đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương,phú vang, thừa thiên huế

31 859 0
đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương,phú vang, thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nấm rơm là loại nấm được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn nhờ có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm rơm có vị ngọt, tính mát, rất bổ dưỡng đối với những người có bệnh cao huyết áp, rối loạn lipid trong máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh có liên quan đến bệnh lý mạch vành tim. Có thể chế biến nấm rơm để ăn hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để làm món ăn bài thuốc. Việc nghiên cứu và sản xuất nấm trên thế giới ngày nay đã phát triển mạnh mẽ,nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụ và đã đưa lại nguồn thu nhập khá lớn cho một số quốc gia.Với thành phần dinh dưỡng đặc biệt,một số loại nấmgiá trị về mặt dược liệu nên nghành trồng nấm hiện nay đang rất được chú trọng.Thế giới càng phát triển dân số ngày càng đông trong khi diện tích sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa làm cho vấn đề an ninh lương thực,thực phẩm càng trở nên cấp thiết đối với mỗi quốc gia thì những ngành sản xuất thực phẩm như trồng nấm càng tỏ ra thích hợp và mang lại hiệu quả. Phú Lương, huyện Phú Vang đã được biết đến như một địa phương trồng nấm nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế với các loại nấm như nấm Rơm,nấm Sò…Sản phẩm nấm của Phú Lương có chất lượng và số lượng luôn đứng đầu toàn tỉnh. Trồng nấm Rơm Phú Lương hiện nay ngày càng đóng góp một phần thu nhập lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trong xã.Trên cơ sở đó tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm Rơm Phú Lương,Phú Vang, Thừa Thiên Huế”. 1 1.2. Mc tiêu nghiên cu + Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại Phú Lương, huyện Phú Vang + Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm rơm + Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất và tiêu thụ nấm rơm 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm, vai trò của nấm rơm Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cô) có tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật - Eumycota, giới Nấm - Mycota hay Fungi (Nguyễn Lân Dũng, 2003). Nấm rơm là thực phẩm rất được người dân các nước Châu Á ưa chuộng và được trồng phổ biến các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam, nấm rơm có thể được trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như lục bình, bã mía, rơm rạ,… nhưng nguyên liệu phổ biến nhất hiện nay mà người trồng nấm sử dụng vẫn là rơm rạ. Nấm rơm có thể được trồng nhiều nơi trồng khác nhau, từ nơi có nhiều ánh sáng mặt trời (trồng ngoài trời), đến nơi không chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời (trồng trong nhà). Phổ biến nhất hiện nay là trồng nấm rơm ngoài trời, tận dụng diện tích đất trống của nông hộ để đắp mô trồng nấm. Nấm rơm là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng protein cao (2,66 - 5,05%) và 19 acid amin (trong đó có 8 loại acid amin không thay thế), không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm rơm có thành phần chất xơ tương đối cao và thành phần lipid thấp nên có khả năng phòng trừ bệnh về huyết áp, chống béo phì, xơ cứng động mạch, chữa bệnh đường ruột,…. (Nguyễn Hữu Đống, 2002). 2.1.2 Lí luận về hiệu quả kinh tế a: Khái niệm: Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanua, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của hội. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa với tất cả phạm trù và quy luật kinh tế khác. Nó được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Bản chất về hiệu quả kinh tế: là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh doanh. Hai yếu tố đó là: + Yếu tố đầu vào: chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản, thuế 3 + Yếu tố đầu ra: số lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, giá trị gia tăng, thu nhập b: Phương pháp tính hiệu quả kinh tế Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế song điều quan trọng là chúng ta cần xác định chính xác kết quả thu được và chi phí phải bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà chúng ta xác định kết quả thu được sao cho phù hợp. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu hội là chủ yếu thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất (GO), nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu được cần quan tâm lại là lợi nhuận, còn đối với các nông hộ kết quả được quan tâm là thu nhập hoặc thu nhập hỗn hợp. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, tiền vốn, trình độ và công nghệ.Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toán toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí.Thông thường chi phí bỏ ra được tính là tổng chi phí, tổng chi phí trung gian. Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả và chi phí sản xuất. Ta có công thức: H = Q/C Trong đó: H: hiệu quả kinh tế Q: kết quả thu được C: chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này cho phép chúng ta so sánh hiệu quả các quy mô khác nhau. [4] c: Lí luận về tiêu thụ + Tổng giá trị sản xuất (GO) 4 GO là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định + Chi phí trung gian (IC) IC là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Nó bao gồm toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mua, thuê ngoài của hộ trong hoạt động sản xuất + Giá trị gia tăng: (VA) VA là kết quả cuối cùng thu được sau sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh VA = GO – IC + Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): là chỉ tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn vị chi phí trung gian đầu tư sản xuất. + Giá trị gia tăng tính chi một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): là chỉ tiêu phản ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu tư cho nấm thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên thế giới Ngành sản xuất nấm đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Chính nhờ những giá trị về mặt dinh dưỡng và dược liệu mà ngành nấm đang ngày càng phát triển trên thế giới. Nhiều giống nấm đã được đem trồng và với kỹ thuật tiên tiến vì thế cây nấm đang được nuôi trồng chủ động hơn và nó cũng trờ thành một loại thực phẩm ngày càng phổ biến trên thế giới. Bên cạnh những giá trị về mặt dinh dưỡng trong bữa ăn, một số loài nấm còn có giá trị dược liệu như linh chi, phục linh, đông cô. Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận được khoảng 2000 loài nấm ăn trong đó có 80 loài nấm ngon và được nghiên cứu nuôi trồng. Việc nghiên cứu sản xuất nấm ăn cũng như công nghệ chế biến bảo quản nấm trên thế giới cũng phát triển rất mạnh mẽ. Nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự mang lại hiệu quả về các mặt kinh tế, hội, thậm chí là môi trường cho các quốc gia. Các nước trên thế giới hiện chủ yếu nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm, nấm sò là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo 5 phương pháp công nghiệp. Quy trình sản xuất được cơ giới hóa cao từ khâu nguyên liệu đến thu hoạch chế biến với công suất từ 200 đến 1.000 tấn/năm. Khu vực Châu Á triển khai các mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt Trung Quốc, nghề nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân. Sản lượng nấm mỡ, nấm hương của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Sản lượng nấm trên thế giới được thể hiện qua các sản lượng nấm của các nước chủ yếu là nấm mỡ, còn nấm hương thì do Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là chính. Hiện tại Trung Quốc vẫn là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới, năm 1995 sản lượng nấm của Trung Quốc đạt 3 triệu tấn chiếm 60% sản lượng, riêng tỉnh Phúc Kiến 800.000 tấn. Đến năm 2005 thì tổng sản lượng nấm trên thế giới đạt khoảng 20 triệu tấn. Riêng Trung Quốc chiếm 50% tổng sản lượng của toàn thế giới. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng nấm năm sau cao hơn năm trước trên 5%. 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm Việt Nam Vấn đề nghiên cứu và phát triển nghề sản xuất nấm ăn Việt Nam bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20. Năm 1984 thành lập và phát triển ngành sản xuất nấm ăn thuộc Đại học tổng hợp Hà Nội. Năm 1985 được tổ chức FAO tài trợ và UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai - Hà Nội. Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ và UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số đơn vị khác. Tham gia vào sản xuất và xuất khẩu nấm có thể kể đến một số đơn vị Unimex Hà Nội, Công ty nấm Hà Nội, xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh, Công ty mây tre đan Hà Nội, Công ty liên doanh chế biến thực phẩm Meko Năm 1992-1993, công ty nấm Hà Nội nhập thiết bị chế biến đồ hộp và “ nhà trồng nấm công nghiệp” của Ý. Thành phố Hà Nội, Hải Hưng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thái Bình đã đầu tư hàng tỷ đồng cho nghiên cứu sản xuất nấm. Phong trào trồng nấm mỡ trong các năm 1988-1992 mở rộng hầu hết các tỉnh phía Bắc với hàng ngàn hộ tham gia. Tuy nhiên, đến năm 1996, do nhiều nguyên nhân nên chỉ còn lại Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc và một số cơ sở nhỏ lẻ khác. Sự tăng trưởng của ngành trồng nấm miền Bắc trong những năm trước đây là không đồng đều. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam đang phát triển nghề trồng nấm rơm rất nhanh. Sản lượng tăng theo cấp số nhân, năm 1990 mới đạt vài tấn/năm thì hiện nay đạt trên 100.000 tấn/năm. ĐBSCL cung ứng phần lớn nấm 6 rơm cho cả nước, là khu vực có đủ các điều kiện để phát triển mạnh nghề trồng nấm rơm như: - Điều kiện tự nhiên: các tỉnh phía Nam có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh là không lớn lắm nên có thể trồng nấm rơm quanh năm. - Bình quân 1 tấn lúa sẽ có được khoảng 1,2 tấn nguyên liệu trồng nấm (rơm, rạ). Nếu kể đến các phế phẩm khác như: mạt cưa, lục bình, bã mía,… thì khu vực sẽ có nguồn nguyên liệu rất lớn để trồng nấm rơm. - Trồng nấm không cần nhiều diện tích, chủ yếu là tận dụng những khoảng trống quanh nhà để chất nấm như: sân vườn, mái hiên, … - Tận dụng thời gian nhàn rỗi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa lũ, thời gian nhàn rỗi của nông dân là rất nhiều, lại không có việc làm để tạo thu nhập ngoài việc giăng câu, giăng lưới. Bên cạnh đó, việc trồng nấm rơm không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên các lao động phụ cũng có thể tham gia trồng nấm rơm. Trong những năm 1985-1995, nhà nước và các địa phương đã chi hàng chục tỷ đồng cho nghiên cứu và sản xuất nấm nhưng hiệu quả đem lại không như mong muốn, thậm chí là thua lỗ, gây mất uy tín với khách hàng quốc tế, chưa sử dụng hết tiềm năng của nó. Điều này là do nhiều nguyên nhân: 2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay,trong số 10 loài nấm được sản xuất rộng rải các tỉnh thì nấm Rơm được trồng nhiều nhất. Nấm Rơm được dùng như một loại thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng.Mặc dù chi phí sản xuất và giá bán của nấm Rơm tương đối cao so với các loại rau khác nhưng nó vẫn được sử dụng tương đối rộng rãi. Ngoài các hộ gia đình,những khách hàng thường xuyên mua nấm tươi chính là những khách sạn ,nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản.Nấm Rơm được chế biến thành nhiều món ăn ngon và cũng có thể chế biến kết hợp với các loại thực phẩm khác như cá,tôm,thịt lợn,thịt gà. Huyện Phú Vang là vùng trọng điểm lúa của cả tỉnh, diện tích lúa hàng năm trên 10.000 ha. Trong những năm qua huyện đã tích cực chuyển đồi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển ngành nghề để tăng thu nhập cho nông dân. Được biết nấm rơm là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, thức ăn sạch, việc sản xuất nấm rơm còn tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có 7 tại địa phương, giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi, ngoài ra bã nấm sau thu hoạc sẽ làm phân hữu cơ cho các cây trồng. Vì vậy từ năm 2002 đến nay được sự chỉ đạo và hỗ trợ của UBND huyện, phòng nông nghiệp phối hợp với trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn, thực hiện các mô hình thâm canh nấm rơm các Phú Lương, Phú Đa và Vinh Thái. Nên nghề sản xuất nấm rơm phát triển rất mạnh, tuy nhiên bà con nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn như không chủ động về nguồn giống, sản phẩm chủ yếu bán cho các tư thương nên nhiều khi bị ép giá so với thị trường Tóm lại, nghề nấm hình thành cách đây hơn 10 năm, với ban đầu chỉ có số ít hộ tham gia nhưng sau khi có hiệu quả mọi người đã mạnh dạn nhân rộng ra, kết hợp với các chương trình khuyến nông về nấm của tỉnh, của huyện như: tập huấn kĩ thuật, thực hiện mô hình thâm canh nấm rơm, nấm Phú Lương, Phú Đa… nghề trồng nấm đã bắt đầu phát triển từ năm 2004 trở lại đây. Số lượng hộ sản xuất ngày càng tăng lên với quy mô lớn hơn. Huyện đã có dự án thành lập nghề nấm 3 thôn vùng trên của Phú Lương, có các dự án xây dựng cơ sỏ sản xuất meo nấm HTX Phú Lương 1 và Phú Đa, dự án xây dựng cơ sở chế biến nấm rơm đóng hộp, nấm rơm sấy khô Phú Đa, các chương trình hỗ trợ cho người sản xuất như vay vốn qua hội phụ nữ, hội nông dân huyện…tạo điều kiện cho bà con yên tâm sản xuất nâng cao thu nhập cho gia đình, thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề giải quyết lao động lúc nông nhàn. Đồng thời góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà. 8 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cu Đối tượng nghiên cứu là các hộ trồng nấm tại Phú Lương - Huyện Phú Vang 3.2. Phạm vi nghiên cu Địa điểm nghiên cứu là 3 thôn trồng nấm lớn nhất của Phú Lương - Huyện Phú Vang. Đó là các thôn: Vĩnh Lưu, Lê ĐôngĐông B. Thời gian thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011. 3.3 Phương pháp nghiên cu 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu Thu thập thông tin thứ cấp - Từ các báo cáo hoạt động kinh tế của UBND huyện Phú Vang - Từ các báo cáo hoạt động kinh tế của UBND Phú Lương Thu thập thông tin sơ cấp - Phỏng vấn hộ sản xuất: Thông tin chung về các hộ sản suất, tình hình sản xuất và các yếu tố liên quan đến sản xuất khác. Số lượng 45 hộ - Phỏng vấn người am hiểu: trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xã, cán bộ trạm khuyến nông khuyến ngư huyện Phú Vang, cán bộ phụ trách nông nghiệp huyện Phú Vang, hội nông dân huyện Phú Vang. + Nội dung phỏng vấn Hoạt động trồng nấm có từ bao giờ Năng suất như thế nào Thu nhập của người trồng nấm cao hay thấp Hiệu quả kinh tế mang lai cho người dân từ hoạt động trồng nấm Những thuận lợi và khó khăn trong khâu tiêu thụ nấm - Quan sát tình hình sản xuất cuả thôn - Chọn điểm thông qua người am hiểu: trưởng thôn, hội nông dân, hội phụ nữ. 3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Việc nhập và xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm EXCEL 2003 3.3.3. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu - Chọn điểm: Phú Lương huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Địa điểm nghiên cứu là 3 thôn: Vĩnh Lưu, Lê ĐôngĐông B Vì tập trung chủ yếu các hộ trồng nẩm rơm tại 3 thôn này 9 - Chọn mẫu (1 mẫu) :đặc điểm của hoạt động trồng nấm rơm tại điểm nghiên cứu (xã) bao gồm nhiều loại hộ khác nhau, việc chọn mẫu đều tra cần phải mang tính đại diện cho các loại hộ tham gia hoạt đông trồng nấm rơm. Do vậy tiêu chí chọn hộ là: + Phải là hộ có trồng nấm rơm 10 [...]... dân trồng nấm có thể tăng năng suất, tăng giá bán nấm - Hiệu quả Tại Phương nghề trồng nấm đã đem lại cho người dân đây một cuộc sống ổn định, tăng thu nhập ngoài hoạt động trồng lúa và nâng cao chất lượng cuộc sống - Tác Động Bên cạnh các thuận lợi thì hoạt động trồng nấm tại vẫn còn gặp một số tồn tại sau: +Mỗi khi gặp thời tiết lạnh thì người dân trồng nấm không thể trồng nấm được, nếu trồng. .. đệm phát triển kinh tế địa phương Vì vậy mọi thành phần liên quan đều cần thực hiện tốt các đề xuất nêu trên để giải quyết triệt để những mặt tồn tại trong hoạt động trồng nấm tại 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo kinh tế hội năm 2009, 2010 của Phú Lương- Phú VangThừa Thiên Huế [2] Báo cáo thống kê Phú Lương- Phú Vang- Thừa Thiên Huế [3] PGS.TS Nguyễn Hữu Đống, Nấm ăn-cơ sở khoa học và công... Kết quả nghiên cứu và thảo luận của Phú Lương 4.1 Đặc điểm cơ bản của 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, hội của Phú Lương 4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a: Vị trí địa lý, địa hình Phú Lương là một vùng ven thành phố, cách thành phố Huế khoảng 10 km, có vị trí địa lý thuận lợi: + Phía Bắc giáp với Phú Hồ, Phú Xuân + Phía Nam giáp với Phú Đa, thị Hương Thủy + Phía Tây giáp... ép giá thường xuyên xảy ra, giá cả thay đổi mạnh giữa các thời điểm trong năm 28 Phần 5 Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận - Kết quả: Trong quá trình tiếp xúc thực tế và lượng hoá kết quả nghiên cứu về hoạt động trồng nấm rơm tại Phú Lương huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên huế, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Phú Lương là một hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động trồng nấm rơm. .. khay đựng nấm, trải bạt Sản lượng nấm mỗi ngày là 300-500 kg, có lúc rất nhiều đến 1-2 tấn Đến khi người đi thu mua nấm các địa phương đến, mà phần đông là người thu gom nấm của Phú Lương, họ chỉ việc cân kg rồi trả tiền vì đã có ấn định hoa hồng sẵn 4.2.4 So sánh và đánh kinh tế của hoạt động trồng nấm với các hoạt động sản xuất khác 25 Bảng 10: Kết quảhiệu quả sản xuất của các hoạt động nông... vào đây để dùng cho chi tiêu sinh hoạt trong gia đình 4.2.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng nấm rơm a Chi phí cho hoạt động làm nấm Với một vòm nấm người dân có thể sử dụng đên 3 năm nên chi phí xây dựng một vòm nấm chia làm 3 năm, do đó chi phí cho mỗi năm là 667660 đồng Mỗi nhà nấm có thể có thể làm 500 bánh rơm và số lượng meo giống cho mỗi lần làm nấm là 80 bánh, chi phí cho mỗi bánh... về được 1,29 đồng giá trị gia tăng Tuy sản lượng vào mùa mưa không cao nhưng giá bán vào mùa mưa cao nên giá trị gia tăng của cả 2 mùa đều cao Điều này cho thấy việc sản xuất nấm rơm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong cả năm Như vậy, hiệu quả kinh tế từ việc trồng nấm của người dân Phú Lương vừa cao, vừa lại ổn định Nhìn chung, ngoài trồng lúa, nguời dân đã xem việc trồng nấm như là nghề hỗ... tại trạm y tế. [1] 4.2 Tình hình sản xuất nấm rơm tại Phú Lương 4.2.1 Khái quát tình hình sản xuất nấm rơm tại Phú Lương Nghề làm nấm Rơm phát triển Phú Lương trong khoảng 10 năm qua Nghề làm nấm ra đời phát triển bên cạnh các nghề phụ như chăn nuôi và chằm nón của những người dân trong xã. Toàn có 566/1343 hộ tham gia hoạt động trồng nấm Đặc biệt thôn Lê Đông có 120 hộ tham gia,Đông... một đồng bằng, hàng năm thường bị ngập úng vào mùa mưa, bị hạn vào mùa khô Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nấm rơm nói riêng của Song nhờ vào diện tích trồng lúa của toàn nhiều nên thuận lợi cho việc thu gom rơm rạ để sản xuất nấm rơmhiệu quả 4.1.1.2 Điều kiện kinh tế - hội - Dân số và lao động 11 Bảng 1: Bảng dân số và lao động của Phú. .. - Có thể chủ động nguồn meo giống cho người dân và đảm bảo chất lượng meo giống • Đối với hộ trồng nấm 29 - Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm để nâng cao chất năng suất nấm rơm - Thực hiện đúng kỹ thuật trồng nấm để nấm đạt được năng suất cao - Mạnh dạng đầu tư để phát triển thêm các vòm nấm nâng cao năng suất và thu nhập Tóm lại trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền . từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trong xã. Trên cơ sở đó tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm Rơm ở Xã Phú Lương ,Phú Vang, Thừa. Vang, Thừa Thiên Huế . 1 1.2. Mc tiêu nghiên cu + Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang + Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm rơm + Tìm. phương trồng nấm nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế với các loại nấm như nấm Rơm ,nấm Sò…Sản phẩm nấm của xã Phú Lương có chất lượng và số lượng luôn đứng đầu toàn tỉnh. Trồng nấm Rơm ở Phú Lương

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    • PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 2.1 Cơ sở lí luận

      • 2.2. Cơ sở thực tiễn

      • Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

        • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

        • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

        • 3.3 Phương pháp nghiên cứu

          • 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

          • 3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

          • 3.3.3. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu

          • Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận của xã Phú Lương

            • 4.1 Đặc điểm cơ bản của xã

              • 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phú Lương

              • 4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

              • 4.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

              • 4.1.2 Tình hình sử dụng đất đai của địa phương

              • 4.1.3 Tình hình phát triển kinh tế

              • 4.1.4 Cơ sở hạ tầng - giao thông, thủy lợi

              • 4.2 Tình hình sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương

                • 4.2.1 Khái quát tình hình sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương

                • 4.2.2. Tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ đều tra

                • 4.2.2.1 Đặc điểm cơ bản của các hộ đều tra

                • 4.2.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng nấm rơm

                  • 4.2.3 Tình hình tiêu thụ nấm rơm của các hộ đều tra

                    • 4.2.4 So sánh và đánh kinh tế của hoạt  động trồng nấm với các hoạt  động sản xuất khác

                    • 4.3. Những khó khăn trong việc bán nấm rơm

                      • 4.3.1 Thuận lợi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan