đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

40 1.8K 12
đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việc nghiên cứu và sản xuất nấm trên thế giới ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụ và đã đưa lại nguồn thu nhập khá lớn cho một số quốc gia. Với thành phần dinh dưỡng đặc biệt và một số loại nấmgiá trị về mặt dược liệu nên ngành trồng nấm hiện nay đang rất được chú trọng. Thế giới càng phát triển dân số ngày càng đông trong khi diện tích sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa làm cho vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm càng trở nên cấp thiết đối với mỗi quốc gia thì những ngành sản xuất thực phẩm như trồng nấm càng tỏ ra thích hợp và mang lại hiệu quả. Nấm Rơm là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng protein cao (2,66 – 5,05%) và 19 acid amin, trong đó có 9 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm Rơm có thành phần chất xơ tương đối cao và thành phần lipid thấp nên có khả năng phòng trừ bệnh về huyết áp, chống béo phì, xơ cứng động mạch, chữa bệnh đường ruột,…Vì vậy nấm Rơm là nguồn thực phẩm sạch có thể làm thực phẩm thay thế cho thịt, trứng [2] . Phú Lương, huyện Phú Vang đã được biết đến như một địa phương trồng nấm nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế với các loại nấm như nấm Rơm, nấm Sò…Sản phẩm nấm của Phú Lương có chất lượng và số lượng luôn đứng đầu toàn tỉnh. Đi đầu và mang tính dẫn dắt cho người dân đến với nấm chính là Hợp Tác Nông Nghiệp Phú Lương 1 khi HTX chính là nơi tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho viên. Được tiếp cận với kỹ thuật trồng nấm, viên vừa tự sản xuất nhà vừa tham gia sản xuất cho HTX. Điều đó là một thuận lợi cho viên và cho chính HTX khi vừa có sự phối hợp giữa một đơn vị lớn và những tổ sản xuất nhỏ, tạo sự linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gần đây, HTX Phú Lương 1 còn sản xuất thành công mô hình trồng nấm Linh Chi dược liệu. Tuy mô hình đã xây dựng thành công nhưng việc nhân rộng mô hình còn gặp khó khăn do kỹ thuật trồng nấm Linh Chi không đơn giản, nguồn nguyên liệu lấy từ mùn cưa gỗ cao su và gỗ lim. Mùn cưa gỗ lim hiếm hoi nên đây là khó khăn đối với HTX trong việc sản xuất và nhân rộng mô hình. Hoạt động trồng nấm tại địa phương, trong đó phát triển nhất là nấm Rơm đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong vùng, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo kinh tế ổn định. Song hoạt động trồng nấm tại Phú Lương vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn đáng kể. Trên cơ sở đó tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm Rơm Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2 Mục tiêu ngiên cứu: - Lịch sử hình thành mô hình nấm Rơm và thực trạng sản xuất nấm Rơm Phú Lương. - Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm Rơm. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm Rơm. PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm liên quan 2.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Theo giáo sư Nguyễn Tiên Mạnh: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hay quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xác định”. Theo Farsell (1957), Fchult (1964), Rizzo (1979) và Elli (1993) cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (nhân lực, vật lực, tài lực…) Hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế như: Giá trị tổng sản lượng, lợi nhuận… tính trên lượng chi phí đã bỏ ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Để đạt được cùng một khối lượng sản phẩm người ta có thể bằng nhiều cách khác nhau song do sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng lên của con người với sự hữu hạn của nguồn tài nguyên, nên khi đánh giá kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh cần phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và mất bao nhiêu chi phí. 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản xuất (GO): Là chỉ tiêu bểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định. - Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động trồng nấm. - Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Nó bao gồm toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mua, thuê ngoài của hộ trong hoạt động sản xuất. VA = GO – IC Trong đó: VA: Là giá trị gia tăng GO: Là tổng giá trị sản xuất IC: Là chi phí trung gian - Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Là chỉ tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn vị chi phí trung gian đầu tư sản xuất. - Giá trị gia tăng tính chi một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Là chỉ tiêu phản ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu tư cho nấm thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được. - Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ): Là chỉ tiêu phản ánh thu nhập tăng thêm cho một lao động. 2.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế song điều quan trọng là chúng ta cần xác định chính xác kết quả thu được và chi phí phải bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà chúng ta xác định kết quả thu được sao cho phù hợp. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu hội là chủ yếu thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất (GO), nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu được cần quan tâm lại là lợi nhuận, còn đối với các nông hộ kết quả được quan tâm là thu nhập hoặc thu nhập hỗn hợp. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, tiền vốn, trình độ và công nghệ. Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toán toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí. Thông thường chi phí bỏ ra được tính là tổng chi phí, tổng chi phí trung gian. Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả và chi phí sản xuất. Ta có công thức: H = Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được C: Chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này cho phép chúng ta so sánh hiệu quả các quy mô khác nhau. [3] 2.2 Tổng quan về nghề trồng nấm trên thế giới Ngành sản xuất nấm đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Chính nhờ những giá trị về mặt dinh dưỡng và giá trị về mặt dược liệu mà ngành trồng nấm đang ngày càng phát triển trên thế giới. Nhiều giống nấm đã được đem trồng với kỹ thuật tiên tiến và nó cũng trở thành một loại dược phẩm ngày càng phổ biến trên thế giới. Bên cạnh giá trị về mặt dinh dưỡng như nấm Rơm thì một số loại nấm rất có giá trị về mặt dược liệu như: Nấm Đông Cô (Lentinut Edodes), nấm Bào Ngư (Pleurotus), nấm Chân Chim (Schizophyllum), nấm Linh Chi (Ganoderma Lucidum), nấm Phục Linh(Poria Cocos) Hiện nay trên thế gới ghi nhận đã có hơn 2000 loài nấm ăn trong đó có hơn 80 loài nấm ăn được nghiên cứu và nuôi trồng và nhất nhiều loài được trồng làm dược liệu. Việc nghiên cứu nấm ăn, nấm dược liệu cũng như công nghệ chế biến và bảo quản nấm trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế hội cho các nước trên thế giới. Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm Mỡ, nấm Hương, nấm Sò, nấm Rơm là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo phương pháp công nghiệp. Những nhà máy sản xuất nấm Rơm có công suất từ 200 – 1000 tấn/năm được cơ giới hóa cao từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái chế biến đều do máy móc thực hiện. Năng suất trung bình đạt từ 40 – 60% so với nguyên liệu ban đầu. Khu vực Châu Á bao gồm Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…Triển khai sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt là Trung Quốc nghề trồng nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân. Sản lượng nấm Mỡ, nấm Hương của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới [2] . 2.3 Một số điểm khái quát về ngành hàng sản xuất nấm Việt Nam Vấn đề nghiên cứu và phát triển nghề sản xuất nấm ăn Việt Nam bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20. - Năm 1984 thành lập và phát triển ngành sản xuất nấm ăn thuộc Đại học tổng hợp Hà Nội. - Năm 1985 được tổ chức FAO tài trợ và UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai - Hà Nội. - Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số đơn vị khác như: Công ty nấm Thanh Bình (tỉnh Thái Bình), xí nghiệp nấm (thuộc tổng công ty rau quả Vegetexco), các công ty liên doanh sản xuất và chế biến nấm miền Nam (công ty Meko Cần Thơ, Đà Lạt…) Kể từ năm 1990, Việt Nam sản xuất nấm được xem là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao thu hút được nhiều sự tham gia của bà con nông dân. Các loài nấm chính được sản xuất các trang trại miền Namnấm Sò và nấm Rơm, còn miền Bắc bao gồm các loại nấm như nấm Hương, nấm Tai Mèo, nấm Linh Chi. Trong những năm qua, sản xuất hàng năm đạt 1500 tấn nấm tươi. Các vùng sản xuất nấm chính Việt NamNam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên và Hà Nam (vùng đồng bằng sông Hồng có một số lượng lớn nấm Hương), Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tây Ninh có quy mô lớn về sản xuất nấm Rơm. Vùng sản xuất nấm Tai Mèo chính là Long Khánh tỉnh Đồng Nai. Khảng 60% số lượng nấm được bán cho thị trường trong nước chủ yếu là sản phẩm nấm tươi, 40% còn lại được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài với giá trị hàng năm đạt 40 tiệu USD. Các sản Phẩm nấm xuất khẩu chủ yếu được đóng hộp và xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ý. [4] Hiện nay, việc trồng nấm được xem là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản lượng nấm tăng theo cấp số nhân qua các năm. Từ năm 1990, mới đạt được vài trăm tấn nấm Rơm/năm, đến năm 2003 đã đạt được trên 40.000 tấn nấm Rơm/năm… Mỗi năm, cả nước sản xuất được khoảng 150.000 tấn nấm nguyên liệu. Các tỉnh phía Nam đã và đang sản xuất nấm Rơm muối đóng hộp với sản lượng hàng nghìn tấn/năm và xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và các nước Châu Âu. Mức tiêu thụ bình quân tính theo đầu người của Châu Âu và Châu Mỹ là 2 - 3 kg nấm/năm; Nhật, Úc khoảng 4 kg nấm/năm… Bên cạnh đó, ngay thị trường trong nước, lượng nấm tiêu thụ cũng vài chục nghìn tấn/năm. Nấm Rơm là loại thực phẩm được xếp vào loại rau sạch rất giàu dinh dưỡng, có thể thay thế thịt, cá. Vì vậy, lượng cung của nấm luôn thấp hơn nhu cầu. nước ta, cụ thể là Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng to lớn để phát triển nghề nấm Rơm. Trong những mặt hàng rau xuất khẩu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu nấm luôn đạt cao nhất. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nấm 11 tháng trong năm 2009 đạt 17 triệu USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ 2008. 2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm Rơm Huế Hiện nay, trong số 10 loài nấm được sản xuất rộng rải các tỉnh thì nấm Rơm được trồng nhiều nhất. Nấm Rơm được dùng như một loại thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng. Mặc dù chi phí sản xuất và giá bán của nấm Rơm tương đối cao so với các loại rau khác nhưng nó vẫn được sử dụng tương đối rộng rãi. Ngoài các hộ gia đình, những khách hàng thường xuyên mua nấm tươi chính là những khách sạn, nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản. Nấm Rơm được chế biến thành nhiều món ăn ngon và cũng có thể chế biến kết hợp với các loại thực phẩm khác như cá, tôm, thịt lợn, thịt gà. Nghề trồng nấm Thừa Thiên Huế phát triển từ những năm 90 song quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự phát. Hiện nay hầu hết các huyện đều có người trồng nấm. Nấm được phổ biến các huyện như Phú Vang, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ…Nhu cầu về nấm trong tỉnh và cả nước ngày càng tăng, hiện nay Thừa Thiên Huế cũng đã có sự quan tâm cho nghề nuôi trồng nấm. Thị trường tiêu thụ nấm Rơm của tỉnh Thừa Thiên Huế là rất lớn, số đông người dân theo đạo Phật do đó lượng tiêu thụ nấm là rất cao. Ngày 13/01/2003 UBND Tỉnh đã có quyết định số 53/QĐ – UB về việc ban hành quy định “ Một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đây sẽ là cơ hội cho các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp nói chung và sản xuất nấm nói riêng ngày càng phát triển. 2.5 Tình hình sản xuất nấm Rơm tại huyện Phú Vang Huyện Phú Vang là vùng trọng điểm lúa của cả tỉnh, diện tích lúa hàng năm trên 10.000 ha. Trong những năm qua huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển ngành nghề để tăng thu nhập cho nông dân. Được biết nấm Rơm là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, thức ăn sạch, việc sản xuất nấm Rơm còn tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi, ngoài ra bã nấm sau thu hoạch sẽ làm phân hữu cơ cho các cây trồng. Vì vậy từ năm 2002 đến nay được sự chỉ đạo và hỗ trợ của UBND huyện, phòng nông nghiệp phối hợp với trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn, thực hiện các mô hình thâm canh nấm Rơm các Phú Lương, Phú Đa và Vinh Thái. Nên nghề sản xuất nấm Rơm phát triển rất mạnh, tuy nhiên bà con nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn như không chủ động về nguồn giống, sản phẩm chủ yếu bán cho các tư thương nên nhiều khi bị ép giá so với thị trường. Tóm lại, nghề nấm hình thành cách đây hơn 10 năm, với ban đầu chỉ có số ít hộ tham gia nhưng sau khi có hiệu quả mọi người đã mạnh dạn nhân rộng ra, kết hợp với các chương trình khuyến nông về nấm của tỉnh, của huyện như: Tập huấn kĩ thuật, thực hiện mô hình thâm canh nấm Rơm, nấm Phú Lương, Phú Đa… Số lượng hộ sản xuất ngày càng tăng lên với quy mô lớn hơn. Huyện đã có dự án thành lập nghề nấm 3 thôn vùng trên của Phú Lương, có các dự án xây dựng cơ sở sản xuất meo nấm HTX Phú Lương 1 và Phú Đa, dự án xây dựng cơ sở chế biến nấm Rơm đóng hộp, nấm Rơm sấy khô Phú Đa, các chương trình hỗ trợ cho người sản xuất như vay vốn qua hội phụ nữ, hội nông dân huyện…, tạo điều kiện cho bà con yên tâm sản xuất nâng cao thu nhập cho gia đình, thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề giải quyết lao động lúc nông nhàn. Đồng thời góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà. PHẦN 3 NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những hộ gia đình trồng nấm Rơm Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi: Phú Lương, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 1-5 năm 2011. 3.3 Nội dung nghiên cứu: 3.3.1 Những thông tin chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, hội của Phú Lương 3.3.2 Lịch sử hình thành mô hình nấm Rơm và thực trạng sản xuất nấm Rơm Phú Lương 3.3.2.1 Lịch sử hình thành mô hình nấm Rơm 3.3.2.2 Thực trạng sản xuất nấm Rơm Phú Lương 3.3.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm Rơm 3.3.3.1 Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất của người dân 3.3.3.2 Cách khắc phục khó khăn của người dân 3.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm Rơm 3.3.4.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 3.3.4.2 Hiệu quả về mặt hội 3.3.4.3 Hiệu quả về mặt môi trường 3.4 Phương pháp nghiên cứu: 3.4.1 Phương Pháp chọn mẫu: - Khảo sát trực tiếp 30 hộ trồng nấm Rơm tại 3 thôn Vĩnh Lưu, Lê Đông, Đông B của Phú Lương, chọn ngẫu nhiên mỗi thôn 10 hộ có trồng nấm Rơm. Vì tại 3 thôn này tập trung nhiều hộ trồng nấm Rơm, tổng số hộ trồng nấm Rơm của 3 thôn này chiếm tới 26% số hộ toàn xã. - Tiêu chí chọn mẫu: Phải là hộ trồng nấm Rơm, bao gồm cả 2 loại hộ: Nghèo và không nghèo (các hộ được phân loại theo tiêu chuẩn mới của Bộ Lao động thương binh và hội). 3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: - Thu thập thông tin liên quan đến Phú Lương thông qua các tài liệu thống kê, các báo cáo tổng kết của Phú Lương. - Tập hợp và tham khảo thông tin thông qua các tài liệu, sách báo, mạng internet 3.4.3 Phương Pháp thu thập thông tin sơ cấp: - Phỏng vấn các hộ gia đình thông qua bảng hỏi bán cấu trúc. - Phỏng vấn sâu chủ tịch xã, phó chủ tịch và các người liên quan. 3.4.4 Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu: - Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003. - Phân tích định tính và định lượng để mô tả, phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu. [...]... tác Hương tỉnh Phú Yên HTX cũng tổ chức được nhiều lớp tập huấn về trồng nấm Sò và Mộc Nhĩ Đây có thể nói là một bước ngoặt cho sự phát triển nghề trồng nấm Phú Lương nói riêng và cả huyện Phú Vang nói chung, khi không chỉ nấm thực phẩm được trồng mà cả nấm dược phẩm cũng được HTX Phú Lương 1 tiếp cận 4.2.2 Thực trạng sản xuất nấm Rơm Phú Lương Việc sản xuất nấm Rơm của Phú Lương ngày... xuất nấm Rơm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong cả năm Như vậy, hiệu quả kinh tế từ việc trồng nấm của người dân Phú Lương vừa cao, vừa lại ổn định Nhìn chung, ngoài trồng lúa, người dân đã xem việc trồng nấm như là nghề hỗ trợ, phụ giúp chính cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình Qua đó, nghề nấm dần dần phát triển trở thành ngành nghề quan trọng của bà con nông dân trên địa bàn Phú Lương... KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - hội của Phú Lương 4.1.1 Vị trí địa lý Phú Lương là một vùng ven thành phố, cách thành phố Huế khoảng 10 km, có vị trí địa lý thuận lợi: + Phía Đông giáp với Phú Đa + Phía Tây giáp với Phú Hồ, Thủy Châu của Hương Thủy + Phía Nam giáp với Thủy Lương của Hương Thủy + Phía Bắc giáp với Phú. .. nấm Rơm Nghề trồng nấm Rơm Phú Lương đã có hơn 10 năm nay, ban đầu là tự phát nhưng sau đó nhận định thấy đây là một nghề có hiệu quả kinh tế, hợp tác Phú Lương 1 đã đầu tư thuê thầy HTX Hương Phú Yên hướng dẫn thêm về khâu kĩ thuật làm nấm Rơm cho bà con viên Tham gia đợt tập huấn này có 45 người tham gia Từ năm 2002 đến nay được sự chỉ đạo và hỗ trợ của UBND huyện, phòng nông nghiệp huyện. .. nguồn rơm đó được đem sản xuất nấm Rơm đã góp phần làm giảm ô nhiểm môi trường, làm cảnh quan của xóm làng sạch đẹp hơn Hơn nữa những bánh rơm sau khi sản xuất nấm xong còn có thể sử dụng để làm phân bón rất tốt cho các loại cây trồng như: Dưa, đậu, khoai, sắn, lạc… 4.7 So sánh hiệu quả của hoạt động trồng nấm với các hoạt động khác 4.7.1 Hiệu quả của các hoạt động sản xuất nông nghiệp Phú Lương Trồng. .. Rơm vào những vụ mưa bão Hiệu quả kinh tế từ việc trồng nấm của người dân Phú Lương vừa cao, vừa lại ổn định Nhìn chung, ngoài trồng lúa, người dân đã xem việc trồng nấm như là nghề hỗ trợ, phụ giúp chính cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình Đòi hỏi cần có sự đầu tư và quan tâm thích đáng để nghể trồng nấm tại Phú Lương ngày càng phát triển Nhìn chung, hoạt động trồng nấm Rơm của các hộ vẫn còn... thực tế đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm Rơm Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế , chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau: Ngành sản xuất nấm Rơm đang từng bước phát triển, hiện nay đã có hơn 40% hộ gia đình trong tham gia trồng nấm Thu nhập mang lại từ nấm Rơm khá cao, bình quân một hộ trồng nấm trong một năm sẽ thu về hơn 26,8 triệu đồng (số liệu phỏng vấn... xuất nấm Rơm nói riêng của Phú Lương có một phần diện tích thuộc vùng đất trũng, chủ yếu 2 hợp tác Phú Lương II và III nên sản xuất nấm gặp nhiều khó khăn đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp, sản xuất nấm 2 hợp tác này chủ yếu thích hợp từ tháng 4 đến tháng 10 Hợp tác Phú Lương I nằm vùng cao hơn nên có nhiều thuận lợi hơn để trồng nghề nấm phát triển, người dân vùng này trồng nấm. .. để đầu tư - Y tế Y tế của trong năm qua ổn định, hoạt độnghiệu quả, hoàn thành 100% kế hoạch chương trình tiêm chủng mở rộng, triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia chống các bệnh hội, thực hiện chính sách BHYT cho tất cả các đối tượng, làm tốt công tác khám và chữa bệnh tại trạm y tế [1] 4.2 Lịch sử hình thành mô hình nấm Rơm và Thực trạng sản xuất nấm Rơm Phú Lương 4.2.1... các hoạt động khác đem lại doanh thu giúp người dân có khoản thu lớn vào vụ thu hoạch nhưng lại không thường xuyên và liên tục thì hoạt động trồng nấm tuy mang lại thu nhập một lứa không cao nhưng nó lại thường xuyên, liên tục, người dân dựa vào đây để dùng cho chi tiêu sinh hoạt trong gia đình 4.7.2 So sánh và đánh kinh tế của hoạt động trồng nấm với các hoạt động sản xuất khác Bảng 17: Kết quảhiệu . là những hộ gia đình trồng nấm Rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi: Xã Phú Lương, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian thực. hoạt động trồng nấm Rơm ở Xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế . 1.2 Mục tiêu ngiên cứu: - Lịch sử hình thành mô hình nấm Rơm và thực trạng sản xuất nấm Rơm ở Phú Lương. - Thuận. thụ nấm Rơm. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm Rơm. PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm liên quan 2.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Theo giáo

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

  • 1.2 Mục tiêu ngiên cứu:

  • PHẦN 2

  • TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 2.1 Các khái niệm liên quan

  • 2.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế

  • 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

  • 2.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

  • 2.2 Tổng quan về nghề trồng nấm trên thế giới

  • 2.3 Một số điểm khái quát về ngành hàng sản xuất nấm ở Việt Nam

  • 2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm Rơm ở Huế

  • 2.5 Tình hình sản xuất nấm Rơm tại huyện Phú Vang

  • PHẦN 3

  • NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

  • 3.2 Phạm vi nghiên cứu:

  • 3.3 Nội dung nghiên cứu:

  • 3.4 Phương pháp nghiên cứu:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan