiệp vụ trung gian - nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng: đây là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại thực hiện theo sự ủy nhiệm của khách hàng được hưởng tiền hoa hồng nhờ: chuyển tiền; thu hộ; ủy thác; mua bán hộ; kinh doanh vàng, bạc, ngoại tệ; làm tư vấn tài chính tiền tệ. Đặc trưng của dịch vụ ngân hàng -Tính vô hình: Khách hàng khi mua dịch vụ tài chính ngân hàng thường không nhìn thấy hình dạng cụ thể của loại hình dịch vụ nên rất khó đánh giá và so sánh chất lượng với các hàng hóa hữu hình khác, chỉ có thể cảm nhận thông qua các tiện ích mà sản phẩm đem lại. -Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời: Chu kỳ của một sản phẩm chia làm hai giai đoạn: sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên đối với sản phẩm tài chính, chúng được tạo ra khi khách hàng có yêu cầu và tiêu thụ ngay. -Không ổn định về mặt chất lượng và dễ sao chép (cả về tính chất và hình thức) và do nhiều yếu tố cấu thành: Một sản phẩm dịch vụ tài chính do sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nhân lực, công nghệ…) và bên ngoài (môi trường, thể chế…). Ngoài ra còn có sự tham gia của các ngân hàng thương mại và các tổ chức phi tài chính. 1.3.2. Thương hiệu ngân hàng Ngân hàng là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực dịch vụ, có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới. Do đó, cũng giống như các ngành kinh doanh khác, thương hiệu và sự phát triển thương hiệu gắn liền với sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Khái niệm thương hiệu ngân hàng cũng có nội dung tương tự thương hiệu. Hay có thể hiểu cụ thể, thương hiệu của ngân hàng đó tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế,… hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định hoặc phân biệt sản phẩm và dịch vụ của một ngân hàng, hoặc một tập đoàn ngân hàng, hoặc một hệ thống ngân hàng này với sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng khác, của đối thủ cạnh tranh. Đó cũng là biểu tượng, danh tiếng, tính đặc thù riêng về sản phẩm và dịch vụ của một ngân hàng trên thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu ngân hàng đó cũng là giá trị của ngân hàng đó trên thị trường, là thị giá cổ phiếu của ngân hàng đó. thương hiệu của ngân hàng bao gồm cả tên, nhãn hiệu thương mại,… gắn liền với đó là uy tín, là danh tiếng của ngân hàng, là năng lực cạnh tranh và tính khác biệt, tính nổi trội về chất lƣợng của sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng đó trên thị trường. Bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng là những tiện ích của chính ngân hàng cung ứng cho khách hàng trong môi trường có cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng cho nên khái niệm về thương hiệu ngân hàng cũng có thể được hiểu như sau: Thương hiệu của một ngân hàng là một tập hợp thể hiện cơ bản hoạt động dịch vụ của ngân hàng đó theo những quy định của pháp luật và phù hợp với quy chế điều hành riêng của từng đơn vị nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng giao dịch nhưng vẫn tuân thủ độ an toàn trong kinh doanh, giúp cho công chúng hiểu biết hơn về ngân hàng mà họ chọn giao dịch khác với các ngân hàng khác như thế nào, trên cơ sở sự ứng dụng và phát triển của khoa học và công nghệ trong từng thời kỳ nhất định. Thương hiệu như vậy là một bộ phận giá trị của ngân hàng và được tính toán xác định để đưa vào sản nghiệp thông qua mức độ sử dụngdịch vụ của người tiêu dùng tính trên tổng giá trị thị trường tài chính, tín dụng. Thương hiệu - tài sản vô hình của doanh nghiệp ngân hàng Thương hiệu trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại hết sức cần thiết, nó là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất cứ ngân hàng nào vì bản thân thương hiệu có những giá trị được xác định riêng cho nó. Tuy nhiên [...]... (29/11/2010) đến nay ngân hàng SeABank chi nhánh Thanh Hóa vẫn còn xa lạ với khách hàng, sức cạnh tranh kém, thị phần thấp Ngân hàng SeABank chi nhánh Thanh Hóa rất cần có một chi n lược hợp lý để phát triển thuơng hiệu cho mình CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 3.1 Mục tiêu phát triển của ngân hàng Seabank Thanh Hóa trong những năm tới Mục tiêu chung của ngân hàng SeABankSeABank đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ... kháo nhau: “Quảng cáo của các ngân hàng hoàn toàn khác với những gì họ nhận được” CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI NGÂN HÀNG SEABANK CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank, SeABank chi nhánh Thanh Hóa 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank -Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam... vụ khách hàngngân hàng SeABank chi nhánh Thanh Hóa, căn cứ vào mục tiêu phát triển của ngân hàng em đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển thương hiệu cho ngân hàng trong thời gian tới Mong rằng sẽ đáp ứng được sự cần thiết hiện tại của ngân hàng, giúp một phần nào đó vào việc xây dựng một hình ảnh mới cho ngân hàng SeABank Thanh hóa đóng góp vào công việc kinh doanh của ngân hàng trong... góp vào mục tiêu phát triển chung của ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) , đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội 3.2 Giải pháp chung 3.2.1.Nhóm giải pháp về định hướng phát triển +) Thành lập phòng ban phát triển thương hiệu chuyên biệt Vấn đề phát triển thương hiệu là vấn đề sống còn nên cần có các phòng ban phát triển thương hiệu riêng biệt... là: - Ngân hàng Seabank Thanh Hóa đặt mục tiêu trở thành ngân hàng cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng - Phát triểnchi m lĩnh được thị phần lớn trên thị trường tài chính -ngân hàng Thanh Hóa - Trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất trên thị trường tài chính -ngân hàng Thanh Hóa - Trở thành ngân hàng tiêu biểu trong hệ thống ngân hàng SeABank, ... ATM SeABank Thanh Hoá Số 10 Lê Lợi, phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa ATM Bưu điện Hậu Lộc Khu I Thị Trấn Hậu Lộc ,Thanh Hóa ATM SeABank Nguyễn Trãi Số 272-274 Nguyễn Trãi, p.Ba Đình, TP Thanh Hóa 2.2 Thực trạng vấn đề phát triển thương hiệu tại SeABank chi nhánh Thanh Hóa Do nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu, trong thời gian qua NH TMCP Seabank chi nhánh Thanh. .. về thương hiệu một cách thống nhất Từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên ở cấp thấp nhất để có thể đề ra và thực thi một chi n lược thương hiệu trên các mặt: xây dựng, bảo vệ, quảng bá và phát triển thương hiệu Quản lý các chương trình tiếp thị và xúc tiến giới thiệu sản phẩm, dịch vụ một cách tập trung Từ hội cơ sở đến chi nhánh tạo cho khách hàng cái nhình thống nhất về thương hiệu Seabank Thanh Hóa. .. giác về chi u sâu, có độ tương phản cao với các màu sáng Trong thiết kế, màu đen thường được sử dụng bên cạnh các màu sắc khác để làm tăng tính nổi bật • Đăng ký bảo hộ thương hiệu: Thương hiệu SeABank hiện đã được đăng ký là thương hiệu độc quyền • Các hoạt động quảng bá: Ngân hàng SeABank nói chung và SeABank chi nhánh Thanh Hóa nói riêng không ngừng quảng bá cho thương hiệu của mình bằng cách: +Quảng... đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tại các chi nhánh có trình độ về nghiệp vụ đủ sức tiếp cận được công nghệ mới +) Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các hệ thống thanh toán: seabank thanh hóa hiện đại hóa các hệ thống thanh toán theo hướng tự động hóa, đặc biệt ưu tiên các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng, kế toán quản lý rủi ro phát triển ngân hàng thư điện tử và các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo... Chi n lược phát triển Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chi n lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới Trong chi n lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân và đồng thời phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng . Phát triển thương hiệu 1.3. Ngân hàng TMCP và Thương hiệu ngân hàng Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu tại SeABank chi nhánh Thanh Hóa 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần. SeABank, SeABank chi nhánh Thanh Hóa 2.2. Thực trạng vấn đề phát triển thương hiệu tại SeABank chi nhánh Thanh Hóa 2.3. Đánh giá Chương 3: Giải pháp 3.1. Mục tiêu phát triển của SeABank chi nhánh. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank, SeABank chi nhánh Thanh Hóa 2.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank -Tên tiếng Việt: Ngân hàng

Ngày đăng: 06/05/2014, 19:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan