Báo cáo khóa luận: Bệnh hại trên họ bầu bí

64 4.4K 21
Báo cáo khóa luận: Bệnh hại trên họ bầu bí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo khóa luận: Bệnh hại trên họ bầu bí

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thực phẩm cây rau (rau xanh) là loại thức ăn không thể thiếu trong nhu cầu sống hàng ngày của mỗi gia đình. Nó chứa một lượng khá lớn carbohydrat, vitamin, đạm, đường, chất thơm, các hợp chất khoáng và acid hữu cơ cung cấp cho cơ thể. Ngày nay, nhu cầu sống của con người ngày càng tăng cao, việc sử dụng các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn đối với sức khỏe là vô cùng quan trọng. Vì vậy, diện tích và sản lượng trồng rau của nước ta không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Năm 1997, diện tích trồng rau của nước ta là 297.3 nghìn ha, năm 2000 là 340 nghìn ha, đến năm 2004 diện tích trồng rau đã lên tới 614,5 nghìn ha, chiếm xấp xỉ 7% đất sản xuất đất nông nghiệp và 10% đất cây hàng năm. Theo Cục Chế biến, tổng sản lượng rau cả nước năm 2012 đạt 14 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2011. Họ bầu (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm các cây phổ biến như dưa hấu, dưa chuột, đao, bầu, ngô, mướp, mướp đắng Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới, chỉ sau họ hòa thảo (Poaceae), họ đậu (Fabaceae) hay họ cà (Solanaceae). Ngoài việc tác dụng làm thực phẩm lá và đọt non (bí đỏ), quả ( dưa chuôt, dưa hấu, xanh, mướp, mướp đắng,bí đỏ…), hoa ( đỏ) thì cây họ bầu còn có tác dụng làm thuốc (bầu, mướp đắng), làm đẹp (dưa chuột), giải khát (dưa hấu). Đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên thuận lợi cho việc canh tác các loại rau. Đó là điều kiện cho các bệnh hại phát triển vì vậy canh tác cây họ bầu cũng như các cây rau khác ở Việt Nam gặp phải rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới năng suất và hạn chế diện tích trồng trọt. Một số bệnh hại như phấn trắng (Erysiphe cichoracearum), giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis), đốm lá (Cercospora citrullina), thán thư (Collectotrichum lagenarium) … gây hại nặng ở tất cả các vùng trồng cây bầu bí, làm giảm năng suất, thậm chí gây thất thu. Cho đến nay,việc phòng trừ bênh hại trên bầu gặp nhiều khó khăn, các biện pháp hóa học mặc dù có ưu điểm là diệt trừ bệnh hại nhanh chóng nhưng đây là biện pháp không thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, gia súc. Vậy nên cầm phải có những biện pháp để làm giảm bệnh hại trên cây rau họ bầu bí. Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu khá kỹ một số bệnh do nấm hại trên một vài cây họ bầu bí. Tuy nhiên lại chưa có một nghiên cứu tổng hợp các bệnh nấm hại trên bầu bí. Xuất phát từ thực tế và sự phân công của khoa Nông học – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của PGS.TS Đỗ Tấn Dũng chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu bệnh nấm hại một số cây trồng họ bầu (Cucurbitaceae) tại Hà Nội và vùng phụ cận”. 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Tìm hiểu tình hình bệnh nấm gây hại trên cây họ bầu tại Hà Nội và vùng phụ cận. Nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái, xác định nguyên nhân gây bệnh, đặc tính sinh học và khảo sát một số biện pháp phòng trừ bệnh hại. 1.2.2 Yêu cầu Điều tra xác định thành phần và mức độ phổ biến của các loại nấm hại cây trông họ bầu tại Hà Nội và vùng phụ cận vụ năm 2013-2014. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, xác định nguyên nhân gây bệnh, đặc tính sinh học của một số loài nấm gây hại chủ yếu trên cây họ bầu bí. Điều tra các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển của các bệnh nấm hại chủ yếu cây trồng họ bầu tại Hà Nội và vùng phụ cận. Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ bệnh nấm hại cây họ bầu bí. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Cây trồng họ bầu là những cây chủ yếu cho thu hoạch quả (dưa hấu, dưa chuột, đỏ, bầu, mướp, mướp đắng), lá (bí đỏ). Để sản phẩm thu hoạch đạt năng suất và chất lượng thì việc phòng chống các bệnh nấm hại là việc quan trọng trong quá trình canh tác. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra các loại nấm hại cây trồng họ bầu bí. Theo R. D. Martyn, M. E. Miller và B. D. Bruton (1993), các bệnh nấm hại cây trồng họ bầu gồm: bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum), bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis), bệnh thán thư (Collectotrichum lagenarium), bệnh đốm vòng (Alternaria alternata), bệnh đốm lá (Cercospora citrullina), bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani), 2.1.1. Bệnh phấn trắng bầu (Erysiphe cichoracearum) Bệnh phấn trắng là bệnh phổ biến gây hại cho cây trồng họ bầu bí. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, làm rụng lá, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất. Theo Ned Tisserat, Đại học bang Kansas cho biết, bệnh phấn trắng bắt đầu vào cuối tháng Bảy hoặc đầu tháng Tám. Bệnh hại trên ngô phổ biến nhất ở Kansas và có thể gây thiệt hại năng suất trên 30% nếu không được phòng trị. Bệnh xuất hiện và gây tổn hại lúc 3-4 tuần trước khi thu hoạch. Theo Laura Pottorff (2010) , bệnh phấn trắng là một trong những bệnh phổ biến nhất và dễ dàng xảy ra ở Colorado. Bệnh có thể xảy ra trên hầu hết các cây trồng bao gồm thực vật có hoa, cỏ, rau như bí, dưa chuột, cây bụi và thậm chí cả cỏ dại. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh phấn trắng bắt đầu với những đốm nhỏ màu trắng trên cả phía trên và dưới của lá ngô. Trong suốt nhiều ngày, nấm lây lan nhanh chóng,lá bệnh chuyển sang màu vàng, màu nâu và chết. (Amy Carson, 2010). Ban đầu trên bề mặt lá xuất hiện nấm mốc màu trắng, ở dưới tán lá ẩm thấp bệnh sẽ phát triển mạnh hơn, bào tử phát triển mạnh. Lá bị bệnh dần chuyển sang màu vàng rồi chết. Tác nhân gây bệnh là Xanthii podosphaera và Erysiphe cichoracearum là hai nấm phổ biến nhất gây ra bệnh phấn trắng bầu bí. Erysiphe cichoracearum được coi là nguyên nhân chính xuyên suốt nhất của thế giới trước năm 1958. Các bào tử (bào tử sinh sản vô tính) của E. cichoracearum và P. xanthii rất khó để phân biệt quả thể kín. (Thomas A. Zitter (2011)) [732] . Triệu chứng của bệnh phấn trắng xuất hiện rất nhanh thường chỉ từ 3-7 ngày và một số lượng lớn bào tử có thể được hình thành trong một thời gian ngắn.Điều kiện thuận lợi nấm phát triển là tầng thực vật dày và cường độ ánh sáng thấp. (Thomas A. Zitter (2011)) [732] Cành bào tử phân sinh thẳng góc với sợi nấm, không phân nhánh, không màu. Bào tử phân sinh hình trứng, đơn bào, không màu. Quả thể kín có màu nâu đậm, nhỏ (đường kính khoảng 0,003 inch). Bào tử phát triển vào cuối mùa sinh trưởng. Các bào tử nảy mầm được quả thể bảo vệ khỏi các điều kiện bất lợi. Trong thời kì sinh trưởng bào tử phát tán nhờ gió, bào tử nảy mầm khi độ ẩm cao. Nhưng chúng cũng có thể nảy mầm trong điều kiện khô hạn. Sợi nấm và quả thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh. Các tác giả đã đưa ra một số biện pháp phòng trừ như: Tránh tưới nước bề mặt lá để làm giảm độ ẩm tương đối. Làm sạch và xử lý tất cả các lá cây và rác thực vật rơi xuống đất vào mùa thu. Tăng cường lưu thông không khí. Nếu trồng dày đặc, cần tỉa có chọn lọc để thông thoáng và giảm độ ẩm tương đối. Sử dụng một số loại thuốc diệt nấm phấn trắng tổng hợp thuốc diệt nấm tổng hợp như: Daconil 2787, Maneb và Zineb cũng có thể được sử dụng để bảo vệ lá khỏi bị bệnh này. 2.1.2. Bệnh sương mai bầu (Pseudoperonospora cubensis) Bệnh sương mai được Berkeley và Curtis phát hiện và nghiên cứu đầu tiên ở Cuba vào năm 1868. Bệnh có thể được tìm thấy trong các khu vực ôn đới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Australia và Nam Phi, vùng nhiệt đới và một số khu vực bán khô hạn như Trung Đông (Susan J. Colucci,2010). Bệnh sương mai bầu là tác nhân gây hại các cây trồng trong họ bầu như: dưa đỏ, dưa chuột, ngô, và dưa hấu. Đây là bệnh hằng năm,nó xảy ra vào cuối vụ trên cây ngô ở phía đông và trung tâm Hoa Kì. Tuy nhiên, kể từ năm 2004 nó đã trở thành một trong những bệnh quan trọng nhất trong sản xuất dưa chuột (Susan J. Colucci,2010). Lá là bộ phận bị hại chủ yếu. Ban đầu là những đốm màu xanh lá cây nhạt, sau đó chuyển màu vàng. Khi điều kiện thuận lợi bệnh gây hiện tượng rụng lá. Cuống lá vẫn còn màu xanh và thẳng đứng sau khi phiến lá đã chết và rũ xuống (Margaret Tuttle McGrath,2006). Triệu chứng trên dưa hấu và dưa đỏ thường có hình dạng bất thường là lá cây có màu nâu nhanh chóng. Lá bị nhiễm bệnh có thể cong lên. Triệu chứng trên dưa hấu và dưa đỏ không phải là đặc biệt như dưa chuột và dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh thán thư, bệnh đốm vòng (Susan J. Colucci,2010). Sợi nấm phát triển trong và giữa các tế bào vật chủ. Sợi nấm trong pha lê (không màu, trong suốt), sợi nấm phát triển trong tế bào cây kí chủ, mà còn thâm nhập vào các mô. Đường kính sợi nấm là 5,4-7,2 mm. Giác mút được hình thành trong các tế bào vật chủ để hấp thu các chất dinh dưỡng. Bào tử của nấm Pseudoperonospora cubensis kích thước lớn ( 20-40 x 14- 25 µm), bọc bào tử hình chanh yên với một nhú dễ thấy. Các bọc bào tử được sinh ra đơn lẻ trên những khuyên nhọn của cành bào tử. Các cành bào tử dài khoảng 180-600 µm, đường kính 20 µm và chiều rộng 5-7 µm. Pseudoperonospora cubensis là nấm kí sinh chuyên tính , đòi hỏi cây kí chủ sống để nó tồn tại và sinh sản. Bởi vậy, các tác nhân gây bệnh phải qua mùa đông cùng với sương giá (ví dụ, Nam Florida). Các bào tử được phát tán thông qua gió đến cây kí chủ nước láng giềng hoặc các cánh đồng lân cận (Susan J. Colucci,2010). Mầm bệnh thích hợp trong điều kiện mát mẻ và ẩm ướt. Điều kiện tối ưu cho hình thành bào tử là 15 0 C với 6-12 giờ độ ẩm (thường là sương buổi sáng). Khi nhiệt độ ban ngày không thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh, thì nhiệt độ ban đêm là lý tưởng (Susan J. Colucci,2010). Các biện pháp phòng trừ bệnh: Giảm độ ẩm trong tán cây bằng cách trồng thưa hơn, thay đổi ngày trồng để lùi mùa vụ, sử dụng giống kháng hoặc chống chịu bệnh và phun thuốc trừ nấm có hiệu quả. Ở miền đông Hoa Kỳ nấm sương mai xuất hiện hàng năm trong sản xuất bầu bí. Tùy thuộc vào vĩ độ của khu vực sản xuất, người trồng có thể trồng vào mùa xuân, bệnh có thể tránh được phần lớn. Ví dụ, ở Bắc Calorina dưa chuột thường được trồng vào cuối tháng tư và thu hoạch trước khi sương mai xuất hiện. Sử dụng thuốc diệt nấm hiệu quả bao gồm: fluopicolide, famoxadone + cymoxanil, cyazofamid, zoxamide và propamocarb hydrochloride. Phát hiện sớm bệnh để quản lý bệnh sương mai bầu bí. Năm 1998, Holmes và Main đại học Carolina đã bắt đầu một hệ thống dự báo để theo dõi sự bùng phát của dịch bệnh và cung cấp các đánh giá nguy cơ bùng phát trong tương lai dựa trên di chuyển với khoảng cách của các tác nhân gây bệnh và các hệ thống thời tiết quy mô lớn. Mục tiêu của hệ thống dự báo là để hỗ trợ người trồng trong việc đưa ra các ứng dụng thuốc diệt nấm kịp thời cho lợi ích tối đa (Susan J. Colucci,2010). 2.1.3 Bệnh đốm lá Có rất nhiều tác nhân gây bệnh đốm lá trên các cây họ bầu bí. Trên cây dưa chuột bệnh đốm lá do các tác nhân Alternaria alternata, Corynespora casiicola, Cercospora sp. Trên cây xanh tác nhân gây bệnh đốm lá lại là nấm Cercospora sp. Trong khi đó nấm gây bệnh đốm lá trên cây dưa hấu là Cercospora citrullina, Collectotrichum lagenarium , Leptosphaerulina trifolli. 2.1.3.1. Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium) Theo Thomas A. Zitter (1987), bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra. Bệnh phá hoại cây họ bầu xảy ra trong điều kiện ấm áp và ẩm ướt. Bệnh gây hiệt hại đáng kểvới dưa chuột, dưa thơm, dưa hấu và trừ khi giống kháng được trồng. Bệnh phổ biến nhất ở miền Nam, giữa Đại Tây Dương, và các tiểu bang miền Trung Tây. Ở Hawaii, tác nhân gây bệnh này gây hại trên dưa hấu, dưa thơm, dưa đỏ, mùa đông (Cucurbita maxima), và bittermelon (mướp đắng) (Stephen A. Ferreira, 1992). Tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất đều bị ảnh hưởng. Đầu tiên xuất hiện đốm lá màu vàng nhạt và mọng nước ở rìa, rồi chuyển sang màu nâu và trở nên giòn. Đốm lá trên dưa hấu có màu đen. Vết bệnh trên cuống lá và thân cây kéo dài và có màu đen với một vết sáng ở giữa.(Stephen A. Ferreira(1992)). Trên lá, những đốm bệnh xuất hiện bên dưới các lá già, lúc đầu là những điểm tròn màu vàng nhạt, dần biến màu nâu; ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn và có các đường vòng đồng tâm. Trên vết bệnh có những thể nhỏ li ti màu đen, vết bệnh khô và làm rách lá. Trên thân, vết bệnh hình tròn lõm màu vàng, sau trở thành màu đen, trên mặt vết lõm có lớp phấn dày màu hồng. Quả dễ bị nhiễm bệnh vào gần thời điểm thu hoạch. Loét là những triệu chứng đáng chú ý nhất trên quả. Vết loét hình tròn, màu đen, trũng và kích thước thay đổi thường xuyên(cả đường kính và chiều sâu). Vết loét không xâm nhập vào thịt quả, nhưng có thể làm nhạt và đắng quả (Stephen A. Ferreira, 1992). Đĩa đài là những lông cứng (setae) màu nâu. Trong đĩa đài có các đính bào đài và đính bào tử. Đính bào đài chỉ gồm 1 tế bào hình trụ dài không màu và có kích thước khoảng 20 - 25 x 2,5 - 3 µm. Đính bào tử cũng gồm chỉ 1 tế bào hình trụ dài hay hình thoi dài, không màu và kích thước khoảng 14 - 20 x 5 - 6 µm. Bào tử nấm bệnh phát triển mạnh khi thời tiết nóng, mưa nhiều, từ khi cây đã lớn đến thu hoạch. Bào tử nấm phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ khá cao, 75°F (24°C) được xem là tối ưu. Bào tử không nảy mầm dưới 40 ° F (4.4 ° C) hoặc cao hơn 86°F (30°C) hoặc không được cung cấp đủ độ ẩm (Thomas A. Zitter (1987)[]. Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bã thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống. Bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bệnh truyền qua tàn dư cây bệnh vụ trước và qua hạt giống truyền bệnh qua vụ sau Các bào tử (bào tử) được sản sinh và phổ biến chỉ khi đĩa cành ẩm ướt và thường lây lan qua nước bắn tung tóe và mưa hoặc do tiếp xúc với côn trùng, động vật khác (kể cả con người), và sử dụng các công cụ. Các loại nấm có thể qua mùa đông như sợi nấm trên hoặc trong hạt giống ( Stephen A. Ferreira,1992). Biện pháp phòng trừ bệnh nấm hại: Luân canh cây trồng, thoát nước tốt, sử dụng giống kháng khi có sẵn, và dọn sạch cỏ dại. Xử lý hạt giống với clorua thủy ngân hoặc các hợp chất thủy ngân khác để điệt nấm trên bề mặt hạt. Sử dụng giống kháng giảm tỷ lệ phát triển bệnh. Việc sử dụng các giống kháng bệnh cũng sẽ giúp giảm tỷ lệ sử dụng và liều ượng thuốc hóa hoạc. Giống dưa chuột và sức đề kháng của họ bao gồm: Calico (có độ bền cao), Calypso (kháng vừa phải), Marketer (dễ), SMR-58 (hơn khả năng chịu hơn Marketer), và Earlipik 14.(Thompson và Jenkins, 1985). Sử dụng thuốc diệt nấm: Benlate (0.2%) và difolatan (0,3%) đã kiểm soát được bệnh. (Áp dụng trong khoảng thời gian 5 tuần đầu, bắt đầu từ tuần thứ 3). Benlate là thuốc có hiệu quả hơn hẳn so với các thuốc diệt nấm khác.(Prakash et. Al., 1974) 2.1.3.2. Đốm lá (Cercospora citrullina) Bệnh đốm lá Cercospora citrullina gây hại trên dưa hấu, ngô, mướp. Bệnh gây hại ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo Howard F. Schwartz and David H. Gent ,(2007), Bệnh được gây ra bởi nấm Cercospora citrullina. Bệnh gây hại nhiều nhất cho dưa hấu, dưa chuột và các loại dưa khác. Chu kỳ bệnh bắt đầu khi bào tử được đính lên lá và cuống lá bởi gió hoặc nước bắn. Chu kỳ mới nhiễm và hình thành bào tử xảy ra từ 7 đến 10 ngày trong thời tiết ấm áp, ẩm ướt. Bệnh đốm lá đã được quan sát từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2011 tại Lahore và khu vực Shiekhupura. Bệnh được đặc trưng bởi các vết đốm nâu trung bình với các viền màu nâu sẫm khác nhau trên cả hai mặt của lá.( The Journal of Animal & Plant Sciences( 2013), []. Triệu chứng biểu hiện chủ yếu trên lá, cuống lá và thân cây. Trên lá già, vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn tới các điểm bất thường màu nâu nhạt. Số lượng và kích thước của vết đốm tăng lên, cuối cùng gây ra trên toàn bộ lá để trở thành bệnh. Trên dưa hấu các đốm lá xảy ra đầu tiên trên lá nhỏ. Các điểm màu xám hoặc trắng nhỏ, giáp với biên độ màu đen, dần dần tăng về số lượng và trải rộng trên bề mặt lá. Vết bệnh hình thành trên lá non nhiều hơn trên lá già. Bệnh có thể làm giảm kích cỡ quả và chất lượng quả. Trên dưa chuột, dưa xạ hương và các loại bí, các vết bệnh lớn hơn 0,5-10 mm đường kính, màu xám-màu vàng nâu. Trung tâm của vết bệnhcuối cùng trở nên trong suốt và giòn. Bệnh được đặc trưng bởi các vết đốm nâu trung bình với các viền màu nâu sẫm khác nhau trên cả hai mặt của lá. Cành bào tử gồm 2-30 nhánh khác nhau, đơn giản, có màu vàng nâu, nhạt màu.Cành bào tử thẳng đến hơi cong kích thước 3-5 × 50-300μm, quặp và không phân nhánh. Bào tử là đơn độc, trong pha lê, 1-16 vách ngăn, kích thước 2,5-4 × 20 -270μm. (The Journal of Animal & Plant Sciences( 2013)), []. Bào tử nảy mầm trong khoảng nhiệt độ 78-90 0 F cùng với độ ẩm cao. (Howard F. Schwartz and David H. Gent , 2007). [...]... hại trên nhiều cây kí chủ khác nhau 2.2.1 Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum ) Bệnh phấn trắng là bệnh hại phổ biến trên cây rau họ bầu ở nước ta Bệnh hại từ giai đoạn cây con và trong suốt quá trình sinh trưởng của cây Theo Vũ Triệu Mân (2007) [56], bệnh phấn trắng hại bầu được gây ra do nấm Erysiphe cichoracearum Bệnh phấn trắng phá hại phổ biến trên hầu hết các cây trồng họ bầu Bệnh. .. diễn biến bệnh hại trên cây trồng họ bầu tại Hà Nội và vùng phụ cận Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của một số nấm gây bệnh phổ biến trên cây trồng họ bầu Tiến hành lây trực tiếp nấm phấn trắng dưa chuột trên một số lá kí chủ khác nhau trong phòng thí nghiệm 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 3.4.2.1 Điều tra một số bệnh hại cây trồng họ bầu ngoài đồng ruộng Điều tra bệnh hại cây... cichoracearum) Bệnh hại toàn bộ các loại cây trồng họ bầu trong vùng ( ngô, dưa chuột, mướp đắng,…), bệnh hại trên cả lá và thân Bệnh sương mai hại dưa chuột là chủ yếu bệnh hại các lá già phía dưới rồi lan dần lên phía trên Bệnh đốm lá (Cercospora citrullina) hại trên mướp đắng với mức độ khá phổ biến Bệnh đốm vòng( Alternaria alternate ) và bệnh thán thư (Collectotrichum lagenarium ) là 2 bệnh ít... đã tiến hành điều tra thành phần bệnh nấm hại rau họ bầu tại vùng Hà Nội và vùng phụ cận Kết quả điều tra thành phần bệnh nấm hại một số rau hị bầu được trình bày ở bảng sau: Bảng 4.1 Thành phần bệnh nấm hại cây rau họ bầu vụ thu đông năm 2013-2014 tại Hà Nội và vùng phụ cận STT Tên bệnh Kí chủ Bộ phận Mức bị hại Tên Việt Nam Tên khoa học Phấn trắng Erysiphe đỏ, dưa cichoracearum độ phổ... hơn,nhưng cũng là các bệnh gây hại cho cây trồng họ bầuBệnh hại trên đỏ gây cháy lá ảnh hưởng tới quang hợp của lá Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solanii) xuất hiện sớm, từ giai đoạn cây con mới mọc Bệnh phấn trắng xuất hiện trên các lá già khi độ ẩm cao, lúc trời bắt đầu xuất hiện sương muối là lúc bệnh hại hình thành và phát triển Bệnh thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 20-240C Bệnh hại lá, nấm bao... 4.3 cho thấy thành phần bệnh nấm hại trên cây đỏ là bệnh phấn trắng, bệnh đốm vòng, bệnh thán thư Bệnh phấn trắng là gây hại nhiều hơn cả, 2 bệnh thán thư và đốm vòng hại ở mức độ nhẹ và ít gặp hơn bệnh phấn trắng Nếu đỏ trồng ở mật độ quá dày, các lá chen chúc nhau nhau sẽ tạo điều kiện cho nấm phấn trắng phát triển mạnh Bệnh hại xuất hiện và hại ở các lá già đầu tiên Bệnh xuất hiện nhiều ở nhũng... yếu Bệnh thán thư và bệnh đốm vòng hại từ khi cây đỏ còn nhỏ Bệnh cũng xuất hiện từ các lá già đầu tiên Bệnh gây cháy lá, ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp của cây Có khi bệnh hại toàn bộ bề mặt lá làm cho lá khô và chết 2 bệnh này hại với mức độ nhẹ nên người dân cũng chưa chú ý đến bệnh để phòng trừ Ảnh 4.1 Triệu chứng bệnh phấn trắng Ảnh 4.2 Triệu chứng bệnh phấn trắng trên dưa chuột trên bí. .. số lá bị bệnh, từ đó tính tỉ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%) Tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%) Tỷ lệ bệnh (%) A TLB(%) = - x 100 B A: Số lá (cây) bị bệnh B: Số lá (cây) điều tra Chỉ số bệnh (%) Σ (a x b) CSB(%) = x 100 N xT a: Số lá bị bệnh ở mỗi cấp b: Cấp bệnh tương ứng T: Cấp bệnh cao nhất (cấp 5) N: Tổng số lá điều tra Bảng phân cấp bệnh hại trên lá: Cấp 1: Diện tích lá bị bệnh < 10%... diễn biến một số bệnh nấm hại cây trồng họ bầu Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại bầu thì chọn 3 ruộng đại diện cho giống, thời vụ trồng, tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần, điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc Đối với bệnh lở cổ rễ mỗi điểm điều tra chọn 50 cây, từ đó tính tỉ lệ bệnh (%) Đối với bệnh phấn trắng, sương mai, thán thư, đốm lá, đốm vòng, mỗi điểm chọn 5 cây, điều tra... Càng về cuối vụ thì mật độ nấm trên bề mặt lá càng dày đặc 4.1.3 Thành phần bệnh nấm hại trên cây đỏ tại xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội Tại xã Đa Tốn, trên cây đỏ đã điều tra được một số bệnh gây hại Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 4.3 Bảng 4.3 Thành phần nấm hại cây đỏ tại khu vực Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội STT Tên bệnh Nam Tên khoa học Giai đoạn gây Mức độ hại Tên Việt Bộ phổ biến 1 Phấn . Colucci,2010). Bệnh sương mai bầu bí là tác nhân gây hại các cây trồng trong họ bầu bí như: dưa đỏ, dưa chuột, bí ngô, bí và dưa hấu. Đây là bệnh hằng năm,nó xảy ra vào cuối vụ trên cây bí và bí bí ngô. nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu khá kỹ một số bệnh do nấm hại trên một vài cây họ bầu bí. Tuy nhiên lại chưa có một nghiên cứu tổng hợp các bệnh nấm hại trên bầu bí. Xuất. lá, đốm vòng,… hại trên nhiều cây kí chủ khác nhau. 2.2.1. Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum ) Bệnh phấn trắng là bệnh hại phổ biến trên cây rau họ bầu bí ở nước ta. Bệnh hại từ giai đoạn

Ngày đăng: 06/05/2014, 10:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan