đánh giá sự đa dạng hóa sinh kế với xóa đói giảm nghèo ở xã quảng lợi huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

54 1.4K 8
đánh giá sự đa dạng hóa sinh kế với xóa đói giảm nghèo ở xã quảng lợi huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề: Nông thôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Các loại hoạt động nông lâm ngư nghiệp đãđang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Trong những năm qua từ một đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh, nền sản xuất lạc hậu, thu nhập và đời sống của người dân chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Nông thôn đã chứng tỏ vai trò trong sự phát triển của đất nước từ chỗ ổn định đời sống của người dân trong nước về lương thực tiến đến các sản phẩm của nông lâm ngư nghiệp này ngày được xuất khẩu càng nhiều đóng góp vào kinh tế của đất nước. Với hơn 70% dân số đang sinh sống vùng nông thôn, với nguồn tài nguyên và con người, nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Thấy được những lợi ít của chuyên môn hóa trong sản xuất, trong những năm qua trên đất nước Việt Nam nói chung và vùng nông thôn nói riêng đã chú trọng phát triển vùng chuyên môn hóađã tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu (cà phê, điều…). Tuy nhiên, do hạn chế của sự phát triển cơ sở hạ tầng cũng như hạn chế của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn, đồng thời gặp nhiều khó khăn do khí hậu nhiệt đới mang lại nên các nông hộ còn áp dụng phương thức đa dạng các hoạt động đem lại thu nhập là chủ yếu, trong mấy năm qua nó đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước. Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm giữa miền Trung của đất nước có điều kiện khí hậu, thủy văn khắc nghiệt, thường khô hạn và bị nhiễm mặn vào màu hè, có lũ tiểu mãn vào tháng 10-12 âm lịch. Do đó, tỉnh gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, sản xuất phi nông nghiệp và đời sống nói chung. Tuy vậy, qua sự phấn đấu của nhân dân trong tỉnh, trong mấy năm gần đây về kinh tế hội đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Có nhiều động lực để phát triển kinh tế hội của tỉnh, ngoài các chính sách mang tính chiến lược của chính phủ và của tỉnh đúng đắn theo từng giai đoạn phát triển thì việc phát huy nội lực trong từng nông hộ là rất quan trọng. Để xem xét trong những năm qua đa dạng các hoạt động tạo thu nhập có phải là động lực phát triển kinh tế hội và góp phần xóa đói giảm nghèo hay không? Chúng tôi đã mạnh 1 dạn chọn đề tài: “Đánh giá sự đa dạng hóa sinh kế với xóa đói giảm nghèo Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục tiêu của đề tài: * Mục tiêu tổng quát: Đánh giá sự đa dạng các hoạt động tạo thu nhập với xóa đói giảm nghèo của nhân dân Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. * Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu tình trạng nghèo đóiđánh giá sinh kế của hộ nghèo. - Xác định hình thức và kết quả của đa dạng hóa sinh kế cho xóa đói giảm nghèo. 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm làm rõ vấn đề * Khái niệm về sinh kế: - Định nghĩa theo từ điển: Sinh kế là một cách để sống, không đồng nghĩa với từ thu nhập nó chú ý đến cách thức kiếm sống.[4] - Theo Chamber and Conway (1992): Một sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận) và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống.[4] - Theo DFID (1999) : một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực hiện để kiếm sống và đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.[4] - Theo Ellis (2000): Một sinh kế bao gồm tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người ,tài chính, vốn hội), tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được.[4] * Khái niệm về đa dạng, đa dạng hóa, đa dạng sinh kế: - Đa dạng: Theo DFID, 2003 đa dạngsự tồn tại nhiều nguồn thu nhập khác nhau tại một thời điểm thời gian.[4] - Đa dạng hóa: Theo DFID, 2003 đa dạng hóadiễn giải sự tạo thành đa dạng như là một tiến trình kinh tế hội, phản ánh các nhân tố - là nguyên nhân dẫn đến sự chấp nhận chiến lược sinh kế đa dạng của gia đình hay hộ.[4] - Đa dạng hóa sinh kế nông thôn: Tiến trình mà các hộ gia đình nông thôn gây dựng một danh mục đa dạng của các hoạt động và tài sản để sống sót và cải thiện mức sống của họ, DFID, 2003. [4] - Ngoài ra còn có một số khái niệm khác về đa dang hóa như sau: Định nghĩa thứ nhất về đa dạng hóasự tăng về số lượng nguồn thu nhập và sự cân đối giữa các nguồn thu nhập khác nhau, ví dụ, một hộ có hai nguồn thu nhập được coi là đa dạng hóa hơn một hộ có một nguồn thu nhập, một hộ có hai nguồn thu nhập mỗi nguồn chiếm 50% được coi là đa dạng hơn hộ có một mguồn thu nhập chiếm 90% (Joshi và cộng sự, 2002). Định nghĩa thứ hai về đa dạng hóa cho rằng đó là sự biến đổi từ sản xuất lương thực tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp có tính thương mại hóa, ví dụ, Delgado và Siamwallr cho rằng mục tiêu của đa dạng hóa nông nghiệp với ý 3 nghĩa là một mục tiêu của nền nông nghiệp tiểu điền nên châu phi đề cập chủ yếu phần đầu ra của hộ để bán thu tiền mặt hình thức đa dạng hóa này cũng giống như thương mại hóa nông nghiệp.Định nghĩa thứ ba tập trung vào việc chuyển dịch từ trồng cây có giá trị thấp sang trồng cây có giá trị cao hơn, sang chăn nuôi và ngành nghề phi nông nghiệp, tức là xác định đó là những cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao trên một đơn vị ruộng đất hay lao động. Định nghĩa này xem đa dạng hóa như một nguồn tăng thu nhập và phương tiện tiềm tàng để giảm nghèo. [5] * Khái niệm về nghèo đói: Thế nào là nghèo khổ thì hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tựu trung lại thì có hai cách tiếp cận chính là phương pháp tuyệt đối và phương pháp tương đối. Theo cách tiếp cận tương đối, nghèo khổ là một phạm trù chỉ mức sống của một cộng đồng hay một nhóm dân cư khác so với cộng đồng hay nhóm dân cư khác. Theo phương pháp tiếp cận tuyệt đối, thì nghèo đóitình trạng cuộc sống mà con người không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu. Ví dụ đó là một cuộc sống cùng cực, chạy ăn từng bữa… mà con số thống bình quân không thể phản ánh đầy đủ.[6,tr58] 2.2. Tiếp cận khung phân tích sinh kế bền vững Có nhiều phương pháp được đưa ra dùng để phân tích sinh kế nông thôn nhưng để phục vụ cho nghiên cứu của mình chúng tôi chỉ tiếp cận phân tích sinh kế nông thôn dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID: • Hoàn cảnh “ Dễ bị tổn thương”: -Là đề cập đến phạm vi người dân bị ảnh hưởng bởi các loại sốc (như lũ lụt, hạn hán, bão, mất người thân, xung đột và chiến tranh), yếu tố mùa vụ và xu hướng sự 4 Hoàn cảnh dễ bị tổn thương, sốc, tính thời vụ, xu thế thay đổi H S N Người nghèo P F Chính sách, thể chế, tiến trình Tác động Kết quả sinh kế Chiến lược SKBV thay đổi của kinh tế ,chính trị, môi trường (như dân số, công nghệ, thị trường, và thương mại, toàn cầu hóa). - Là yếu tố mà con người khó kiểm soát được - Hoàn cảnh dễ bị tổn thương thường rơi vào nnhững hộ nghèo do thiếu nguồn lực nên khả năng tự bảo vệ kém. • Tài sản/vốn sinh kế: - Được mô tả như nguồn vốn tích lũy được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra phương tiện sống sót cho hộ gia đình. - Sinh kế phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng các nguồn vốn/tài sản. - Các nhà nghiên cứu/tổ chức phát triển xác định/phân loại thành các tài sản khác nhau: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn hội, vốn tài chính, vốn vật chất tạo thành ngũ giác tài sản của hộ gia đình. * Vốn con người: + Bao gồm: sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, kiến thức và kỹ năng, khả năng làm việc, khả năng thích ứng. + Vốn con người cấp hộ: Liên quan đến số lượng và chất lượng lao động của hộ : số nhân khẩu, cấu trúc nhân khẩu (theo giới tính, tuổi tác ), quĩ thời gian và kiểu phân công lao động giữa các thành viên. Vốn hoặc cơ cấu con người của hộ không tĩnh mà biến đổi cấu trúc lại do nhân khẩu học bên trong (sinh tử, di trú ra thành phố ) hoặc những sự kiện không mong đợi (li hôn) + Vốn con người là yếu tố trọng yếu quyết định khả năng sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác. + Vốn con người được tăng cường khi đầu tư vào giáo dục và đào tạo cũng như các kỹ năng thu được qua theo đổi nghề nghiệp. + Chính sách vĩ mô để tăng dịch vụ giáo dục và sức khỏe công cộng có thể tăng vốn con người của một quốc gia. * Vốn tự nhiên: + Bao gồm: đất đai, cát sạn, nước và các nguồn lợi thủy sản, sản phẩm gỗ và cây rừng, động vật hoang dã, đa dạng sinh học, những dịch vụ môi trường, khoáng sản… + Vốn tự nhiên đôi khi được coi là tài nguyên môi trường, được người dân sử dụng để tạo phương tiện sống 5 + Vốn tự nhiên không cố định. + Vốn tự nhiên thường có sự tương tác giữa nguồn lực cá nhân/ hộ và nguồn lực của cộng đồng hoặc nhà nước. + Được tăng cường khi con người quản lý được nó. * Vốn hội: + Vốn hội đề cập đến cấp hộ rộng hơn cấp hộ gia đình + Chỉ mối quan hệ qua lại trong cộng đồng và giữa các hộ dựa trên niềm tin đến từ các mối ràng buộc hội. + Bao gồm: Có thể là một mạng lưới hoặc mối quan hệ giữa các cá nhân như: chỗ quen biết, hàng xóm, bà con. Những mối quan hệ tin cậy và hỗ trợ tương tác. Thành viên của các tổ chức chính thức hoặc phi chính thức. Đại diện của tập thể. Cơ chế tham gia và việc ra quyết định, làm lãnh đạo + Có thể có hiệu quả trong tăng cường quản lý một số nguồn vốn chung như vốn tự nhiên (đất chăn thả, rừng ) hoặc vốn vật chất (thủy lợi ) * Vốn vật chất + Được tạo ra bởi tiến trình sản xuất kinh tế. Có thể thay thế vốn tự nhiên trong một số hoàn cảnh. Loại quan trọng của vốn vật chất để thúc đẩy đa dạng sinh kế là đường, điện, hệ thống cung cấp nước + Bao gồm: Hạ tầng cơ sở: phương tiện vận chuyển, đường xá, xe cộ, nơi sinh sống, phương tiện sinh hoạt, năng lượng, đối thoại, công cụ và công nghệ (công cụ thiết bị phục vụ sản xuất, giống phân bón hóa chất, công nghệ truyền thống). * Vốn tài chính: + Vốn tài chính thường bằng tiền mặt hoặc được dự trữ dưới dạng khác khi thiếu vắng thị trường tài chính. + Các loại vốn tài chính: Tiền tiết kiệm, những khoản vay từ các nguồn chính thức hoặc phi chính thức, tiền người thân đi xa gửi về, lương hưu, tiền công thật. *Chính sách, thể chế và tiến trình. + Chính sách của chính phủ, của các tổ chức phi chính phủ và các thể chế quốc tế. thể chế của các cơ quan lập pháp và hành pháp hay các tòa án. Tiến trình là quá trình ra quyết định, chuẩn mực hội.[4] 6 2.3. Đặc điểm, nguyên nhân và một số chỉ tiêu xác định hộ nghèo * Đặc điểm của người nghèo: - Đặc điểm về nhân khẩu: Người nghèo phổ biến thuộc những loại hộ có qui mô gia đình lớn, những chỉ 1-2 thế hệ trong gia đình, mỗi hộ có rất nhiều con và tuổi còn nhỏ. Tình trạng các cặp vợ chồng trẻ hoặc đang tuổi sinh đẻ các hộ nghèo lại không thực hiện được kế hoạch hóa gia đình, trong lúc sản xuất của gia đình rất kém phát triển.[6,tr63] - Đặc điển về trình độ văn hóa: Trong nhóm hộ nghèo, số người chưa bao giờ đến trường học chiếm tỷ lệ cao nhất, trong số chưa tốt nghiệp cấp 1 một số người do hoàn cảnh khó khăn nên phải bỏ lở dở không tốt nghiệp được, đáng chú ý là trình độ từ cấp 3 trở lên chiếm tỷ lệ rất ít. Người nghèo thường không được đào tạo nghề nghiệp. Đây là điều đáng lo ngại nhất đối với người nghèo.[6,tr64] - Đặc điểm về tài sản, nhà ở, đời sống tin thần: Mức độ chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ khá, không những chỉ thể hiện thu nhập hay chi tiêu, mà còn thấy sự gia tăng quá nhanh về mức độ mua sắm tài sản, phương tiện sản xuất và đời sống tin thần, đa số những hộ nghèo và người nghèo vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.[6,tr64] - Người nghèo rất dễ gặp tổn thương: Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo thể hiện chổ, những khó khăn, đột biến, rủi ro ập đến với gia đình, những cuộc khủng hoảng xảy ra với cộng đồng … thường gây thiệt hại lớn nhất cho người nghèo đói, đó là nét đặc trưng cơ bản cho tất cả các hội khác nhau. Những hộ gia đình nghèo chỉ có khả năng trang trải mức hạn chế, tối thiểu các chi phí lương thực và phi lương thực thiết yếu khác, hộ rất dễ bị tổn thương trước mọi biến cố xảy ra, họ thường phải bỏ thêm chi phí không đáng có hoặc bị giảm thu nhập vì khó tiếp cận các cơ hội tăng trưởng kinh tế. Đối với hộ nghèo, nếu có một thành viên trong gia đình bị ốm đau, thì đó là một sự cố nghiêm trọng có thể làm đảo lộn cuộc sống và sinh hoạt của gia đình và có thể đến hàng năm sau mới phục hồi được. Và nếu trong cùng một thời gian có vài sự việc nghiêm trọng xảy ra liên tiếp thì sự suy sụp đến cùng kiệt là khó tránh khỏi.[6,tr65] * Nguyên nhân nghèo: Đã có rất nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu xác định yếu tố nghèo đói, trong đó có cuộc điều tra của Bộ Nông nghiệp năm 1993, tại 17 tỉnh thuộc 7 vùng trong cả nước đã xác định có 9 yếu tố dẫn đến nghèo đói, đó là: Đông con; thiếu lao động; thiếu 7 ruộng đất sản xuất; thiếu vốn; rủi ro tai nạn; không có kinh nghiệm làm ăn; chi tiêu không có kế hoạch; bệnh tật ốm đau; không có nghề gì khác ngoài nông nghiệp và yếu tố khác. Trong đó, số hộ rơi vào cảnh nghèo đói do từ 3-5 yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất.[6,tr67] *Một số tiêu chí nghèo áp dụng Việt Nam: - Chuẩn nghèo dựa vào thu nhập của gia đình, áp dụng trước năm 2001 như sau: + Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân trên đầu người trong một tháng qui ra gạo dưới 13 kg tương đương với 45000 VND. + Hộ nghèo : là hộ có mức thu nhập tùy theo từng vùng: Vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo dưới 15 kg (tương đương 55.000VND). Vùng nông thôn đồng bằng, trung du dưới 20 kg (tương đương 55.000VND). Vùng thành thị dưới 25 kg (tương đương 55.000VND). - Chuẩn nghèo dựa vào thu nhập của gia đình, áp dụng sau năm 2001 như sau: + Hộ nghèo : là hộ có mức thu nhập tùy theo từng vùng: Vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo dưới 80.000 VND. Vùng nông thôn đồng bằng, trung du dưới 100.000 VND. Vùng thành thị dưới 150.000 VND.[6,tr61] 2.4. Một số thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Việt Nam Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế. Một thập kỷ trước, 58% dân số có mức chi tiêu không đủ cho một cuộc sống khỏe mạnh. Năm năm sau đó tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo này đã giảm xuống 37%. Tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 29% vào năm 2002. Như vậy gần một phần ba dân số, tương đương với trên 20 triệu người đã thoát nghèo trong vòng mười năm.[1,tr1] Thành tựu cũng đáng kể khi xem xét những thước đo về nghèo đói khác, ngoài tiêu chí mức chi tiêu. Mục tiêu phát triển của Việt Nam cho thấy mức tiến triển liên tục của những chỉ số hội, từ số học sinh được đi học đến tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Mặc dù một số vùng và một số nhóm dân số có thành tựu cao hơn những nhóm khác, Việt Nam vẫn tiếp tục giảm được mức đói nghèo nhanh hơn những nước khác cùng mức độ phát triển tương tự. Trong đầu những năm của thập kỷ 90, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam cao hơn dự tính, xét về mức độ phát triển kinh tế 8 của nước này. Trong nữa đầu của những năm 90 Việt Nam đã đuổi kịp các nước trung bình cùng mức độ phát triển và đã vượt xa vào năm 2002.[1,tr2] *Một số nhân tố góp phần thành công trong xóa đói giảm nghèo trong những năm qua của Việt Nam: Trước đây những thành tựu đạt được là nhờ việc phân đất đai nông nghiệp cho các hộ vùng nông thôn, trong bối cảnh cải cách kinh tế tạo ra những động lực đúng đắn để tăng sản xuất nông nghiệp. Song lợi ích của những cải cách này gần như đã phát huy hết tác dụng. Trong mấy năm gần đây, động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo lại là việc tạo ra công ăn việc làm trong khu vực tư nhân và việc tăng cường hội nhập của nền kinh tế thị trường.[1,tr2] Đại đa số dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam trên thực tế đều làm việc và tỷ lệ tham gia thị trường lao động thuộc diện cao nhất thế giới. Những gì đã thay đổi không phải chỗ hoạt động hay không mà cơ cấu ngành nghề của lao động. Trong 4 năm qua, tỷ lệ người tham gia lao động trên các trang trại của mình giảm từ 2/3 xuống ít hơn một nữa. Thay vào đó, nhiều người đang tham gia vào các ngành nghề trả công: 30% số đó đang làm những công việc trả công trong năm 2002, so với 19% trước đó 4 năm. Nhờ sự thay đổi này, đến năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân đã chiếm khoảng 2,5 triệu người, lớn hơn toàn bộ khu vực kinh tế nhà nước. [1,tr2] Mức thu nhập ngày càng tăng từ nông trại trong vài năm qua cũng rất quan trọng đối với thành tựu xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn. Các hộ gia đình các trang trại bắt đầu chuyển hướng vào sản xuất cho thị trường hơn là sản xuất cho tiêu thụ gia đình. Hiện nay họ đang bán 70% sản phẩm nông nghiệp của mình cho thị trường, so sánh với 48% cách đây 9 năm. Điều này không hề ảnh hưởng đến mức chi tiêu để đảm bảo an ninh lương thực hay đủ chất dinh dưỡng, vì cả hai chỉ số này đều đã tăng lên theo thời gian. Đa dạng hóa ngành nghề cũng giúp cho nông dân giảm bớt dễ bị tổn thương khi gặp chuyện không may.[1,tr2] Như vậy, trong thời gian vừa qua vùng nông thôn của Việt Nam đã thực hiện đa dạng các hoạt động sinh kế trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và trong ngành nghề đã làm cho thu nhập vùng nông thôn tăng lên, nó góp phần rất lớn vào công tác giảm nghèo. 9 2.5. Một số nghiên cứu về các hình thức đa dạng hóa trên thới giới Joshi và các cộng sự (2002) xem xét xu hướng đa dạng hóa Nam Á với việc sử dụng số liệu thống về diện tích và sản lượng và chỉ số đa dạng của Simpson. Các tác giả đã chỉ ra rằng đa dạng hóa cây trồng đã tăng lên trong vòng 2 thập kỷ qua hầu hết các nước Nam Á. Tại Ấn Độ, vùng phía Nam và Tây đang đa dạng theo hướng từ trồng ngũ cốc sang đậu đỗ, hạt có dầu, cây ăn quả và rau. Miền Bắc nông dân đang chuyển từ sản xuất hạt thô sang sản xuất lúa, lúa mỳ và cây hạt thương phẩm. Vùng phía Đông nghèo và kém phát triển hơn nên nông nghiệp độc canh cây lúa nhưng diện tích lúa gạo cũng hết sức đa dạng. Khi phân tích kinh tế lượng cấp quốc gia số liệu thống nhiều năm thấy rằng mức độ đa dạng hóa gắn liền với mật độ đường sá, đô thị hóa, quy mô trang trại, thu nhập trên đầu người. Lượng mưa cũng là yếu tố rất quan trọng, vùng có lượng mưa thấp có cơ cấu cây trồng đa dạng hơn vùng có lượng mưa lớn hơn. Điều này có thể cho thấy đa dạng hóa từ sản xuất hạt thô sang lúa, lúa mì cao sản có tác động đến an ninh lương thực trong khi đa dạng sang hướng sản xuất cây có giá trị tạo ra nhiều việc làm trên một hecta và nhiều sản phẩm cho xuất khẩu.[5] Readon (1997) tóm tắt kết quả của 27 công trình nghiên cứu về việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn vùng Sub-sahar của Châu Phi. Ông nhận thấy hoạt động phi nông nghiệp tương đối quan trọng trong nông thôn, trong nhiều trường hợp chiếm khoảng 30-50% thu nhập. Nhìn chung thu nhập của lao động làm công trong các hoạt phi nông nghiệp. Thu nhập phi nông nghiệp nông thôn có xu hướng quan trọng hơn những vùng gần thành phố nơi có hạ tầng cơ sở tốt và mật độ dân cư đông. Cuối cùng thu nhập phi nông nghiệp quan trọng hơn đối với những hộ khá giả nông thôn.[5] Trong nghiên cứu về hộ gia đình nông thôn Ethiopia, Block, Webb (2001) thấy rằng đa dạng hóa khỏi hoạt động trồng trọt gắn liền với các hộ có thu nhập cao hơn, tỷ lệ phụ thuộc cao hơn, hộ có chủ là nam giới và sinh sống cao nguyên (vùng có đất tốt và nhiều mưa). Một trong những động cơ để đa dạng hóa từ trồng trọt sang chăn nuôi là đảm bảo khỏi bị hạn.[5] Delgado và Simwalla (1997) nghiên cứu cơ cấu đa dạng hóa châu Á và châu Phi. Họ lưu ý châu Phi nông dân thường áp dụng mức độ hỗn hợp cây trồng cao như một chiến lược giảm rủi ro liên quan đến thời tiết bất lợi. nhiều nước châu Á 10 [...]... Lợi còn cao nhưng có sự giảm xuống qua các năm và thu nhập cũng có sự tăng lên tôi đi tìm hiểu sự đa dạng hóa sinh kế của nhân dân Quảng Lợi để xem đa dạng các nguồn thu nhập có khả năng góp phần xóa đói giảm nghèo thế nào 4.2 Tình hình đa dạng hóa sinh kế tại Quảng Lợi 4.2.1.Tình hình đa dạng hóa trong trồng trọt và chăn nuôi Sự đa dạng hóa trong trồng trọt của Quảng Lợi từ 1997 đến 2006... - Tình hình dân số và lao động của Quảng Lợi năm 2006 - Tình hình nghèo đói và thu nhập của Quảng Lợi từ năm 1997 đến năm 2006 3.3.2 Tình hình đa dạng hóa sinh kế tại Quảng Lợi từ 1997-2006: - Tình hình đa dạng hóa trong trồng trọt và chăn nuôi - Tình hình đa dạng hóa trong thủy sản - Tình hình đa dạng hóa trong ngành nghề và dịch vụ 3.3.3.Đặc điểm kinh tế hội của các hộ khảo sát: - Tình... thực hiện đa dạng hóa theo hướng hàng hóa hay thương mại hóa có hiệu quả Quảng Lợi Gia đình chị Trần Thị Lệ, thôn Thủy Lập, Quảng Lợi, Quảng Điền 4.2.2 Tình hình đa dạng hóa trong thủy sản Sự đa dạng hóa trong lĩnh vực thủy sản Quảng Lợi có xu hướng tăng thêm các phương thức sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn Ngoài hình thức đánh bắt tự nhiên nguồn thủy sản phong phú phá Tam... độ văn hóa của chủ hộ, số khẩu của hộ, số lao động chính của hộ, đặc biệt là số nguồn cho thu nhập của nông hộ có phải là động lực của xóa đói giảm nghèo hay không 17 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình kinh tế hội của Quảng Lợi Quảng Lợi là một nghèo nằm vùng sinh thái ven biển miền Trung nước ta, có chất đất chủ yếu là đất cát pha, đồng thời hệ thống thủy lợi còn... ứng vật tư… Quảng Lợi ngày đông hơn Như vậy, công tác dịch vụ phục vụ tiêu dùng hay sản xuất Quảng Lợi ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dân Nhưng với số lượng lao động tham gia vào các hoạt động này nhìn chung còn thấp nên chưa có thể đáp ứng hết nhu cầu ngày càng cao của người dân Tóm lại, ngành nghề hay dịch vụ Quảng Lợi không có sự đa dạng về hình thức nhưng có sự đa dạng theo chiều... cửa, phương tiện sản xuất và sinh hoạt của các nông hộ 2006 16 3.4 Phương pháp nghiên cứu: 3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu: * Chọn điểm nghiên cứu: Đề tài đã chọn Quảng Lợi của huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, là nghèo và sản xuất nông, ngư nghiệp là chủ yếu 3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu: * Thu thập dữ liệu sơ cấp: - Thông tin: Tình hình kinh tế hội Quảng Lợi: tình hình sử dụng đất,... nghèo, khó khăn của nước ta Tỷ lệ hộ nghèo cao và thu nhập thấp của nhân dân Quảng Lợi một phần có thể được giải thích từ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết Tuy nhiên nguyên nhân làm thay đổi mức sống của người dân chủ yếu đều do sự thay đổi hình thức và phương thức sản xuất dẫn đến thay đổi kết quả sinh kế Để giả thích rõ hơn tỷ lệ hộ nghèo Quảng Lợi. .. tăng lên chiếm 71% tăng trưởng sản lượng nông nghiệp trong thời kỳ 1903-1952 nhưng trong giai đoạn 1952-1992 đóng quan trọng nhất là tăng năng suất (53%) và đa dạng hóa (7%) đây đa dạng hóa được hiểu là tăng diện tích cây trồng cho cây trồng có năng thấp cao.[5] 2.6 Một số nghiên cứu về các hình thức đa dạng hóa Việt Nam Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng hóa Việt Nam Theo Pederson và... (Barrrettvaf cộng sự, 2001).[5] Một số nghiên cứu khác so sánh đa dạng hóa Rwanda, Kenya và bờ biển Ngà Đa dạng hóa từ trồng trọt sang các hoạt động khác diễn ra mạnh nhất những nơi có lượng mưa thấp và đất xấu Mặc dù thu nhập của lao động không có tay nghề thường gắn liền với những hộ nghèo nhưng hầu hết các dạng thu nhập khác có tương quan dương với thu nhập Thực tế đa dạng thu nhập cao hơn những hộ... động sinh kế của họ - Số người được phỏng vấn: Phỏng vấn 3 cán bộ (chủ tịch và 2 cán bộ văn phòng), 2 trưởng thôn, 2 hộ vượt nghèo thành công, 2 cán bộ HTX * Chọn hộ nghiên cứu: - Chọn 32 hộ, có 2 hộ vượt nghèo thành công nhờ đa dạng sinh kế dùng phỏng vấn sâu, 10 hộ luôn luôn nghèo và 10 hộ vượt nghèo, 10 hộ luôn luôn không nghèo * Phỏng vấn hộ: - Phương pháp: sử dụng phương pháp (PRA) có sự tham . tế xã hội và góp phần xóa đói giảm nghèo hay không? Chúng tôi đã mạnh 1 dạn chọn đề tài: Đánh giá sự đa dạng hóa sinh kế với xóa đói giảm nghèo ở xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên. Thiên Huế . 1.2. Mục tiêu của đề tài: * Mục tiêu tổng quát: Đánh giá sự đa dạng các hoạt động tạo thu nhập với xóa đói giảm nghèo của nhân dân xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. *. dạng, đa dạng hóa, đa dạng sinh kế: - Đa dạng: Theo DFID, 2003 đa dạng là sự tồn tại nhiều nguồn thu nhập khác nhau tại một thời điểm thời gian.[4] - Đa dạng hóa: Theo DFID, 2003 đa dạng hóa là

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan