Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép SUS440B dùng trong công nghiệp và dân dụng

50 630 2
Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép SUS440B dùng trong công nghiệp và dân dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN LUYỆN KIM ĐEN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÉP SUS440B DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP DÂN DỤNG CNĐT: PHẠM THỊ MAI HƯƠNG 8287 NĂM 2010 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1. TỔNG QUAN CHUNG 3 1.1. Đặc tính thép không gỉ. 3 1.1.1 Quá trình ăn mòn 3 1.1.2 Sự ăn mòn thép không gỉ 5 1.1.3 Những phương pháp đánh giá tính chống gỉ của vật liệu kim loại. 7 1.1.4 Xử lý bề mặt thép không gỉ 8 1.2 Thép bền chịu ăn mòn 8 1.3 Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim lên tính chất của thép. 10 1.3.1 Ảnh hưởng của các bon 10 1.3.2 Ảnh hưởng của crôm 11 1.3.3 Ảnh hưởng của môlipđen 13 1.3.4 Ảnh hưởng của silic 14 1.3.5 Ảnh hưởng của mangan 14 1.3.6 Ảnh hưởng của ni ken 15 1.4 Lựa chọn mác thép nghiên cứu 15 2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Nội dung nghiên cứu 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu 18 3 . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 20 3.1. Công nghệ chế tạo thép SUS440B 20 3.1.1. Công nghệ nấu luyện 20 3.1.2 Công nghệ tinh luyện 24 3.1.3 Công nghệ ủ 26 3.1.4 Công nghệ rèn 28 3.1.5 Công nghệ tôi 30 3.1.6 Công nghệ ram 31 3.2 Các tính chất của thép SUS440B 33 3.2.1 Thành phần hoá học 33 3.2.2 Tính chất cơ lí 34 3.2.3 Cấu trúc pha 34 3.2.4 Tính chống gỉ 36 3.3 Chế tạo sản phẩm 39 4 . KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 44 4.1. Kết luận 44 4.2 Kiến nghị 44 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 6 . PHỤ LỤC 47 2 MỞ ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 đã đề ra phương hướng phấn đấu tới năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Để hiện đại hóa được nền công nghiệp nước nhà thì việc nghiên cứu chế tạo được những vật liệu để sản xuất dụng cụ, thiết bị có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của đời sống sản xuất là một việc rất cần thiết quan trọng. Nhiều ngành công nghiệp như hóa chất, chế biến thực phẩm, công nghiệp dầu khí có điều kiện làm việc trong các môi trường xâm thực khác nhau. Vì vậy thép dùng trong các ngành công nghiệp này vừa phải có độ bền cao vừa phải có tính chống gỉ cao. Đặc biệt trong công nghiệp dược phẩm, chế t ạo dụng cụ y tế, chế tạo dao dùng trong công nghiệp thực phẩm, chế biến thuỷ sản… thì việc chế tạo được vật liệu thép để cho ra những sản phẩm vừa bảo đảm độ sắc, độ cứng lại vừa có tính chống gỉ là việc rất cần thiết. Hàng năm các cơ sở sản xuất dụng cụ như công ty cổ phần MEINFA phả i nhập hàng chục tấn sản phẩm thép cây, thép tấm mác SUS420J2, SUS430, SUS440A, SUS440B…để sản xuất dụng cụ phục vụ nhu cầu trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó trong năm 2010 chúng tôi được Bộ Công Thương cho triển khai đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép SUS440B dùng trong công nghiệp dân dụng”, nhằm thiết lập được công nghệ sản xuất thép SUS440B đáp ứng cho các nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp như hóa chất, dược ph ẩm, dụng cụ y tế… Nhân dịp này chúng tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Công thương, sự hợp tác có hiệu quả của Viện Công nghệ- Tổng công ty máy động lực máy nông nghiệp, công ty TNHH một thành viên Vạn Xuân, công ty cổ phần MEINFA… đã giúp chúng tôi hoàn thành đề tài được giao. 3 PHẦN 1. TỔNG QUAN CHUNG. 1.1 Đặc tính thép không gỉ 1.1.1 Quá trình ăn mòn Vật liệu là thép thì không thể tránh khỏi ăn mòn. Sự ăn mòn thép được thể hiện ở sự phá huỷ bề mặt của kim loại hợp kim do sự tương tác hoá học hoặc điện hoá của môi trường bên ngoài. Thành phần môi trường ăn mòn các yếu tố ảnh hưởng đến ăn mòn thì bất thường muôn màu muôn vẻ. Điều kiện làm việ c phức tạp của các chi tiết máy luôn luôn đặt ra những vấn đề mà khoa học kỹ thuật phải giải quyết. Do đó luôn luôn có những mác thép mới ra đời nhằm đáp ứng được những yêu cầu của công nghiệp đời sống. Hậu quả của quá trình ăn mòn là làm giảm tiết diện làm việc của chi tiết kim loại, làm giảm độ bền, làm mất độ kín, tính lưu truyền, hình dáng tính chất kế t cấu quan trọng khác của cụm chi tiết tổ hợp máy. Các sản phẩm tạo thành của ăn mòn làm ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng sản phẩm, làm xấu các thông số máy trong hàng loạt trường hợp phá huỷ các công trình tăng thêm sự cố của máy. Người ta có thể phân loại ăn mòn theo cơ chế quá trình hoặc theo hình dạng bên ngoài của bề mặt ăn mòn. Nếu phân loại theo cơ chế ta có ăn mòn hóa học ăn mòn điện hóa. Phân biệt theo dạng bên ngoài của bề mặt ăn mòn, ta có dạng ăn mòn đều, ăn mòn cục bộ, ăn mòn tinh giới. Nếu phân biệt theo môi trường ăn mòn, ta có dạng ăn mòn khí quyển, ăn mòn nước biển, ăn mòn lỏng… Sau đây chúng ta xem xét các dạng ăn mòn được phân chia theo biểu hiện bên ngoài của bề mặt bị ăn mòn. 4 a, Sự ăn mòn đều đặn, toàn bộ. Biểu hiện của sự ăn mòn là xảy ra sự phá huỷ chi tiết trên toàn bộ bề mặt ước chừng là như nhau. b, Sự ăn mòn cục bộ hay còn gọi là ăn mòn điểm, trong sự ăn mòn này chỉ những phần riêng biệt của bề mặt chi tiết bị phá huỷ (ăn mòn điểm). c, Ăn mòn tinh giới. Sự ăn mòn tinh giới được phân bố theo biên giới tinh thể (hạt) bên trong kim loại. Ăn mòn tinh giới thường rất khó được biểu hiện khi xem xét bên ngoài sản phẩm. Sự ẩn kín tốc độ lan nhanh bên trong chi tiết làm cho sự ăn mòn này trở nên nguy hiểm nhất. d, Ăn mòn chọn lọc. Trong sự ăn mòn này một trạng thái cấu trúc nào đấy của hợp kim bị phá huỷ. Sự ăn mòn có thể là ăn mòn hoá học hoặc điện hoá tuỳ theo đặc điểm hiện tượng lý hoá tương tác giữa môi trường kim loại. Tiêu biểu cho ăn mòn hóa học là ăn mòn khí. Khi kim loại tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ thường nhiệt độ cao, trên bề mặt của nó tạo ra màng oxit. Màng oxit này sẽ ngăn không cho oxy có khả năng xâm nhập vào bên trong. Khi đó màng oxit có tính chất bảo vệ. Tính chất bảo vệ của màng phụ thuộc vào tính chất, cấu trúc, độ bám dính với kim loại nền, độ dày, tỷ lệ khối lượng oxit kim loại hàng loạt các yếu tố khác. Ăn mòn điện hoá xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa các kim loại khác nhau hoặc là các pha cấu trúc của kim loại với chất điện ly. Sự hiểu biết mối liên quan về điện thế cho phép xác định tính bền tương đối của kim loại chống lại sự ăn mòn, lựa chọn đúng lớp phủ bảo v ệ. Đặc tính ăn mòn của hợp kim phụ thuộc vào cấu trúc của chúng. Cơ sở lý thuyết của ăn mòn điện hoá là theo sơ đồ tác dụng nguyên tố gavanic. Trong kim loại tinh khiết hợp kim có một dung dịch rắn, ăn mòn điện hóa phát triển do sự có mặt lớp xen giữa các tinh thể, sức căng cơ học khác nhau sự ôxy hóa các hạt khác nhau. Ăn mòn được phát triển nhiều 5 hơn trong thép hợp kim nhiều pha, đặc biệt nếu hiệu số thế của các trạng thái tế vi quá lớn. Vì vậy để làm giảm tốc độ ăn mòn, trước hết cần sử lý để có được cấu trúc đồng nhất. Đồng thời sau gia công nhiệt cần làm phân hóa dung dịch quá bão hòa. Chi tiết ở trạng thái căng cơ học bị ăn mòn mạnh nhất. Sau biến dạng dẻo các lỗ nhỏ tế vi giữa các tinh thể xuất hiện trong kim loại làm giảm tính chống ăn mòn của vật liệu. Ảnh hưởng chung do ăn mòn độ căng cơ học là làm cho các chi tiết bị mỏi khi làm việc trong môi trường ăn mòn tải trọng xoay chiều. Các thí nghiệm cũng chứng tỏ rằng các chi tiết có bề mặt nhám bị ăn mòn nhiều hơn so với các chi tiết có bề mặt được đánh bóng (1). Nhiệt độ đóng vai trò lớn trong tất cả các dạng ăn mòn. Trị số thế thay đổi khi tăng nhiệt độ trong ăn mòn điện hoá, làm tăng tốc độ quá trình phá huỷ, thay đổi độ hoà tan oxy trong nước. 1.1.2 Sự ăn mòn thép không gỉ Thép do có độ bền cao chống lại sự ăn mòn trong điều kiện khí quyển trong một vài môi trường khí, nước sông, nước biển, dung dịch muối, kiềm một vài axit ở nhiệt độ phòng ở nhiệt độ cao hơn được gọi là không gỉ. Nguyên tố hợp kim cơ bản bảo đảm độ bền ăn mòn của kim loại, đặc biệt trong môi trường oxy hoá là Crôm. Crôm tinh khiết có độ bền hoá học cao do tạo thành màng oxit phủ lên bề mặt của chúng. Khi thêm Cr vào thép thì chúng tạo thành dung dịch rắn với sắt làm tăng độ chống gỉ của thép, nhưng chỉ có tác dụng khi hàm lượng của chúng trong thép từ 11,7%. Giới hạn này cũng được xác định khi nghiên cứu dung dịch rắn Fe-Cr, ở đây sự thay đổi thế rõ ràng khi hàm lượng 12 – 13%Cr . Hàm lượng Cr càng cao thì khả năng chống gỉ của hợp kim trong môi trường khí quyển trong hàng loạt môi trường ăn mòn khác càng cao. 6 Các nguyên tố hợp kim khác, khi đưa vào thép thì có thể làm tăng hoặc giảm tính chống gỉ của hợp kim Fe-Cr. Thí dụ, các bon liên kết với Cr trong phân tử cácbit Cr 23 C 7 v v…làm nghèo chúng trong dung dịch rắn. Do đó để đảm bảo tính chống gỉ theo yêu cầu của thép cần phải đưa Cr vào với lượng lớn hơn. Như khi hàm lượng cácbon từ 0,15-0,20% thì hàm lượng Cr không được nhỏ hơn 13-14% (1). Thép Cr chỉ bền trong môi trường liên quan tới axit- chất oxy hoá. Thí dụ đối với HNO 3 , do độ bền của chúng được kích thích bởi sự tương tác thụ động hoá chống gỉ của Cr. Sau khi nhiệt luyện thép Cr làm việc tốt trong môi trường khí quyển môi trường nước ngọt. Trong nước biển độ bền của chúng không lớn lắm do có sự ăn mòn điểm. Thép Cr-Ni ( kiểu X18Ni9) có tính chống gỉ trong một số môi trường xâm thực cao hơn rất nhiều. Sau khi tôi thành austenit đồng nhất về cấu trúc, điề u này bảo đảm độ bền cũng như chống ăn mòn điện hoá. Tuy nhiên ở điều kiện nhiệt độ tăng cao, trong thép xảy ra sự phân rã austenit cùng với sự làm giàu cácbit Cr trên biên giới hạt làm nghèo Cr trên biên giới hạt. Cùng với sự tăng nhiệt độ (từ 500 – 800 0 C), tăng hàm lượng các bon thời gian giữ khi đốt nóng thì cũng làm tăng sự phân huỷ austenit, điều này ảnh hưởng xấu đến độ bền ăn mòn tinh giới của thép. Thép không gỉ kiểu Cr-Ni cũng rất nhạy cảm đối với lưu huỳnh, bởi vì khi hàm lượng lưu huỳnh tăng sẽ tạo thành NiS phân bố theo biên giới hạt làm giảm độ bền ăn mòn tinh giới. Bởi thế hàm lượ ng S trong thép loại này không nên vượt quá 0,020%. Thép không gỉ hệ Cr-Ni bền trong môi trường axit nitric, axit sunfuric lạnh, nhưng không bền trong môi trường HCl. Nếu hợp kim hóa thêm các nguyên tố như Mo, Cu thì làm tăng tính chống gỉ của thép không gỉ. Để tăng tính chịu nhiệt của thép chống lại ăn mòn không khí ở nhiệt độ cao thì người 7 ta có thể hợp kim hóa thép bằng các nguyên tố Cr, Al, Si. Các nguyên tố này có ái lực hóa học với oxy cao hơn so với Fe, bởi thế chúng sẽ khuyếch tán từ lớp bên trong của kim loại đến bề mặt để gặp oxy nồng độ của chúng trong màng oxit sẽ tăng lên. 1.1.3 Những phương pháp đánh giá tính chống gỉ của vật liệu kim loại. Để xác định tính chống gỉ của thép, phương pháp phổ biến nhất là xác định theo độ gi ảm trọng lượng hoặc độ giảm chiều dày của lớp kim loại phương pháp đường cong phân cực. Theo tài liệu từ công trình (1), có 2 phương pháp đánh giá: * Phương pháp đánh giá theo độ giảm chiều dày của lớp kim loại hoặc hợp kim bị ăn mòn trong một đơn vị thời gian (mm/năm). + Trong môi trường ăn mòn yếu (không khí, nước….) - Tốc độ ăn mòn <0,01 mm/năm được coi là hoàn toàn không gỉ. - Tốc độ ăn mòn <0,1 mm/năm được coi là không gỉ - Tốc độ ăn mòn >0,1 mm/năm được coi là bị gỉ + Trong môi trường ăn mòn mạnh (axit, muối, bazơ…) - Tốc độ ăn mòn <0,1 mm/năm được coi là hoàn toàn không gỉ. - Tốc độ ăn mòn <1 mm/năm được coi là không gỉ. - Tốc độ ăn mòn >1 mm/năm được coi là bị gỉ. * Phương pháp đánh giá theo độ giảm trọng lượng trên một đơ n vị diện tích, trong một đơn vị thời gian (g/m 2 h) - Độ giảm trọng lượng < 0,1g/m 2 h đạt loại 0 (loại tốt): được coi là hoàn toàn không gỉ. - Độ giảm trọng lượng từ 0,1 – 1,0 g/m 2 h đạt loại 1 (loại đạt yêu cầu): được coi như không gỉ. - Độ giảm trọng lượng > 1,0g/m 2 h đạt loại 2 (loại không đạt): được coi là bị gỉ. 8 Giữa hai đại lượng này có mối quan hệ 1g/m 2 h = 0,122mm/năm. 1.1.4 Xử lý bề mặt thép không gỉ. Để tăng tính chống gỉ cho sản phẩm thì bề mặt sản phẩm phải nhẵn, bóng không có khuyết tật bề mặt như nứt, rỗ…Do đó người ta rất chú trọng đến khâu xử lý bề mặt sản phẩm thép không gỉ ngay từ khâu cán, rèn chế tạo sản phẩm. - Xử lý bề mặt thỏi đúc: Để loại bỏ khuy ết tật bề mặt thỏi đúc người ta sử dụng ba dạng xử lý bề mặt: + Tiện lớp vỏ bề mặt thỏi đúc trên máy tiện. + Làm sạch toàn bộ hay một phần lớp vỏ thỏi đúc bằng máy mài. + Làm sạch bề mặt thỏi đúc bằng tia lửa với sự trợ giúp của máy cắt hơi đặc biệt. - Xử lý bề mặ t sản phẩm sau gia công cơ khí. Để xử lý bề mặt sản phẩm sau gia công cơ khí người ta có thể sử dụng các phương pháp sau: + Đánh bóng bề mặt bằng cát, sau đó bằng phớt niken. + Dùng phương pháp đánh bóng điện hoá. + Dùng phương pháp tẩy rửa hoá học. Có thể dùng hỗn hợp tẩy rửa là axit HNO 3 + HCl hoặc hỗn hợp NaCl + NaF + HNO 3 . Tuỳ mục đích sử dụng mà người ta có thể sử dụng một phương pháp hoặc đồng thời nhiều phương pháp khác nhau nhằm tạo ra được bề nặt sản phẩm đạt yêu cầu có hiệu quả kinh tế nhất. 1.2 Thép bền chịu ăn mòn. Thép mà theo đó vừa có độ bền cao, vừa có tính chống gỉ (chịu ăn mòn) trong một vài môi trường thì được gọi là thép bền chị u ăn mòn. Theo tài liệu (2) đưa ra một số mác thép bền chịu ăn mòn như bảng 1. 9 Bảng 1. Thành phần hóa học của thép bền chịu ăn mòn. Mác thép Thành phần hoá học (%) C Cr Mo V 9X18(440B) 0,9 18 - - X18Mф (440C) 1,2 18 0,7 0,1 X14M (ЭИ515) 1,0 14 1,6 0,1 Loại X14Mф 1,15 14,5 4,0 1,2 Để tạo ra độ bền chịu ăn mòn của thép với môi trường xung quanh, người ta thường sử dụng nhiều loại thép mactensit có 11-12% Cr . Những thép này trước hết phải giảm hàm lượng cacbon. Song vì cần thiết đảm bảo một độ cứng cao mà khả năng giảm cacbon như vậy là hạn chế độ cứng. Độ cứng lớn nhất (sau tôi nguội trong dầu) như sau: Loại thép X18Mф, X14Mф X14M 9X18 C, % 1,2% 1,0 0,9 HRC 62-63 58-60 57-58 Bằng cách gia công nguội, có thể tăng độ cứng thứ cấp thêm 1-2 HRC, song độ bền độ dẻo lại bị giảm đi. Trong thép 0,9 %C việc tăng nồng độ crôm trong pha mactensit được tạo ra bằng cách tăng hàm lượng crôm trong thép đến 18%. Thép 440B có độ bền chống ăn mòn sau khi tôi ở 1075-1100 o C; khi đó trong pha mactesit có 11%Cr 0,25% C. Phần crôm còn lại nằm ở trong các loại cácbit. Nếu thép có 1,0 – 1,2 % C thì cần thiết hợp kim hoá thêm molipden. Molipđen sẽ kết hợp với một phần crôm trong cácbit M23C6, làm cho nồng độ crôm trong dung dịch tăng lên làm tăng độ bền chống ăn mòn. Ngoài [...]... lên làm tăng độ bền chống ăn mòn Ngoài ra molipden còn kích thích sự biến cứng khuyếch tán khi ram tạo khả năng làm tăng độ cứng thứ cấp tăng độ bền chịu nhiệt Trong thép có 18 % Cr có thể chứa 0,6-0,8 % Mo Dựa vào những phân tích nêu trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu công nghệ để sản xuất loại thép SUS440B, là loại thép bền chịu ăn mòn như đã nêu ở mục 1.2 để sử dụng trong công nghiệp đời... thép sử dụng kính hiển vi quang học AXIOVERT (CHLB Đức) - Đánh giá khả năng chống gỉ của thép bằng phương pháp điện hoá trên thiết bị CMS100 (Mỹ) - Chế tạo sản phẩm từ thép nghiên cứu của đề tài tại một số cơ sở sản xuất trong nước để đánh giá chất lượng thép - Tổng kết các kết quả nghiên cứu nêu được quy trình sản xuất theo điều kiện trong nước 19 PHẦN 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.1 Công nghệ chế tạo thép. .. bước: • Công nghệ nấu luyện • Công nghệ tinh luyện • Công nghệ rèn • Công nghệ nhiệt luyện • Công nghệ xử lý bề mặt - Xác định các tính chất: tính chống gỉ, độ cứng, độ bền, thành phần hoá học, cấu trúc của vật liệu - Từ mác thép nghiên cứu chế tạo được 20 sản phẩm - Dùng thử sản phẩm để đánh giá chất lượng - Báo cáo tổng kết đề tài 2.2 Phương pháp nghiên cứu: - Dựa trên các tài liệu, tiêu chuẩn trong. .. chuẩn trong nước nước ngoài, dựa vào điều kiện thiết bị thực tế ở Viện Luyện kim đen các cơ sở trong nước để lựa chọn công nghệ phù hợp cho việc chế tạo sản phẩm - Sử dụng lò trung tần Radyne (Anh) để nghiên cứu xác định công nghệ nấu luyện, dùng thiết bị tinh luyện điện xỉ có công suất 100KVA để tinh luyện thép 18 - Nung phôi bằng lò phản xạ, rèn thép bằng búa 450kg Ủ, tôi ram sản phẩm trên... cơ lý của thép không gỉ SUS440B (Theo JIS G4303 -1991) Mác SUS 440B σb σch δ (MPa) (MPa) (%) 780 ≥590 15 ak(J/cm2) 39 độ cứng sau ủ (HRB) ≤ 225 Độ cứng sau tôi +ram (HRc) ≥ 56 HRC 17 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu, lựa chọn mác thép thích hợp để chế tạo dụng cụ (dao nhà bếp) - Xác lập được quy trình công nghệ chế tạo thép SUS440B gồm... tạo thép SUS440B 3.1.1 Công nghệ nấu luyện Thép SUS440Bthép không gỉ hệ Cr có hàm lượng cacbon cao, có thành phần hoá học như sau : C : 0,75 – 0,95%; Si ≤ 1,0%; Mn ≤ 1,0%; P ≤ 0,045%; S ≤ 0,03%; Cr : 16 – 18%; Ni ≤ 0,6%; Mo ≤ 0,75% Để bảo đảm hàm lượng cacbon của mác thép cần phải chú ý tới độ cháy hao của cacbon Dựa vào cháy hao thực tế được đúc rút trong nhiều năm sản xuất nghiên cứu thép hợp... Sơ đồ công nghệ ủ được thể hiện trên hình 3 Cấu trúc của thép sau ủ được thể hiện rất rõ trên ảnh kim tương sau ủ (hình 6): cấu trúc sau ủ là peclit với các hạt cacbit hình cầu phân bố đều đặn trong nền kim loại, độ cứng đạt 228 ÷ 233 HRB Với cấu trúc độ cứng như vậy, việc gia công cơ khí sẽ được thực hiện dễ dàng Hình 3 Sơ đồ công nghệthép SUS440B 3.1.4 Công nghệ rèn: Thép SUS440B là loại thép. .. sử dụng làm dụng cụ, chủ yếu là dụng cụ phẫu thuật (dao, kéo, panh…) mà các dụng cụ này cần độ cứng độ chịu ăn mòn cao Thép 440C có độ cứng cao sau ram ở 150 oC ở 350-400 oC, sau khi mài thô mài bóng là 58-59 HRC Thép SUS440C có khoảng nhiệt độ tôi hẹp độ cứng cao hơn Thép SUSS440B dùng chế tạo dụng cụ có độ cứng thấp hơn, trong đó có cả những dụng cụ gia công đồ gỗ 1.3 Ảnh hưởng của các... cứng Các loại thép không gỉ dùng để chế tạo dụng cụ như dụng cụ y tế, các loại dao dùng trong công nghiệp thực phẩm, các loại vòng 15 bi…thường phải có độ bền cao, độ cứng cao, độ bền mỏi độ chống mài mòn cao Để bảo đảm được các yêu cầu đó thì thép phải chứa nhiều cácbon (khoảng 1%) để bảo đảm tính chống gỉ cao trong các môi trường xâm thực thì phải cần lượng crôm trong thép đủ lớn để đảm bảo vừa... số 2, tận dụng tối đa hàm lượng Crôm có sẵn trong thép phế Ở đây chúng tôi sử dụng thép phế Cr17 là loại có tương đối sẵn trên thị trường Thành phần hoá học của thép phế tỷ lệ phối liệu được ghi ở bảng 4 bảng 6 Vì nhiều lý do, có thể do thành phần thép phế chưa thật đồng đều, lượng các bon đi vào thép nhiều hơn dự tính nên thành phần hoá học của mẻ số 2 chưa đạt, hàm lượng C trong thép còn cao . tài: Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép SUS440B dùng trong công nghiệp và dân dụng , nhằm thiết lập được công nghệ sản xuất thép SUS440B đáp ứng cho các nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp. VIỆN LUYỆN KIM ĐEN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÉP SUS440B DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG CNĐT: PHẠM THỊ MAI HƯƠNG . 3.1.1. Công nghệ nấu luyện 20 3.1.2 Công nghệ tinh luyện 24 3.1.3 Công nghệ ủ 26 3.1.4 Công nghệ rèn 28 3.1.5 Công nghệ tôi 30 3.1.6 Công nghệ ram 31 3.2 Các tính chất của thép SUS440B

Ngày đăng: 05/05/2014, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan