tim hiểu các yếu tố ảnh huởng đến phương thức chăn nuôi bò xã hòa phước – hòa vang – tp đà nẵng

56 1.1K 4
tim hiểu các yếu tố ảnh huởng đến phương thức chăn nuôi bò xã hòa phước – hòa vang – tp đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, nền sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển vượt bậc. Đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm rõ rệt. Chăn nuôi thịt đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thịt cho người tiêu dùng, một phần sức kéo trong nông nghiệp, cũng như thu nhập cho người chăn nuôi. Chăn nuôi đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển nông thôn [18]. Chính vì thế có rất nhiều chủ trương, các chính sách, các hoạt động của các tổ chức trong nước và các tổ chức phi chính phủ nhằm phát triển hệ thống chăn nuôi tại các địa phương khác nhau. Theo Quyết định số 225/1999/QĐ TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 và quyết định số 17/2006/QĐ TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi. Định hướng đến năm 2015 tăng đàn thịt bình quân 4% năm, đạt khoảng 10 triệu con, trong đó lai đạt khoảng 45% [14][15]. Đà Nẵng là thành phố thuộc Duyên hải Miền Trung phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại. Theo điều tra của Sở NN&PTNT, năm 2010, tổng đàn trên địa bàn thành phố đạt 23 nghìn con, tổng đàn heo 160 nghìn con và tổng đàn gia cầm 1.100 nghìn con [4]. Huyện Hòa Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố, và có tiềm năng phát triển chăn nuôi khá lớn. Trong những năm qua, huyện có chủ trương phát triển chăn nuôi, đầu tư chiều sâu theo hướng lai tạo có năng suất cao, chất lượng tốt từng bước phát triển chăn nuôi [3]. Hoàng Mạnh Quân (2006) đã báo cáo rằng chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế đang có những chuyển đổi tích cực từ hướng nuôi tận dụng là chính sang phương thức nuôi có đầu tư hoặc bán thâm canh. Thực tế chăn nuôi thịt của nông hộ đang được thực hiện theo 4 phương thức chính: Chăn thả hoàn toàn, chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng, bán thâm canh và thả rông [13]. 1 Nguyễn Xuân Bả (2007) đã báo cáo cho thấy đã có hơn 1/3 số hộ điều tra ở Quảng Ngãi, nuôi theo phương thức nuôi nhốt là chủ yếu, nuôi chăn thả không bổ sung chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp ( 6,63%), phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng chiếm 59,67%. Theo nghiên cứu của nguyễn Xuân Bả thì hiện tại có 3 phương thúc chăn nuôi ở Quảng Ngãi: Chăn thả không bổ sung, chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng và nuôi nhốt. Trong hầu hết các phương thức đó thì phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn được xem là hiệu quả nhất [17].Tuy nhiên kết quả khảo sát ban đầu tại Hòa Phước, huyện Hòa Vang cho thấy rằng hầu hết các hộ đều sử dụng phương thức chăn thả tự nhiên mang lại hiệu quả thấp. Vây những nguyên nhân hay những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức chăn nuôi của hộ. Do vậy, vấn đề hiện nay làm thế nào để xác định được phương thức chăn nuôi phù hợp với tiềm năng thế mạnh của vùng nhằm phát triển chăn nuôi tại địa phương. Từ đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông hộ, đồng thời góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Với mục tiêu cung cấp thông tin ban đầu trong công tác nghiên cứu đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng chăn nuôi bò, các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức chăn nuôi của hộ và góp phần xây dựng giải pháp cải tiến hệ thống chăn nuôi hoàn thiện hơn. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến đã tiến hành đề tài “Tim hiểu các yếu tố ảnh huởng đến phương thức chăn nuôi Hòa Phước Hòa Vang TP Đà Nẵng” 2 2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi thịt của Hòa Phước - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi - Chỉ ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện phương thức chăn nuôi 3 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.Tình hình phát triển chăn nuôi thịt ở Việt Nam 2.1.1. Số lượng và sản lượng thịt Qua biểu đồ 1 cho thấy số lượng đàn tăng khá nhanh qua các năm, đặc biệt từ trong giai đoạn từ năm 2001 2007. Tỷ lệ tăng đàn bình quân tăng 9,67% năm ở thịt trong giai đoạn 2001 2006. Riêng năm 2007 tổng đàn cả nước đạt 6,72 triệu con, tăng 3,29% so với năm 2006. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, đàn thịt chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh nên tốc độ tái đàn còn chậm. Cụ thể là so với thời điểm 2007, đàn cả nước có 6.338 nghìn con, giảm 5,8%. Tại thời điểm 1/10/2009 đàn đạt 6.103,3 nghìn con, giảm 3,7% so với năm 2008. Đàn giảm hầu hết ở các vùng là do: + Số lượng cày kéo giảm + Bệnh lở mồm long móng vẫn diễn ra ở một số địa phương + Mưa bão ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã làm thiệt hại đến tổng đàn Biểu đồ 1: Diễn biến số lượng và tốc độ tăng trưởng đàn qua các năm Mặc dù chăn nuôi gặp khó khăn nhưng phạm vi và mức độ ảnh hưởng không lớn nên nhìn chung vẫn phát triển tốt. Các mô hình chăn nuôi quy mô lớn có đầu tư thâm canh được hình thành đã làm thay đổi về mặt nhận thức và tập quán nuôi truyền thống. Phong trào trồng cỏ thâm canh tăng năng suất 4 làm thức ăn cho được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Kinh nghiệm quản lý giống, trang trại của cán bộ kỹ thuật cũng như của người dân được nâng cao. Biểu đồ 2: Sản lượng thịt và sự tăng trưởng qua các năm Nguồn: 1. Tổng cục Thống kê, 2009 (từ năm 2001 - 2009) 2. Trích báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2009 ngành Nông nghiệp và PTNT ( năm 2009) Về sản lượng thịt hơi,hằng năm tăng nhanh, từ 97,8 ngàn tấn năm 2001 lên 227 ngàn tấn năm 2008. So với năm 2008, sản lượng thịt đạt 257,8 ngàn tấn, tăng 13,7% vào năm 2009. Tuy nhiên sự tăng trưởng này vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực và các nước Châu Á. Ở nước ta khi tính sản lượng thịt hơi ( trâu, bò) trên đầu người đến năm 2006 mới đạt 3,5 kg chưa bằng 1/2 so với Lào và bằng 1/6 so với Mông Cổ, mới bằng 1/3 so với Úc [5]. 2.1.2. Phân bố đàn theo vùng Qua bảng cho thấy, năm 2008 tổng đàn cả nước trên cả nước trên 6,3 triệu con và đàn hầu như có mặt khắp các vùng sinh thái. Đàn phân bố không đồng đều giữa các vùng mà tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải miền Trung, có khoảng 2,29 triệu con ( chiếm 36% tổng đàn cả nước). Ngoài hai vùng sinh thái trên thì đàn cũng tập trung khá cao ở Đông Nam Bộ và vùng Đông Bắc. Tây Nguyên là vùng đất rộng lớn, có nhiều 5 đất đai và đồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi nhưng ở đây tỷ lệ đàn chỉ chiếm 11,5% tổng đàn cả nước. Bảng 1: Sự phân bố đàn theo vùng được thể hiện qua bảng sau STT Vùng sinh thái Năm 2008 Tỷ lệ so với cả nước ( %) Cả nước 6337,7 100 1 Đồng Bằng Sông Hồng 730,0 11,52 2 Vùng Đông bắc 762,9 12,04 3 Vùng Tây Bắc 295,9 4.67 4 Vùng Bắc Trung Bộ 1180,3 18,62 5 Vùng duyên hải Miền Trung 1105,6 17,44 6 Vùng Tây Nguyên 721,3 11,38 7 Vùng Đông Nam Bộ 828,2 13.07 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 713,5 11,26 (Nguồn: Niên giám thống kê, 2008) 2.1.3. Quy mô và phương thức chăn nuôi + Các phương thức chăn nuôi thịt hiện nay ở Việt Nam - Phương thức thả rông Đây là phương thức chăn thả truyền thống, lâu đời của người dân phản ánh trình độ lạc hậu trong sản xuất. Với phương thức này, người chăn nuôi hạn chế đến mức thấp nhất việc đầu tư chi phí, chủ yếu tận dụng diện tích đồng cỏ và thảm thực vật tự nhiên. Gia súc được khoanh vùng cô lập, ăn cỏ và trú ẩn dưới cây che bóng. Mức độ đầu tư chỉ dừng lại ở chi phí giống và công thăm nuôi định kỳ, công vận chuyển đàn. Phương thức này khá phổ biến trong một thời gian dài tại đồng cỏ lớn, đặc biệt là ở khu trung du, miền núi, và vùng sâu, nơi sản xuất chưa thực sự phát triển. Đây là phương thức chăn nuôi kém bền vững nhất xét cả mặt kinh tế, hội lẫn môi trường môi sinh, rủi ro cao và tác động kìm hãm đến các ngành kinh tế khác như: phá rẫy, nương trồng trọt của người dân. Hiện nay cùng với sự phát triển của mặt bằng dân trí, phương thức này đã bị thu hẹp đáng kể, đặc biệt là sau khi quy định cấm chăn nuôi thả rông gia súc của nhà nước ban hành. - Phương thức chăn thả hoàn toàn 6 Thực chất là phương thức thả rông có sự giám sát của người chăn nuôi. Đây là sự thay đổi của các hộ nuôi trong quản lý đàn của gia đình, hạn chế rủi ro và gây mất mỹ quan khu dân cư. Chi phí cho chăn nuôi thấp, bao gồm công chăn dắt và chi phí chuồng trại tạm bợ, vật liệu rẻ tiền mau hỏng như: dây thừng, cọc tre nhỏ, mái tranh cột nhỏ… Nhờ có sự chặt chẽ của người chăn dắt nên hình thức này có thể mở rộng phạm vi nuôi, bao gồm vùng sâu vùng xa, vùng trung du miền núi, vùng ven đô thị, nông thôn… nơi có đồng cỏ tự nhiên đủ cho nhu cầu của vật nuôi. - Phương thức bán chăn thả (phương thức bổ sung thức ăn) Đây là bước chuyển giữa phương thức chăn nuôi quảng canh sang dần đầu tư thâm canh. Lề lối truyền thống vẫn còn thông qua việc chăn thả bán thời gian. Thêm vào đó, người chăn nuôi đã chú trọng đến khâu chăm sóc vật nuôi như: đầu tư xây dựng chuồng trại bán kiên cố, hàng rào, chăm sóc thú y, bổ sung thức ăn phụ phẩm nông nghiệp như: thân ngô, đọt sắn, dây khoai lang, rơm, bả mía, xơ mít, các loại quả có nước… Phương thức này thể hiện sự thay đổi phù hợp với điều kiện mới: công nghiệp, hiện đại hoá gắn với đô thị hoá thành thị và nông thôn, phạm vi chăn thả thu hẹp. Phương thức chăn nuôi này khá tiến bộ: một mặt đảm bảo sức sản xuất của vật nuôi, mặt khác tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp, biến quy trình sản xuất nông hộ thành chu trình khép kín, giảm chi phí chăn nuôi. Tuy nhiên, phương thức này chưa đạt đến trình độ sản xuất hàng hoánâng cao chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện nông hộ nước ta giai đoạn 2006 -2008 đây là phương thức các nông hộ áp dụng khá phổ biến trên mọi miền đất nước. - Phương thức bán thâm canh Phương thức này gần đây được người dân mạnh dạn áp dụng và ngày càng nhân rộng, đặc biệt hộ có tiềm lực kinh tế lớn, có quy mô đàn cao và định hướng phát triển sản xuất theo kiêu hàng hoá. Hình thức này đang dần khỏi vượt quy mô hộ và hình thành ở quy mô trang trại từ hàng chục đến hàng trăm con. Có thể nói, đây là phương thức chăn nuôi tiến bộ nhất tính thời điểm đến nay. Nguồn thức ăn tự nhiên được chuyển từ thức ăn chủ yếu sang nguồn thức ăn bổ sung. Thay vào đó các hộ chăn nuôi đã đầu tư các loại thức ăn tinh như: cám gạo, bột sắn và các chế phẩm công nghiệp như: rỉ mật, urê, 7 thức ăn khoáng… Mức đầu tư còn thể hiện ở khâu kiến thiết chuồng trại kiên cố, đúng quy trình kỹ thuật, lai tạo giống mới, chăm sóc theo đối tượng… Với chủ trương lai hoá đàn nuôi, phương thức này đang khuyến khích mở rộng các tỉnh thành của cả nước. Mặc dù chi phí chăn nuôi cao hơn phương thức cũ nhưng chất lượng nuôi đã đáp ứng nhu cầu càng cao của thị trường. Hình thức này thể hiện năng lực sản xuất của các hộ dân đã và đang cải thiện đáng kể. - Phương thức nuôi thâm canh Là phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, nguồn thức ăn chủ yếu được cung cấp ngay tại chuồng. Phương thức này áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, và hiện nay được áp dụng phổ biến tại các trang trại với quy mô nuôi lớn và các hộ gia đình với quy mô từ 1- 2 con. Phương thức này thường áp dụng ở những nơi dân cư đông, không có nơi chăn thả, hoặc tận dụng phân chuồng làm BIOGA + Hiệu quả chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi Năm 2006, Hoàng Mạnh Quân đã báo cáo kết quả chăn nuôi hiệu qua, thu nhập chung đạt 3,58 triệu đồng/hộ/năm ( tương ứng với 878 ngàn đồng/con/năm). Hộ nuôi có số lượng càng lớn thì thu nhập càng cao. Ở phương thức nuôi bán thâm canh trên 8 con lãi 1,84 triệu đồng/con, sung thức ăn nuôi từ 5-6 con lãi 1,65 triệu đồng/con, chăn thả hoàn toàn nuôi từ 3-4 con lãi 1,65 triệu đồng/con [13]. Phương thức chăn nuôiảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi nông hộ. Phương thức nuôi bán thâm canh đạt 1,12 triệu đồng/con/năm cao hơn so cới các phương thức khác. Nếu áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh thì thu nhập của hộ sẽ cao hơn phương thức chăn dắt bổ sung thức ăn999,8 ngàn đồng/năm, phương thức chăn thả hoàn toàn là 1229,5 ngàn đồng/năm [13]. + Quy mô chăn nuôi - Đặc điểm chăn nuôi ở nông hộ: Trong những năm gần đây với những chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà Nước thì nông nghiệp nước ta đã phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, ngành chăn nuôi nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó có chăn nuôi bò.Chăn nuôi ở nước ta chủ yếu phát triển ở quy mô nông hộ. 8 Đối với người nông dân thời xưa thì chăn nuôi chủ yếu nhằm tận dụng sức kéo là chủ yếu. Ngày nay do tác động của khoa học công nghệ và cơ chế thị trường phát triển nên dần dần chăn nuôi chuyển hướng sản xuất hàng hóa là chủ yếu. Tuy nhiên, chăn nuôi ở nông hộ nước ta chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ một vài con, chăn nuôi theo hướng tận dụng các phế phẩm nông nghiệp và nguồn lao động nhàn rỗi ở địa phương đồng thời tận dụng phân thải từ để bổ sung cho trồng trọt. - Quy mô nông hộ Chăn nuôi quy mô nông hộ 1 - 5 con con là phổ biến ở nước ta để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp và tận dụng phế phụ phẩm nông sản và lao động phụ trong gia đình [16]. - Quy mô trang trại Một số ít trang trại có quy mô trên 10 - 20 con chủ yếu ở miền núi và trung du các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên. Chăn nuôi quy mô trang trại vừa đều có ở các tỉnh, tuy nhiên quy mô lớn kết hợp và va gia súc nhai lại khác đã xuất hiện ở một số địa phương như Bình Thuận có hộ nuôi trên 300 - 1000 con và dê cừu [16]. Chăn nuôi trang trại hiện nay của nước ta tại các tỉnh Duyên hải miền Trung sử dụng phương thức quảng canh tận dụng các lợi thế về diện tích tự nhiên như đồi gò, ven rừng, bãi bồi ven sông… và sử dụng giống bản địa. Một số ít trang trại của tư nhân chú ý đến chăn nuôi thịt thâm canh, các giống thịt nhập khẩu, sử dụng các loại cây cỏ trồng thâm canh, năng suất cao kết hợp với sử dụng thức ăn hỗn hợp. Thông qua các dự án thịt và chương trình khuyến nông trình độ chăn nuôi của người nông dân đã từng bước được nâng lên. Phương thức chăn nuôi tận dụng dần được thay thế bằng chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh. Một trong những điểm nổi bật về thay đổi phương thức chăn nuôi là phát triển các giống cỏ trồng năng suất chất lượng cao. Diện tích cỏ trồng của cả nước năm 2001 chỉ có 4,68 ngàn ha đến năm 2006 đã lên đến 45,25 ngàn ha, tốc độ tăng trưởng bình quân trên/năm là 58,73%. Vùng trồng cỏ nhiều nhất là Đông Bắc ( 14,9 ngàn ha); Duyên hải miền Trung ( 6,99 ngàn ha); Bắc Trung Bộ ( 6,89 ngàn ha) và Đông Nam Bộ ( 5,95 ngàn ha). Sản lượng cỏ trồng ước đạt 9 6,7 triệu tấn đáp ứng được khoảng 7,66% nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ ( Cục Chăn nuôi, 2007) [7]. + Vai trò của chăn nuôi đối với kinh tế nông hộ Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của ngành chăn nuôi thể hiện [8]: + Cung cấp sức kéo: Ở nước ta hiện nay mặc dù có cơ khí hóa nông nghiệp, nhưng công việc làm đất vẫn thu hút gần 70% trâu, 40% trong toàn quốc, đáp ứng khoảng trên 70% sức kéo trong nông nghiệp. + Cung cấp thực phẩm: Cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao đối với con người là thịt và sữa. + Cung cấp phân bón và chất đốt: Hằng ngày mỗi trâu trưởng thành thải ra từ 15-20 kg phân, trưởng thành 10-15 kg. Phân trâu được làm phân bón cho cây trồng rất phổ biến. Phân trâu chứa 78% nước, 5,4% khoáng. 1,06% axits photphoric, 0,1% kali, 0,2% canxi. Mặc dù chất lượng phân không cao như phân lợn, nhưng nhờ có khối lượng lớn trâu đã đáp ứng tới 50% nhu cầu phân hữu cơ cho nông nghiệp nước ta. Trên thế giới, phân trâu còn được dùng làm chất đốt. + Ý nghĩa kinh tế hội: Phát triển chăn nuôi góp phần tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Trong kinh tế hộ, 85% số được nuôi tại các gia đình, tỷ lệ thu nhập có thể đạt 50-60% trong tổng thu nhập của hộ. Ngành chăn nuôi chiếm trên 20% trong tổng thu từ nông nghiệp và tác động mạnh mẽ đến công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) ở vùng nông thôn. Nước ta hiện nay lao động không có việc làm trong thời gian nông nhàn còn nhiều. Trong những năm qua có nhiều dự án, chương trình của chính phủ và của các tổ chức phi chính phủ thực hiện nhằm giải quyết nguồn lao động còn dư thừa. Khi mà dân số ngày càng tăng, đất chật người đông, công ăn việc làm khan hiếm. Do vậy, phát triển chăn nuôi không chỉ giải quyết vấn đề thu nhập mà còn tạo công ăn việc làm 2.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi thịt trong nông hộ ở Việt Nam 10 [...]... để tìm hiểu các phương thức chăn nuôi hiện có cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức chăn nuôi của các hộ + Phỏng vấn hộ: Các hộ được chọn phỏng vấn 45 hộ của 2 thôn thuộc Hòa Phước Trong các hộ này có cả hộ khá, trung bình, nghèo và các hộ này có đầy đủ các phương thức chăn nuôi cụ thể là: 16 hộ chăn nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn, 21 hộ chăn nuôi theo phương thức. .. chỉ gồm 3 phương thức: chăn dắt hoàn toàn (CDHT), chăn dắt có bổ sung thức ăn (CDBSTA), bán thâm canh (BTC) Tuy nhiên việc áp dụng các phương thức chăn nuôi giữa các nhóm hộ có sự khác biệt Phương thức chăn nuôi là chỉ tiêu phản ánh trình độ chăn nuôi của chủ hộ Kết quả điều tra phương thức chăn nuôi của hộ được thể hiện qua bảng Bảng 9: Phương thức chăn nuôi trong nông hộ STT Phương thức nuôi Tỷ... còn rất ít, chủ yếu được nuôi theo phương thức chăn dắt bổ sung, chăn dắt không bổ sung thức ăn Quy mô chăn nuôi cũng nhỏ nên hiệu quả chưa cao Nhằm tìm hiểu thông tin về số lượng bình quân đàn được nuôi theo các phương thức khác nhau và tỷ lệ (%) số hộ áp dụng các phương thức ở quy mô khác nhau Bảng 11: Tỷ lệ hộ lựa chọn phương thức chăn nuôi qua quy mô đàn nông hộ điều tra Phương thức CTHT CTBSTA... thức chăn thả có bổ sung thức ăn, 8 hộ chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh Số lượng mẫu được lấy ngẫu nhiên tại 2 thôn Tân Hạnh và thôn Trà Kiểm Hòa Phước với 7 hộ nghèo, 21 hộ trung bình, 17 hộ khá Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến sự lựa chọn phương thức chăn nuôi nông hộ 18 Thông tin thu thập: Số lao động, trình độ, kinh nghiệm của hộ trong chăn nuôi Các phương thức chăn. .. yếu, nhưng chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh lại đang là hướng đi hứa hẹn mặc dù hiện tại tỷ lệ chưa cao, nhưng đang có xu hướng phát triển 4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương thức chăn nuôi tại các hộ điều tra Trong quá trình thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi tại Hòa Phước tôi đã tìm hiểu những yếu tố trong hệ thống chăn nuôi tại nông hộ và những yếu tố này có tác động... nhân giống thịt chất lượng cao 16 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Lý do chọn điểm nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là đánh giá hệ thống chăn nuôi tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức chăn nuôi của Do vậy, việc chọn vùng nghiên cứu phải mang tính chất làm nổi bật bản chất của hệ thống chăn nuôi, đa dạng các phương thức chăn nuôi Việc chọn vùng nghiên cứu phải dựa trên các chỉ tiêu... với tổng hộ nuôi Vì vậy, phuơng thức CTBSTA và BTC đuợc nguời dân nuôihiệu quả hơn 4.4.3 Quy mô và số lượng đàn ở hộ điều tra 32 4.4.3.1 Quy mô đàn Chăn nuôi đã gắn liền với đời sống, mang lại khá nhiều lợi ích cho người dân Chăn nuôi ở địa phương được chăn với nhiều phương thức khác nhau Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, nuôi nhốt thâm canh của địa phương còn... trọng tốt được Hiện nay, trong chăn nuôi chăn nuôi trâu thịt có đến 95% nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu tận dụng từ cây cỏ tự nhiên, ở đồi núi, rừng, bờ bãi… + Thú y Bệnh tật là yếu tốảnh hưởng rất lớn đến năng suất Ở các cấp, các ngành, mỗi địa phương và trong các nông hộ cần phải tiến hành tốt công tác vệ sinh trong chăn nuôi thịt và tiêm phòng định kỳ 15 2.1.4 Định hướng phát triển chăn nuôi. .. hàng hóa Hòa Phước là một nằm về phía Nam của huyện Hòa Vang, giáp ranh với huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với các Hòa Châu, Hòa Quý, Điện Ngọc, Điện Thắng Bắc, Điện Hòa, có đường quốc lộ chạy qua trung tâm Mặt khác, nằm ngay cửa ngõ ra vào thành phố Đà Nẵng Hòa Phước có 10 thôn trong đó thôn Tân Hạnh và thôn Trà Kiểm là nơi tập trung các hộ nuôi nhiều nhất Hòa Phước có vị... phát triển chăn nuôi thịt theo hướng thâm canh cần có sự thay đổi toàn diện từ con giống, phương thức nuôi dưỡng đến hình thức tổ chức sản xuất hợp lý và gắn với thị trường tiêu thụ 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi thịt - Điều kiện tự nhiên + Khí hậu và thời tiết Đối với các nước thuộc khu vực nhiệt đới thì khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của vật nuôi Trong . thức chăn nuôi bò xã Hòa Phước – Hòa Vang – TP Đà Nẵng 2 2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò thịt của xã Hòa Phước - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi. kinh nghiệm trong chăn nuôi bò để tìm hiểu các phương thức chăn nuôi hiện có cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức chăn nuôi của các hộ + Phỏng vấn hộ: Các hộ được chọn. giá ảnh hưởng của các yếu tố đến sự lựa chọn phương thức chăn nuôi bò nông hộ. 18 Thông tin thu thập: Số lao động, trình độ, kinh nghiệm của hộ trong chăn nuôi bò Các phương thức chăn nuôi,

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan