tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu lấy nhung tại xã quỳnh tân, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

57 925 3
tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu lấy nhung tại xã quỳnh tân, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi chiếm một tỷ trọng lớn. Ngành chăn nuôi nước ta, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước, mà còn cung ứng một phần cho xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất nước. Trong những năm đổi mới đất nước, nền nông nghiệp đã có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước nhưng nhìn chung thì nền nông nghiệp nước ta, phát triển chưa tiêm xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Trong những năm gần đây nhà nước ta đã có những biện pháp, nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi như chương trình sin hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, phát triển chăn nuôi bò sữa nhưng bên canh đó có những loài vật nuôi quý hiếm như hươu, cá sấu, kỳ đà, trăn chưa được nhà nước quan tâm đầu tư. Việc phát triển các ngành chăn nuôi các loại động vật quý hiếm theo hướng bền vững, sẻ giảm việc khai thác từ tự nhiên, Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong các nghề chăn nuôi động vật quý hiếm thì nghề chăn nuôi hươu lấy nhung đã phát triển lâu đời ở Nghệ An và Hà Tịnh. Ở Quỳnh lưu nghề nuôi hươu lấy nhung đã phát triển nhiều năm nay. Đây là một nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Nhung hươu là một trong 4 loại dược liệu quý [1]. Nhung hươu được con người sử dụng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, ngày nay chất lượng cuộc sống, ngày càng cao thì con người có xu hướng tìm đến những loại dược liệu, bổ và sạch như nhung hươu để tăng cường sức khỏe. Do vậy nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm này ngày càng tăng. Tôi lớn lên trên một vùng đất mà nghề nuôi hươu phát triển nhiều năm như vậy, nhận thấy rằng nhung hươu là một sản phẩm có tiềm năng. Nếu được sự chú trọng đầu tư và sự quan tâm của các ban ngành thì các sản phẩm từ hươu nói chung và nhung hươu nói riêng có thể trở thành một sản phẩm quý đặc trưng cho vùng, nếu nhung hươu trở thành một sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu của vùng thì sẽ thúc đẩy nghề nuôi hươu phát triển mạnh hơn từ đó góp phần giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển . Đặc biệt sẽ tạo ra một nghề chăn nuôi động vật quý hiếm phục vụ cho nhu cầu con người giảm việc săn bắt trong tự nhiên. Nhận thấy lợi ích của nghề nuôi hươu như vậy, tôi muốn thực hiện đề tài: "Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu lấy nhung tại Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" này nhằm tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu lấy nhung. Với mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu trên địa bàn để từ đó đưa ra định hướng sản xuất mới, phát triển nghề chăn nuôi theo hướng bền vựng 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi hươu lấy nhungtại nông hộ Quỳnh Tân,Huỵên Quỳnh Lưu,Tỉnh Nghệ An. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -Thực trạng chăn nuôi hươu tại Quỳnh Tân, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An. - Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến chi phí, thu nhập của nghề nuôi hươu. - Phân tích khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi hươu. Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của giống hươu 2.1.1 Quá trình thuần hóa Hươu là loài vật được con người thuần dưỡng đã hàng trăm năm. Nhưng cũng là loài vật nhút nhát, hễ có tiếng động là lập tức tập trung thính lực vào đôi tai. Tai hươu có thể quay 4 hướng. Hươu sẵn sàng tự vệ bằng cách bỏ chạy khi nghe có tiếng động lạ. Mặc dầu được con người thuần dưỡng nhiều thế hệ, nhưng hễ thấy người là nó nhớn nhác, hoảng hốt, sẵn sàng bỏ chạy, dù chỉ chạy được trong khuôn khổ 7 - 8m 2 trong khung chuồng mà nó ở. 2.1.2 Cách chọn giống hươu Giống có một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất ,đặc biệt đối với chăn nuôi giống có một vai trò vô cùng quan trọng, giống ảnh hưởng đến năng xuất, hiệu quả, thành bại trong chăn nuôi vì vậy, khâu chọn giống là khâu quan trọng và được người dân chú trọng nhất, trong chăn nuôi hươu 2.1.2.1 Chọn hươu giống dựa vào lý lịch Tốt nhất là chọn những con có lý lịch rõ ràng, thường có ở các trại giống lớn có sự quản lý giống chặt chẽ, chọn những con không bị cận huyết. Chọn những con có nguồn gốc ông bà, bố mẹ khoẻ mạnh ít bị bệnh tật, các đặc tính sinh sản tốt, có năng suất nhung cao (tốt nhất một lần cho nhung phải đạt từ 0,8kg trở lên) có trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.7-4.5 kg trở lên. Tính di truyền của bố mẹ ông bà tương đối ổn định qua nhiều đời, thì con đực hay con cái chúng ta chọn làm giống sẽ có những đặc tính tốt của ông bà. Con bố có năng suất nhung cao, sức khoẻ tốt, đẹp, phối giống tốt, con mẹ sinh sản dễ dàng, cho nhiều sữa, nuôi con tốt, phối giống dễ đậu, tạp ăn. Hình 1: Hươu đực giống tại hộ Nguyễn Cảnh Thắng - Quỳnh Tân 2.1.2.2 Chọn hươu giống dựa vào bản thân Đối với hươu đực: Dựa vào ngoại hình trước hết nhìn tổng thể con vật phải đẹp, khoẻ, cân đối có nhiều đặc điểm của giống đực, trong quá trình xem xét cần đánh giá một số chỉ tiêu sau đây: Đặc điểm thể chất lông da: phải có các ưu điểm thể hiện rõ phẩm chất giống 2.1.2.3 Đối với hươu đực Có cơ thể phát triển cân đối chắc chắn, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt mùa thay lông bộ lông có màu sẫm tối, đốm trắng mờ hẵn tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ. Nhược điểm sau thì không nên chọn có đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm. Đầu cổ: Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt. Vai ngực: Ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt. Những con có nhược điểm là vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn. Lưng sườn bụng: Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt, nên loại những con có đặc điểm bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo. Mông và đùi sau: Mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, loại những con mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường. Bốn chân: Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước, không nên chọn những con có bốn chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, mong chân không bình thường hay bị bệnh. Bộ Phận sinh dục: Bộ phận sinh dục hoàn thiện, cân đối, hai hon cà to cân đối, dương vật bình thường. Tính hăng vào thời kỳ sinh sản tốt, mùa sinh sản thường ướt ở dương vật, không chọn những con có bộ phận sinh dục không hoàn thiện, hai hòn cà không cân đối, tính hăng kém, khả năng nhảy phối kém. Trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.8-4.5 kg trở lên, trọng lượng lúc cai sữa đạt 25 –30kg trở lên. trọng lượng ở tuổi hậu bị đạt 35 –45 trở lên, tuổi kiệm định đạt trọng lượng từ 50 –55kg trở lên trọng lượng hươu cơ bản đạt từ 60 –65 trở lên. Nhung ló đạt 0.1- 0.2kg, nhung lứa thứ nhất đạt 0.3kg trở lên. Hình 2: Hươu sao tại một hộ nuôi Quỳnh Tân 2.1.3.4 Đối với hươu cái Chọn những con nhìn tổng quan đẹp, khoẻ, cân đối hài hoà giữa các bộ phần cơ thể, thể hiện rõ đặc trưng của giống cái, đuôi luôn phe phẩy, mắt sáng nhanh nhẹn, chúng ta đi sâu xem xét những bộ phận với tiêu chuẩn giống sau: Đặc điểm giống thể chất lông da: Thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu cái có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt. Tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ, loại bỏ không chọn những con đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm. Bộ phận đầu cổ: Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt. Vai ngực: Chọn những con có ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt, loại những con vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn. Bộ phận lưng sườn bụng: Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt. Không chọn những con bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo. Mông và đùi sau: Chọn những con mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, không nên chọn những con Mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường. Bốn chân: Bốn chân là rất quan trọng đối với hươu chọn làm giống vì thể nên chọn những con có bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước. Không nên chọn những con có bốn chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, móng chân không bình thường hay bị bệnh. Bộ Phận sinh dục: Hươu cái thường làm nhiệm vụ sinh sản nên khâu chọn bộ phận này rất quan trọng nên chú ý chọn những con có bộ phận sinh dục hoàn thiện. Biểu hện động dục rõ ràng, bốn vú đều nhau, dễ phối giống, cho sữa tốt, nuôi con giỏi, không nên chọn những con có đặc điểm bộ phận sinh dục khuyết tật, khó phối giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, khó đẻ, không biết nuôi con. Trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.6- 3.8 kg trở lên, trọng lượng lúc cai sữa đạt 20 –25kg trở lên. trọng lượng ở tuổi hậu bị đạt 30 –40 trở lên, tuổi kiểm định đạt trọng lượng từ 45 –50kg trở lên 2.2 Cơ sở lý luận của hiệu quả kinh tế 2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh thì:" Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (Hoặc quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định"[3]. Hồ Vinh Đào lại nói rằng: “ Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế là so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật hoá và lao động sống) với thành quả có ích đạt được” [3]. Còn theo Farsell (1957), Fchult (1964), Rizzo (1979) và Elli (1993) thì cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (nhân lực, vật lực, tài lực…) [4]. Tóm lại hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh tế. chất lượng khai thác nguồn lực trong quá trình sản xuất để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. 2.2.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế Mặc dù nhiều nhà kinh tế học đư ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế, song họ đều thống nhất về hiệu quả kinh tế rằng , người sản xuất muốn có lợi nhuận thị họ phải bỏ ra những chi phí nhất định, đó là nhân lực, vật lực, tài lực…. tiến hành so sánh kết quả đạt được sau quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch giữa chị phí càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tạo được là sự tổng hợp của nhiều yếu tố đầu vào mà môi trường ngoại cảnh. Có nhiều cách khác nhau để đạt được cùng một kết quả, và do tính mâu thuận về khả năng hạn hẹp về nguồn lực với nhu cầu vô hạn của con người mà ta cần đánh giá kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Để đạt được kết quả đó cần có những kết quả gì? Chi phí bao nhiêu? Hay với chi phí đó ( nguồn lực đó) thì làm thế nào để có kết quả cao nhất? đó là vấn đề và bản chất của hiệu quả kinh tế. 2.2.3 Hiệu quả kinh tế Sản xuất là một hoạt động có mục đích của con người, tác động đến đối tượng lao động thông qua công cụ lao động nhằm tạo ra của cải vật chất thảo mạn nhu cầu của mình và cho hội. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các nhà sản xuất, doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Cho nên kết quả kinh tế là một vấn đề không những được bản thân nhà sản xuất, doanh nghiệp quan tâm mà là còn là vấn đề của toàn hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý và trình độ tổ chức của các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất, doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả, có như vậy nhà sản xuất, doanh nghiệp mới có điều kiện tái sản xuất mở rộng, áp dụng khoa học kỷ thuật và công nghệ mới vào trong sản xuất. GS.TS Ngô Đình Giao cho rằng “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. TS : Nguyễn Tiến Mạnh lại cho rằng: “Hiệu quả kinh là một phạm trù khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định[3]. Vì vậy có thể hiểu rằng: ‘Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện trập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực, chi phí nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra” 2.2.4 Khái niệm nông hộ Hộ hay còn gọi là hộ gia đình là khái niệm dùng để chỉ hình thức tồn tại của một nhóm hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tếtính chất hành chính địa lý (phạm Địa Loan, 1996). Trong nông thôn, gia đình và hộ gia đình có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng chúng không phải là một. Hộ gia đình là một nhóm cá nhân, chủ yếu chung nhau về kinh tế, cùng lao động sản xuất, cùng sống trong một mái nhà, họ có thể cùng huyêt thống hoặc không cùng huyết thống. Có trường hộ nhưng chưa phải là gia đình (hộ độc thân) cũng có khi là gia đình nhưng chưa phải là hộ (chưa hoặc không tách hộ khỏi gia đình lớn). Ngày nay trong cơ chế thị trường, tùy hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ gia đình nông thôn được phân loại thành hộ thuần nông, hộ kết hợp (kêt hợp giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp), hộ phi nông nghiệp. 2.2.5 Đặc trưng của nông hộ Nông hộ là hộ gia đình sống ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp đơn vị kinh tế hội ở nông thôn, nước ta hiện nay, về cơ bản nông hộ có đặc trưng sau : Hộ là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, trong nền kinh tề thị trường hiện nay, hộ có quyền quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cũng như quyền quyết định việc khai thác sử dụng các nguồn lực của hộ như: lao động, đất đai, vốn Quyền sử dụng đất là một đăc trưng nổi bật của nông hộ, là đặc trưng cơ bản để phân biệt nông hộ với những người lao động không có đất hay với cư dân thành thị, đất đai là tư liệu đặc biệt đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của nông hộ. Lao động trong hộ chủ yếu thuộc sở hữu của hộ đa phần người lao động trong nông hộ là lao động phổ thông chưa có đào tạo nghề, và mang tính mùa vụ. Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu đấy là đặc trưng chung của nông thôn việt nam nhất là vùng sâu vùng xa vùng khó khăn, hoạt động sản xuất mang tính tự cung tự cấp nếu có sản xuất hàng hóa thì cùng nhỏ lẻ, thiếu động bộ, khả năng cạnh tranh kém, hiệu quả kinh tế thấp. Đặc trưng về vốn và tiêu dùng, Trong nông hộ, không có sự phân biệt lợi nhuận với tiền công, bởi trong nông hộ lao động cho chính họ, vừa là chủ vừa là người lao động cũng do đó hoạt động tiêu dùng không được tách bạch nghi chép rõ ràng. Qua đó có thể nói rằng, hộ là một đơn vị kinh tế chủ yếu ở nông thôn. Là tập hợp của một nhóm người cùng chung một cơ sở ngân quỹ, cùng nhau lao động sản xuất (chủ yếu là nông nghiệp) cùng ăn cùng ở với nhau trong một mái nhà. 2.2.6 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ Hiệu quả trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi hươu nói riêng là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực trong chăn nuôi hươu của nông hộ. [...]... của đề tài là các hộ chăn nuôi hươu tại quỳnh tân, huyên Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ ngày 3/1/2011 đến ngày 2/5/2011 Không gian nghiên cứu: Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi hươu lấy nhung tại nông hộ của Quỳnh Tân, Huyện Quỳnh Lưu ,Tỉnh Nghệ An Quy mô: Chăn nuôi của. .. với các Quỳnh Xuân, Quỳnh Văn, Phía bắc: giáp với Quỳnh Trang Phía tây: giáp với Quỳnh Thắng Phía nam : giáp với Quỳnh hoa, Quỳnh Châu Tổng diện tích tự nhiên toàn 3.196 ha, toàn có 16 thôn, Quỳnh tân là một nằm vùng bán sơn địa có đường nhựa hướng đông tây nối liền quốc lộ 1A với các phía trên Hình 4: Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam Nguồn: UBND huyện. .. hươu) /(số tháng nuôi /con hươu Thu nhập trên công nuôi : Là chỉ tiêu đánh giá, giá trị ngày công của hoạt động chăn hươu là bao nhiêu Thu nhập /công nuôi =MI/Tổng công nuôi 2.3 Vai trò của nhung hươu 2.3.1 Khái niệm nhung hươu Nhung hươu là sản phẩm cốt chất trên đầu con hươu có được từ sừng non (lộc) của những con hươu đực hoặc con nai đực thuộc họ hươu[ 1] 2.3.2 Thành phần hóa học của nhung hươu Hàm lượng... chất hươu cơ ở trong nhung hươu là các a xít a min quan trọng mà cơ thể con người chúng ta không thể tự tổng hợp được, đặc biệt trong nhung hươu chứa một hàm lượng lớn, a xit amin lysine đây là một a xít a min kích thích tăng trọng Hình 3: Sản phẩm nhung hươu của Quỳnh Tân Bảng 2: Hàm lượng acid amin ở 3 loại nhung hươu ĐVT: % Acid amin Nhung hươu Nhung hươu hung Nhung hươu lẫn sao Trytophan 0,35... nuôi hươu ở nông hộ 2.4.1 Tình hình của nghề nuôi hươu Những năm qua trên địa bàn huyện phát triển mạnh nghề chăn nuôi hươu, nghề nuôi hươu lấy nhung đã giúp một số hộ gia đình vươn lên làm giàu nhưng nghề nuôi hươu ở đây vẩn phát triển chưa bền vững, do đây là một nghề nuôi tự phát, chưa có quy hoạch tổ chức hợp lý, người dân chủ yếu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nuôi chính quyền địa phương chưa có... nông hộ lớn hơn hươu cái Trong những năm gần đây giá hươu đã qua trở lại vơi giá trị thực của nó, thì nghề nuôi hươutính ổn định hơn và nghề nuôi hươu lấy nhung có xu hướng phát triển mạnh do nhu cầu thị trường luôn lớn hơn cung Hiện nay ở nông hộ chỉ nuôi hươu với mục đích là lấy nhung, hươu cái được nuôi ở các nông hộ với mục đích để tăng đàn hươu đực ở nông hộ và thay thế những con hươu đực đã hết... mà hươu cái rớt giá thậm tệ thì hươu đực cũng rớt giá theo, tuy nhiên so với hươu cái thì hươu đực giảm giá ít hơn, hươu đực lúc này giảm xuống khoảng 3-4 triệu đồng trên con đến năm 2005 giá hươu đực lên lại Giá hươu đực có tính ổn định hơn hươu cái là do giá trị của nhung hươu ít có sự biến động So với các loại khác thì giá hươu luôn có sự biến động lớn vì vậy hiệu quả kinh tế và thu nhập từ nuôi hươu. .. chăn nuôi nhiều trong đó số lượng hươu nuôi trên địa bàn chiếm một tỷ lệ cao trong số vật nuôi ở nông hộ -Hiện nay chính quyền có sự quan tâm khuyến khích phát triển đàn hươu ở nông hộ -Đây là nơi có nhiều đối tượng buôn bán hươunhung hươu - Nghề nuôi hươu trên địa bàn đã có từ mấy chục năm nay, hiện nay trên địa bàn có khoảng 200 hộ có hoạt động chăn nuôi hươu, đặc biệt ở đây có một trang... đàn hươu của nông hộ tại Quỳnh Tân ĐVT: con Hươu đực Hươu cái Tỷ lệ đực /cái 2,7 1,425 1,89 (Nguồn: Điều tra nông hộ 2011) Qua bảng trên ta thấy số lượng hươu đực trung bình một nông hộ luôn lớn hơn số lượng hươu cái bình quân hươu đực được nuội ở một nông hộ là 2,7 con, trong khi đó số lượng hượu cái là 1,425 con trên một hộ Cơ cấu đàn hươu ở nông hộ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và thu nhập của. .. thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm vì vậy nghề chăn nuôi phát triển chưa bền vững và chưa tưng xứng với tiềm năng sẵn có của vùng Hiện nay trên địa bàn quỳnh Tân có hơn khoảng một 1000 con hươu, số hươu này nuôi chủ yếu trong các hộ gia đình, phần lớn là những gia đình khá giả mới có điều kiện để nuôi nhưng quỳnh tân, có một mô hình nuôi với quy mô trang trại khá thành công với quy mô trang trại . tài: " ;Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu lấy nhung tại xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An& quot; này nhằm tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu lấy nhung. Với. Lưu, tỉnh Nghệ An. 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi hươu lấy nhung tại nông hộ của Xã Quỳnh Tân, Huyện Quỳnh Lưu ,Tỉnh Nghệ An. Quy mô: Chăn nuôi của nông. giá hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi hươu lấy nhung ở tại nông hộ xã Quỳnh Tân,Huỵên Quỳnh Lưu ,Tỉnh Nghệ An. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -Thực trạng chăn nuôi hươu tại xã Quỳnh Tân, Huyện Quỳnh

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

      • Phần 2

      • TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

        • 2.1 Cơ sở lý luận của giống hươu 

          • 2.1.1 Quá trình thuần hóa

          • 2.1.2 Cách chọn giống hươu

            • 2.1.2.1 Chọn hươu giống dựa vào lý lịch

            • 2.1.2.2 Chọn hươu giống dựa vào bản thân

            • 2.1.2.3 Đối với hươu đực

            • 2.1.3.4 Đối với hươu cái

            • 2.2 Cơ sở lý luận của hiệu quả kinh tế

              • 2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

              • 2.2.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế

              • 2.2.3 Hiệu quả kinh tế

              • 2.2.4 Khái niệm nông hộ

              • 2.2.5 Đặc trưng của nông hộ

              • 2.2.6 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ

              • 2.3 Vai trò của nhung hươu

                • 2.3.1 Khái niệm nhung hươu

                • 2.3.2 Thành phần hóa học của nhung hươu

                • 2.3.3 Công dụng của nhung hươu

                • 2.3.4 Các bài thuốc có nhung hươu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan