thực trạng và quy trình trồng ớt

4 877 3
thực trạng và quy trình trồng ớt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

mô hình trồng ớt .

Thực trạng ớt hiện nay Trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, giá ớt ở Bình Định lên đến 50.000đ/kg (quả tươi), sang đầu tháng 3 âm lịch năm nay, ớt giảm giá còn 35.000đ/kg. Từ đó đến nay giá ớt rớt dần, giờ chỉ còn 2.500đ/kg. Thời điểm này lại là lúc ớt cho thu hoạch đại trà, người trồng ớt nản quá, bỏ ớt chín rục ngoài ruộng không thèm hái. Vì ớt không tiêu thụ được, lại tốn tiền thuê công hái. Ở huyện Phù Cát (Bình Định), nơi cũng có diện tích trồng ớt khá cao trong vụ ĐX này với trên 400 ha, người trồng ớt ở đây cũng đang lao đao. Tương tự như ở Phù Mỹ, nông dân Phù Cát hầu hết chọn giống ớt sừng để làm nên giờ cũng đang khóc ròng với giá ớt tuột thấp chưa từng thấy. Theo ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện, thời điểm tháng giêng, tháng 2 âm lịch ớt còn đứng giá 45.000đ/kg, sau đó tuột dần đến giờ chỉ còn hơn 2.500đ/kg. Trồng 1 sào ớt đầu tư từ 2,5-3 triệu đồng, giá ớt rớt thảm như bây giờ thì nông dân lỗ vốn. Năm nay thời tiết thuận lợi, năng suất ớt đạt khá, khoảng 1 tấn/sào; tuy nhiên, nếu giá ớt còn đứng cao như hồi tháng giêng, tháng hai thì người trồng sẽ vui không gì tả xiết. Bởi đối với cây ớt, thời gian thu hoạch kéo dài đến 6 tháng, tiền sẽ vào ùn ùn. Lứa đầu tiên hái phải đến 10 ngày mới hết ớt, sau đó chăm sóc tiếp khoảng 1 tháng sau là có ớt thu hoạch lại. Bây giờ, giá ớt tuột thảm hại như thế này thì dù ớt có chín đầy ruộng càng thêm khổ, bỏ thì tiếc, còn hái thì không biết đổ đi đâu vì không thương lái nào thèm ngó ngàng, bởi thị trường tiêu thụ Trung Quốc đã “đóng cửa” với ớt.  Quy trình trồng ớt Chọn mùa vụ trồng ớt Ớt là cây trồng có thể trồng quanh năm nhưng tập trung vào 3 vụ chính như sau: - Vụ sớm: Gieo vào tháng 8 - 9, thu hoạch tháng 12 – 1. Trồng Nẫy mầm thành công Gieo hạt Chọn hạt giống thời vụ Chăm sóc bón phân Thu hoạch - Vụ Đông Xuân (vụ Chính): Gieo tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2 - 3. - Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4 - 5, thu hoạch tháng 8 - 9 1. Hạt Giống MỘT SỐ GIỐNG ỚT TRỒNG PHỔ BIẾN: - Giống Chỉ thiên tên lửa 106 (Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam): Trái to, thẳng, cay vừa, màu xanh trung bình khi non, chín tập trung, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi chế biến. Năng suất 30-40 tấn/ha. - Giống Chỉ thiên số 27 (Công ty CP giống cây trồng Miền Nam): Trái nhỏ, thẳng, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ tươi khi chín, thịt dày, chắc cứng, giòn, rất cay. Năng suất 20-25 tấn/ha. - Giống Hiểm lai 207 (Công ty TNHH Việt Nông): Trái nhỏ, thẳng, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ tươi khi chín, rất cay thơm, kháng bệnh thán thư. Năng suất 15 – 20 tấn/ha. - Giống Chỉ thiên LN-58, LN-60 (Công ty SX & TM Lương Nông): Trái nhỏ thon, dài, có màu xanh khi non, chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt, rất cay thơm. Năng suất 30 40 tấn/ha. 2. Gieo Mầm. • Khi nào nên bắt đầu gieo hạt tùy thuộc vào việc bạn dự định trồng ớt trong nhà hay ngoài trời. Nếu trồng trong nhà nhờ sử dụng ánh sáng nhân tạo, bạn có thể bắt đầu gieo hạt bất cứ lúc nào bạn muốn. Nếu bạn dự định cuối cùng sẽ chuyển cây non ra ngoài, các điều kiện khí hậu địa phương, đặc biệt là nhiệt độ mức ánh sáng tự nhiên sẽ quyết định thời gian bắt đầu gieo hạt. Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, thời gian gieo hạt nên vào những tháng mát mẻ nhưng không quá lạnh như các tháng mùa thu mùa xuân. Phần lớn giống ớt cần ít nhất 6 đến 9 tháng để phát triển đầy đủ cho hết quả. Ngâm ủ hạt giống Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào giống tỷ lệ nảy mầm, trung bình khoảng 150 – 200g/ha. Ngâm hạt giống trong nước sạch không bị phèn mặn từ 6 – 8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút, vớt lên rửa sạch để ráo nước, lấy khăn ẩm gói hạt lại cho vào bao nylon cột kín miệng để hạn chế bốc thoát hơi nước. Sau cùng đem gói giống ủ ở nhiệt độ từ 27 – 280C. Hầu hết các giống ớt bắt đầu nảy mầm từ 48 giờ sau. Đem gieo những hạt đã nứt mầm, đừng để hạt ra rễ quá dài, cây mầm sẽ lên yếu khi gieo dễ bị gãy mầm 3. Nảy Mầm Thành Công Tùy thuộc vào giống ớt bạn trồng, hạt giống sẽ cần vài ngày đến vài tuần để vươn tới bề mặt. Bạn cần kiện nhẫn nhưng sẽ được thưởng công khi chúng ló ra khỏi mặt đất. Khi chúng nảy mầm, cây non rất nhạy cảm mỏng mảnh nên tốt nhất đừng sờ vào chúng. Nhiệt độ độ ẩm vẫn rất quan trọng nhưng bây giờ điều cốt yếu là những mầm cây phải nhận được một lượng ánh sáng 4. Trồng Chọn làm đất: - Ớt thích hợp đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp, nhiều mùn, giữ ẩm tốt. - Có nguồn nước tưới tốt giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện. - Đất: Trước khi trồng phải lật lớp đất mặt phơi ải 20 – 30 ngày. 10 ngày trước trồng bón vôi tro bếp mỗi loại 50kg/1000 m2. - Luống: rộng 1,2m, cao 20 cm - Liếp gieo cây con: đất đập mịn có trộn thêm phân chuồng hoai, lếp trồng lên làm đất to hơn. Chọn liếp theo hướng đông tây để tránh đổ ngã ánh sáng phân bố đều. Trồng Khi cây con đạt 20-25 ngày tuổi tiến hành nhổ trồng, trước khi nhổ cần xiết nước 5-6 ngày, tưới đẫm 4-6 giờ sau đó nhổ trồng ngay lúc sáng hoặc lúc chiều mát. Khoảng cách trồng: tuỳ từng giống nhưng thông thường là 50cm x 70cm (cây cách cây 50, hàng x hàng 70). 5. Chăm sóc bón phân: • Chăm sóc: -Sau khi gieo hạt hoặc trồng cây con, tưới ẩm che nắng lúc cây con chưa bén rễ .Dùng loại phân bón lá YOGEN SIÊU LÂN ( 2 gói 20 gam/ pha bình 16 lít nước để tưới ) hoặc chai YOPHOS 100 ml ( hoà làm 2 bình 16 lít nước phun cho 1 sào ) .Sau khi trồng 20-25 ngày làm cỏ, bỏ lá vàng, nhằm giảm chất thoát dinh dưỡng ánh sáng kết hợp vun gốc cho cây. Tưới nước: Vào mùa mưa ruộng trồng ớt phải đảm bảo thoát nước tốt, còn mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Khi tưới nên tưới rãnh là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. - Khi cây ớt lên cao hơn 20cm tiến hành tỉa nhánh. Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng gốc được thông thoáng. Chú ý nên tỉa cành lúc nắng ráo. - Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây nilông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng. • Bón phân - Sau khi gieo hạt hoặc trồng cây con, cần tưới ẩm che nắng lúc cây con chưa bén rễ. Sau khi trồng 20-25 ngày làm cỏ, nhằm giảm chất thoát dinh dưỡng ánh sáng kết hợp vun gốc cho cây. - Phân bón cho 1000m 2 . +) Kali khá quan trọng vì nó quyết định ớt cay hay không. +) Bón lót: 100kg Vôi, 1 tấn phân chuồng, 50kg Supe Lân, 15kg NPK (16-16-8-13S), 3kg KCL. +) Lần 1 (7-10 ngày sau trồng): 5-6 kg Urê hoà loãng tưới. +) Lần 2 (20-25 ngày sau trồng): 4kg Urê, 3kg Kali, 10kg NPK (16-16-8-13S) +) Lần 3 (Khi ớt đã đậu trái đều): 6kg Urê, 5kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8-13S). +) Lần 4 (Khi ớt bắt đầu thu trái): 6kg Urê, 5kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8-13S). +) Lần 5 (Khi thu hoạch rộ): 4kg Urê, 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8-13S) Trong quá trình trồng ớt đặc biệt là giai đoạn ra hoa đậu trái, để hạn chế một số bệnh tăng quá trình ra hoa đậu trái thì nên sử dụng các dạng phân bón lá bổ sung Canxi, Bo các nguyên tố trung vi lượng khác. Thu hoạch: Ớt có nhiều lứa hoa, trên cây có trái chín, trái non hoa. Sau khi trồng 60-80 ngày có trái chín, sau khi thu hoạch hái cả luống, tránh dập để bảo quản được lâu, không nên đổ đống dễ bị thối, trường hợp sử dụng lâu dài có thể phơi hoặc sấy khô hay làm tương ớt, năng suất bình quân từ 7- 10 tấn / ha ở giống ớt sừng trâu. 6. Phòng trừ một số sâu, bệnh: - Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire để phòng trị. - Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, đục thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín. - Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis - Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B - Bệnh héo chết cây: Bệnh này do vi khuẩn gây ra nên khi phát hiện cần nhổ sớm tiêu hủy. Sau đó dùng vôi bột rải vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score. - Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil. . cửa” với ớt.  Quy trình trồng ớt Chọn mùa vụ trồng ớt Ớt là cây trồng có thể trồng quanh năm nhưng tập trung vào 3 vụ chính như sau: - Vụ sớm: Gieo vào tháng 8 - 9, thu hoạch tháng 12 – 1. Trồng Nẫy. Từ đó đến nay giá ớt rớt dần, giờ chỉ còn 2.500đ/kg. Thời điểm này lại là lúc ớt cho thu hoạch đại trà, người trồng ớt nản quá, bỏ ớt chín rục ngoài ruộng không thèm hái. Vì ớt không tiêu thụ. 2.500đ/kg. Trồng 1 sào ớt đầu tư từ 2,5-3 triệu đồng, giá ớt rớt thảm như bây giờ thì nông dân lỗ vốn. Năm nay thời tiết thuận lợi, năng suất ớt đạt khá, khoảng 1 tấn/sào; tuy nhiên, nếu giá ớt còn

Ngày đăng: 06/05/2014, 13:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan