một số góp ý về một khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu phù hợp áp dụng tại việt nam

95 271 0
một số góp ý về một khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu phù hợp áp dụng tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC ĐỒ THỊ TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tóm tắt 1 1.Giới thiệu 1 2.Tổng quan nghiên cứu về lạm phát mục tiêu 3 2.1 Lý thuyết về lạm phát mục tiêu trước khủng hoảng 3 2.1.1 Hàm tổn thất 4 2.1.2 Lạm phát mục tiêu dự báo 5 2.1.3 Lạm phát mục tiêu cứng nhắc hay lạm phát mục tiêu linh hoạt ? 6 2.1.4 Tính minh bạch 7 2.1.5 So sánh với các chính sách tiền tệ khác 8 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 9 2.3 Lạm phát mục tiêu và ổn định tài chính : 13 2.3.1 Lạm phát ổn định là cần nhưng chưa đủ : 13 2.3.2 Điều hành lãi suất 13 2.3.3 Lạm phát mục tiêu và vai trò của ngân hàng trung ương trong việc giám sát ngành ngân hàng : 14 3. Phương pháp tiếp cận, thời kỳ và mẫu nghiên cứu 15 3.1 Mô hình 15 3.2 Lựa chọn biến phụ thuộc 16 3.3 Thời kỳ và mẫu quan sát 17 3.4 Thực hiện hồi quy mô hình 19 3.4.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) 19 3.4.2 Tổng tín dụng được cung cấp bởi khu vực ngân hàng ( tính theo tỷ lệ trên GDP) 23 3.4.3 Phần bù rủi ro theo lãi suất cho vay 26 3.4.4 Các kết quả hồi quy khác 28 3.5 Kiểm định mô hình 32 3.5.1 Kiểm định tự tương quan 32 3.5.2 Kiểm định phương sai thay đổi 33 3.6 Kết luận từ mô hình 36 4. Ổn định tài chính và thực thi chính sách tiền tệ 37 4.1 Ổn định tài chính cần được xem xét khi thực hiện chính sách tiền tệ : 37 4.2 Kết hợp ổn định tài chính vào mô hình chính sách lạm phát mục tiêu 42 4.2.1 Hàm tổn thất trong trường hợp kết hợp lạm phát mục tiêu linh hoạt và ổn định tài chính 42 4.2.2 Tiêu chuẩn để thực thi chính sách lạm phát mục tiêu mới 43 4.2.3 Ý nghĩa của mô hình 44 5. Một số góp ý về một khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu phù hợp áp dụng tại Việt Nam 48 5.1 Tình hình kinh tế Việt Nam 48 5.1.1 Lạm phát vẫn còn đang ở mức cao 49 5.1.2 Độ chênh sản lượng 52 5.1.3 Ổn định tài chính 56 5.2 Thực trạng chính sách tiền tệ của NHNN : 61 5.2.1 Mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN 61 5.2.2 Điều hành chính sách tiền tệ 2000-2010 : 62 5.3 Những tồn tại trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua: 64 5.4 Khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu tại Việt Nam : 68 6. Khuyến nghị và kết luận 69 Tài liệu tham khảo 72 Phụ lục 1 75 Phụ lục 2 82 Phụ lục 3 84 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IT : Lạm phát mục tiêu NPL : Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ NHNN : Ngân hàng nhà nước DSGE : Mô hình cân bằng động ngẫu nhiên HPF : Phương pháp lọc Hodrick-Prescott CAR : Hệ số an toàn vốn CSTT : Chính sách tiền tệ TCTD : Tổ chức tín dụng NHTM : Ngân hàng thương mại DANH MỤC BẢNG Các quốc gia đang thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu tính tới 2010 10 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 22 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là tổng tín dụng được cung cấp bởi khu vực ngân hàng ( tính theo tỷ lệ trên GDP) 25 Kết quả hồi quy phần bù lãi suất cho vay 27 Tóm tắt kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ số vốn trên tổng tài sản khu vực ngân hàng 29 Tóm tắt kết quả hồi quy tổng giá trị vốn hóa thị trường 31 Kết quả kiểm định White với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ 33 Kết quả kiểm định White với biến phụ thuộc là tổng tín dụng cung cấp bởi khu vực ngân hàng 34 Kết quả kiểm định White với biến phụ thuộc là tỷ số vốn trên tổng tài sản 35 Kết quả kiểm định White với biến phụ thuộc là tổng vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết 36 Danh sách các ngân hàng không đạt chỉ tiêu vốn tối thiểu năm 2010 57 Kết quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN 63 Mục tiêu và kết quả thực hiện chính sách tiền tệ 2000-2011 65 DANH MỤC ĐỒ THỊ Lạm phát và thành quả tăng trưởng 11 Độ biến động của lạm phát và sản lượng 11 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn 2000-2011 20 Tổng tín dụng cung cấp bởi khu vực ngân hàng 2000-2010 23 Phần bù rủi ro trên lãi suất cho vay giai đoạn 2000-2010 26 Tỷ số vốn trên tổng tài sản ngành ngân hàng 2000-2011 28 Vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết giai đoạn 2000-2010. 30 Tốc độ lạm phát tại Việt Nam, tốc độ tăng cung tiền và tín dụng 2000-2011 50 Lạm phát theo tháng của Việt Nam 2006-2012 51 Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 1995-2009 54 GDP tiềm năng theo phương pháp HPF từ 1999 đến 2000 55 Độ chênh sản lượng tính bằng phương pháp Bayesian theo mô hình cơ bản và mô hình sử dụng bộ lọc HP 55 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản các ngân hàng Việt Nam 2008-2011 56 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 8 ngân hàng lớn năm 2010-201 58 Chỉ số VN-Index từ lúc bắt đầu giao dịch đến nay 59 Tổng tín dụng cung cấp bởi khu vực ngân hàng giai đoạn 2000-2010 (tỷ lệ theo GDP hằng năm) 60 Phần bù rủi ro lãi suất cho vay trong giai đoạn 1999-2009 61 Điều hành chính sách lãi suất của NHNN giai đoạn 2005-2012 67 TÓM TẮT ĐỀ TÀI o Lý do chọn đề tài Gần đây nhiều nhà kinh tế trên thế giới đã chỉ trích chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu đã góp phần nâng cao rủi ro trong hệ thống tài chính. Trong khi đó, mô hình chính sách tiền tệ hiện hữu tại Việt Nam tỏ ra không hiệu quả, NHNN đang có ý định sẽ chuyển sang khuôn khổ lạm phát mục tiêu trong một tương lai không xa. Mục tiêu đầu tiên của đề tài là kiểm chứng những chỉ trính của một số nhà kinh tế về khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu gồm 124 quốc gia và có kết luận là lạm phát mục tiêu không ảnh hưởng đến ổn định tài chính tức là không làm tăng hay làm giảm rủi ro. Câu hỏi được xem xét tiếp theo là ổn định tài chính có quan trọng khi xem xét các chính sách tiền tệ hay không? Sau khi nghiên cứu thực nghiệm, kết quả người làm nghiên cứu có được là có. Sau đó đề tài đã đưa ra một mô hình lý thuyết đơn giản được phát triển bởi Woodford (2011) có thể kết hợp ổn định tài chính vào chính sách lạm phát mục tiêu linh hoạt và một số thảo luận về chính sách này. Đối với thực tiễn Việt Nam, đề tài phân tích về tổng quan diễn biến của nền kinh tế từ năm 2000 đến nay, đồng thời phân tích các chính sách mà Ngân hàng nhà nước đã sử dụng trong giai đoạn này. Từ đó phân tích những điểm còn tồn tại trong chính sách và gợi ý ứng dụng chính sách lạm phát mục tiêu linh hoạt kết hợp ổn định tài chính để giải quyết những tồn tại này. o Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu mối tương quan giữa lạm phát mục tiêu và ổn định tài chính trong giai đoạn trước khủng hoảng. - Dựa vào kết quả mô hình, các bài nghiên cứu trên thế giới đề xuất hướng phát triển của lý thuyết lạm phát mục tiêu trong tương lai. - Đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam dựa trên những kết quả lý thuyết đã tìm được. o Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tham khảo tài liệu. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp hồi quy OLS. o Nội dung nghiên cứu Đề tài bao gồm 5 chương Chương 1 : Giới thiệu Chương 2 : Tổng quan nghiên cứu về lạm phát mục tiêu - Lý thuyết về lạm phát mục tiêu trước khủng hoảng - Các nghiên cứu thực nghiệm - Lạm phát mục tiêu và ổn định tài chính Chương 3 : Phương pháp tiếp cận, thời kỳ và mẫu nghiên cứu - Mô hình hồi quy OLS theo các biến ổn định tài chính giai đoạn 2002- 2007 - Kiểm định mô hình - Kết luận từ mô hình Chương 4 : Ổn định tài chính và thực thi chính sách tiền tệ - Ổn định tài chính cần được xem xét khi thực hiện chính sách tiền tệ - Kết hợp ổn định tài chính vào mô hình chính sách lạm phát mục tiêu Chương 5 : Một số góp ý về một khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu phù hợp áp dụng tại Việt Nam - Tình hình kinh tế Việt Nam - Thực trạng chính sách tiền tệ của NHNN - Những tồn tại trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua - Khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu tại Việt Nam o Đóng góp của đề tài - Kiểm định bằng mô hình OLS cho thấy rằng lạm phát mục tiêu không ảnh hưởng đến ổn định tài chính. - Phân tích sự cần thiết của việc xem xét biến ổn định tài chính khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu. - Đề tài cho thấy rằng với thực trạng vĩ mô ở Việt Nam thì nên áp dụng lạm phát mục tiêu linh hoạt, kết hợp ổn định tài chính. o Hướng phát triển của đề tài - Đề tài có thể phát triển theo hướng xây dựng biến đánh giá tính ổn định tài chính tổng quát hơn, sử dụng dữ liệu dạng bảng. - Đề tài cũng có thể phát triển theo hướng xây dựng hàm mục tiêu và điều kiện mang tính định lượng phù hợp với Việt Nam. Trang 1 ĐỀ TÀI LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Tóm tắt Gần đây nhiều nhà kinh tế trên thế giới đã chỉ trích chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu đã góp phần nâng cao rủi ro trong hệ thống tài chính. Trong khi đó, mô hình chính sách tiền tệ hiện hữu tại Việt Nam tỏ ra không hiệu quả, NHNN đang có ý định sẽ chuyển sang khuôn khổ lạm phát mục tiêu trong một tương lai không xa. Mục tiêu đầu tiên của đề tài là kiểm chứng những chỉ trính của một số nhà kinh tế về khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu gồm 124 quốc gia và có kết luận là lạm phát mục tiêu không ảnh hưởng đến ổn định tài chính tức là không làm tăng hay làm giảm rủi ro. Câu hỏi được xem xét tiếp theo là ổn định tài chính có quan trọng khi xem xét các chính sách tiền tệ hay không? Sau khi nghiên cứu thực nghiệm, kết quả người làm nghiên cứu có được là có. Sau đó đề tài đã đưa ra một mô hình lý thuyết đơn giản được phát triển bởi Woodford (2011) 1 có thể kết hợp ổn định tài chính vào chính sách lạm phát mục tiêu linh hoạt và một số thảo luận về chính sách này. Đối với thực tiễn Việt Nam, đề tài phân tích về tổng quan diễn biến của nền kinh tế từ năm 2000 đến nay, đồng thời phân tích các chính sách mà Ngân hàng nhà nước đã sử dụng trong giai đoạn này. Từ đó phân tích những điểm còn tồn tại trong chính sách và gợi ý ứng dụng chính sách lạm phát mục tiêu linh hoạt kết hợp ổn định tài chính để giải quyết những tồn tại này. 1 Michale Woodford, “Inflation Targeting and Financial Stability,” tháng 12 năm 2011 [...]... Paper Trang 8 mạnh mẽ Bởi vì nó tạo ra một cơ chế cam kết ngầm giữa ngân hàng trung ương và công chúng Svensson (1998) cho rằng đặc trung của lạm phát mục tiêu ngụ ý rằng đó là một cam kết mạnh mẽ hơn nhiều về chính sách tiền tệ tối ưu hóa hợp lý có phương pháp so với các chế độ chính sách tiền tệ khác 2.1.5 So sánh với các chính sách tiền tệ khác - Tăng trưởng cung tiền mục tiêu Theo Svensson (1998),... tiêu tối ưu trước khủng hoảng, những chỉ trích liên quan đến chính sách lạm phát mục tiêu trong giai đoạn sau khủng hoảng và tiếp đến là phân tích mối liên hệ giữa chính sách lạm phát mục tiêu và sự ổn định tài chính, đưa ra những bổ sung cần thiết cho chính sách và cuối cùng là phân tích tình hình Việt Nam đề từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách trong việc áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại. .. giới thảo luận về vấn đề “Xem xét lại chính sách vĩ mô và tăng trưởng dưới nhận thức của cuộc khủng hoảng” Cuộc hội thảo cũng đã đưa ra một số nhận định cần phải xem xét lại chính sách lạm phát mục tiêu và điều chỉnhphù hợp với giai đoạn mới Bên cạnh đó, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) cũng đã tài trợ cho một số các nghiên cứu về vấn đề thực thi chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam Việc nghiên... của chính sách tiền tệ : (1) xã hội công bố mục tiêu cho chính sách tiền tệ, (2) ngân hàng trung ương nhận quyền độc lập trong việc sử dụng các công cụ để theo đuổi mục tiêu, (3) ngân hàng trung ương giải trình cho xã hội về việc hoàn thành các mục tiêu cho chính sách tiề tệ Tính minh bạch là quyết định cho khả năng giải trình của ngân hàng trung ương – sự giám sát của xã hội đối với chính sách tiền tệ. .. 2 1 Giới thiệu Lạm phát mục tiêu không phải là một khái niệm mới Ý tưởng cơ bản đã được đưa ra bởi nhà kinh tế học Irving Fisher (1867-1947) Nhiều thập kỷ qua, các nhà kinh tế học trên khắp thế giới đã nghiên cứu rất nhiều về lạm phát mục tiêu như là một khuôn khổ tối ưu cho chính sách tiền tệ Kể từ khi New Zealand lần đầu tiên thực hiện khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu vào tháng 12 năm 1989,... tài chính toàn cầu xảy ra, rõ ràng rằng chính sách lạm phát mục tiêu dường như là một chính sách tiền tệ tối ưu nhất, được rất nhiều quốc gia áp dụng thành công 2.3 Lạm phát mục tiêu và ổn định tài chính : 2.3.1 Lạm phát ổn định là cần nhưng chưa đủ : Oliver Blanchard(2010)16 cho rằng lạm phát cơ bản (core inflation) ổn định tại hầu hết các nền kinh tế phát triển cho đến trước khi cuộc khủng bắt đầu Một. .. ( CPI) là mục tiêu của chính sách tiền tệ Ngoài ra còn có ba quốc gia : Tây Ban Nha, Cộng Hòa Slovak, Phần Lan cũng đã từng thực thi chính sách lạm phát mục tiêu nhưng sau đó đã hủy bỏ sau khi sử dụng đồng euro là đồng tiền chính thức Một câu hỏi đặt ra là liệu thành quả vĩ mô đạt được dưới chế độ lạm phát mục tiêu có tốt bằng hoặc hơn dưới các cách tiếp cận chính sách tiền tệ khác Bởi vì không thể... loại trừ ( để loại bỏ những ảnh hưởng ngắn hạn lên chính sách tiền tệ dựa trên CPI), hoặc thuế và trợ giá ( để loại bỏ ảnh hưởng của chính sách tài khóa) Một danh sách những yếu to được loại trừ trong đánh giá chính sách tiền tệ có thể được chỉ ra trong các nghiên cứu sâu hơn Trong phần còn lại chúng chúng ta sẽ tóm tắt các lý thuyết đã nghiên cứu về lạm phát mục tiêu trong giai đoạn trước khủng hoảng,... ổn định tài chính trong mô hình khá phức tạp Do rất khó để có thể tìm ra được một chỉ số tổng quát đại diện cho ổn định tài chính nên ổn định tài chính thường được đo bằng một số các chỉ tiêu định lượng IMF (2006) đã phát triển một bộ các chỉ số ổn định tài chính như vậy(Financial Soundness IndicatorsFSIs) Do sự giới hạn trong khả năng tiếp cận dữ liệu nên đề tài sẽ chỉ sử dụng một số chỉ số sau trong... này thực hiện như thế nào trong thực tế? Theo Svensson (1998)6, những nhân viên tại ngân hàng trung ước có thể tạo ra một tập hợp các chiều hướng của lạm phát và độ chênh sản lượng theo những hướng sử dụng các công cụ tiền tệ khác nhau hội đồng chính sách tiền tệ Như vậy, những nhân viên này đã đưa ra một tập hợp các dự báo về lạm phát có điều kiện và hội đồng sẽ chọn ra dự báo có điều kiện 6 Svensson, . chính sách tiền tệ - Kết hợp ổn định tài chính vào mô hình chính sách lạm phát mục tiêu Chương 5 : Một số góp ý về một khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu phù hợp áp dụng tại Việt Nam - Tình. khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu phù hợp áp dụng tại Việt Nam 48 5.1 Tình hình kinh tế Việt Nam 48 5.1.1 Lạm phát vẫn còn đang ở mức cao 49 5.1.2 Độ chênh sản lượng 52 5.1.3 Ổn định tài chính. tế Việt Nam - Thực trạng chính sách tiền tệ của NHNN - Những tồn tại trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua - Khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu tại Việt Nam o Đóng góp

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan