Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay

127 596 2
Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HÀ NỘI – 2009MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER HIỆN NAY61.1. Vai trò và xu hướng vận động, phát triển kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay61.2. Đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer181.3. Những kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer26Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG HIỆN NAY382.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ đồng bào Khmer382.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay422.3. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer An Giang thời gian qua69Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015813.1. Phương hướng phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer từ nay đến năm 2015833.2. Những giải pháp phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer An Giang giai đoạn 2009 – 201587KẾT LUẬN113DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

kinh tÕ hé ®ång bµo d©n téc khmer tØnh an giang hiÖn nay 1 HÀ NỘI – 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER HIỆN NAY 6 1.1. Vai trò và xu hướng vận động, phát triển kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay 6 1.2. Đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer 18 1.3. Những kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer 26 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG HIỆN NAY 38 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ đồng bào Khmer 38 2.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay 42 2.3. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer An Giang thời gian qua 69 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 81 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer từ nay đến năm 2015 83 3.2. Những giải pháp phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer An Giang giai đoạn 2009 – 2015 87 KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ĐBDT : Đồng bào dân tộc ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long HTX : Hợp tác xã KT : Kinh tế KTH : Kinh tế hộ KT – XH : Kinh tế - xã hội KTTT : Kinh tế thị trường KTHT : Kinh tế hợp tác KTH ĐBDT : Kinh tế hộ đồng bào dân tộc SXHH : Sản xuất hàng hoá SX – KD : Sản xuất – kinh doanh TBCN : Tư bản chủ nghĩa XHCN : Xã hội chủ nghĩa 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1: Tình hình cư trú của đồng bào Khmer An Giang 43 Bảng 2.2: Hộ dân tộc Khmer không đất và thiếu đất sản xuất 55 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát trình độ học vấn của chủ hộ hiện nay 57 Bảng 2.4: Trình độ học vấn lực lượng lao động Khmer hiện nay 58 Bảng 2.5: Thu nhập và tỷ lệ hộ Khmer nghèo tỉnh An Giang năm 2008 66 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có những nét đặc thù và bản sắc riêng. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer với trên 1,3 triệu người, sống chủ yếu ở 9 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, đông nhất ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang,v.v Trong đó, đồng bào KhmerAn Giang hiện có trên 85.600 người, chiếm 4,05% dân số toàn tỉnh. Sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (trên 80.000 người), số còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Lịch sử hình thành cộng đồng dân tộc Khmer ở ĐBSCL và sự hội nhập của họ vào cộng đồng dân tộc Việt Nam diễn ra khá phức tạp và có nhiều vấn đề nhạy cảm chính trị. Do vậy, việc thực hiện tốt chính sách phát triển KT - XH vùng ĐBDT Khmer sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của khu vực cũng như cả nước. Hơn 20 năm qua, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, tình hình KT - XH vùng ĐBDT Khmer ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng không ngừng chuyển biến tích cực. Sản xuất phát triển, đồi sống nhân dân từng bước được cải thiện, tình hình chính trị an ninh được củng cố. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh thành khác trong khu vực, do điểm xuất phát thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, trình độ nguồn nhân lực thấp, thiếu vốn sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu,v.v Do vậy, cho đến nay vùng ĐBDT vẫn còn kém phát triển, tốc độ tăng truởng KT chậm, bà con lao động vất vả quanh năm nhưng lo không nổi cái ăn, cái mặc và học hành cho con em. Khó khăn, túng thiếu vẫn luôn đeo bám họ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự phân hoá giàu, nghèo trong 5 cộng đồng người Khmer, giữa người Khmer với các cộng đồng dân cư khác đang diễn ra khá nhanh. Đời sống khó khăn, một bộ phận bà con dân tộc Khmer đã nghe theo sự kích động, lôi kéo của một số thế lực phản động bên ngoài: đòi lại đất cũ của tộc họ, đưa yêu sách đòi nhà nước cấp đất sản xuất, cấp nhà, vay vốn sản xuất, vay tiền chuộc đất, chiếm đất của người kinh, khiếu kiện đông người, vượt cấp v.v Điều này không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình phát triển kinh tế mà còn dẫn đến nguy cơ bất ổn chính trị - xã hội ở một tỉnh giáp biên giới nước bạn Campuchia. Để khắc phục tình hình trên, giải pháp căn bản, lâu dài và hiệu quả nhất là tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh phát triển KT - XH vùng ĐBDT, trong đó tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KTH người dân tộc là giải pháp mang tính đột phá. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc nghiên cứu đề tài “Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay” là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Người Khmer có mặt sớm ở ĐBSCL, nhưng vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về người Khmer ở ĐBSCL mới chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả trong và ngoài nước trong 50 năm trở lại đây. Một số công trình đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh khác nhau như vấn đề dân cư và dân tộc ở ĐBSCL, văn hoá văn nghệ truyền thống của người Khmer,v.v Bên cạnh đó, vấn đề tổ chức xã hội, hôn nhân và gia đình của người Khmer cũng được giới thiệu khái lược trong một số công trình nghiên cứu, các chuyên khảo của các tác giả người Pháp, Mỹ, các học giả miền Nam Việt Nam trước ngày giải phóng. Đặc biệt, sau ngày thống nhất đất nước cho tới nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Khmer như: 6 Tác giả Mặc Đường, trong nhiều bài nghiên cứu như: Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở ĐBSCL (thế kỷ XV - XIX); vấn đề dân cư và dân tộc ở ĐBSCL vào những năm đầu thế kỷ XX… đã đề cập nhiều mặt về sự hình thành các cộng đồng tộc người, trong đó có người Khmer và mối quan hệ giữa các dân tộc trong vùng vào những thời kỳ khác nhau. Nghiên cứu sự tác động chính sách dân tộc của Đảng trên lĩnh vực KT - XH có Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Thanh Thuỷ: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với ĐBDT Khmer ở ĐBSCL, Hà Nội - 2001. Công trình này tập trung đánh giá tác động, hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng đối với tình hình KT - XH vùng ĐBDT. Thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer có Luận văn thạc sĩ lịch sử của Nguyễn Tấn Thời: Đảng bộ An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996-2004), Hà Nội - 2005. Trong công trình này tác giả tập trung đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào KhmerAn Giang. Luận án tiến sĩ triết học của Trần Thanh Nam, Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay. Hà Nội, 2001. Trình bày những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao đời sống tinh thần dân tộc Khmer. Đề cập đến các giải pháp nâng cao đời sống người Khmer có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do thạc sĩ Lê Tăng chủ nhiệm: Một số giải pháp nâng cao đời sống cho ĐBDT Khmer ở miền Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay, TP.HCM - 2003. Công trình này chủ yếu nghiên cứu lý luận về vấn đề dân tộc, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao đời sống ĐBDT Khmer miền Tây Nam bộ. 7 Luận văn thạc sĩ kinh tế Võ Thị Kim Thu, Xoá đói giảm nghèo vùng ĐBDT Khmer tỉnh Trà Vinh, Hà Nội - 2005. Trình bày những vấn đề lý luận, thực trạng, giải pháp xóa đói giảm nghèo vùng ĐBDT Khmer tỉnh Trà Vinh,v.v Như vậy, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Khmer, nhưng cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đi vào nghiên cứu KTH của ĐBDT Khmer. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này không trùng với một công trình khoa học nào đã được công bố. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu a) Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển KTH ĐBDT Khmer An Giang thời gian qua, trên cơ sở đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những chủ trương, giải pháp để góp phần phát triển KTH ĐBDT An Giang theo hướng nhanh, hiệu quả, bền vững. Tạo tiền đề nâng cao thu nhập và mức sống của bà con, từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa đồng bào Khmer với đồng bào các dân tộc khác. b) Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển KTH ĐBDT Khmer, đặc biệt là kinh nghiệm phát triển của một số địa phương trong khu vực. - Phân tích thực trạng hoạt động hiện nay, đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi để góp phần giúp bà con phát huy tốt tiềm năng, đẩy mạnh SX - KD và nâng cao đời sống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phân tích các hoạt động KT cơ bản của hộ ĐBDT Khmer tỉnh An Giang hiện nay. Song, do nghề nông là 8 hoạt động KT chủ yếu của đồng bào Khmer, do đó đề tài sẽ tập trung chủ yếu phân tích, đánh giá hoạt động KT của hộ nông dân Khmer. b) Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi tỉnh An Giang, đặc biệt là ở huyện miền núi, biên giới có đông ĐBDT Khmer sinh sống (Tri Tôn, Tịnh Biên). Về thời gian, phạm vi nghiên cứu thực trạng được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008. Phương hướng và các giải pháp được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp xuyên suốt của đề tài là duy vật biện chứng và logíc - lịch sử để xem xét, phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu. Phương pháp cụ thể được sử dụng là phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, khảo sát thực tế, v.v Những phương pháp này tùy theo từng vấn đề trong mỗi chương mà có cách vận dụng linh hoạt nhằm hoàn thành những nhiệm vụ luận văn đã nêu. 6. Những đóng góp mới của luận văn a) Về mặt lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản: Đặc trưng, những yếu tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm trong phát triển KTH ĐBDT Khmer. Phân tích quá trình vận động, phát triển KTH ĐBDT Khmer trong điều kiện nền KT chuyển đổi: quá trình chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa, dưới sự tác động trực tiếp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. b) Về thực tiễn: Luận văn góp phần cung cấp bức tranh khá toàn diện về các hoạt động KT của hộ ĐBDT Khmer An Giang. 9 Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, bước đầu luận văn cũng nêu lên một số phương hướng và giải pháp mang tính chất gợi mở để phục vụ cho việc nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, chính sách đối với ĐBDT Khmer trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, 3 chương, 8 tiết và kết luận. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER HIỆN NAY 1.1. VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1.1. Kinh tế hộ Bất kỳ một công việc nghiên cứu nào cũng đều phải bắt đầu từ chỗ xác định rõ một số khái niệm cơ bản ban đầu. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học, bài viết đề cập nhiều đến vấn đề phát triển KTH. Song, khái niệm hộ và KTH vẫn chưa có sự thống nhất cao. Về phương diện thống kê, Liên Hiệp Quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ” [43, tr.8]. Tại cuộc thảo luận quốc tế về quản lý nông trại ở Hà Lan năm 1980, các nhà khoa học nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”[3, tr.6]. 10 [...]... NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER ĐBDT Khmer nước ta hiện có khoảng 1,3 triệu người, sống chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL: Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau Người Khmer có lịch sử lâu đời gắn với vùng đất Nam bộ Họ có tiếng nói và chữ viết được hình thành và phát triển từ rất sớm Dân tộc Khmer sống thật thà, chất phát,... còn kém phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer thường thấp hơn so với các dân tộc anh em khác 1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer Cũng như các dân tộc anh em khác trong khu vực, sự phát triển KTH ĐBDT Khmer chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, cả về mặt khách quan lẫn chủ quan Trong đó có những yếu tố cơ bản sau: a) Các yếu tố tự nhiên:... các mối liên kết, hợp tác đa dạng giữa các hộ độc lập, tự chủ hoặc giữa tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần KT Trường hợp rộng hơn có thể có sự tham gia của Nhà nước, nhà khoa học và cả ngân hàng 1.2 ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER 1.2.1 Đặc trưng của kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer Bên cạnh những đặc trưng vốn có của KTH... kiện của hộ Khmer nghèo Ở Kiên Giang, từ năm 2001 đến nay, bằng nhiều hình thức khác nhau, tỉnh đã chi ra hàng tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất và đời sống cho hộ Khmer nghèo Trong đó, hỗ trợ bò cho các hộ nghèo là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất Trước đây, xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng là địa phương đầu tiên của tỉnh Kiên Giang thí điểm hỗ trợ bò cho hộ Khmer nghèo Với số vốn ban đầu 130 triệu đồng, ... đồng bào Khmer vẫn sống trong cảnh nghèo túng, chưa tự mình vươn lên theo kịp các dân tộc anh em sống ở vùng này như người Kinh, Chăm, Hoa Hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là khi có Chỉ thị 68/CT.TW ngày 18/4/1991 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác dân tộc ở vùng ĐBDT Khmer, đời sống của đồng bào Khmer đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, cho đến nay vùng ĐBDT Khmer. .. phẩm Kết quả, bà con dân tộc rất vui mừng, phấn khởi và tích cực vận động nhiều hộ khác tham gia Kiên Giangtỉnhđông đồng bào dân tộc Khmer, đứng thứ ba ở khu vực ĐBSCL, với trên 205 ngàn người (chiếm 12,8% dân số toàn tỉnh) Những năm qua, để tạo điều kiện hỗ trợ nông dân Khmer trong việc thay đổi tập quán trồng trọt, chăn nuôi vốn rất lạc hậu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, thoát nghèo... cho người nghèo và ĐBDT Khmer đã được Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang triển khai thực hiện Đến nay, đã có hàng ngàn nông dân Khmer trong tỉnh được chuyển giao khoa học kỹ thuật, hàng trăm nông dân khác được đào tạo trở thành kỹ thuật viên ở cơ sở, nhiều hộ Khmer cũng đang từng bước thoát nghèo bằng chương trình khuyến nông Theo báo cáo của Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang, từ năm 1998 đến 2003,... lĩnh vực như nông nghiệp và dịch vụ sinh hoạt, buôn bán nhỏ Chức năng sản xuất kinh doanh và đầu tư chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện 1.1.2 Vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế quốc dân Trong lịch sử phát triển KT quốc dân, thời kỳ nào vai trò của KTH cũng đều rất quan trọng, vì nó không những là tế bào của xã hội, là đơn vị 14 sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong... được tiêu thụ trên thị trường như chiếu Vĩnh Châu (Sóc Trăng), gốm Tri Tôn (An Giang) , dệt thổ cẩm (Trà Vinh, An Giang) , an mây tre (Sóc Trăng),v.v Trong lĩnh vực thương nghiệp, số lượng người Khmer sống bằng nghề buôn bán rất ít, chỉ có một số sống ở tỉnh lỵ có quan hệ hôn nhân với người Hoa, Kinh Trong lĩnh vực này, người Khmer chủ yếu là buôn bán nhỏ với các cửa hiệu tạp hoá, dịch vụ ăn uống, v.v... mạnh dạn làm theo Nhờ hiệu quả mô hình này đã giúp cho nhiều hộ Khmer vươn lên trong cuộc sống Hiện tại, tỷ lệ hộ Khmer khá, giàu của tỉnh chiếm 23,44%, hộ trung bình chiếm 53,08% Hiệu quả của những mô hình trên cho thấy vai trò quan trọng đặc biệt của công tác khuyến nông đối với phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho đồng bào Khmer Nhưng kinh nghiệm của nhiều địa phương cũng cho thấy, muốn phát

Ngày đăng: 03/05/2014, 12:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Với trình độ thấp, năng lực SX - KD hạn chế, do đó đối với đồng bào Khmer, khuyến nông được xem là “cầu nối” giúp bà con tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là giải pháp có tính đột phá giúp bà con đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả SX - KD, cải thiện đời sống.

  • Ở An Giang, bên cạnh chương trình khuyến nông của tỉnh, địa phương còn xây dựng chương trình khuyến nông dành cho người Khmer. Chương trình này được phát trên sóng phát thanh truyền hình An Giang đều đặn hàng tuần. Ngoài ra, tỉnh cũng đã triển khai mô hình khuyến nông “cùng nông dân ra đồng” với sự tham gia của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và cả nhà sư. Mô hình này bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, vừa giúp bà con lựa chọn và sử dụng đúng các giống cây trồng, vật nuôi, giúp đỡ vốn; vừa cử cán bộ xuống tận cơ sở hướng dẫn kỹ thuật, đến bao tiêu sản phẩm. Kết quả, bà con dân tộc rất vui mừng, phấn khởi và tích cực vận động nhiều hộ khác tham gia.

    • Số hộ Khmer sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 10,46%, còn lại 89,54% sống ở nông thôn. Tương tự, số nhân khẩu ở thành thị chiếm 11,9%, còn lại 88,1% sống ở nông thôn.

    • Về cơ cấu lao động, do hoạt động KT chính của bà con dân tộc là làm nông nghiệp nên đại bộ phận lao động tập trung ở khu vực này, còn lại là lao động bán nông nghiệp và phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa các hộ, các địa phương tùy theo điều kiện cụ thể. Nhìn chung, cơ cấu lao động người Khmer những năm qua bắt đầu có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực nhưng còn chậm, hiệu quả thấp. Ở những nơi có điều kiện về giao thông, gần đô thị hoặc các làng nghề truyền thống, sự thay đổi cơ cấu lao động diễn ra nhanh hơn, lao động làm nghề buôn bán, lao động tiểu thủ công nghiệp và lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, việc sử dụng lao động tốt hơn và thu nhập của dân cư cũng cao hơn.

    • Hiện nay, lực lượng lao động Khmer nhìn chung khá đông đảo, cần cù, chịu thương chịu khó nhưng chất lượng thấp. Lao động trong nông nghiệp chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề. Theo báo cáo của huyện Tri Tôn: “Năm 2003 số người Khmer không biết chữ chiếm 44,14%.; Cấp I chiếm 31,84%, Cấp II chiếm 9,59%; Cấp III chiếm 2,11%; Cao đẳng, Đại học chiếm 0,16% (71 người). Số người biết đọc, biết viết chữ dân tộc chỉ chiếm 11,37%, trong khi số người không biết đọc, biết viết chữ dân tộc chiếm 76,78% (33.700 người). Tập trung nhiều nhất ở xã Ô Lâm với 7.434 người, chiếm 91,55%” [41, tr 3].

      • Tổng

      • Tổng

        • c) Nguồn vốn sản xuất kinh doanh:

          • Là cư dân nông nghiệp, người Khmer ở ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng phải dựa vào đất và nước để mưu sinh. Như trên đã phân tích, người Khmer An Giang hiện đang thiếu đất khá trầm trọng. Nếu như Nhà nước có đầu tư lớn để có thêm đất và nước cho nông dân thì cũng không phải dễ dàng gì và càng không phải là vô hạn. Bởi vì tỉnh hiện nay đã ở vào cái ngưỡng giới hạn của đất và nước. Do vậy, tiền vốn được tính toán như một nguồn lực quan trọng cho sản xuất. Thu nhập của người Khmer chủ yếu từ cây lúa, với trình độ, điều kiện sản xuất như hiện nay, số thặng dư để trang trải cho ăn mặc và tái đầu tư cho sản xuất gần như rất thấp. Do vậy, thiếu vốn cho sản xuất là một trong những khó khăn lớn nhất, chiếm vị trí hàng đầu trong các khó khăn mà các hộ Khmer phải đương đầu trong sản xuất.

          • Bảng 2.5: Thu nhập và tỷ lệ hộ Khmer nghèo tỉnh An Giang năm 2008

          • Chỉ tiêu

            • Thu nhập bình quân đầu người của bà con Khmer

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan