đánh giá hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

67 1.3K 16
đánh giá hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp là trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội và giữ một vị trí hết sức quan trọng. Nó là “cứu cánh” cho nền kinh tế trong nhiều đợt khủng hoảng trên toàn cầu. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp ngành sản xuất lương thực mà chủ yếu là sản xuất lúa chiếm vị trí quan trọng, quyết định sự ấm no hay phồn vinh của nông thôn và của toàn bộ nền kinh tế xã hội của quốc gia. Vậy nên, sản xuất lượng thực nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng không những là một vấn đề thiết yếu mà còn là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân. Nó còn là nguồn dự trữ để nhà nước thực hiện chính sách xã hội. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà Nước ta luôn xem đây là mục tiêu chiến lược trong định hướng phát triển nền kinh tế. Từ sau đổi mới đến nay, nước ta đã có nhiều thành tựu đáng kể trong sản xuất lúa gạo. Sản xuất không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn để xuất khẩu ra các nước trên toàn thế giới. Ngày nay, Việt Nam là một trong hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Lệ Thủy là huyện nằm phía Nam tỉnh Quảng Bình với trên 95% dân số sống khu vực nông thôn. Nơi đây là vùng sản xuất chuyên canh lúa với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay của xã An Thủy, Phong Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy Tổng diện tích gieo cấy hàng năm là trên 17000 ha, sản xuất 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, năng suất trung bình đạt 3 tạ/ sào/ vụ. Những năm trở lại đây, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một hình thức sản xuất mới thay thế vụ Hè Thu trước đây. Nó được áp dụng trên những vùng đất trũng, thường xuyên bị lụt và chuột phá hoại, đó là “ sản xuất lúa tái sinh” hay địa phương còn gọi là “lúa Chét”. Lúa tái sinh được hiểu “là cây lúa sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, người dân giữ gốc rạ lại chăm bón tiếp cho sinh trưởng như lúa mới gieo trồng”. Hiện nay, nhiều xã đã áp dụng 100% hình thức sản xuất này điển hình như An Thủy, Lộc Thủy, Phong Thủy Tuy nhiên, một số xã vẫn tồn tại hai hình thức sản xuất lúa vụ Hè Thu và lúa tái 1 sinh như: Xuân Thủy, Mai Thủy Lúa tái sinh là một hình thức sản xuất lúa khá mới nhưng đã được người nông dân áp dụng rộng rãi. Trái lại, UBND huyện lại có chủ trương phát triển không làm lúa tái sinh mà quay lại sản xuất vụ Hè Thu như trước. Xuất phát từ những tình hình thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” . Trường hợp nghiên cứu tại xã An Thủy và xã Xuân Thủy của huyện Lệ Thủy. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa tái sinh trên địa bàn 2 xã An Thủy và Xuân Thủy - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của hình thức sản xuất lúa tái sinh hai xã. 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.Nguồn gốc cây lúa Cây lúa là một trong những cây cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam cây lúa đã có mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên. Tuy nhiên, vẫn chưa có những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt. Cây lúa có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu người trên trái đất. Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển về cả hai hướng Đông và Tây. Từ đó cho đến nay, cây lúa đã được đưa vào trồng khắp nơi trên trái đất, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới. Bắc bán cầu, cây lúa được trồng Đông bắc Trung Quốc 53 0 Bắc cho tới Nam bán cầu Châu Phi, Australia 35 0 Nam. Nhưng nó vẫn được trồng nhiều nhất khu vực nhiệt đới. Về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa, có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng cây lúa được hình thành đầu tiên vùng Tây bắc Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Việt Nam, Nam Trung Quốc, Lào. Ý kiến khác cho rằng, cây lúa bắt nguồn gốc từ Ấn Độ Tuy nhiên, những vùng được cho là xuất xứ nói trên đều có đặc điểm giống nhau về điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp với cây lúa. Nơi đây đã và đang tồn tại các loại hình lúa dại có ít nhiều quan hệ với lúa trồng. Mặt khác, các tài liệu lịch sử, đời sống văn hóa, xã hội, tập quán của vùng này gắn bó chặt chẽ từ lâu đời. Và nơi đây, lúa gạo được coi là nguồn lương thực chính có liên quan đến đời sống của hàng trăm triệu người. Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ hòa thảo (gramineae), chi Oryza. Trong thực tế sản xuất hiện nay có thể chia lúa trồng thành 4 loại hình với tiêu chẩn phân loại khác nhau: (1) Theo điều kiện sinh thái và vĩ độ địa lý có lúa tiên và lúa cánh; (2) Theo mùa vụ gieo cấy trong năm và thời gian sinh trưởng có lúa chiêm và lúa mùa; (3) Theo điều kiện tưới và gieo cấy có lúa 3 nước và lúa cạn; (4) Theo chất lượng và hình dạng hạt lúalúa tẻ và lúa nếp, lúa hạt tròn và lúa hạt dài [1]. 2.2.Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt vùng Châu Á. Cây lúa là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao. Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó Châu Phi có 41 nước, Châu Á có 30 nước, Bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13 nước và Châu Đại Dương có 5 nước. Có 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000 ha tập trung Châu Á, , 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha). Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) còn cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn mức 155,1 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995 tới nay. Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất và sản lượng lúa bình quân trên thế giới cũng tăng theo từng năm cùng với sự ra đời của nhiều giống lúa mới (như IR5, IR8 ) cho năng suất cao và chất lượng ngày càng tốt hơn. 4 Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng ( triệu tấn) 1961 115,50 1,87 215,65 1965 124,98 2,03 254,08 1970 133,10 2,38 316,38 1975 141,97 2,51 357,00 1980 144,67 2,74 396,87 1985 143,90 3,25 467,95 1990 146,98 3,53 518,21 1995 149,49 3,66 547,20 2000 153,94 3,89 598,40 2005 152,90 4,12 629,30 2006 153,42 4,16 635,56 2007 153,02 4,21 639,24 ( Nguồn: FAO 2008) Tình hình nhìn chung năng suất các nước trong 8 năm (2000 – 2008) cho thấy năng suất lúa cao tập trung các quốc gia á nhiệt độ ngày và đêm cao hơn và trinh độ canh tác phát triển tốt hơn. Các nước nhiệt đới có năng suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ cao, sâu bệnh phát triển mạnh và trình độ canh tác hạn chế (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 5 Tình hình nhìn chung của các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới năm 2008. Đứng đầu vẫn là 8 nước châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên năng suất chỉ có 2 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù năng suất lúa các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới (trên 90%). Như vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới [3]. 2.3.Tình hình sản xuất lúa Việt Nam Việt Nam, cây lúa đã được trồng từ lâu đời, theo tài liệu khảo cổ học thì nghề trồng lúa có từ 4000-3000 năm trước công nguyên. Đến nay, cây lúa là cây trồng chính của ngành nông nghiệp Việt Nam. Cây lúa được trồng trên khắp các tỉnh thành của đất nước ta. Tính đến năm 1939, Việt Nam có 2.450.000 ha, sản xuất được 2.407.000 tấn thóc, năng suất cả hai miền xấp xỉ 13 tạ/ha. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lúa sản xuất miền Bắc chủ yếu để tiêu thụ nội địa, miền nam có xuất khẩu ra các nước khác nhưng số lượng không đáng kể ( bình quân từ năm 1944 – 1960 khoảng 200 tấn). Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam trước giải phóng Năm Miền Bắc Miền Nam Diện tích (1.000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000 tấn) Diện tích (1.000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000 tấn) 1939 1.845,0 13,0 2.407,0 2.450,0 13,2 4.300,0 1955 2.176,0 16,2 3.523,4 1.955,0 12,8 2.560,0 1960 2.384,0 18,4 4.212,0 2.503,6 21,2 5.311,2 (Nguồn: Bùi Huy Đáp, cây lúa miền Bắc Việt Nam, 1963) Mặc dù ưu tiên phát triển lương thực, nhưng từ năm 1976 – 1980 hàng năm bình quân phải nhập 1.200.000 tấn lương thực. Từ năm 1986 – 1988 6 nước ta đã dần dần tự túc được lương thực. Từ năm 1989 đến nay Việt Nam đã sản xuất đủ lương thực để ăn và để xuất khẩu. Tính từ năm 1989 – 1995 đã xuất khẩu xấp xỉ 2 triệu tấn gạo /năm, đứng thứ 3 thế giới. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam xuất khẩu hàng năm đạt trên 3 triệu tấn và vươn lên đứng thứ nhì thế giới. Đó là một thành tích đáng kinh ngạc của ngành sản xuất lương thực nước ta [2]. Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu ha đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều Châu Á theo thứ tự Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar. Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới. Có mức tăng năng suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu của 8 nước có diện tích lúa nhiều Châu Á về khả năng cải thiện năng suất lúa trên thế giới Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ USD năm 2006. Việt Nam lúa gạo là sản phẩm cần được ưu tiên hàng đầu vì diện tích nhiều nhất cả nước hơn bắp và sắn, sản lượng đứng đầu hơn khoai lang và cây sắn. Đáng chú ý là năng suất lúa được cải thiện đáng kể. 7 Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta 2008 2009 2010 Diện tích thu hoạch (nghìn ha) Số liệu cũ Số liệu mới Số liệu cũ Số liệu mới Số liệu cũ Số liệu mới Vụ lúa mùa 1.800 1.800 1.710 1.770 1.710 1.750 Vụ đông xuân 3.024 3.024 3.035 3.035 3.030 3.030 Vụ hè thu 2.510 2.510 2.610 2.610 2.610 2.610 TỔNG 7.334 7.334 7.355 7.415 7.350 7.390 Năng suất ( tấn/ha) Vụ lùa mùa 4.46 4.46 4.36 4.34 4.35 4.35 Vụ đông xuân 6.15 6.15 6.22 6.22 6.20 6.20 Vụ hè thu 4.89 4.89 4.96 4.96 5.16 5.10 TRUNG BÌNH 5.30 5.30 5.34 5.33 5.40 5.37 Sản lượng ( nghìn tấn) Vụ lùa mùa 8.028 8.028 7.456 7.678 7.439 7.613 Vụ đông xuân 18.598 18.598 18.878 18.878 18.786 18.786 Vụ hè thu 12.278 12.278 12.946 12.946 13.468 13.311 TỔNG 38.904 38.904 39.280 39.502 39.693 39.710 (Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và PTNT, số liệu ước tính của USDA, 2010) 2.4. Tình hình sản xuất lúa tỉnh Quảng Bìnhhuyện Lệ Thủy 2.4.1. Tình hình sản xuất lúa tỉnh Quảng Bình Quảng bình là một tỉnh nằm vùng duyên hải bắc Trung Bộ, có địa hình hẹp và dốc, tổng diện tích đất tự nhiên là 8.055 km 2 . Quảng Bình là một tỉnh có truyền thống trồng lúa từ lâu đời, người dân sống chủ yếu dựa vào cây lúa. Trong 7 huyện, thành thì huyện Lệ Thủy là vùng chuyên canh lúa, luôn dẫn đầu trong toàn tỉnh về diện tích, năng suất và sản lượng. Trước năm 1975, tỉnh đã nổi tiếng với các hợp tác xã sản xuất giỏi, đạt năng suất lúa cao như Đại Phong. Từ đó đến nay, Quảng bình luôn luôn quan tâm phát triển sản xuất 8 lúa, diện tích và năng suất lúa qua các năm có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như lũ lụt, rét đậm, rét hại, hạn hán, vì vậy có một số năm năng suất lúa thấp. Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Quảng Bình (2000 -2008) Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2000 46.276 41,28 191.040 2001 47.747 40,17 191.792 2002 47.852 43,07 206.090 2003 47.346 43,80 207.352 2004 48.255 46,68 225.249 2005 48.189 45,97 221.543 2006 49.188 47,14 231.827 2007 49.995 43,15 215.750 2008 50.257 46,32 226.586 (Nguồn: Cục thống kê Quảng Bình 2011, niên giám thống kê 2009 ) Qua bảng 4 trên ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong toàn tỉnh khá ổn định và có tăng lên từ năm 2000 – 2008. Đạt được những kết quả đó là do người dân đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thâm canh lúa và sử dụng các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả chốn chịu như giống: HT1, IR 53, P6, P290, CH207, VN20, X21, X23, 2.4.2. Tình hình sản xuất lúa huyện Lệ Thủy Lệ Thủy là một huyện nằm phía nam của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích tự nhiên là 16.833,35 ha, trong đó đất trồng lúa là 9.982,73 ha. Lệ Thủy là một vùng chuyên canh lúa, là vựa lúa của cả tỉnh. Cây lúa là cây trồng chủ đạo của huyện, người dân sống chủ yếu dựa và cây lúa. Huyện có 28 xã và thị trấn, trong đó 16 xã vùng đồng bằng là nơi tập trung sản xuất lúa của cả huyện. Diện tích vụ Đông Xuân và hè thu ổn định từ 17.515 ha (2007) đến 17.710 ha (2009). Cơ cấu mùa vụ huyện được chia làm hai vụ sản xuất 9 chính trong năm. Vụ đông xuân bắt đầu từ táng 12 âm lịch đến tháng 4 âm lịch. Vụ này thường gieo các giống lúa dài ngày (140 -155 ngày) như: VN20, X21,Xi23, lúa lai 828, NX30. Vụ hè thu thường bắt đầu từ giữa tháng 5 âm lịch đến giữa tháng 8 âm lịch. Vụ này thường sử sụng các giống ngắn ngày để tránh lũ tháng 9 như giống: CN2, DT122, HT1 Trong những năm gần đây, do một số địa phương trong huyện thường xuyên bị lụt và chuột phá hoại nên đã chuyển vụ hè thu sang để lúa tái sinh. Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Lệ Thủy ( 2006 -2009) Năm Diện tích (ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2006 17.097 44,54 76.150 2007 17.317 46,06 79.768 2008 17.475 46,94 82.036 2009 17.710 46,69 82.688 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Lệ Thủy 2011, niên giám thống kê 2010) Bảng 5 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ 2006 -2009 của huyện giữ ổn định và có xu hướng tăng lên. 2.5. Tình hình sản xuất lúa tái sinh Việt Nam và tỉnh Quảng Bình “Lúa tái sinh là cây lúa sau khi thu hoạch vụ đông-xuân, người dân giữ gốc rạ lại chăm bón tiếp cho sinh trưởng như lúa mới gieo trồng. Lúa tái sinh dù năng suất không cao bằng vụ chính nhưng do mức đầu tư ít, bán được giá hơn nên bà con vẫn có lãi”. Sản xuất lúa tái sinh áp dụng chủ yếu đối với những giống lúa có khả năng đẻ nhánh mạnh, nhất là các giống lúa lai đang được trồng ngày càng nhiều các địa phương. Khi lúa đã chuyển qua sản xuất hai vụ thì cũng nên tìm hiểu và tùy điều kiện để áp dụng kỹ thuật canh tác này vào sản xuất, góp phần tăng thêm sản lượng lúa trên một đơn vị diện tích. Các vùng không thể làm lúa ba vụ vì rủi ro cao, đặc biệt là những vùng hay bị lũ lụt có thể áp dụng kỹ thuật này. 10 [...]... hình sản xuất lúa tái sinh huyện Lệ Thủy, xã An Thủy và Xuân Thủy: Lịch sử sản xuất lúa tái sinh địa phương, diện tích sản xuất lúa tái sinh qua các năm của hai xã, số hộ sản xuất lúa tái sinh qua các năm 3) Quá trình sản xuất lúa tái sinh: Các nguồn lực được sử dụng để sản xuất lúa tái sinh; kỹ thuật sản xuất lúa tái sinh; thời gian sản xuất lúa tái sinh; các giống lúa sử dụng cho sản xuất lúa tái. .. riêng, diện tích sản xuất lúa tái sinh ngày càng tăng cao, lúa nhóm X có khả năng tái sinh mạnh, chất lượng tốt nên được sử dụng nhiều hơn 4.2 Tình hình sản xuất lúa tái sinh 4.2.1 Tình hình sản xuất lúa tái sinh trên địa bàn huyện Lệ Thủy Lệ Thủy là vựa lúa chính của toàn tỉnh Quảng Bình, huyện có nhiều địa phương sản xuất lúa với diện tích lớn cho năng suất cao như xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy... trạng, và hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Tình hình cơ bản của huyện Lệ Thủy và hai xã An Thủy và Xuân Thủy 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Lệ Thủy a, Vị trí địa lý Lệ Thủy là một huyện thuộc phía Nam của tỉnh Quảng Bình Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh; phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp Biển... nhau Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí sản xuất thì còn phải tính đến tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội Các yếu tố đó cần được phản ánh hiệu quả kinh tế [5] đề tài này, chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa tái sinh bằng cách so sánh hiệu quả của sản xuất lúa tái sinhsản xuất lúa vụ Hè Thu trong năm 2010 Các chỉ têu đánh giá được... Yên Bình, Tân Bình ( thị xã Tam Điệp) tham giahình sản xuất lúa tái sinh Tỉnh Bình Định cũng đã xây dựng thí điểm mô hình để lúa tái sinh huyện Tây Sơn, vụ này để tận dụng thời gian nghỉ ngơi chờ vụ gieo sạ tiếp theo giữa 2 vụ lúa; năng suất vụ lúa này cũng đạt từ 1,5 – 2 tạ/ha Quảng Bìnhtỉnh phát triển mạnh hình thức sản xuất lúa tái sinh, khác với các địa phương khác là tỉnh đã mạnh dạn sản. .. không khí, mức độ cải tạo đất 5) Quan điểm của người nông dân và cơ quan quản lý các cấp về vấn đề duy trì và phát triển lúa tái sinh trên địa bàn huyện: ý kiến của người dân về hiệu quả của sản xuất lúa tái sinh và những nguyện vọng của họ; quan điển của các cơ quan quản lý cấp xã, huyện về sản xuất lúa tái sinh và định hướng phát triển sản xuất lúa của huyện Lệ Thủy 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1... tái sinh còn khá mới, có rất ít địa phương áp dụng hình thức này vào sản xuất Một số địa phương có sản xuất lúa tái sinh là: tỉnh Ninh Bình, Bình Định, Quảng Bình Trong đó, một số địa phưng chỉ để lúa tái sinh vụ 3, sau khi đã thu hoạch vụ hè thu Năm 2009, tỉnh Ninh Bình sản xuất gần 1.900 ha lúa tái sinh, năng suất bình quân đạt gần 15 tạ/ ha, Toàn tỉnh đã có hơn 20 HTX vùng trũng như Thượng Hoà,... các giống lúa sử dụng cho sản xuất lúa tái sinh, tỉ lệ sử dụng 4) Hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh bao gồm: - Hiệu quả kinh tế: + Chi phí đầu vào: vật tư, công, máy + Tổng thu từ lúa tái sinh thu được + Lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa tái sinh so với vụ hè thu - Hiệu quả xã hội: lao động, giới, cơ hội việc làm khác, văn hóa/ nhận thức 16 - Hiệu quả môi trường: môi trường nước, môi trường... thấy có hiệu quả nên nông dân các vùng khác cũng học tập và chuyển sang làm lúa tái sinh Hiện nay đã có 17 xã trên địa bàn huyệnsản xuất lúa tái sinh, trong đó có 7 xã sản xuất 100%: An Thủy, Phong Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, thị trấn Kiến Giang, Hồng Thủy và Thanh Thủy Các giống lúa dùng để sản xuất lúa tái sinh phải có khả năng tái sinh tốt, đẻ nhánh khỏe, trên địa bàn huyện hiện có các giống lúa. .. tiêu lúa 2 vụ cho 6 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Như vậy, hệ thống thủy lợi của hai xã đều đảm bảo thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúalúa tái sinh c, Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn: Hai xã An Thủy và Xuân Thủy thuộc vùng giữa của huyện Lệ Thủy, hoạt động sản xuất chủ yếu là sản xuất lúa Cây lúa là cây trồng chính quyết định đến sinh kế của người . PTNT, số liệu ước tính của USDA, 2010) 2.4. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Bình và huyện Lệ Thủy 2.4.1. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Bình Quảng bình là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải bắc. được phản ánh ở hiệu quả kinh tế [5]. Ở đề tài này, chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa tái sinh bằng cách so sánh hiệu quả của sản xuất lúa tái sinh và sản xuất lúa vụ Hè Thu. số hộ sản xuất lúa tái sinh qua các năm 3) Quá trình sản xuất lúa tái sinh: Các nguồn lực được sử dụng để sản xuất lúa tái sinh; kỹ thuật sản xuất lúa tái sinh; thời gian sản xuất lúa tái sinh;

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    • PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 2.1.Nguồn gốc cây lúa

      • 2.2.Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

      • 2.3.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

      • 2.4. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Bình và huyện Lệ Thủy

        • 2.4.1. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Bình

        • 2.4.2. Tình hình sản xuất lúa huyện Lệ Thủy

        • 2.5. Tình hình sản xuất lúa tái sinh ở Việt Nam và tỉnh Quảng Bình

        • 2.6. Một số hiểu biết về hiệu quả

          • 2.6.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả

          • 2.6.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

          • PHẦN 3: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

              • 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

              • 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

              • 3.2. Nội dung nghiên cứu

              • 3.3. Phương pháp nghiên cứu

                • 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

                • 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

                • 3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

                • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                  • 4.1.Tình hình cơ bản của huyện Lệ Thủy và hai xã An Thủy và Xuân Thủy

                    • 4.1.1.Điều kiện tự nhiên

                    • 4.1.2.Điều kiện kinh tế, xã hội

                    • 4.2. Tình hình sản xuất lúa tái sinh

                      • 4.2.1. Tình hình sản xuất lúa tái sinh trên địa bàn huyện Lệ Thủy

                      • 4.2.2. Xã An Thủy

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan