đánh giá thực trạng và tìm giải pháp phát triển cho nghề làm muối ở xã hộ độ huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh

68 2.4K 15
đánh giá thực trạng và tìm giải pháp phát triển cho nghề làm muối ở xã hộ độ huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài “Hạt muối là sản phẩm kết tinh từ thiên nhiên, là khoáng chất thiết yếu của con người, là sản phẩm văn minh của nhân loại”[1]. Ngoài giá trị trong cuộc sống hằng ngày muối cũng còn được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp y học. Trong đời sống văn hóa dân tộc người Việt Nam, nghề làm muối đã xuất hiện từ rất lâu đời đây có thể xem là một nghề truyền thống tồn tại mãi với thời gian. Việt Nam có bờ biển dài trên 3200km có khí hậu nhiệt đới gió mùa là một quốc gia có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. Ngành muối vốn được xem là một ngành kinh tế trọng điểm trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam nhưng thực tế ngành muối hiện đang còn nhiều tồn tại. Diêm dân Việt Nam đời sống còn rất nhiều vất vả, thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá muối không ổn định. Nghề làm muối lại vất vả phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên người dân nhiều nơi không còn mặn mà với nghề, mặt khác các chính sách đầu tư cho nghề muối còn nhiều hạn chế, chưa thật sự được quan tâm. Chất lượng muối nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu muối sản xuất công nghiệp. Dẫn đến tình trạng nước ta phải nhập khẩu muối ăn muối dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm hóa chất. Đây là một thực tế đáng buồn. Hộ Độ một nằm phía Nam huyện Lộc Hà, tỉnh Tĩnh cũng là một địa phương có truyền thống lâu đời trong nghề làm muối. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi những kinh nghiệm làm nghề quý báu do cha ông để lại nên muối nơi đây được đánh giá có chất lượng cao được nhiều nơi ưa chuộng. Những năm trước kia nghề muối đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân, là một nguồi cung cấp muối quan trọng cho các vùng lân cận đi xa hơn nữa. Những năm trước đây làm muốinghề nghiệp chính của bà con diêm dân nơi đây. Mặc dù hiện nay cơ cấu sản xuất đã có rất nhiều thay đổi nhưng nghề làm muối vẫn là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình để bám trụ lại với làng quê của mình. Thế nhưng, những năm qua cùng với những bất cập chung với nghề 1 muối của cả nước trước biến động của giá cả thị trường, ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết khiến nghề làm muối của người dân Hộ Độ đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn của địa phương để tìm hiểu rõ hơn về nghề sản xuất muối từ đó có cái nhìn tổng quát hơn đề xuất một số giải pháp cho bà con diêm dân nơi đây tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng tìm giải pháp phát triển cho nghề làm muối Hộ Độ huyện Lộc tỉnh Tĩnh.” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng sản xuất tiêu thụ muối của địa phương trong các năm 2008, 2009, 2010 giai đoạn hiện nay. - Xác định phân tích các yếu tố tác động tới nghề muối. - Xác định các giải pháp của chính quyền địa phương các cấp các ngành để phát triển nghề làm muối. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về nghề muối 2.1.1 Một số khái niệm của nghề muối Theo báo cáo tham luận hội thảo khoa học quốc gia ngành muối trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thách thức, cơ hội triển vọng đã định nghĩa: "Ngành muối là ngành cổ xưa, đồng thời là ngành vĩnh hằng phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại" Đây là một định nghĩa phổ biến nhưng rất tổng quát, toát lên quy luật phát triển tất yếu của ngành hàng đặc thù này trong mọi thời đại. Trong dự thảo nghị định của chính phủ tháng 12/2010 về sản xuất kinh doanh muối đã đưa ra một số định nghĩa như sau: 1. Muối: Là hợp chất, có thành phần chính là NaCl (tên quốc tế Soudium chloride), được làm ra từ nước biển; khai thác từ mỏ muối; sử dụng được cho ăn, uống làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp, hóa chất, thực phẩm, y tế, mỹ phẩm 2. Muối thô: Là muối được sản xuất ra trên đồng muối hoặc khai thác mỏ muối. 3. Muối tinh: Là muối được chế biến từ nguyên liệu muối thô theo phương pháp nghiền rửa, hoặc tái kết tinh. 4. Muối công nghiệp: Là muối có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất công nghiệp, hóa chất, thực phẩm, y tế, mỹ phẩm một số lĩnh vực khác. 5. Sản xuất muối: Là quá trình làm ra muối từ nước biển, nguồn nước mặn trong lòng đất hoặc khai thác từ mỏ muối. 3 6. Sản xuất muối thủ công: Là quá trình sản xuất được thực hiện trên những đồng muối nhỏ lẻ, sử dụng sức lao động của con người, không sử dụng thiết bị theo dây chuyền sản xuất. 7. Sản xuất muối công nghiệp: Là quá trình sản xuất muối thực hiện trên đồng muối được thiết kế, xây dựng phù hợp theo yêu cầu công nghệ trên diện tích tập trung, quy mô lớn được vận hành theo một quy trình, công nghệ bắt buộc. Hoặc sản xuất muối mỏ theo quy trình công nghiệp. 8. Chế biến muối: Là quá trình sử dụng thiết bị, kỹ thuật để làm ra loại muối có chất lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các lĩnh vực từ nguyên liệu muối thô. 9. Kinh doanh muối: Bao gồm các hoạt động chế biến, mua, bán, xuất nhập khẩu, dự trữ vận chuyển lưu thông muối.[2] 2.1.2 Một số nghiên cứu về nghề muối Trước năm 1960 có rất ít tài liệu công trình nghiên cứu đề cập đến nghề làm muối truyền thống cũng như kỹ thuật sản xuất muối. Cho đến cuối năm 70 của thế kỷ XX, tác giả Vũ Bội Truyền xuất bản 2 tác phẩm:”kỹ thuật sản xuất muối ăn” (1978), hai công trình này giới thiệu kỹ thuật sản xuất muối ăn theo 2 phương pháp chủ yếu là phương pháp phơi cát phương pháp phơi nước, đây là cách làm muối đặc trưng của hai miền nam bắc nước ta. Năm 2005 tác giả Bùi Song Châu viết cuốn “kỹ thuật sản xuất muối khoáng” một lần nữa cho chúng ta có thêm những hiểu biết mới về kỹ thuật sản xuất làm muối nước nhà. Bên cạnh đó còn có một số tài liệu được đăng trên các báo tạp chí tiêu biểu là công trình nghiên cứu “Các làng muối Huế xưa: Diêm Trường Phụng Chính” (1995), Việc sản xuất muối Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” (1998) của Nguyễn Quang Trung Tiến, Ngành muối Việt Nam với phát triển kinh tế biển cần tầm nhìn mới” của Nguyễn Gia Hùng….Đặc biệt trong những năm gần đây Phân viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam tại Huế đã giành nhiều quan tâm tới nghề làm muối với “Nghề làm muối Hải Bình (huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa)” của Trần Đức Sáng, “Con đường muối” của Bảo Đàn…Những thành tựu nghiên cứu ấy đã cho chúng ta biết được thăng trầm nghề làm muối trong lịch sử cũng như những vất vả của người diêm dân. 4 Đề tài về nghề làm muối có rất ít người nghiên cứu. Trong “Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ giai đoạn 2009/2012” không có đề tài nào liên quan đến nghề làm muối. Đến thời điểm này tại Hà Tĩnh chưa có nghiên cứu nào một cách đầy đủ về thực trạng nghề muối. Các đơn vị liên quan đến nghề muối như Công ty muối Hà Tĩnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cấp chính quyền địa phương hầu như chưa có các thông tin và số liệu chính thức gì liên quan đến lĩnh vực này. Ngay như Chi cục phát triển nông thôn Hà Tĩnh là đơn vị được phân cấp quản lý về diêm nghiệp (nghề muối), mặc dù trong vài năm gần đây cũng đã được thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển nghề muối nhưng tại văn phòng Chi cục củng không có hệ thống thông tin đầy đủ, hoặc là số liệu theo dõi rất sơ sài. Nghề làm muối Hộ Độ hiện nay cũng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống đầy đủ chỉ có một vài bài viết phản ánh một phần nhỏ như “Triển khai cải tạo đồng muối cho dân Hộ Độ”, “Hiệu quả mô hình sản xuất muối sạch Hộ Độ” của trung tâm khuyến nông khuyến ngư Tĩnh”…Một vài bài báo viết về những nhọc nhằn của người diêm dân (người sản xuất muối), những khó khăn trong đời sống của họ như “Mặn mòi làng muối Hộ Độ” của Võ Đức Báu, 1996, báo Tĩnh, số 20,2. “Đôi điều trăn trở về làng muối Hộ Độ” của Nguyễn Trường Biên, 1999, báo Tĩnh, số 3846. 2.2 Thực trạng của nghề muối 2.2.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ muối trên thế giới “Muối là ngành hàng lớn có tầm quan trọng trong thương mại. Hằng năm có khoảng 90 triệu tấn muối lưu thông giữa các châu lục. Về khối lương lưu thông trên biển chỉ đứng sau dầu thô quặng sắt”[3] Hiện nay hầu như 111 quốc gia có biển đều làm muối. Bao gồm từ công nghệ phơi nước truyền thống bằng năng lượng mặt trời, đến các công nghệ khai thác khác trong việc khai thác nguồn nước ngầm, khai thác mỏ đá muối, chưng cất các nồi cô chân không. các nước có vĩ độ cao dùng phương pháp 5 đông lạnh (Nga, Thụy Điển) còn Nhật Bản chủ yếu dùng phương pháp chiết điện thấm[4] Muối được sản xuất từ ba nguồn muối mỏ, nước biển các hồ nước mặn trong đất liền. sản lượng muối toàn thế giới hàng năm đạt mức 200 triệu tấn, 1/3 trong số này được sản xuất từ nước biển, 1/3 từ nước mặn trong đất liền, số còn lại là muối mỏ. Muối mỏ muối biển chiếm phần lớn, đạt mức gần tương đương nhau. Muối mỏ tập trung chủ yếu châu Âu, trong khi đó, muối biển có nhiều tại châu Á, châu Phi châu Úc, Nam Mỹ có cả hai loại muối này. Thống kê cho thấy, hàng năm, sản lượng muối biển trên toàn thế giới đạt gần 70 triệu tấn; muối mỏ đạt 60 triệu tấn; muối từ nguồn nước mặn đạt 70 triệu tấn/ năm. Trong số đó, Australia Mexico là hai quốc gia cung cấp muối lớn nhất trên thế giới, với tổng sản lượng muối của riêng Australia đã là 14 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nếu tính theo đầu người, thì Canada là quốc gia tiêu thụ nhiều muối nhất trên thế giới, 360 kg/người/năm.[7] Cũng theo thống kê, sản lượng muối (bao gồm cả muối biển muối mỏ) sản xuất hàng năm tại các khu vực, châu Âu: 73,6 triệu tấn, Bắc Mỹ: 56,2 triệu tấn, châu Á:6,5 triệu tấn, Trung Nam phi:6 triệu tấn Và, theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng muối của Australia Mexico hiện nay tốt nhất trên thị trường quốc tế. Tuy sản xuất nhiều muối, nhưng chất lượng muối của ấn Độ (đánh giá thông qua hàm lượng NaCl hàm lượng các hợp chất của Ca Mg) thấp hơn nhiều lần so với hai loại muối trên. Cơ cấu tiêu dùng muối trên thế giới là 60% muối ăn công nghiệp, 30% chế biến thành phẩm ăn trực tiếp 10% tiêu dùng khác. Hiện nay nhiều nước đã xác định tầm quan trọng của nghề muối đưa ra các chính sách để ưu tiên ngành muối. Những quốc gia có ngành muối phát triển mạnh hiện nay là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Astralia, Thái Lan.[4] Nghề làm muối trên thế giới qua hàng ngàn năm, đã thực sự có những chuyển biến to lớn về kỹ thuật chất lượng. Ngày nay với việc áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, việc sản xuất muối trở nên dễ dàng hơn, sản xuất ra nhiều hơn, chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người hiện đại. 6 2.3 Thực trạng nghề làm muối trong những năm gần đây ở Việt Nam 2.3.1 Vai trò của nghề làm muối ở nước ta Muối là một trong những thực phẩm không thể thiếu được của con người, muối không chỉ là thành phần khoáng dinh dưỡng mà còn là tác nhân cho nhiều phản ứng sinh lý sinh hoá. Muối đóng vai trò cân bằng giữa axít bazơ trong cơ thể. Ngoài ra, muối là nguyên liệu quan trọng của các ngành công nghiệp, y tế, chế biến bảo quản nông sản, thuỷ sản. Theo thống kê, muối có tới 14.000 ứng dụng. Có 8% muối công nghiệp dùng cho lĩnh vực thực phẩm (mỗi người trong cuộc đời sử dụng tới 14 tấn muối). Sản xuất muối, tuy là một ngành sản xuất không lớn về kinh tế của Việt Nam, song lại có những tác động không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế- hội của đất nước. Trước hết, đó là một ngành sản xuất có thể tận dụng được nhiều lợi thế của đất nước như có bờ biển dài, có khí hậu phù hợp cho quá trình sản xuất muối từ nước biển. Thứ hai, đây là một ngành sản xuất ra sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống con người là sản phẩm có tác động lớn đến an sinh hội trong hoà bình cũng như khi có chiến tranh xảy ra.[4] Thứ ba, ngành này cũng sản xuất ra những loại nguyên liệu quan trọng phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ muối ăn, người ta có thể điện phân để lấy kim loại Natri (Na) nguyên chất, xút (NaOH), Clo (Cl 2 ), Hyđro (H 2 ), axít Clohyđric (HCl) những hoá chất cơ bản dùng để sản xuất ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác. Muối ăn còn dùng trong việc sản xuất thuốc nhuộm, thuốc nổ, Natri Carbonat (Na 2 CO 3 ), phân bón Amon Clorua (NH 4 Cl) phòng bột giặt. Ngoài ra, trong quá trình làm muối, người ta còn có thể thu được Magie Oxit (MgO), Magie Clorua (MgCl) sử dụng trong công nghiệp sản xuất gốm sứ, thủy tinh… cuối cùng, đây là ngành sản xuất có liên quan đến sinh kế của hàng vạn diêm dân, những người vốn đã rất nghèo khó ít có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.[5] 7 2.3.2 Tình hình sản xuất tiêu thụ muối nước ta Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn chặt với nguồn nước biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, nắng trời các vùng ven biển.[15] Cho đến nay, cả nước có 20 tỉnh, thành ven biển có những hoạt động sản xuất muối biển với tổng diện tích 14.988 ha (có 2.719,1 ha sản xuất công nghiệp, chiếm 18,1% tổng diện tích đồng muối cả nước), năng suất bình quân đạt 60-80 tấn/ha sản lượng bình quân đạt từ 800 nghìn tấn đến 1,2 triệu tấn muối/năm, tạo việc làm thu nhập cho gần 80 nghìn lao động. Nhìn chung, các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam trở vào chiểm đến trên 80% diện tích sản xuất muối của cả nước. Trong đó, Bạc Liêu là tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước với 3.205 ha (chiếm 21,3% tổng diện tích muối cả nước), kế đó là Ninh Thuận (10,22%) Thành phố Hồ Chí Minh (10,11%), Bến Tre (10,04%) Khánh Hòa (8,01%) Bà Rịa-Vùng Tàu (7,53%). các tỉnh phía Bắc, muối được sản xuất chủ yếu Nam Định (5,73% diện tích muối cả nước) Nghệ An (5,58% diện tích muối cả nước). Sản lượng muối của các tỉnh phía Bắc chiểm khoảng gần 30% sản lượng muối của cả nước, với Nam định sản xuất khoảng 82.059 tấn (chiếm 10,25% sản lượng muối cả nước), Nghệ An- 79.586,5 tấn (9,94 sản lượng muối cả nước). Tỉnh có sản lượng muối lớn nhất cả nước là Ninh Thuận với 135.000 tấn (chiếm 16,8% sản lượng muối cả nước). Trong khi sở hữu một diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước, nhưng Bạc Liêu chỉ làm ra khoảng 39.661 tấn muối/năm (chiếm khoảng 4,95 sản lượng muối cả nước). Muối được sản xuất theo mùa vụ trong năm. Vùng Đồng bằng sông Hồng Trung Bộ mùa vụ sản xuất muối từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm (riêng vùng Trung Bộ vào năm có mùa mưa đến muộn hoặc không gặp lũ muộn, có thể bắt đầu vụ sản xuất từ trung tuần tháng 1 kéo dài đến tận trung tuần tháng 9), vùng Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long thời gian làm muối bắt đầu từ tháng 12 năm trước kết thúc vào tháng 4 năm sau (riêng tỉnh Ninh Thuận có thể bắt đầu từ tháng 11 năm trước, kéo dài đến tận tháng 8 năm sau). 8 Bảng 2.1: Diện tích sản lượng muối của các địa phương năm 2009 STT Địa phương Diện tích Sản lượng Diện tích thực (ha) Tỷ lệ (% so cả nước) Sản lượng thực (tấn/niên vụ) Tỷ lệ (% so cả nước) 1 Bạc Liêu 3.205,00 21,30 39.661,0 4,95 2 Sóc Trăng 317,00 2,10 4.600,0 0,58 3 Bến Tre 1.505,25 10,04 54.972,0 6,86 4 Bình Thuận 1.012,77 6,75 86.977,0 10,86 5 Khánh Hòa 1.2.01,15 8,01 50.984,0 6,37 6 TP Hồ Chí Minh 1.516,00 10,11 65.256,0 8,15 7 Trà Vinh 301,20 2,01 11.640,0 1,45 8 Bà Rịa - Vũng Tàu 1.128,50 7,53 68.563,0 8,56 9 Ninh Thuận 1.531,00 10,22 135.000,0 16,80 10 Phú Yên 180,00 1,20 13.975,0 1,75 11 Bình Định 218,90 1,45 22.921,0 2,86 12 Quảng Ngãi 135,00 0,90 6.054,0 0,75 13 Quảng Nam 35,00 0,23 3.900,0 0,49 14 Quảng Bình 96,50 0,04 6.272,0 0,78 15 Tĩnh 243,00 1,62 25.465,0 3,18 16 Nghệ An 836,62 5,58 79.586,5 9,94 17 Thanh Hóa 417,89 2,78 27.896,0 3,48 18 Nam Định 858,16 5,73 82.059,0 10,25 19 Thái Bình 61,41 0,41 2.561,0 0,32 20 Hải Phòng 188,09 1,25 12.542,6 1,57 Tổng cộng 14.988 100,00 800.885,1 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất muối ao gồm các đê ngăn mặn, đê ngăn nước ngọt; hệ thống kè, cống, trạm bơm, mương cấp hồ chứa nước mặn; mương thải nước ngọt; đường đi lại nội đồng; kho tạm trữ muối trên 9 đồng… Hiện tại, trong 20 tỉnh sản xuất muối của cả nước có 358 km đê ngăn mặn (một số tỉnh có hệ thống đê ngăn mặn dài như Nghệ An, Bình Định, Nam Định, Bà Rịa-Vũng Tàu); 138 km đê ngăn lũ (đê ngọt); 1.473 km mương, trong đó có 960 km mương cấp 513 km mương thoát; khoảng gần 5000 trạm bơm cấp nước khoảng 164.613 m 3 hỗ chứa nước mặn; 1.640 km đường vận chuyển nội đồng khoảng 463.896 tấn kho muối dự trữ, lưu thông. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi phục vụ làm muối đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Đa phần cống, mương đều bị xuống cấp, bị bồi lấp, bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt chất thải công nghiệp chế biến, không đảm bảo nhiệm vụ tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất. Mặc dù các công trình đầu mối như đê, kè, cống, kênh cấp 1 được hỗ trợ của nhà nước trong tu bổ, nhưng chưa đảm bảo sự kiên cố cần thiết, lại bị bão lớn tàn phá gần đây nên chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Các công trình thuỷ lợi nội đồng đều do diêm dân tự làm nên có đến 70-80% công trình cần được cải tạo, nâng cấp đồng bộ hoá. Hầu hết các cống đầu mối đều không xây dựng bể lắng cát nên hàng năm đều phải tốn nhiều công cho nạo vét. Hệ thống mương cấp, thoát nước, giao thông nội đồng cũng như hệ thống kho dự trữ lưu thông muối đều xuống cấp, yếu kém, không đồng bộ không thuận tiện cho quá trình sản xuất.[6] Việt Nam có hai phương pháp sản xuất từ muối biển là sản xuất theo phương pháp phơi cát miền Bắc sản xuất theo phương pháp phơi nước miền Nam. Cả hai phương pháp này nếu sản xuất theo cách thức truyền thống hầu như không tách được hết tất cả tạp chất từ nước biển. Các tạp chất tan như gốc sunfat, magiê, canxi… cần chất trợ lọc để loại bỏ. Hiện tại, Tổng Công ty Muối Việt Nam có nhiều cơ sở ứng dụng phương pháp sản xuất mới (dùng bể lọc) tách được cả tạp chất tan không tan, tuy nhiên qui mô chưa lớn. Chỉ một số cơ sở ứng dụng được công nghệ cao này như Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Thuận… còn đa phần vẫn theo phương pháp truyền thống lạc hậu, thiếu máy móc. Vai trò của muối ăn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân rất quan trọng, sự phát triển mau chóng của các ngành công nghiệp hoá chất đòi hỏi một 10 [...]... xuất muối 4.5.1 Tác động của chính sách 4.5.1.1 Một số chính sách đã được đầu tư cho nghề muối Hộ Độ Được sự chỉ đạo của Sở NN & PTNT Tĩnh, Trung tâm KN - KL Tĩnh đã phối hợp với Trạm KN huyện Lộc chính quyền Hộ Độ trực tiếp khảo sát tình hình sản xuất muối nơi đây tìm một số biện pháp để vực dậy nghề muối Qua khảo sát, nhận thấy, ngoài hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho nghề làm muối. .. tích làm muối Hiện có khoảng 2790 người trong độ tuổi lao động, trong đó tỷ lệ nam 49%, nữ 51% 25 Lực lượng lao động khá đông, nhưng số lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động làm muối vào mùa nhàn rỗi hiện nay vẫn là một vấn đề bức xúc cần được giải quyết 4.2 Một vài nét về nghề làm muối của người dân Nghề làm muối của người dân đây... đề tài là những hộ sản xuất muối Hộ Độ huyện Lộc tỉnh Tĩnh - Thời gian nghiên cứu từ : 01/2011 đến 05/2011 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của nghề sản xuất muối trong 3 năm trở lại đây - Về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành Hộ Độ huyện Lộc tỉnh Tĩnh 3.2 Nội dung nghiên cứu -Tìm hiểu vai trò của nghề làm muối đối... xuất muối Người dân từ rất nhiều đời nay đã tân dụng loại đất này để hình thành nên những đồng muối Những năm 1950 đến 1960 nghề muối đây phát triển mạnh, có lúc diện tích toàn lên đến 150ha, hiện nay thì chỉ còn 93 ha đất sản xuất muối Theo thống kê của UBND Hộ Độ thì toàn có 701 lao động tham gia vào nghề muối (chiếm 25,4% lao động trên toàn xã) Theo số liệu điều tra các ngành nghề trong xã. .. đời sống tinh thần Nghề làm muối đã gắn bó với từ rất lâu đời với người dân đây, đã tạo thành một biểu tượng của làng quê Hộ Độ, muối Hộ Độ được nhiều nơi ưa chuộng vì chất lượng tốt, không có vị chát Không phải ngẫu nhiên mà công ty muối Tĩnh lấy biểu tượng là muối Hộ Độ Ngành nghề đã thu hút nhiều lao động trong Không chỉ những người trong độ tuổi lao động mà cả người già trẻ em Các em nhỏ... làm muối, tạo thuận lợi cho nhiều hộ gia đình làm muối 35 Cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm Tĩnh, Trạm Khuyến nông huyện, chính quyền Hộ Độ cũng có nhiều chính sách để khuyến khích diêm dân gắn bó với nghề muối Cụ thể, hàng năm, Đảng uỷ đều xây dựng nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo phát triển nghề muối địa phương Ngoài nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ khuyến nông, hàng... khá lớn, góp phần vào giá trị thu nhập của địa phương (năm 2010 đóng góp cho địa phương hơn 6 tỷ đồng) Muối Hộ Độ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của địa phương các vùng lân cận, cho nguồn nguyên liệu của công ty muối Tĩnh, các tư 27 thương, cho các ngành nghề khác như chế biến ruốc, nước mắm, chế biến hải sản khô trong huyện trong tỉnh Nhờ phát triển sản xuất muối đã tạo ra cơ sở hạ tầng phục... phơi để đất ngậm muối) , nạo/xúc muối chở lại chỗ thu mua hoặc chở về kho 4.3 Vai trò của nghề làm muối trong đời sống của người dân 4.3.1 Đối với đời sống vật chất Hộ Độ là vùng đất mặn nên ngành nghề khai canh tác của địa phương có phần hạn chế, sinh kế của họ chủ yếu phụ thuộc vào nghề làm muối Suốt nhiều năm qua nghề làm muốinghề nghiệp chính của người dân nơi đây, có lúc nghề muối đã thu hút... sửa sánh vở, đồ dùng cho năm học mới, vừa tránh được các tệ nạn hội, biết quý trọng đồng tiền do công sức lao động làm ra Nghề muối giúp gắn kết mọi người trong cộng đồng, người dân có thể giúp đỡ nhau khi gặp phải các điều kiện tự nhiên như mưa giông bất ngờ làm mất muối gần thu hoạch, bão, lụt làm cho đời sống tinh thần thêm sinh động 4.4 Thực trạng sản xuất tiêu thụ muối Hộ Độ Trong tổng... CỨU THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Hộ Độ là một nằm vùng biển cửa, là trung tâm kinh tế phía Nam huyện Lộc Hà, tỉnh Tĩnh, có tổng chiều dài đường địa giới hành chính là 132.220m, có diện tích tự nhiên 668,96 ha (2007) Ảnh từ Google Earth - Phía Bắc giáp Thạch Mỹ, xã Mai Phụ huyện Lộc - Phía Nam giáp Thạch Hạ, thành . quát hơn và đề xuất một số giải pháp cho bà con diêm dân ở nơi đây tôi đã chọn đề tài: Đánh giá thực trạng và tìm giải pháp phát triển cho nghề làm muối ở xã Hộ Độ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. ” 1.2. xuất muối trên toàn tỉnh Hà Tĩnh Huyện (xã) Diện tích sản xuất muối Huyện Lộc Hà (3 xã) gồm 148 ha Hộ Độ 93 ha Mai Phụ 25 ha Thạch Châu 30 ha Kì Anh (1 xã) gồm 73 ha Kì Hà 73 ha Thạch Hà (1 xã) . nghiên cứu thực trạng của nghề sản xuất muối trong 3 năm trở lại đây. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành ở xã Hộ Độ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. 3.2 Nội dung nghiên cứu -Tìm hiểu

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 2.1 Tổng quan về nghề muối

      • 2.2 Thực trạng của nghề muối

      • 2.3 Thực trạng nghề làm muối trong những năm gần đây ở Việt Nam

      • 2.4 Thực trạng sản xuất muối ở Hà Tĩnh

      • PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • 3.2 Nội dung nghiên cứu

          • -Tìm hiểu vai trò của nghề làm muối đối với đời sống vật chất và tinh thần người dân xã Hộ Độ- Lộc Hà-Hà Tĩnh.

          • - Thực trạng của nghề làm muối của xã.

          • - Xác định tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nghề làm muối.

          • + Đối với chính quyền địa phương

          • 3.3 Phương pháp nghiên cứu

            • 3.3.4. Phương pháp phân tích

            • Phương pháp xử lý số liệu

            • PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

              • 4.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

              • 4.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

              • 4.2 Một vài nét về nghề làm muối của người dân

              • 4.3 Vai trò của nghề làm muối trong đời sống của người dân

              • 4.4 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối ở xã Hộ Độ

              • 4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nghề sản xuất muối

              • 4.6 Xác định các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề muối

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan