nghiên cứu tác động của chương trình cao su tiểu điền đối với đời sống người dân xã thượng nhật, huyện nam đông

56 909 3
nghiên cứu tác động của chương trình cao su tiểu điền đối với đời sống người dân xã thượng nhật, huyện nam đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2007 -2008, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được thành công lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, gần 6000 hộ dân đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên trở thành triệu phú đó là sự phát triển từ chương trình cao su tiểu điền. Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình 327 – Phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Lúc đầu, các hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới cũng không mấy tin tưởng hiệu quả kinh tế của cao su trên vùng đất khắc nghiệt này. Bởi trước đó, hàng chục loại cây trồng khác như cà phê, hồ tiêu, chè, sắn, mía đường được triển khai rầm rộ với mong muốn tìm cho Thừa Thiên Huế một loại cây trồng chủ lực xóa đói giảm nghèo, nhưng đã không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Hàng chục ngàn ha đồi núi trọc, khai hoang phải bỏ không chưa biết lấy cây gì thế chỗ thì cây cao su như là một lựa chọn “bất đắc dĩ” đối với nhiều người. Thế nhưng, cây cao su lại thích hợp và phát triển nhanh đến không ngờ, thành quả vượt trên cả sự mong đợi, nhiều hộ trồng cao su đã có thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày, bình quân toàn tỉnh thu khoảng 50 triệu đồng/ha /năm. Chính từ hiệu quả kinh tế thiết thực nên diện tích cao su cũng tăng lên tương ứng. Nếu giai đoạn 1993 – 1997, toàn tỉnh trồng được 1.600 ha, thì đến giữa năm 2007, diện tích này đã lên đến 8.500 ha, tập trung nhiều nhất là huyện Nam Đông với gần 3.000 ha, Phong Điền 2.500 ha, Hương Trà 2.500 ha, năm 2010 thì diện tích cao su đạt trên 12.000 ha, dẫn đầu các tỉnh duyên hải miền Trung về sản lượng cao su thành phẩm. Ở huyện Nam Đông, nông trường chè khốn đốn vì không tiêu thụ được sản phẩm, nhờ có cây cao su cứu cánh thay thế cây chè nên Công ty Cao su Nam Đông hình thành và làm ăn phát đạt, đời sống của người dân cũng đổi thay từng ngày. Cây cao su đã thực sự làm đổi thay những vùng đất nghèo khó và kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và chế biến xuất khẩu ngay tại vùng nguyên liệu. [20] 1 Sau gần 18 năm có mặt trên đất Nam Đông, cây cao su đã khẳng định được vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương, là “cây vàng” của hơn 2000 hộ dân, đặc biệt là đối với bà con dân tộc thiểu số trong đó có Thượng Nhật - với hơn 90 % là đồng bào người Cơ tu. Thượng Nhật là một trong những trồng nhiều cao su nhất của huyện Nam Đông, tuy nhiên thu nhập từ cây cao su của họ vẫn thấp hơn so với các vùng khác đồng thời vẫn chưa có những công trình nghiên cứu cụ thể về tác động của chương trình mang lại cho người dân cả về đời sống kinh tế lẫn đời sống hội, vậy nên xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: ‘Nghiên cứu tác động của chương trình cao su tiểu điền đối với đời sống người dân Thượng Nhật, huyện Nam Đông.’ Mục đích nghiên cứu đề tài: - Tìm hiểu thực trạng chương trình cao su tiểu điền trên địa bàn toàn huyện Nam Đông và tại Thượng Nhật. - Phân tích các thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với người dân trong quá trình sản xuất cao su tại địa bàn nghiên cứu. - Nghiên cứu những tác động của chương trình cao su tiểu điền đến đời sống của người dân Thượng Nhật. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Ở nước ta hiện nay sản xuất cao su theo 3 hình thức: Cao su quốc doanh do tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức, tiền thân là Tổng công ty cao su Việt Nam, công ty cao su quốc doanh thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và sơ chế mủ cao su. Mô hình tổ chức hoàn chỉnh gồm 5 cấp: Tổng công ty – công ty – nông trường – đội – tổ chức sản xuất. Tổ chức cao su quốc doanh có ưu điểm là tập trung được nguồn vốn, có tư cách pháp nhân được liên doanh với nước ngoài, ứng dụng công nghệ mới nhanh Nhược điểm của mô hình này là đòi hỏi nguồn vốn đầu tư phải lớn, đầu tư dài hạn, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, bộ máy quản lý tốn kém Cao su quốc doanh địa phương: đó là các công ty hay các nông trường quốc doanh trực thuộc tỉnh. Cao su tiểu điền: phần lớn là do người nông dân hay công nhân có đất trồng và vốn nên tự trồng cao su với quy mô trồng từ 1 – 5 ha. Hầu hết chất lượng của các vườn cây chưa cao do chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây và phương pháp trồng, chăm sóc và khai thác mủ. Sản phẩm thu hoạch bán cho thị trường tự do dưới dạng mủ tươi nên giá cả chỉ ở mức trung bình hoặc thấp hơn. [16] Chương trình cao su tiểu điềnchương trình phát triển nông thôn thuộc các dự án của chính phủ nước ta nhằm nâng cao đời sống người dân nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế hội của cả nước thông qua hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình sản xuất cao su tiểu điền hay đơn giản hơn thì đó là hình thức trồng cao su tiểu điềnsự ưu đãi dành cho người trồng cao su. Quá trình đánh giá dự án phụ thuộc vào loại hình đánh giá dự án đó để thực hiện. Căn cứ vào giai đoạn và thời điểm đánh giá về cơ bản, có thể chia thành 3 loại hình đánh giá chủ yếu: 3 Đánh giá khả thi: là đánh giá trước khi thực hiện (hay thẩm định dự án) nhằm xem xét tính hợp lý và khả thi của dự án. Đánh giá tiến độ thực hiện dự án: được tiến hành trong quá trình thực hiện dự án. Bao gồm: đánh giá tiến độ định kỳ là thường xuyên phân tích và đánh giá một dự án; hoặc đánh giá giữa kỳ là đánh giá nhằm xem xét kết quả của một giai đoạn thực hiện. Đánh giá trong quá trình thực hiện nhằm xem dự án có mang lại kết quả như dự định không và để đưa ra những biện pháp để sửa chữa kịp thời cho giai đoạn tiếp theo. Trong nhiều trường hợp do những hoàn cảnh bất thường xảy ra ngoài dự kiến, dự án không thể đạt được kết quả như dự định. Nếu hoàn cảnh đó được xác định sớm, thì có thể đưa ra các giải pháp bổ sung nhằm đảm bảo cho dự án sẽ đưa lại kết quả như mong muốn. Đánh giá sau khi kết thúc dự án: là để xem dự án có đạt được những mục đích đã đề ra không, đồng thời để xem xét kết quả tổng thể mà dự án đã đạt được, bao gồm cả những ảnh hưởng trực tiếp trước mắt và lâu dài. Trong loại đánh giá này những lợi ích trực tiếp và gián tiếp, những ảnh hưởng bất lợi của dự án đều phải được xem xét. Đánh giá sau khi kết thúc dự án có ý nghĩa lớn cho việc đúc rút kinh nghiệm và để bổ sung cho chu kỳ của dự án tiếp theo. Tùy theo mục đích đánh giá kết thúc cũng có thể chia làm 2 loại: đánh giá ngay sau khi kết thúc, hoặc đánh giá sau khi dự án đã hoàn thành một thời gian nhằm xác định những tác động của dự án. Ngoài ra, nếu căn cứ vào hình thức tổ chức đánh giá có thể chia thành tự đánh giá (đánh giá nội bộ) và đánh giá độc lập (đánh giá mời từ bên ngoài). Tùy theo mục đích mà có thể xác định các nội dung đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, trong đánh giá các dự án nói chung và dự án phát triển nông thôn nói riêng, 5 nội dung chính thường được quan tâm là: - Đánh giá tính thích hợp của dự án - Đánh giá kết quả dự án - Đánh giá hiệu quả dự án - Đánh giá tác động dự án - Đánh giá tính bền vững dự án 4 Khi tiến hành đánh giá một dự án, tùy vào tính chất, mục tiêu đánh giá mà 5 tiêu chí này có thể đều được chú trọng hoặc chỉ chú trọng hơn đến một vài tiêu chí trong 5 tiêu chí đó. [12] Đánh giá tác động là xem xét chương trình đã tạo ra những tác động gì cả về tiêu cực lẫn tích cực, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài tới các đối tượng hưởng lợi của trên các phương diện khác nhau về kinh tế, hội, văn hóa, môi trường, chính sách, thể chể Quá trình đánh giá tác động cần xem xét ở 3 yếu tố đó là đối tượng tác động – khía cạnh tác động – mức độ tác động. Thông thường đối với các dự án thì việc đánh giá tác động cần dựa trên mục tiêu tổng thể và cụ thể và theo nhiều phương diện khác nhau theo những tiêu chí khác nhau cho từng dự án khác nhau. Nó bao gồm các tiêu chí cụ thể như về kinh tế là xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu hội về văn hóa hội là nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, tăng cường tình làng nghĩa xóm, nâng cao tính cố kết cộng đồng, giảm khoảng cách giàu nghèo, đẩy lùi tệ nạn hội, bình đẳng giới về chính sách là góp phần thay đổi chính sách phát triển, hỗ trợ các chính sách khác tạo hiệu quả đồng bộ [12] Bên cạnh đánh giá tác động của một chương trình, dự án thường đi kèm với quá trình đánh giá tính bền vững của nó có nghĩa là xem xét khả năng duy trì kết quả khi chương trình đó không còn được thực hiện nữa và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của dự án. Việc đánh giá tính bền vững của chương trình cũng đồng thời đánh giá những tác động về lâu dài mà chương trình mang lại cho đối tượng hưởng lợi. [12] 2.1.1.2. Vai trò, vị trí và ý nghĩa kinh tế của cây cao su Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70 % dân số sống ở vùng nông thôn và có tổng diện tích đất tự nhiên là 32.925,1 ha. Nên việc phát triển ngành nông nghiệp để tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn cũng như sử dụng quỹ đất có hạn này là vấn đề hết sức có ý nghĩa. Chương trình cao su tiểu điền trong dự án đa dạng hóa nông nghiệp đã là một giải pháp tích cực cho vấn đề này. Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn có tác dụng rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông nghiệp nông thôn. 5 * Giá trị kinh tế - Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ cao su với các đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi Là nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người thông qua các đồ dùng sinh hoạt. - Cao su là nguồn xuất khẩu quan trọng đóng góp không nhỏ vào kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam, hiện nay cao su là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ 3 sau gạo và cà phê. - Cao su đem lại thu nhập ổn định cho người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, khi cây cao su hết niên hạn phải thanh lý thì gỗ cây cao su là một sản phẩm rất quan trọng, một nguồn thu nhập đáng kể. * Tác dụng đối với môi trường và hội - Bảo vệ môi trường sinh thái: trên các loại đất bạc màu, đất đồi dốc, đất trống đồi trọc, cây cao su khi trồng với diện tích lớn còn có tác dụng phủ xanh đất trống, chống xói mòn, bảo vệ môi trường nhờ tán lá cao su rậm che phủ toàn bộ mặt đất. Ngoài ra, do chu kỳ sống của cây dài từ 28 – 35 nên việc bảo vệ môi trường sinh thái được bền vững trong thời gian dài. - Ổn định hội và tạo công ăn việc làm: đối với cao su tiểu điền thì mỗi người nông dân cũng đồng thời là người làm chủ rừng cao su của gia đình đồng nghĩa với khả năng tạo việc làm lâu dài và nguồn thu nhập gắn liền với hộ hàng năm. - Cây cao su là loại cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả đối với tiến trình phát triển kinh tế hội nông thôn của nước ta, qua đó từng bước tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế hội cho địa phương, tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho sự phát triển đồng bộ và bền vững nông nghiệp nông thôn trong tương lai. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Các giai đoạn phát triển của cao su tiểu điền: - Giai đoạn trước 1990 Cây cao su được du nhập vào VN được trên 110 năm (kể từ 1897). Thời rực rỡ của cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các năm 1920- 1940. Năm 1930 đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn. Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha nhờ chính sách khuyến khích của chính quyền thuộc địa (chính sách đất đai và cho vay lãi suất thấp). Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu điền 6 (small holding) như Malaysia, Indonesia và Thailand, nhưng với nét khác biệt là chương trình cao su dinh điền. Các tiểu điền cao su dinh điền thiết lập liên canh, liên địa thành diện tích lớn với các dòng năng suất cao lúc đó là GT1, PB86… Chương trình cao su dinh điền dự trù phát triển đến 200.000 ha ở những vùng sinh thái thích hợp (miền Đông Nam bộ, các tỉnh Tây Nguyên). Từ 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha. [13] - Giai đoạn sau năm 1990 đến nay Sau khi Liên Xô tan rã, diện tích cao su cũng không phát triển được vào những năm cuối thập niên 90. Năm 1990, diện tích cao su Việt Nam là 250.000 ha và sản lượng là 103.000 tấn. Nhờ chủ trường phát triển kinh tế thị trường những năm 90, cao su tiểu điền lại được khuyến khích phát triển thông qua các chương trình phát triển nông thôn, phát triển kinh tế hội đất nước và cũng trong thời kỳ này giá cao su xuất khẩu đã lên đến đỉnh với 1.500 USD/tấn, và ngành cao su khởi sắc trở lại. Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290,8 ngàn tấn. Năm 2006, diện tích cao su tiểu điền là 170.000 chiếm 37,44 % tổng diện tích cao su cả nước, đến năm 2010 thì diện tích cao su Việt Nam tăng lên 720.000 ha, trong đó diện tích trồng mới chủ yếu là cao su tiểu điền 370.000 ha. Tuy nhiên cao su tiểu điền được đầu tư vốn nhỏ, đa phần nằm ở vùng sâu vùng xa nên rất khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng bộ. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền trồng phân tán nên khó thu gom mủ, chất lượng mủ giảm và giá thành cao. Sản phẩm làm ra chưa gắn với khâu chế biến, thường bị tư thương ép giá khiến người nông dân thua thiệt. [13] 2.1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới - Giá cao su trên thị trường: Giá cao su trung bình trong năm 2011 được dự báo sẽ vẫn cao hơn mức trung bình trong năm 2010, dựa trên các cơ sở phân tích tình hình thị trường: + Theo dự báo của IMF, mức cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2011 sẽ tăng trưởng khoảng 7,7 %/năm, đạt 12,4 triệu tấn trong năm 2011. Trong khi đó nguồn cung cao su tự nhiên, vốn không đáp ứng đủ nhu cầu trong năm 2010, chỉ tăng trưởng khoảng 3,8 %, chưa tính tới các ảnh hưởng xấu của điều kiện thời tiết tại các nước xuất khẩu cao su lớn như Thái Lan, Indonesia … đã làm cản trở khai thác và vận chuyển mủ dẫn đến sản lượng phục vụ xuất khẩu giảm và tổng diện tích khai thác không được mở rộng nhiều. Trong khi nguồn 7 cung sụt giảm thì nhu cầu cho sản xuất lốp ôtô tăng vọt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Việc nhu cầu tăng trong khi nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu sẽ tạo tác động đẩy giá cao su tăng. + Những bất ổn tại Trung Đông, Bắc Phi, đặc biệt là bạo động tại Libi chưa có dấu hiệu chấm dứt có thể sẽ neo giá dầu ở mức cao và sẽ tác động đến giá cao su tự nhiên. + Về thị trường Trung Quốc, việc tạo cú sốc cầu giảm sẽ khó có thể kéo dài do nhu cầu cao su của nước này vẫn đang tăng. Dự tính, nhu cầu cao su sẽ tăng 35 % trong vài năm tới, giá mủ cao su ở mức cao do Trung Quốc phát triển và tăng trưởng sản xuất xe hơi và giá dầu mỏ cũng ở mức cao. Trong năm 2011, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu khoảng 1,75 triệu tấn mủ cao su (năm 2010 là 1,72 tấn). Dự báo, ngành công nghiệp sản xuất ôtô sẽ phát triển mạnh ở cả Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng 10 năm tới, kéo theo nhu cầu mủ cao su thiên nhiên, với khoảng 14 triệu tấn/năm, trong khi đó sản lượng cao su thế giới mới đạt ngưỡng 10 triệu tấn/năm. + Chính Phủ Thái Lan, nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, đã có một số biện pháp như chi 8 tỷ baht (tương đương 263 triệu USD) để mua cao su nhiên trong nước vào ngày 15/03 và ra quyết định đình chỉ xuất khẩu cao su vào ngày 16/03 nhằm tránh tình trạng cao su mất giá. Đồng thời, Chính phủ nước này cũng khuyến cáo nông dân không nên bán cao su dưới mức giá tối thiểu, qua đó việc thực hiện các biện pháp này chắc chắn sẽ gây tác động tiết cung mạnh lên thị trường cao su. [19] Mặc dù ngành sản xuất cao su tự nhiên chịu ảnh hưởng của thị trường biến động thì giá cao su trung bình trong năm 2011 vẫn sẽ ở mức cao hơn năm 2010 và các doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất cao su tự nhiên trong nước còn được hưởng lợi từ việc tăng tỷ giá, đầu ra của các doanh nghiệp trong nước vẫn được đảm báo và có khả năng hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh đề ra. [15] Tình hình sản xuất cao su trên thế giới: Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã dự kiến, sản lượng cao su thiên nhiên tăng 6,2 % trong năm nay. Mục tiêu tăng trưởng 6,4 % trong năm 2010 đã đạt được, sản lượng cao su toàn cầu đạt 10,06 triệu tấn 8 trong năm 2011 so với 9,47 triệu tấn năm ngoái. Lý do là diện tích trồng cao su đã tăng thêm 203.000 ha trong năm nay. Tổng diện tích trồng cao su dự kiến là 7,19 triệu ha so với 6,99 triệu ha trong năm 2010. Năng suất trung bình đạt 1.398 kg/ha (năm 2010 là 1.355 kg/ha). Nguồn cung của Thái Lan, nước sản xuất lớn nhất thế giới, tiếp tục chiếm 34 % tổng nguồn toàn cầu, tăng 5,5 %, đạt 3,43 triệu tấn trong năm nay do tăng diện tích. Khoảng 114.550 ha cây cao su được trồng trong năm 2004 và 173.000 ha đã được trồng trong năm 2005, dự kiến sẽ được thu hoạch trong năm nay. ANRPC dự báo, nguồn cung của Inđônêxiatăng sẽ tăng 8 % nguồn cung, tương đương 2,95 triệu tấn. Đây là nước sản xuất cao su lớn thứ hai thế giới nên Inđônêxia chiếm 29 % nguồn cung của toàn cầu. Malaixia cung cấp khoảng 975.000 tấn so với chỉ tiêu 1,05 triệu tấn mà Chính phủ đã đặt ra. Nguồn cung của Ấn Độ có thể đạt 884.000 tấn trong năm nay, tăng 3,9 % so với năm ngoái do tăng 14.000 ha cây cao su và đạt năng suất cao hơn. Ấn Độ hiện nay có năng suất cao su thiên nhiên cao nhất trên thế giới. Theo số liệu của ANRPC, sản lượng cao su của các nước đứng đầu khác như Việt Nam và Trung Quốc cũng sẽ tăng trong năm nay. Việt Nam sẽ có sản lượng: 755.000 tấn, Trung Quốc: 647.000 tấn, Srilanka: 153.000 tấn, Philippin: 99.000 tấn và Campuchia: 42.000 tấn. 2.1.2.3. Tình hình phát triển của cao su Việt Nam Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su, đã phát triển thêm diện tích từ 30.000 - 40.000 ha và đứng thứ 4 thế giới về sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên. Sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 tăng từ 10-15 % so với năm 2009. Năm 2010, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên đạt khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8 % so năm 2009 và giá cả cũng được cải thiện ở mức mang lại lợi nhuận cho người trồng cao su. Năm 2011, sản lượng cao su của Việt Nam được dự báo tăng 4 %, đạt 780.000 tấn do diện tích được mở rộng thêm 5.000 ha. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 về Quy hoạch phát triển ngành Cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu cả nước sẽ có 800.000 ha cao su vào năm 2015, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2020. [17], [21] 9 -Thị trường xuất khẩu cao su của nước ta: Bảng 1: Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam ĐVT: % Trung Quốc Malaysia Đài Loan Hàn Quốc Đức Ấn Độ Mỹ Nhật Bản Các nước khác 61,5 7,8 4,2 4,6 3,7 3,0 3,1 1,3 10,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê Từ khi cây cao su du nhập và phát triển đến nay, thị trường xuất khẩu cao su không ngừng mở rộng và nâng cao sản lượng cũng như chất lượng, hiện nay nước ta xuất khẩu cao su qua hơn 39 quốc gia trên thế giới. Trung Quốc vừa là thị trường lớn nhất, có nguồn cầu rất cao vừa có sức ảnh hưởng lớn đối với cao su Việt Nam khi thị trường này có nhu cầu chiếm hơn 3/5 thị trường xuất khẩu của nước ta. Đầu năm 2011, Trung Quốc tăng cường mua cao su dự trữ trước khi vào mùa vụ thấp điểm sản lượng của cây cao su (tháng 3 và tháng 4) khiến giá cao su tăng rất nhanh trong tháng 2. Ngày 18/02/2011, chỉ 10 ngày sau khi tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thêm 0,5% áp dụng từ 24/02/2010. Biện pháp kiềm chế lạm pháp này của Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, đã làm giảm nhu cầu về hàng hóa, trong đó có cao su và ngay lập tức gây tác động giảm đến giá cao su trên toàn thế giới. Không chỉ vậy, cú sốc giảm cầu đột ngột để hạ giá bằng cách sử dụng biện pháp hạn chế số doanh nghiệp nhập khẩu theo hệ tiểu ngạch qua các cửa khẩu cũng tác động không nhỏ đến giá cao su, trong đó có cao su xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó cho thấy thị trường này không những chỉ ảnh hưởng với nước ta mà còn có sức ảnh hưởng đến toàn cầu, dù vậy thì tình trạng tạo cú sốc giảm cầu chỉ là biện pháp tạm thời không thể kéo dài nên việc cao su giảm giá chỉ mang tính chất chủ quan. Bên cạnh các thị trường khác thì thị trường cao su Nhật Bản cũng đang bị ảnh hưởng nhiều do thảm họa kép động đất và song thần mà nước này phải gánh chịu vào tháng 3/2011, tuy nhiên theo phân tích của các chuyên gia thị trường cao su thế giới thì sự ảnh hưởng này là không lớn so với dự đoán ban đầu bởi vì hiện nay nước này chỉ chiếm 7 % lượng nhập khẩu và tiêu thụ cao su toàn thế giới, với Việt Nam, thị trường Nhật Bản chỉ chiếm hơn 1 % sản lượng xuất khẩu cao su. [15] 10 [...]... ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN THƯỢNG NHẬT 30 4.3.1 Những tác động về kinh tế của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân Thượng Nhật 30 4.3.2 Những tác động về văn hóa hội của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân Thượng Nhật 39 4.3.2.5 Tác động tổng hợp trong tương lai của chương trình cao su tiểu điền tại Thượng Nhật 46 4.3.3 Những tác động. .. nợ khi gặp rủi ro trong sản xuất 4.3 Nghiên cứu tác động của chương trình cao su tiểu điền đối với đời sống của người dânThượng Nhật 4.3.1 Những tác động về kinh tế của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân Thượng Nhật 4.3.1.1 Khả năng tận dụng các nguồn lực tự nhiên tại Thượng Nhật của chương trình cao su tiểu điền + Tài nguyên đất đai: Thượng Nhật là vùng đất gò đồi có diện... TÍCH CHƯƠNG TRÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI THƯỢNG NHẬT 26 4.2.1 Những thách thức, khó khăn trong quá trình sản xuất cao su đối với người dân Thượng Nhật 26 4.2.2 Những thuận lợi trong sản xuất của người dân 28 4.2.3 Hình thức tham gia của người dân vào chương trình cao su tiểu điền tại Thượng Nhật: 29 4.3 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN ĐỐI VỚI ĐỜI... Nhật 46 4.3.3 Những tác động về chính sách của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân Thượng Nhật 47 4.3.4 Những tác động về môi trường của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân Thượng Nhật 48 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận trong đánh giá: +... 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 17 - Phương pháp luận trong đánh giá: 17 - Phương pháp thu thập thông tin: 17 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 4.1 THỰC TRẠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN 19 4.1.1 Thực trạng chương trình cao su tiểu điền tại huyện Nam Đông 19 4.1.2 Thực trạng chương trình cao su tiểu điền tại Thượng Nhật ... dân Thượng Nhật biết đến loài cây cao su, loại cây trồng lâm nghiệp lâu năm mà ít người nông dân nào nắm bắt được một số ít thông tin, kiến thức về cao su nhưng đến nay đời sống của họ đã đổi thay đến không ngờ [5] 4.1.2.2 Thực trạng của chương trình cao su tiểu điền tại Thượng Nhật: Bảng 5: Diện tích cao su đã khai thác tính theo năm trồng ĐVT: ha Cao su đã trồng Cao su đã chăm sóc Cao su đã... vọng của người dân [7] 4.2.2 Những thuận lợi trong sản xuất của người dân Đất đai của vùng có điều kiện thích hợp với loài cây cao su, vùng cũng có địa hình tương đối phù hợp, ngoài ra yêu cầu về nước của cây cao su không cao nên người trồng cũng không lo ngại về nguồn nước Trong kế hoạch trồng cao su tại huyện Nam Đông thì Thượng Nhật là 1 trong 3 được đánh giá cao trong việc trồng cao su và... đã đặt ra theo nội dung nghiên cứu + Phương pháp xử lý số liệu cơ bản: dựa vào các hàm trên hệ thống xử lý excel để tính toán và xử lý thông tin đã thu thập 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng của chương trình cao su tiểu điền 4.1.1 Thực trạng chương trình cao su tiểu điền tại huyện Nam Đông 4.1.1.1 Tình hình chung của huyện Nam Đông Nam Đônghuyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành... thừa nhận rằng cây cao su đã phần nào tháo gỡ bớt những mối lo lắng cho chính quyền địa phương và cho các chương trình phát triển nông thôn trên toàn huyện Nam Đông 4.3.1.3 Chương trình cao su tiểu điền tận dụng và phát triển nguồn lực con người tại địa bàn nghiên cứu - Giải quyết việc làm và tận dụng nguồn lao động: Đối với nguồn lao động của địa phương thì chương trình cao su tiểu điền đã giải quyết... và phù hợp với đặc điểm của tình hình của từng vùng từng địa phương khác nhau, trong thời điểm khác nhau nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của tiến trình phát triển đất nước 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây cao su và các hộ dân thuộc địa bàn Thượng Nhật, qua đó tìm hiểu đời sống của các hộ . của người dân 28 4.2.3. Hình thức tham gia của người dân vào chương trình cao su tiểu điền tại xã Thượng Nhật: 29 4.3. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA. chọn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tác động của chương trình cao su tiểu điền đối với đời sống người dân xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông. ’ Mục đích nghiên cứu đề tài: - Tìm hiểu thực trạng chương. về chính sách của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân xã Thượng Nhật 47 4.3.4. Những tác động về môi trường của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân xã Thượng Nhật 48 PHẦN

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

  • PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

      • 2.1.1. Cơ sở lý luận

      • 2.1.2. Cơ sở thực tiễn

      • 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su

        • 2.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên

        • 2.2.2. Nhóm nhân tố kỹ thuật

        • 2.2.3. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

        • PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

            • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

            • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

            • 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

              • 3.2.1. Nội dung nghiên cứu

              • 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

              • - Phương pháp luận trong đánh giá:

              • - Phương pháp thu thập thông tin:

              • PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

                • 4.1. Thực trạng của chương trình cao su tiểu điền

                  • 4.1.1. Thực trạng chương trình cao su tiểu điền tại huyện Nam Đông

                  • 4.1.2. Thực trạng chương trình cao su tiểu điền tại xã Thượng Nhật

                  • 4.2. Phân tích chương trình cao su tiểu điền tại xã Thượng Nhật

                    • 4.2.1. Những thách thức, khó khăn trong quá trình sản xuất cao su đối với người dân xã Thượng Nhật

                    • 4.2.2. Những thuận lợi trong sản xuất của người dân

                    • 4.2.3. Hình thức tham gia của người dân vào chương trình cao su tiểu điền tại xã Thượng Nhật:

                    • 4.3. Nghiên cứu tác động của chương trình cao su tiểu điền đối với đời sống của người dân xã Thượng Nhật

                      • 4.3.1. Những tác động về kinh tế của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân xã Thượng Nhật

                      • 4.3.2. Những tác động về văn hóa xã hội của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân xã Thượng Nhật

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan