Châm cứu cổ điển và hiện đại

9 1.4K 21
Châm cứu cổ điển và hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Châm cứu cổ điển và hiện đại

Châm cứu cổ điển hiện đại (Phần 1) - Vài nét về khoa châm cứu Giáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ I./ Vài nét về khoa châm cứu. Nền Y Học Dân Tộc trước đây gọi là Đông Y bao gồm thuốc châm cứu thì riêng châm cứu ngày càng vai trò to lớn: bệnh nhân rất nhiều người thích trị bệng bằng châm cứu mà cả đến nhân dân các nước Âu Mỹ tuy nhiều thuốc nhưng cũng thích châm cứu. Vậy châm cứu là gì? Nguồn gốc của nó quá trình phát triển của nó ra sao? xin lần lượt trình bày duới đây. Nguồn gốc khoa châm cứu Châm cứu bắt nguồn từ Châu Á trên mảnh đất của vùng châu thổ sông Hoàng Hà, cách đây khoảng 25.000 năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những kim châm đầu tiên bằng đá gọi là biếm thạch trong một số di chỉ. Đến thời đại đồ đồng người ta làm ra các cây kim bằng đồng gọi là đồng châm. Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc ( 770.221 truớc công nguyên ) con người đã biết dùng sắt để tạo ra các cây kim bằng sắt nhỏ tinh xảo hơn. Thời ký này xuất hiện bộ sách Y Học đầu tiên ghi chép về châm cứu là bộ Nội Kinh hay còn gọi là bộ “Hoàng đế Nội kinh” bao gồm 2 quyển Tố vân Linh thu tổng kết tất cả tinh hoa của Y học từ trước. Riêng về châm cứu một số cống hiến: 1./ Sáng lập ra học thuyết Kinh lạc: mô tả tương đối kỹ nguồn gốc đường đi, hội chứng các kinh lạc. 2./ Đề ra 9 loại châm cách dùng. 3./ Quy định vị trí tên các huyệt. 4./ Nêu đuợc một số huyệt chính để chữa bệnh:160 huyệt. 5./ Thảo luận những vị trí cấm châm. Trước năm 1975 bản dịch của Nguyễn Tử Siêu: Hoàng đế Nội kinh Tố vấn (1954), Nguyễn Đồng Di: Hoàng đế Nội kinh. Hiện nay các bản dịch của Nguyễn Trung Hòa: Hiểu biết tóm tắt Nội kinh (1986), Huỳnh Minh Đức: Tố vấn Linh khu (1985). Đến thế kỷ thứ IV trước CN, Biển Thước đã viết cuốn Nạn kinh duới hình thức những câu hỏi đáp để giải thích những đoạn khó hiểu trong bộ Nội kinh, trong đó nhiều đoạn nói về châm cứu. Toàn bộ sách 81 câu hỏi, 21 câu nói về châm cứu. -Từ câu 23 – 29 nói về kinh lạc -Từ câu 62 – 68 nói về huyệt -Từ câu 69 – 81 nói về pháp châm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Trên sở những sách kinh điển này, sách châm cứu lần lựợt ra đời. Hiện nay các bản dịch của Huỳnh Minh Đức (1988) Đinh Văn Mông (1988). Năm 282 Hoàng Phủ Mật viết cuốn Giáp Ất Kinh, đây là một quyển chuyên đề về châm cứu tổng kết những kinh nghiệm châm cứu thời cổ. Bộ này gồm 12 quyển, 128 thiên. Bao gồm 4 điểm: 1./ Hệ thống hóa các tài liệu về châm cứu từ trước về giải phẫu, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, điều trị. 2./ Xác định các huyệt, bổ sung thêm một số huyệt: 349 huyệt phân phối các huyệt theo vùng giải phẫu. 3./ Khẳng định thao tác cấm kỵ thuận nghịch trong châm cứu. 4./ Nêu ra cách lấy huyệt theo từng bệnh. Giá trị: Là quyển sách bản về châm cứu thúc đẩy châm cứu trung Quốc phát triển, nó còn tác dụng rất lớn đối với nền châm cứu nhiều nuớc khác. Đã dịch ra Pháp, Đức. Năm 652 Tôn Tư Mạo viết quyển Thiên Kim Phương bàn về thuốc châm cứu trong đó có: -Đề xuất cách lấy huyệt theo đồng thân thốn. -Đề cao vai trò A thị huyệt. -Vẽ 3 bức tranh châm cứu thẳng, trước sau, nghiêng. Năm 1026 Vương Duy Nhất đúc mô hình châm cứu bằng đồng trên ghi các huyệt biên soạn cuốn: “Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh” bổ sung thêm một số huyệt lên tới 354 huyệt. Năm 1220 Vương Chấp Trung biên soạn “Châm cứu tư sinh kinh” tập hợp 3 cuốn Đồng nhân, Minh đường cứu kinh, Ngoại đài bí yếu. Đặc điểm quyển này là tổng kết kinh nghiệm châm cứuhiện nay không còn nữa, đưa vào rất nhiều kinh nghiệm lâm sàng về châm cứu. Đưa số huyệt lên 350 huyệt. Năm 1341 Hoạt Bá Nhân còn gọi là Hoạt Thọ viết quyển “Thập tứ kinh” phát huy trình bày nguồn gốc, đuờng đi, hội chứng của 14 đường kinh, hệ thống hóa nâng cao thêm một mức giá trị của học thuyết kinh lạc. Quyển sách giá trị nhất về châm cứu thời xưa phải kể tới quyển “Châm cứu đại thành” của Duơng Kế Châu hoàn thành năm 1601 tổng kết thêm một bước về châm cứu, còn ghi chép được một số tâm đắc về châm cứu viết dưới hình thức ca phú như: Tiên U Phú, Ngọc Long Phú, Thông Huyền Chi yếu Phú v.v tất cả là 12 bài ca phú, đã bảo tồn phần tinh hoa của châm cứu thời cổ, ảnh hưởng rất lớn đến ngành châm cứu. Hiện nay bản dịch Châm cứu đại thành của Phạm Tấn Khoa (1987). Tất cả sách trên đuợc coi là sở nền tảng của ngành châm cứu. Năm Tác Giả Tác Phẩm Nội dung Huyệt 770- 221Tr.CN Khuyết danhBiển Thuớc Hoàng Đế nội KinhNạn Kinh Học thuyết kinh lạc 160 282 Hoàng Phủ Mật Giáp Ất Kinh Hệ thống châm cứu giải phẫu, sinh lý, chẩn đoán điều trị 349 652 Tôn Tư mạo Thiên Kim Phương Thốn đồng thânVai trò A thị huyệtVẽ tranh châm cứu 1026 Vương Duy Nhất Đồng nhân du huyệtChâm cứu đồ kinh Kèm theo tượng đồng mang kinh huyệt 354 1220 Vương Chấp trung Châm cứu tư sinh kinhTổng kết lý luận 359 1341 Hoạt Bá Nhân Thập tứ kinh phát huy Nâng cao học thuyết kinh lạc, nguồn gốc, đường đi, hội chứng của từng đường kinh 357 1601 Dương Kế Châu Châm cứu đại thành Tổng kết lý luận 359 Sách kinh điển châm cứu Châm cứu trên thế giới Trung Quốc: Trung Quốc là cái nôi phát triển châm cứu, nhưng dưới chế độ phong kiến cho rằng châm cứu làm người bệnh phải bộc lộ thân thể phần nào làm tổn thương phong cách, tổn thương lễ giáo, vì cớ đó đến năm 1822 nhà Thanh ra lệnh bãi bỏ khoa châm cứu ở triều đình. Rồi đến năm 1929 chính quyền lúc đó còn định bỏ cả Đông y nếu không áp lực đấu tranh của quần chúng. Trong giai đoạn này mặc dù vậy, châm cứu nói riêng vẫn được đông đảo nhân dân ưa thích bảo vệ. Đến năm 1949 cách mạng Trung Quốc thành công, châm cứu được nghiên cứu sâu đem lại nhiều kết quả trong trị bệnh. Từ 1949 – 1959 các nhà châm cứu Trung Quốc cho rằng phải khoa học hóa châm cứu, tây y hóa châm cứu, trường phái này Chu Liễn, Lý Thiến Hiệp, Vương Tuyết Đài. Họ đã giải thích chế tác dụng của châm cứu chế phản xạ thần kinh thể dịch, lấy sở giải phẫu làm chính trong việc xác định sắp sếp các huyệt. Về điều trị thì nguyên nhân triệu chứng lấy tây y, y học dân tộc chỉ dùng huyệt để châm hoặc cứu. Nhưng do nhu cầu nhân dân ngày càng tăng, ngày càng nhiều người đòi hỏi trị bệnh bằng y học dân tộc, thấy sự khó khăn trong sự phối hợp Đông tây y, hạn chế sự đào sâu nghiên cứu y học dân tộc nên dần dần một sự chuyển hướng trong việc nghiên cứu, đó là hướng phát triển y học dân tộc trên toàn bộ lý luận thực tiễn của nó. Mở đầu cho hướng này là một loạt bài nghiên cứu của Học Viện Trung Y Giang Tô như:” Tìm hiểu về nguồn gốc kinh lạc” đăng trên Trung y tạp chí năm 1957.Kế đó là chứng minh sự tồn tại của đường Kinh Huyệt bằng điện sinh vật của Nakatani Yoshi (Nhật) ( Trung cốc nghĩa hùng). Nên tới năm 1950 Y học dân tộc nói chung, châm cứu nói riêng sự chuyển hướng to lớn: Phê phán hướng Tây y hóa, Y học dân tộc đi sang hướng phát triển Y học dân tộc trên toàn bộ lý luận thực tiển của nó. Công trình tiêu biểu cho hướng này là bộ Trung y học khái luận một loạt sách giáo khoa Y học dân tộc của Học Viện Trung Y Giang Tô tập bài giảng của 5 Học viện Trung y Bắc Kinh, Nam Kinh, Quảng Châu, Thành Đô Thượng Hải. Riêng về châm cứu hướng đi sâu vào nghiên cứu Kinh lạc ở các học viện, biên soạn ra những tài liệu nghiên cứu về Kinh lạc. Về huyệt trình bày theo hệ thống Kinh lạc, tuy vậy nêu được phần giải phẫu từng huyệt, là phần cần thiết để hiểu rõ thêm vị trí của huyệt sở cho việc liên hệ Đông Tây Y. điều trị tôn trọng phép biện chứng luận trị của Y học dân tộc trình bày những nguyên tắc bản về điều trị châm cứu, quy luật dùng huyệt phối hợp các huyệt trong điều trị. Theo hướng này các nhà nghiên cứu châm cứu đã thừa hưởng toàn bộ di sản quý báu của châm cứu trong các sách vở từ ngàn năm để lại dễ dàng thừa kế những kinh nghiệm sống của những thầy chuyên về châm cứu. Ngoài ra các nhà nghiên cứu Trung Quốc không ngừng phát huy tìm tòi được những cái mới.Về huyệt phát hiện ra được những huyệt mới gọi là tân huyệt. Trong sách Châm cứu học Thượng Hải xuất bản năm 1974 số tân huyệt đưa lên là 223 huyệt, đưa tổng số huyệt lên là 762 huyệt: Kinh huyệt 361, Kỳ huyệt 178, Tân huyệt 223. Về thao tác châm cứu cổ xưa, nay đã phát triển thành châm kim dài châm sâu, châm xuyên, gài kim, thủy châm, điện châm cuối cùng là chôn chỉ. Về hình thức châm phát triển thêm ngoài các hình thức châm xưa gọi là thể châm còn nhỉ châm ( bổ sung phát triển thêm Nhĩ châm của Nogier), Mai hoa châm, Đầu châm, Điện châm, Thủ túc châm. Về kết quả châm thì một thành tựu cống hiến lớn nhất là châm tê do các thầy thuốc ở những năm 1959 tìm tòi phát triển từ châm giảm đau cắt Amidan đến nay là châm thay cho gây tê, gây mê trong mọi loạt phẫu thuật. Tuy vậy trong khoảng 20 năm trở lại đây, do những biến động chính trị của Trung Quốc: cách mạng văn học, chạy theo các nuớc tư bản nên tình hình phát triển của châm cứu chiều hướng giảm sút. Nhật bản: Châm cứu được truyền vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ VI (năm 562 Từ Thông người nước Ngô mang vào đất Nhật quyển Minh đường đồ, Giáp ất kinh các sách Y học khác). Tại đây châm cứu phát triển những nét độc đáo. Sau thế chiến thứ hai, nghiên cứu châm cứu Nhật những tiến bộ rõ rệt. Sawasa Ken (Trạch Điền Kiên) sau đó kế tục là Siroto Fumiaza (Đại Điền Văn Chỉ) đưa ưa điều trị chỉnh thể bằng châm cứu. Sya Kubane (Xích Vũ) tìm ra cách đo ôn độ ở Tỉnh huyệt để châm cứu các du huyệt tương ứng ở lưng. 1957, Nakatami Yoshio (Trung Cốc) áp dụng điện sinh vật chứng minh sự tồn tại khách quan của Kinh lạc huyệt vị, đồng thời chế tạo ra máy đo điện sinh vật để đo điện trở da của những đường kinh trên thể mà ông gọi là lương đạo lạc ở trên những huyệt gọi là lương đạo điểm, đó là những máy dó kinh lạc đầu tiên. Hiện nay châm cứu tại Nhật đang phát triển.Ngoài các hội châm cứu nói chung còn những hội như: Nhật Bản Kinh Huyệt, Ủy viên hội Nhật Bản kinh lạc học hội, Nhật Bản châm cứu lương đạo lạc y học hội, Nhật Bản châm cứu trị liệu học hội, Nhật Bản châm cứuđiện học hội v.v Các Nước Phương tây Pháp: Châm cứu đuợc truyền sang các nước Phương Tây từ thế kỷ thứ XVII. Năm 1683 Ten Rbyne, nhà phẫu thuật Hà Lan xuất bản tại LonDon cuốn luận về thấp khớp trong đó bàn về cách điều trị bằng châm cứu rồi đến: 1712 Kaemfer 1816 Berlioz 1825 Sarlandiere Nhưng thể nói người đóng góp nhiều cho phong trào châm cứu của Châu Âu đạt kết quả nhất là G.Soulie’ do Morant. Từ những năm 30 của thế kỷ này, Morant hoạt động cho châm cứu.Tác phẩm tiêu biểu là Traite’ d’ Acupuncture (Đại luận về châm cứu). Quyển này đuợc tái bản nhiều lần, được các nhà châm cứu ở Pháp cho là sách gốc về châm cứu của Phương tây đến nay vẫn còn giá trị. Khoảng nhhững năm 40 của thế kỷ này được thành lập các sở nghiên cứu về châm cứu: Hội châm cứu Pháp, Hội châm cứu Quốc tế xuất bản một số sách tạp chí. Sau Morant phải kể tới R. de La Fuye viết Traite’ d’ Acupuncture 1947, L’ Acupuncture: Moderne pratique (Châm cứu hiện đại thực hành – 1952). Rồi lần lượt những nhà nghiên cứu tiếng khác như: Chamfrault, Niboyet, Nguyễn Văn Nghị, Darras, Bossy nhất là Nogier sáng kiến lớn về Nhĩ châm, chính Nogier là người sáng lập ra Nhĩ châm hiện đại. Nhưng thật ra nền châm cứu của Pháp cho đến trước năm 1969 mới chỉ biết 14 đường kinh điều trị chú trọng nhiều đến các huyệt Du, Mộ, huyệt Khích huyệt Ngũ du chưa biện luận theo Y học dân tộc còn gắn liền với vi lượng dòng căn (Homeopathie). Đến năm 1969 Chamfrault Nguyễn Văn Nghị cho ra quyển: Nhân khí trong y học trung Quốc (L’ e’nerge’tique humaine en me’decine chinoise) giới thiệu toàn bộ kinh lạc quan niệm hiện nay về châm cứu, nên đã làm cho chuyển hướng châm cứu tại Pháp. Thực ra đó là đóng góp của Việt Nam vì những bản dịch trung y học khái luận được 1962 được đưa sang Pháp. Sau Pháp, một số nước ở Châu Âu cũng nghiên cứu thực hành châm cứu như: Anh, Đức,Ý, Ba Lan, Hung, Tiệp … Liên Xô: sau khi học tập về châm cứu, tại Liên Xô thành lập sở để nghiên cứu mà gọi là phản xạ liệu pháp. Hướng nghiên cứu châm cứu ở Liên Xô là giải thích chế thần kinh thể dịch (Vogralic, Kassil). Khi châm kim hoặc cứu ở huyệt sẽ gây ra phản ứng mà phản ứng này chủ yếu là phản ứng toàn thân tác động tới thần kinh trung ương thông qua hệ này với hệ thần kinh thực vật gây biến đổi cả về thể dịch nội tiết mà ảnh hưởng tới các quan nội tạng mọi tổ chức thể. Các châu khác Châu Mỹ: Qua các tin tức thì Cu Ba đã nghiên cứu thực hành về chân cứu hội châm cứu xuất bản các sách về châm cứu. Tại Mỹ, châm cứu được xâm nhập từ 1972 người mở đầu cho châm cứu tại đây là Felix Mann ở LonDon (Anh) Nguyễn Văn Nghị ở Marseille (Pháp) (Lester C.Mark: châm cứu tại New York, báo cáo Hội nghị châm cứu Quốc tế lần V Tokyo -1977). Tại Canada, châm cứu cũng đuợc phát triển những năm gần đây còn thành lập cả Hội đông y nghiên cứu cả thuốc châm cứu. Canada những đóng góp đáng kể 1976 Pomerranz, SS Kim thiết lập mối quan hệ giữa châm cứu Endorphine giải thích chế hoạt động châm cứu qua các mô hình thể dịch thần kinh. Châu Phi, Mỹ Latinh: Châm cứu đang được giới thiệu đã được nhiều người bệnh ưa thích. Tại các nước Angola, Algérie, Libi nơi các bác sĩ Việt Nam tới làm việc đã giới thiệu phát triển châm cứu ở nuớc này. Tóm lại, hiện nay châm cứu không còn giới hạn trong các nước Châu Á, nó đã lan rộng ra nhiều nước ở các châu vì nó đã đáp được một yêu cầu là trị bệnh. Tình hình châm cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam trị bệnh bằng châm cứu đã được áp dụng từ rất lâu. Thế kỷ thứ II trước CN đời Thục An Dương Vương một thầy thuốc tên là Thôi Vỹ đã dùng phương pháp cứu chữa bệng lao hạch cho Ưng Huyền. Thế kỷ XIV, một thầy thuốc Châu Canh đã dùng kim châm cứu sống Hoàng Tử Hạo, con Vua Trần Minh Tôn bị đuổi ở Hồ Tây. Nhưng những sách chuyên đề về châm cứu Việt Nam cho đến nay mới phát hiện 3 quyển, đó là: -Châm cứu tiệp hiệu diễn ca của Nguyễn Đại Năng. -Châm cứu thủ huyệt đồ châm cứu tiệp hiệu pháp của Lý Công Tuân. -Châm cứu tiệp hiệu của vị thái y họ Vũ. Châm cứu tiệp hiệu diễn ca: Năm 1962 cụ Đoàn Quang Võ sưu tầm được ở Hải Hưng 1 tài liệu chép tay về châm cứu, qua giám định văn bản đã xác định đuợc đây là cuốn Châm cứu tiệp hiệu diễn ca do Nguyễn Đại năng đời Hồ (1400 – 1446) biên soạn Thái y viện đời Lê bổ sung. Cuốn sách đã được cụ Lê Trần Đức chuyên viên viện đông y biên dịch Nhà xuất bản y học Hà Nội xuất bản năm 1981. Vì vậy nhiều nhà châm cứu Việt Nam chưa biết đến quyển này. Sách chia làm 5 phần: Phần 1: Nói về việc dùng Ngải để châm cứu, tác dụng của phép cứu, kiêng kỵ, cách chia tấc đo lấy huyệt, các huyệt cấm châm, cấm cứu trừ quỷ.Bàn về các huyệt Cao Hoang, Tứ Hoa, Hoan Môn, Trúc Mã, Mỗ Tự. Phần 2: Nói về dùng huyệt điều trị 20 loại bệnh bằng châm cứu. Phần 3: Bàn chung các huyệt để trị bệnh (103 loại) Phần 4: Nói về kinh mạch các huyệt vị. Phần 5: Phụ lục của Thái y viện đời hậu Lê. Đặc điểm là nêu một số huyệt đặc biệt khác. Châm cứu thủ huyệt đồ châm cứu tiệp hiệu pháp của Lý Công Tuân soạn năm 1695 trình bày cách lấy huyệt trị bệnh theo lối diễn ca. Châm cứu tiệp hiệu của vị thái y học họ Vũ khoảng thế kỷ XVII, gồm: -Tiệp hiệu phú Tổng yếu phú bằng chữ Hán. -Dùng huyệt theo các chứng bệnh -Phép lấy huyệt: 123 huyệt. -Thơ ca cấm kỵ châm cứu. Ngoài 3 cách trên là một số kinh nghiệm tư liệu lẻ tẻ trong các trước tác y học của các tác giả như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng, Nguyễn Trực, Vũ Bình Phố, v.v một số kinh nghiệm gia truyền châm cứu chép tay bằng chữ Hán hay chữ Nôm ở trong các gia đình nhưng ít được phổ biến. Dưới thời phong kiến thực dân, châm cứu ít đuợc coi trọng nên chỉ ít người làm nghề cứu hoặc chích lẻ. Từ khi Cách mạng tháng tám thành công, nhờ sự quan tâm của Đảng Chính Phủ ta đối với công tác bảo vệ sức khỏe của nhân dân nên công tác y nói chung châm cứu nói riêng những biến chuyển mạnh mẽ về tư tưởng quan điểm đã đạt được những kết quả nhất định trong điều trị. Ở miến Nam trước năm 1975 Hội đông y dược Việt Nam, Khoa châm cứu đã được các bác sĩ Nguyễn Văn Ba, bác sĩ Hoàn Mộng Lương, đông y sĩ Trần Tiến Hy viết nhiều bài về châm cứu đăng trên tạp chí đông y rồi tạp chí Bách Khoa, Nguyệt san Phương Đông, các sách châm cứu của các đông y sĩ Khương Duy Đạm, của cư sĩ Thượng Trúc, của Thượng tọa Thích Tâm Ấn miến Nam sau ngày giải phóng sách của BS Trương Thìn (Thực hành châm cứu luận trị, Phát triển phương pháp luận đông y châm cứu), của nhà nghiên cứu Hùynh Minh Đức: Tý ngọ lưu chú, Linh quy bát pháp. Châm cứu của Lương y Hoàng Duy Tân. Châm cứu kinh huyệt đồ cẩm nang từ vựng châm cứu của Câu lạc bộ Khoa học Châm cứu Sông Bé: Vương Sanh, Hùyng Văn Tâm, Lê Hưng: Nhu Châm, sổ tay chọn huyệt châm cứu tối ưu, cả tờ tập san Châm cứu Sông Bé v.v Ở miền Bắc năm 1957 Viện nghiên cứu đông y (nay là Viên y học dân tộc hà Nội) được thành lập, trong đó khoa châm cứu. Chủ nhiệm khoa châm cứu đầu tiên là Bác sĩ Phạm Bá Cư (mất năm 1973) Viện trưởng đầu tiên là BS Nguyễn Văn Hưởng, rồi mới đây 1983 Viện châm cứu được thành lập, Viện trường là Giáo sư bác sĩ Nguyễn Tài Thu. Chính từ cở sở của viện đông y này châm cứu được truyền bá rộng rãi, đã lập được nhiều thành tích trong phòng bệnh trị bệnh. Tính từ năm 1958 đến nay Viện đã cùng hội đông y Việt Nam mở nhiều lớp châm cứu cho các y bác sĩ lương y từ năm 1960 đã đưa châm cứu vào chương trình y khoa cấp đại học, trung học sơ cấp. Viện còn giảng dạy châm cứu cho nhiều bác sĩ giáo sư ở nước ngoài tới học. Tính từ thời BS Nguyễn Bá Cư đến nay đã những thầy thuốc ở các nước Lào, Campuchia, Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung, ý, Cu Ba v.v gần đây cả Pháp việt kiều tại Pháp về học. Cảm tưởng của họ sau khi học châm cứu tại Việt Nam đều cảm thấy hiểu rõ hơn. Về biên soạn dịch thuật trong vòng 30 năm qua sách châm cứu đã xuất bản nhiều trong đó một số giá trị như: Về dịch có: -Trung y học khái luận -Châm tê -Châm cứu tốc hành -Châm cứu tiệp hiệu diễn ca Về biên soạn có: -Châm cứu sơ bộ thực hành của Nguyễn Tử Siêu -Châm cứu đơn giản của BS Lê Khánh Đồng -Sổ tay châm cứu của BS Nguyễn Mạnh Phát -Châm cứu vấn đáp - Tại sao châm cứu khỏi bệnh của Vũ Xuân Quang -Thuốc nam châm cứu của Lương y Lê Bá Cư, Lương y Đào Việt Hà, BS Quan Đông Hoa -Nhĩ châm, Thủy châm, Mai hoa châm của BS Phùng Huy Uyển, Nguyễn Tài Thu, Lê Nguyên Khánh. -Châm cứu thực hành của Nguyễn Hữu Hách -Tân châm Châm tê của BS Nguyễn Tài Thu -Phát huy truyền thống châm cứu của Nguyễn Đại Năng, Lương y Lê Trần Đức. -Châm cứu học của khoa châm cứu Viên đông y -Điện châm của Lê Quang Nhiếp -Châm tê trong ngoại khoa của Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Giáo sư Hoàng Bảo Châu, Bộ giáo trình Bài giảng đông y, tập I II tái bản thành 3 tập của Giáo sư Trần Thúy, Giáo sư Phạm Duy Nhạc cộng sự. -Thời châm học tý ngọ lưu chú dưới ánh sáng toán học -Một số vấn đề lý luận của Nhĩ châm của nhà nghiên cứu châm cứu Dược sĩ Nguyễn Xuân Tiến Kết quả phòng bệnh trị bệnh: Trong những năm dịch cúm, dịch bại liệt châm cứu đã góp phần trong việc phòng trị bệnh nhất là đối với di chứng bại liệt châm cứu đã thu được nhiều kết quả đối với những di chứng mới. Bệnh ho gà, ly trực khuẩn nhiều báo cáo nêu lên trị khỏi bằng châm cứu. Bệnh sốt xuất huyết bịnh dịch xãy ra hằng năm cũng một số ca giải quyết được bằng châm cứu. Về phòng bệnh chống dịch: nâng cao sức chống bệnh của thể. Năm 1964 tổ Nhĩ châm trong việc phòng bệnh cho hàng trăm cháu, hàng trăm cán bộ công nhân viên chữa bằng cách tiêm một ít giọt Vit B1, B12 vào một số điểm ở loa tai đã một số kết quả rõ rệt. Đa số những người được châm lên ký, sức khỏe tăng, tỷ lệ ốm giảm. Về tim mạch bệnh cao huyệt áp trị bằng châm cứu thể giải quyết được tốt một số trường hợp.Cao huyết áp loại 1 loại 2 kết quả lại càng rõ rệt trong giai đoạn mới phát bệnh. Bệnh hen một bệnh nan giải đuợc tiến hành nghiên cứu bằng nhiều phương pháp châm cứu: châm cứu thường, chích lễ, mai hoa châm, cứu thành sẹo, thủy châm, điện châm, chôn chỉ song song với việc nghiên cứu điều trị bằng thuốc. Một số trường hợp khỏi hẳn tuy tỷ lệ chưa cao, một số lớn giảm nhẹ cơn hen rõ rệt. Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng cũng được nghiên cứu điều trị bằng châm cứu hoặc nhĩ châm. Đến nay thấy chỉ dùng châm cứu cũng thể giải quyết được hết những cơn đau dạ dày, trước đó một số người bệnh hết hẳn vết loét khi kiểm tra bằng X Quang. Các bệnh đái dầm trẻ em, bí đái, di tinh, liệt dương đã được trị khỏi nhiều trường hợp bằng châm cứu. Các bậnh về khớp như thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp đã giải quyết được một số hết sưng đau ở các khớp bằng châm cứu. Năm 1963 Viện nghiên cứu dông y áp dụng phương pháp chích lễ của Lương y Nguyễn Thế Đuốc trị ổn định một số trường hợp viêm đa khớp dạng thấp viêm cột sống cứng khớp đã teo cứng khớp. Về tâm thần kinh việc dùng châm cứu cũng thu được nhiều kết quả. Với các phương pháp châm cứu thông thường, Mai hoa châm, Nhĩ châm, Thủy châm đã giải quyết được nhiều trường hợp:Suy nhược thần kinh, Hystérie mất ngủ nhức đầu chữa khỏi được nhiều trường hợp liệt nửa người, liệt mặt, đau dây thần kinh tọa, đau lưng, những di chứng mới về viêm não, viêm màng não. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, những trường hợp chấn thương tủy sống như bị chạm thương, đụng dập, đứt tủy gây liệt 2 chi dưới, một bệnh không còn hy vọng, với việc tích cực áp dụng châm cứu như châm kim dài tức Tân châm BS Nguyễn Tài Thu đã phục hồi lại được một phần chức năng vận động của một số thương bệnh binh. Thuộc trong hệ Nội khoa còn phải kể tới dùng châm cứu để cai ma túy của nhóm thầy thuốc tại Thành Phố Hồ Chí Minh do BS Trương Thìn phụ trách từ sau ngày Việt Nam hoàn toàn giải phóng.Những người bệnh hay nói đúng hơn là những nạn nhân của xã hội cũ sau khi được trị khỏi đã trở về với gia đình, với cuộc sống lành mạnh học tập lao động sản xuất. Về Ngoại khoa: Châm cứu giải quyết được những trường hợp bí đái, trướng hơi sau khi mỗ. Nhưng kết quả lớn nhất châm cứu trong Ngoại khoa là dùng cây kim gây tê để mổ mà gọi là châm tê. Từ năm 1968 BS Hoàng Đình Cầu nay là Giáo sư Thứ trưởng Bộ y tế chủ trì công trình nghiên cứu châm tê để tiến hành phẫu thuật lồng ngực. Từ đó đến nay, châm tê đã được áp dụng để mỗ hàng nghìn ca với các loại phẫu thuật thuộc nhiều khoa từ đầu cổ ngực bụng đến chân tay.Châm tê đã tỏ ra rất tốt trong việc giải quyết các chấn thương.Từ sở Viện đông y, Hội đồng y trung ương, châm tê đang được nhày càng áp dụng rộng rãi tới các tỉnh, các địa phương cả miến Bắc lẫn miền Nam.Châm tê Việt Nam còn làm vẻ vang cho ta ở nước ngoài, như những ca mỗ được châm tê tại Pháp, ở Ý của BS Nguyễn Tài Thu, ở Cu Ba của BS Trần Thúy, Lã Quang Nhiếp ở Angôla, Angérie của các BS Việt Nam đã gây được lòng khâm phục ở các nước đó hướng họ về châm cứu ở Việt Nam. Trong ngành sản phụ những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cũng như những trường hợp dọa sẩy, đau đẻ đã được điều trị bằng châm cứu thường, thủy châm huyệt Tam âm giao, huyệt Bát liêu. Trong quá trình trị áp xe vú Viện đông y đã kết luận châm cứu trị được áp xe vú trong giai đoạn viêm tấy, ngoài ra còn giải quyết được 1 số áp xe đã thành mủ.Những trường hợp thiếu sữa của các sản phụ. Bệnh viện Hà Nam Ninh, Viện bảo vệ bà mẹ vả trẻ em mới đẻ đã xác nhận thể giải quyết được bằng châm cứu. Một số bệnh thuộc Khoa da liễu như bệnh chàm, viêm bì thần kinh qua báo cáo của một số sở địa phương trung ương cũng thể trị được bằng châm cứu hoặc Kim mai hoa. Ngành Tai mũi họng cũng thu được nhiều kết quả trong việc áp dụng khoa châm cứu. Các loại viêm Amidan cấp, viêm họng, viêm mũi dị ứng thể trị khỏi bằng châm cứu. Bệnh câm điếc bẩm sinh hay câm điếc do di chứng viêm não, một số trường hợp cũng được trị khỏi bằng châm cứu. Ngành Mắt cũng áp dụng nhiều về châm cứu trong việc trị bệnh.Theo báo cáo của Khoa y học dân tộc Viện Mắt: các bệnh lẹo, chắp, viêm kết mạc cấp chữa được bằng châm cứu chích lễ.Bệnh teo thị thần kinh, phù hoàng điểm, thoái hóa hoàng điểm cũng giải quyết được tốt bằng châm cứu kết hợp với các thuốc bổ thận âm, bổ khí huyết. Tóm lại, nhìn qua các ngành các khoa đếu thấy áp dụng châm cứu với kết quả đạt được đã khẳng định rằng châm cứu tác dụng tốt trong việc phòng trị bệnh. Kết luận chung: -Châm cứu là di sản quý báu của nền Y học dân tộc Việt Nam đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân Việt Nam. -Châm cứu ngày càng được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu áp dụng, vì vậy việc nghiên cứu thực hành châm cứu hiện nay là việc cần thiết hơn lúc nào hết để góp phần kết hợp thống nhất 2 nền Y học hiện đại Y học cổ truyền để xây dựng một nền Y học Việt Nam mới. -Nếu trong một thời gian tương đối ngắn nền Y học Việt Nam làm thế nào đuổi kịp nền Y học thế giới thì việc nghiên cứu thực hành châm cứu của chúng ta khả năng tiến kịp còn thể là một trong những nước đứng đầu về nền châm cứu trên thế giới. Còn tiếp Giáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa Nguồn: Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ . Châm cứu cổ điển và hiện đại (Phần 1) - Vài nét về khoa châm cứu Giáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ I./ Vài nét về khoa châm cứu. Nền Y Học. nghiên cứu thực hành về chân cứu có hội châm cứu và xuất bản các sách về châm cứu. Tại Mỹ, châm cứu được xâm nhập từ 1972 và người mở đầu cho châm cứu tại đây là Felix Mann ở LonDon (Anh) và Nguyễn. Khánh. -Châm cứu thực hành của Nguyễn Hữu Hách -Tân châm và Châm tê của BS Nguyễn Tài Thu -Phát huy truyền thống châm cứu của Nguyễn Đại Năng, Lương y Lê Trần Đức. -Châm cứu học của khoa châm cứu

Ngày đăng: 03/05/2014, 23:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan