thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố huế

60 2K 8
thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, khi mà sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu nổi bật; trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày đã đảm bảo được lương thựcthức ăn giàu đạm thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng. Điều đó có ý nghĩa như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ…Vai trò của cây rau được khẳng định qua câu tục ngữ: “ cơm không rau như đau không thuốc”. Giá trị cây rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống [3]. Sản xuất rau là một ngành sản xuất truyền thống của nông nghiệp Việt Nam. Nhân dân ta đã đúc rút nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, huấn luyện cây con, chống nóng, chống rét, trồng rau rải vụ, trái vụ… Tuy nhiên, trong xu thế của một nền nông nghiệp sản xuất thâm canh, bên cạnh gia tăng về khối lượng, chủng loại, ngành trồng rau đang bộc lộ mặt trái của nó: việc ứng dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật về hóa học, nông hóa thổ nhưỡng, công nghệ sinh học, gia tăng về nước thải công nghiệp đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm các sản phẩm rau xanh. Do đặc điểm của rau chứa nhiều nước, tế bào mỏng, quá trình sản xuất phải thâm canh cao, bón nhiều phân, rau lại là đối tượng cho nhiều loại sâu, bệnh gây hại. Mặt khác, nông dân một phần do hiểu biết hạn chế, một phần do thiếu ý thức, chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến an toàn rau cho người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, người nông dân đã dùng các biện pháp hóa học để phòng trừ không đúng quy định, tiêu chuẩn của thuốc hóa học, dùng phân hóa học quá liều lượng, sử dụng phân tươi… đã 1 làm cho rau xanh ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Đứng trước tình hình rau xanh ngày càng bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, một số địa phương, tỉnh, thành phố; nhiều cấp ngành quan tâm đến việc sản xuất rau an toàn bằng nhiều giải pháp như: ban hành chính sách, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, nâng cao nhận thức của người nông dân… Trong quá trình phát triển,Thừa Thiên Huế đã xuất hiện nhiều vùng trồng rau chuyên canh mới, không ngừng đổi mới về tiến bộ kỹ thuật, giống mới… Nhu cầu về rau sạch và rau an toàn của người dân ngày càng cao. Tuy nhiên, việc cung cấp nguồn rau này cho người tiêu dùng còn nhiều hạn chế. Người sản xuất rau an toàn đang lúng túng đầu ra; trong khi đó nhu cầu RAT lại không được đáp ứng. Kết quả nghiên cứu về nhu cầu rau của người dân trên địa bàn thành phố Huế cho thấy rằng nhu cầu của người dân về rau an toàn là rất cao, tuy nhiên những hợp tác xã trồng rau an toàn (như HTX Kim Thành -Thừa Thiên Huế ) hoặc vùng quy hoạch trồng rau an toàn của Đà Nẵng thì không tìm được đầu ra. Một trong những trở ngại lớn nhất là sự tin tưởng về chất lượng và giá của rau an toàn chưa phù hợp với đại bộ phận người tiêu dùng. Kết cục, không ít các vùng qui hoạch rau phải bỏ hoang, các HTX kinh doanh rau sạch phải chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác Vậy câu hỏi ở đây là làm như thế nào để đẩy mạnh sản xuất và phát triển thị trường rau đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng? Trong thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu một nghiên cứu nào mang tính hành động và có hệ thống để giải quyết vấn đề này. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Huế”. Nghiên cứu được tiến hành ở hai phường Tây Lộc và Thuận Hòa – thành phố Huế. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ rau xanh trên địa bàn thành phố Huế. - Tìm hiểu tình hình tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố và nhu cầu rau an toàn của người dân thành phố. - Xác định các giải pháp phát triển thị trường rau xanh đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về cây rau 2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam châu Á, với chiều dài khoảng 15 vĩ độ, có bờ biển dài khoảng 3.000 km; thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh; vị trí địa lý, khí hậu có nhiều thuận lợi cho việc trồng nhiều loại rau nhiệt đới và một số rau ôn đới; mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm. Tuy vậy, cũng có nhiều bất lợi về khí hậu như mưa lũ, bão, hạn hán xảy ra thất thường. Đặc biệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hiện tượng này xảy ra cường độ ngày càng mạnh và tần suất càng lớn. Rau rất đa dạng và phong phú về chủng loại, theo ước tính có 10.000 loài thực vật được dùng làm rau trên khắp thế giới, nhưng chỉ có 50 loài có giá trị thương mại, khoảng 70 – 80 loại rau trong sản xuất[3]. Theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, hiện có khoảng 70 loài rau ôn đới, á nhiệt đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới đã trồng ở Việt Nam[1]. Các vùng trồng rau của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long như Tân Hiệp – Tiền Giang, Châu Thành- Cần Thơ, Vĩnh Châu – Sóc Trăng. Miền Trung và Tây Nguyên gồm vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải miền Trung[3]. Ở nước ta hiện nay có 2 vùng trồng rau chủ yếu: - Vùng rau tập trung chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp với khoảng 40 % diện tích, 38% sản lượng. Chủng loại rau rất phong phú(hơn 60 loài). Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho cư dân phi nông nghiệp nên yêu cầu về chất lượng ngày càng gia tăng. 4 - Vùng rau luân canh với hai vụ lúa ( vụ rau đông xuân), chiếm 60% diện tích và gần 2/3 sản lượng cả nước. Đây là vùng rau hàng hóa có năng suất và chất lượng cao, có tiềm năng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, đặc biệt tại đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng. - Ở Thừa Thiên Huế: + Vùng rau truyền thống tại một số phường, xã thuộc thành phố Huế: phường Tây Linh, phường Thuận Lộc, Tây Lộc, Kim Long, Hương Long, Hương Vinh- thành phố Huế. + Vùng sản xuất rau phụ cận thành phố Huế: có diện tích trung bình 30- 45 ha( xã Hương Xuân, Hương An, Hương Chữ( Hương Trà), xã Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hòa, Điền Hải( Phong Điền), xã Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Lợi( Quảng Điền)[3]. 2.1.2. Giá trị của cây rau. 2.1.2.1 Giá trị dinh dưỡng Giá trị dinh dưỡng của rau thể hiện trên nhiều mặt: rau cung cấp cho cơ thể người nhiều loại vitamin như A, B ,C, PP…trong rau còn chứa các chất khoáng và các chất chứa năng lượng. Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85- 95 %, chỉ có 5- 15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rât cao ( cải bắp 60%, dưa chuột 74- 75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường ( chủ yếu đường đơn), chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hòa tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hóa trong quá trình oxy hóa năng lượng của các mô tế bào[3]. 2.1.2.2. Giá trị kinh tế Trong những năm qua sản xuất rau ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, sản xuất rau và trái cây phát trển khai thác được nguồn lực có giá trị và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đặc điểm của rau là có thời gian sinh trưởng ngắn nên trong một năm có thể bố trí nhiều vụ rau khác nhau. Trồng rau góp phần làm tăng hệ số sử dụng đất, tăng phẩm chất đất. Bên cạnh đó, sản xuất 5 rau còn làm tăng thu nhập của kinh tế hộ gia đình, hạn chế thời gian nhàn rỗi của người dân ven thành phố, tăng thêm thu nhập trên đơn vị sử dụng đất… Bảng 2.1: So sánh hiệu quả sản xuất một số loại rau với các cây trồng khác: Loại cây Lúa Ngô Bắp cải Cà chua Dưa chuột Năng suất( tạ/ hạ) 44.4 25 444.4 278.8 250 Giá bán bình quân (đồng) 2.000 2.300 400 700 1.200 Tổng chi phí - Chi phí vật chất ( 1000đ/ha) 5.050 2.417 6.028,3 5.157,1 6.447,8 - Chi phí lao động(công/ha) 194,4 222 556 695 834 Tổng thu nhập (1000đ/ha) 3.830 3.333 11.749,3 14.302,9 23.552,2 Thu nhập/công (đồng/công) 19,7 15,0 21,1 20,6 28,2 Nguồn: Tài liệu thứ cấp, 2010 Rau xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhiều ngành nghề khác như: rau xanh là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm; rau xanh là nguồn thức ăn cho gia súc; một số loại rau còn sử dụng để làm thuốc, đặc biệt cây tỏi được xem lá dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam…dùng nhánh tỏi để chữa bệnh huyết áp cao và bệnh thấp khớp. Một số loại rau có tính trừ sâu như xà lách, một số loại rau lại có giá trị thẩm mỹ như ớt đỏ, dưa leo, cà chua, mướp đắng…[3]. 6 Đối với chế biến đồ hộp và đông lạnh, Việt Nam hiện có 16 nhà máy với tổng công suất hơn 90 ngàn tấn sản phẩm/ năm; năng suất cao nhất đạt 30 ngàn tấn sản phẩm đồ hộp rau quả, 20 ngàn tấn sản phẩm đông lạnh. ngoài các nhà máy lớn còn có một số xưởng thủ công chế biến rau quả như sấy, làm muối với quy mô nhỏ [1]. Rau còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Thị trường xuất khẩu rau qua các năm trở lại đây được mở rộng nhiều hơn so với trước và đa dạng hơn về chủng loại. Các mặt hàng rau của Việt Nam đã có mặt gần 50 nước và lãnh thổ trên khắp các châu lục của thế giới, trong đó chủ yếu là Châu Âu, Bắc Âu, Tây Âu, Mỹ. Xuất khẩu rau tươi nói chung còn ít, chỉ chiếm khoảng từ 10 – 15 % kim ngạch xuất khẩu, nguyên liệu một phần do xuất khẩu rau tươi đòi hỏi phải tổ chức chặt chẽ, trang thiết bị, công nghệ bảo quản tiên tiến. Những chủng loại rau tươi xuất khẩu gần đây chủ yếu là bắp cải, đậu quả, hành, tỏi, một số cây gia vị, nhiều loại rau củ đã cắt thái sẵn và đóng trong bao ướp lạnh xuất thẳng đến các siêu thị[1]. Trong tháng 2/2008 kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 26,56 triệu USD, còn trong tháng 1/2008 đạt 27,89 triệu USD. Đáng chú ý trong tháng 2, xuất khẩu hành đạt gần 2,3 triệu USD, tăng gấp hơn 10 lần so với tháng 1/2008. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu rau quả của ViệtNam năm 2008 đạt 350 triệu USD, tăng 16,7% so với năm 2007. Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất và xuất khẩu rau quả. Đến nay, diện tích rau quả đạt trên 1,4 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn. Rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới trong đó có nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và khối lượng như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông nhưng nhìn chung kim ngạch còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng[7]. Tuy có nhiều loại rau xuất khẩu dưới dạng tươi khá phong phú nhưng nhìn chung, các loại rau xuất khẩu còn mang tính đơn điệu, nhỏ lé, số lượng ít, thiếu tính cạnh tranh. Phản ánh tình trạng sản xuất còn manh 7 mún, mặt hàng chế biến rau cho xuất khẩu còn ít… đây là những điểm yếu cơ bản của xuất khẩu rau của Việt Nam hiện nay. 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và trong nước 2.2.1. Trên thế giới Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về rau quả cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học dinh dưỡng ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới thì nhu cầu về rau quả cũng khác nhau ở khu vực Châu Á và Viễn Đông theo nghiên cứu dự báo, cứ thu nhập tăng lên 0.1% thì nhu cầu về rau, đậu, quả tươi tăng lên 0.9%, đậu hạt tăng 0.5 %, đường tăng lên 1.3%. Sữa và sản phẩm từ sữa tăng lên 1.8%, dầu mỡ bơ tăng lên 1.2%, ngũ cốc tăng lên 0.5%, thịt tăng lên 0.5%, trứng tăng lên 2.0%, cá tăng 1.1% [2]. Theo tổng kết của FAO hiện nay diện tích trồng rau trên thế giới đạt khoảng 15 triệu/ năm. Năng suất bình quân đạt 35-40 tấn/ ha. Sản lượng đạt khoảng 600 triệu tấn, bình quân đầu người 85kg rau các loại/ năm, bao gồm 120 chủng loại rau trong đó có 14 chủng loại rau chính có diện tích từ 500.000 ha trở lên. Điều này cho thấy sản lượng rau trên thế giới đã không ngừng tăng lên. Sản lượng tăng là do con người biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 2.2.2. Ở Việt Nam Trong những năm trở lại đây, được sự quan tâm của nhà nước, chính quyề các địa phương, các ngành sản xuất rau và người trồng rau đặc biệt là những vùng trồng rau an toànrau sạch đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Dần dần đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau có công nghệ cao như Đà Lạt, Thành Phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng…Các địa phương cũng như người sản xuất đã đầu tư trang thiết bị và các kỹ thuật cần thiết để phục vụ cho hoạt động này. 2.2.3. Tại Thừa Thiên Huế 8 Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung, có diện tích đất tự nhiên 500.920 ha, diện tích đất nông nghiệp 51.527 ha trong đó đất trồng rau là 2.789 ha. Dân số Thừa Thiên Huế 1.1 triệu người, nhu cầu rau tươi hàng ngày của người dân là rất lớn. Ngòai ra thành phố Huế là một thành phố du lịch, thành phố FESTIVAL hằng năm du khách đến Huế rất đông. Nhu cầu về rau cao cấp, rau an toàn ngày càng nhiều. Tuy vậy, thời tiết tth hết sức khắc nghiệt: nắng hạn, ngập úng, mưa nhiều, rét đậm nên sản xuất rau gặp nhiều khó khăn, mặt khác trình độ thâm canh thấp và chưa thành tập quán sản xuất rau hàng hóa, việc sản xuất rau chủ yếu là để tiêu thu tại chỗ. Tuy nhiên sản xuất ở đây cũng đáp ứng được một phần nhu cầu toàn tỉnh. Để nắm được tình hình diễn biến diện tích rau của các huyện qua các năm chúng ta nghiên cứu bảng dưới đây[6]: Bảng 2.2: Diện tích rau của thành phố Huế và các huyện trong toàn tỉnh Đơn vị hành chính 1995 1998 1999 2000 2001 % 1995/ 2001 TP Huế 320 390 449 470 565 56,23 Phong Điền 278 200 223 337 339 82,0 Quảng Điền 177 298 320 399 365 48,49 Hương Trà 297 247 286 415 431 68,90 Phú Vang 612 650 638 805 850 72,0 Hương Thủy 279 276 286 310 315 88,57 Phú Lộc 159 212 241 225 201 79,1 9 Nam Đông 38 44 34 80 61 62,29 A lưới 96 108 112 101 101 95,05 Tổng số 2.256 2.245 2.589 3.122 3.234 69,75 Nguồn: Tài liệu thứ cấp, 2010 Qua bảng ta có thể thấy được diện tích rau của thành phố Huế và các huyện qua các năm có xu hướng tăng ngày một nhanh, tổng diện tích rau toàn tỉnh tăng 978h tương đương 0,24 %. Việc tăng diện tích rau của toàn tỉnh có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do kinh tế của cây rau mang lại cao hơn hẳn so vói các cây lương thực khác. Từ đó cây rau được nhiều người dân chọn để làm mục tiêu của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 2.3. Rau an toàn và những vấn đề liên quan đến sản xuất rau an toàn ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế: 2.3.1 Khái niệm rau an toàn - Rau quả an toàn là sản phẩm rau quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có trong vietgap ( quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi tại Việt Nam) hoặc theo tiêu chuẩn gap khác tương đương vietgap và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm quy định tại phị lục 3 của quy định này [4]. - Rau sạch được xem là đảm bảo sạch khi: + Về hình thức là sạch và hấp dẫn: tươi, sạch bụi bặm, không có tạp chất, thu hoạch đúng độ chín là lúc chất lượng rau cao nhất, không có triệu chứng bệnh. Có bao bì vệ sinh, hấp dấn. + Về chất lượng phải an toàn: khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại không vượt quá ngưỡng cho phép tiêu chuẩn vệ sinh y tế. + Về hình thức: không đòi hỏi khắt khe về hình thức. 10 [...]... của thành phố Huế + Dân số trên địa bàn + Thu nhập( 1000 đồng/ tháng) + Cơ cấu lao động - Tình hình tiêu thụ rau xanh tại thành phố Huế + Sản lượng rau tiêu thụ hằng năm( kg) + Các loại rau được người dân sử dụng nhiều nhất + Các điểm bán rau chính trên địa bàn + Các nguồn cung ứng rau an toàn chủ yếu trên địa bàn Thừa Thiên Huế + Các vùng quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn + Các điểm cung ứng rau. .. thường mua rau của các hộ điều tra Địa điểm mua rau phản ánh đến nhu cầu và thực trạng tiêu thụ rau an toàn Trên địa bàn thành phố Huế, rau an toàn tập trung chủ yếu ở các siêu thị Qua bảng 4.5 cho thấy, số người mua rau ở siêu thị còn ít như vậy lượng rau an toàn tiêu thụ trên địa bàn thành phố còn khiêm tốn Bảng 4.5: Địa điểm mua rau của người tiêu dùng tại điểm nghiên cứu: 33 Địa điểm mua rau Số hộ... Hiện tại thành phố có siêu thị BigC là nơi mua sắm của phần đông người tiêu dùng, ngoài ra còn có Coop.mark, HTX mua bán Thuận Thành 4.2 Tình hình tiêu thụ rau xanh trên địa bàn thành phố Huế 4.2.1 Chủng loại, số lượng rau xanh tiêu thụ trên địa bàn thành phố Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất trồng rau hàng năm trên 3.000 ha, cơ cấu các giống rau phong phú, đa dạng bao gồm 51 loại rau, trong... kênh cung ứng rau xanh cho địa bàn thành phố Huế 4.2.2 Cácthị Qua khảo sát thực tế có thể thấy rằng, rau tiêu thụ trên thành phố Huế qua hai kênh chính là hệ thống chợ bán sỉ, lẻ và siêu thị Tuy nhiên, lượng rau ở siêu thị còn hạn chế, tập trung nhất vẫn qua hệlẻ Hộ bán thống chợ trên địa bàn Vì đặc điểm đất đai, điều kiện thời tiết nên trên địa bàn không thể sản xuất được một số loại rau Do đó, một... hộ điều tra Nội dung điều tra, phỏng vấn hộ tập trung vào nhu cầu về rau xanh và rau an toàn của hộ, địa điểm mua rau, chủng loại rau thường mua, lý do chọn các loại rau Đồng thời tìm hiểu hiểu biết của người dân về vấn đề 15 rau an toàn như tiêu chí rau an toàn, quan điểm về rau an toàn hay định hướng sử dụng rau như thế nào cho an toàn + Phỏng vấn sâu người bán lẻ, cán bộ chợ Tây Lộc, cán bộ phường... hết sức quan trọng, đặc biệt đối với rau xanh 4.3 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn Đời sống của người dân ngày không ngừng được nâng cao, ngoài những yêu cầu về cơ sở vật chất thì vấn đề dinh dưỡng hết sức cần thiết, trong đó vấn đề lựa chọn thực phẩm an toàn là mối quan tâm của hầu hết người tiêu dùng nó bao gồm cả rau an toàn Đối với sản xuất rau an toàn liên quan mật thiết đến sức khỏe người tiêu dùng,... hết rau được nhập vào siêu thị trên thành phố Huế hiện nay là từ hợp tác xã Kim Thành và lượng 31 cung ứng của hợp tác xã mỗi ngày khoảng 2.5 tạ Như vậy so với tổng lượng rau cung ứng trên thành phố Huế thì lượng rau được cung cấp bởi siêu thị chỉ chiếm khoảng 3% Vậy toàn bộ lượng rau còn lại được cung cấp bởi hệ thống chợ các cấp trên thành phố Huế Theo khảo sát tại chợ Tây Lộc trong thành phố Huế. .. rất quan trọng 4.3.1 Các kênh cung ứng rau an toàn ở thành phố Huế  Các vùng quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn: Trên thế giới rất quan tâm về dư lượng hóa chất trong nông sản thực phẩm của các tổ chức FAO/ WHO được ban hành Nước ta một trong những thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), các sản phẩm nông nghiệp phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn. .. phát động chương trình sản xuất rau an toàn, hổ trợ kinh phí để tập huấn sử dụng thuốc BVTV trên rau an toàn và hiệu quả, tổ chức các hội thi về tìm hiểu sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả trên rau Một số tỉnh trong cả nước đã thực hiện dự án sản xuất rau an toàn như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng Chương trình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai năm 2003,... 4.1.3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội của thành phố Huế: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố Huế qua các năm 2008 – 2010 được thể hiện qua bảng 4.2 Qua các chỉ tiêu thu thập được có thể thấy rằng mức sống của người dân thành phố Huế vẫn đang còn thấp Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng tổng giá trị sản xuất so với các thành phố khác vẫn ở mức trung bình Thành phố Huếthành phố có nhiều tiềm . hiểu thực trạng tiêu thụ rau xanh trên địa bàn thành phố Huế. - Tìm hiểu tình hình tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố và nhu cầu rau an toàn của người dân thành phố. - Xác định các giải. an toàn chủ yếu trên địa bàn Thừa Thiên Huế + Các vùng quy hoạch trồng rau an toàn trên địa bàn + Các điểm cung ứng rau an toàn trên địa bàn. + Nhu cầu tiêu thụ rau hàng ngày của người dân Thành. Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Huế . Nghiên cứu được tiến hành ở hai phường Tây Lộc và Thuận Hòa – thành phố Huế. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng tiêu

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan