hoàn thiện công tác tổ chức vận tải cho tuyến buýt 56 nam thăng long – núi đôi

73 999 5
hoàn thiện công tác tổ chức vận  tải cho tuyến buýt 56 nam thăng long – núi đôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời nói đầu. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VTHKCC TRONG THÀNH PHỐ 1.1. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng …………………… ………1 1.1.1. Khái niệm về VTHKCC…………………………………………… … … 1 1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt 4 1.1.3. Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt 5 1.1.4. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt 7 1.1.4. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt 7 1.2. Tổng quan về công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt 8 1.2.1. Khái niệm 8 1.2.2. Điều tra nhu cầu đi lại trên tuyến buýt 9 1.2.3. Xác định lộ trình tuyến và cơ sở hạ tầng trên tuyến 11 1.2.4. Nhiệm vụ công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt 13 1.2.5. Các chi phí cần thiết khi hoàn thiện lại phương án tổ chức chạy xe 24 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức VTHKCC bằng xe buýt 24 1.3.1. Cơ sở hạ tầng GTVT 24 1.3.2. Phương tiện vận tải 26 1.3.3. Nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến 26 CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG XÍ NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC TCVT TRÊN TUYẾN BUÝT 56NAM THĂNG LONG NÚI ĐÔI “ 2.1. Khái quát về xí nghiệp xe điện Hà Nội 28 2.1.1. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực SXKD của xí nghiệp 28 2.1.2. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý của Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội 31 2.1.3. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 32 2.1.4. Định hướng phát triển của xí nghiệp 34 2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của tuyến 35 2.2.1. Lộ trình và các điểm dừng đỗ, đầu cuối tuyến 56 35 2.2.2. Các điểm thu hút trong vùng phục vụ trực tiếp của tuyến 40 2.2.3. Hiện trạng đoàn phương tiện trên tuyến 41 2.2.4. Hiện trạng về hạ tầng giao thông trên tuyến 44 2.3. Hiện trạng và dự báo luồng hành khách trên tuyến 44 2.3.1. Hiện trạng luồng hành khách trên tuyến 56 2.3.2. Dự báo lưu lượng HK trên tuyến 2.4. Hiện trạng công tác tổ chức vận tải trên tuyến 53 2.4.1. Đặc điểm dịch vụ vận tải trên tuyến 53 2.4.2. Hiện trạng nội dung tổ chức vận tải trên tuyến 55 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI CHO TUYẾN BUÝT 56NAM THĂNG LONG NÚI ĐÔI 3.1. Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và căn cứ hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 56 3.1.1. Quan điểm về hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 59 3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 59 3.1.3. Các căn cứ để xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức VTHKCC cho tuyến 59 3.1.4. Các yêu cầu khi hoàn thiện tổ chức vận tải trên tuyến 59 3.2. Phân tích ưu nhược điểm và nguyên nhân của công tác tổ chức vận tải hiện tại 60 3.2.1. Công tác định mức tốc độ 60 3.2.2. Công tác chọn xe và xác định nhu cầu về PTVT 60 3.2.3. Công tác lập biểu đồ chạy xe 61 3.3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến buýt 56 61 3.3.1. Xác định định mức tốc độ 61 3.3.2. Lập biểu đồ chạy xe theo định mức tốc độ mới 66 3.4. Lợi ích và chi phí khi thực hiện phương án mới 68 KẾT LUẬN DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ phân loại VTHKCC Bảng 1.1: Khoảng cách hợp lý giữa 2 điểm dừng đỗ Bảng 1.3 Các nhiệm vụ tổ chức vận tải HKCC bằng xe buýt Hình 1.4 Các hình thức chạy xe khác nhau trên tuyến buýt Hình 1.5 Ví dụ phân công thời gian chạy xe và thời gian lái xe Bảng 2.1 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN tại 69 Thụy Khê Bảng 2.2 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN tại Depot Nam Thăng Long Bảng 2.3 Tổng hợp số lao động tại XN Xe Điện Hà Nội Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội Bảng 2.5 Bảng thực hiện các chỉ tiêu sản lượng Hình 2.6. Sơ đồ tuyến buýt số 56 Bảng 2.7. Danh sách điểm dừng đỗ trên trên tuyến Hình 2.8. Nhà chờ và điểm dừng trên tuyến Hình 2.9 Điểm đầu cuối, bãi bảo quản xe và trạm điều độ Nam Thăng Long Bảng2.10.Thống kê các điểm thu hút phát sinh dọc tuyến 56 Bảng 2.11. Các thông số kỹ thuật phương tiện Hình: 2.12 Hiện trạng đường GT trên tốc Bắc Thăng Long và đường 131 Bảng 2.13. Thống kê số lượt vận chuyển HK trong ngày thường Bảng 2.14. Thống kê số lượt vận chuyển HK trên tuyến trong ngày nghỉ Hình 2.15. Biến động luồng hành khách theo thời gian trong ngày nghỉ Bảng 2.16. Bảng thống kê hành khách lên xuống và trên xe theo không gian tuyến Bảng 2.17. Bảng thống kê chiều dài mỗi đoạn và số lượng hành khách trên đoạn Hình 2.18. Biến động luồng hành khách chiều đi: Nam Thăng Long Núi Đôi Hình 2.19. Biến động luồng hành khách chiều về : Núi Đôi Nam Thăng Long. Bảng 2.20. Dự báo nhu cầu đi lại trên tuyến 56 đến năm 2010 Hình 2.21. Biểu đồ chạy xe tuyến buýt 56 Bảng 2.22 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật trên tuyến Bảng 3.1 Định mức tốc độ cho từng đoạn trên tuyến Bảng 3.2 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ thường Bảng 3.3 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ cao điểm Bảng 3.4 So sánh hiệu quả về thời gian và tốc độ chạy xe với phương án cũ Bảng 3.5 So sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phương án mới và cũ Bảng 3.6: Các tuyến xe buýt hoạt động trên lộ trình tuyến 56 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT: An toàn giao thông BX: Bến xe BDSC: Bảo dưỡng sửa chữa GTĐT: Giao thông đô thị GTVTĐT: Giao thông vận tải đô thị HK: Hành khách HKCC: Hành khách công cộng KCN: Khu công nghiệp NTL: Nam Thăng Long TCVT: Tổ chức vận tải VTHK: Vận tải hành khách VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng XN: Xí nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRONG THÀNH PHỐ 1.1. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng 1.1.1. Khái niệm về VTHKCC a.Khái niệm. a.Khái niệm. Vận tải được hiểu là toàn bộ quá trình từ xếp dỡ ( đối với hàng hoá) hoặc lên xuống (đối với hành khách) đến vận chuyển hàng hoá và hành khách trong không gian và thời gian xác định. Theo “ Quy định tạm thời về vận chuyển hành khách công cộng trong thành phố” của Bộ GTVT thì:” VTHKCC là tập hợp các phương thức, phương tiện vận chuyển hành khách đi lại trong thành phố ở cụ ly nhỏ hơn 50km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách ( không kể lái xe)”. VTKHCC được hiểu theo nghĩa rộng là một hoạt động trong đó sự vận chuyển được cung cấp cho hành khách để thu tiền cước bằng những phương tiện vận tải không phải của họ. Như vậy,có thể hiểu Vận tải hành khách công cộng thành phố là loại hình vận chuyển hành khách trong nội thành, giữa nội thành với khu phụ cận hoặc khu ngoại thành đô thị, có thể đáp ứng được khối lượng nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định trong thời kỳ xác định. (Trích: Nhập môn tổ chức vận tải ô tô) Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là một trong những loại hình VTHKCC hoạt động theo một biểu đồ vận hành nhằm phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân trong các thành phố lớn và khu đông dân cư; có thu tiền vé theo quy định. b. Phân loại VTHKCC b. Phân loại VTHKCC Phương tiện vận tải hành khách công cộng có đặc điểm là sức chứa lớn, chuyên chở được nhiều hành khách, phục vụ đông đảo nhân dân thành phố, diện tích chiếm dụng đường rất nhỏ so với các loại phương tiện khác (tính cho một hành khách). Vì vậy, các phương tiện vận tải hành khách công cộng luôn giữ vững vai trò chủ yếu trong việc phục vụ hành khách của thành phố. Phương tiện vận tải hành khách công cộng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: Chức năng sử dụng, vị trí xe chạy đối với đường phố, đặc điểm xây dựng đường xe chạy, động cơ sử dụng, sức chứa của phương tiện… Hình 1.1: Sơ đồ phân loại VTHKCC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HKCC Sức chứa lớn Sức chứa nhỏ Xe điện bánh sắt Tàu khách chạy điện Tàu điện ngầm Tàu điện trên cao Ôtô buýt Xe điện bánh hơi Taxi Xe lam Xích lô Xe thô sơ Vận tải đường ray Vận tải không ray Đối với nước ta hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu, không đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng nên phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được xem là phương tiện hiệu quả và phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại. 1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt Theo quy định về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt số 34/2006/QĐ BGTVT ta có một số khái niệm sau: - Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành. - Tuyến xe buýttuyến vận tải HK cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đón, trả khách theo quy định. + Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tuyến nằm trong đô thị. + Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch. + Tuyến xe buýt lân cận là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của 1 tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố. + Xe buýt là tên gọi chung cho tất cả các loại ô khách đường bộ có sức chứa từ 12 người trở lên, hoạt động ở mọi cự ly trên các tuyến thành phố, kế cận, nội tỉnh, liên tỉnh, liên thành phố. - Điểm dừng xe buýt là vị trí xe buýt phải dừng để đón, trả khách theo quy định. - Điểm đầu, cuối của tuyến buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình chạy xe trên 1 tuyến. - Biểu đồ chạy xe của tuyến là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia vận chuyển trên tuyến trong 1 thời gian nhất định. - Vé lượt là chứng từ để HK sử dụng đi 1 lượt trên 1 tuyến xe buýt. - Vé tháng là chứng từ để HK sử dụng đi lại trong tháng trên 1 tuyến hoặc nhiều tuyến buýt. Trong đồ án này tác giả quan niệm Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thành phố là loại hình vận chuyển hành khách bằng xe buýt (có thiết kế đặc biệt) trong nội thành, giữa nội thành với khu phụ cận hoặc khu ngoại thành đô thị theo tuyến có lộ trình, điểm đầu cuối, điểm dừng đỗ cố định và vận hành theo biểu đồ chạy xe ấn định. 1.1.3. Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt * Về phạm vi hoạt động( theo không gian và thời gian ). - Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC bằng xe buýt thường có cự ly trung bình và ngắn trong phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu cầu của hành khách. - Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt chủ yếu vào ban ngày do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên. * Về phương tiện VTHKCC bằng xe buýt. - Phương tiện có kích thước thường nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tải đường dài nhưng không đòi hỏi tính việt dã cao như phương tiện vận chuyển hành khách liên tỉnh. - Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc tuyến có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏi phải có tính năng động lực và gia tốc cao. - Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên phương tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Thông thường tỷ lệ ghế ngồi/q TK từ 1/1,3; 1/ 2,3; 1/ 2,5; 1/ 3,1 còn lại là chỗ đứng. Chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên phương tiện. Cấu tạo cửa và số cửa, bậc lên xuống và số bậc lên xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảm bảo cho hành khách lên xuống thường xuyên, nhanh chóng, an toàn và giảm thời gian phương tiện dừng tại mỗi trạm đỗ (thông thường sàn xe thấp hơn các xe buýt đường dài). - Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện thường bố trí các thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều ( Người lái- Hành khách ) đầy đủ. - Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách cho nên phương tiện đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường( thông gió, tiếng ồn, độ ô nhiễm của khí xả,…). - Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu thẩm mỹ, hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành khách dễ nhận biết và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phương tiện. * Về tổ chức vận hành - Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, giữ gìn chật tự an toàn giao thông đô thị. Bởi vậy để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại. * Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành. - Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phí đầu tư trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn( nhà chờ, điểm đỗ, hệ thống thông tin, bến bãi,…). - Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác. * Về hiệu quả tài chính Năng suất vận tải thấp, do cự ly ngắn, phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độ thấp,…nên giá thành vận chuyển cao. Giá vé do nhà nước quy định và giá vé này thường thấp hơn giá thành để có thể cạnh tranh với các loại phương tiện vận tải cá nhân đồng thời phù hợp với thu nhập bình quân của người dân. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu tư vào VTHKCC thấp, vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy Nhà nước thường có chính sách trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt ở các thành phố lớn. *Những ưu điểm chính của VTHKCC bằng xe buýt - Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở và dễ nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố. - Khai thác và điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến. - Hoạt động có hiệu quả với dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình. Đối với các luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian thì có thể giải quyết thông qua việc lựa chọn loại xe thích hợp và biểu đồ chạy xe hợp lý. - Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (đường phố) khác nhau trên cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung. - Chi phí đầu tư tuơng đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại (đường săt,…) vì có thể tận dụng mạng lưới đường bộ hiện tại của thành phố. Ngoài ra Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi cho VTHKCC bằng xe buýt nên giá thành vận chuyển của hành khách là tương đối thấp và phù hợp với thu nhập của người dân. * Nhược điểm của VTHKCC bắng xe buýt - Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác còn thấp (15-16km/h) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm,…Khả năng vận tải thấp trong giờ cao điểm vì dùng bánh hơi với quyền sử dụng đường loại C (chạy chung dòng GT). - Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiêt bị, do dừng ở bến, thiếu hệ thống thông tin,… Nên không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tiện nghi, độ tin cậy,… - Động cơ đốt trong có cường độ gây ô nhiễm cao do: Khí xả, bụi, hoăc nhiên liệu và dầu nhờn chảy ra, ngoài ra còn gây tiếng ồn và chấn động. Tuy nhiên, vận tải xe buýt là loại hình vận tải thông dụng nhất trong hệ thống VTHKCC . Nó đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở trong thành phố. 1.1.4. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt 1.1.4. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt Vận tải xe buýt là loại hình thông dụng nhất trong hệ thống VTHKCC. Nó đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang phát triển của thành phố, những khu vực trung tâm và đặc biệt là ở những thành phố cổ. [...]... Gia Lâm-Viện 103 22 Mercedes 80 31 Mác xe Tổng cộng: 7 tuyến 133 - Depot Nam Thăng Long: Quản lý khai thác vận hành 9 tuyến buýt nội đô với tổng số 139 xe và 2 tuyến buýt kế cận với tổng số 27 xe Bảng 2.2 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN xe điện Hà Nội tại Depot Nam Thăng Long TT Tên Tuyến Số hiệu tuyến Phương tiện Mác xe Sức chứa Số xe Các tuyến buýt nội đô 1 Kim Mã-Nội Bài 07 DaewooBS105... tiếp của Tổng Công Ty Vận Tải về mọi mặt, cơ quan cấp trên là UBND Thành phố Hà Nội về các mặt kiểm tra và xử lý các vấn đề thuộc chức năng của mình theo quy định Đơn vị được sự ủy quyền của Tổng Công Ty Vận Tải chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định hiện hành * Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty vận tải HN Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ... minh 1.2 Tổng quan về công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt 1.2.1 Khái niệm Tổ chức VTHKCC bằng xe buýt là dựa trên điều tra nhu cầu đi lại của hành khách, năng lực về phương tiện vận tải của đơn vị, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông và các yếu tố khác để thiết lập cơ sở hạ tầng phục vụ VTHK bằng xe buýt trên tuyến; xây dựng phương án vận hành cho tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của HK trên tuyến về... thấp cho nên yêu cầu của những đối tượng này cũng không cao, miễn sao chất lượng vận tải phù hợp với giá vé của họ là được Nói tóm lại, dù là đối tượng nào, nếu như ta có thể bố trí hợp lý về phương tiện, thời gian hoạt động trên tuyến thì khi tuyến được đưa vào khai thác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho xí nghiệp CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG XÍ NGIỆP VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI TRÊN TUYẾN XE BUÝT 56 NAM THĂNG... 1.2.4 Nhiệm vụ (nội dung) công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt Bảng 1.3 Các nhiệm vụ (nội dung) tổ chức vận tải HKCC bằng xe buýt Do hạn chế về thời gian, nên trong đồ án này tác giả giới hạn nghiên cứu các nội dung sau: - Xác định nhu cầu vận tải HK trên tuyến về mặt số lượng và chất lượng; - Định mức tốc độ và thời gian chạy xe; - Lựa chọn phương tiện và xác định nhu cầu xe vận doanh và xe dự phòng;... Trong đó: L chiều dài tuyến, km; qTK Sức chứa của xe theo thiết kế; chỗ; h dãn cách chạy xe, phút; TV Thời gian 1 vòng xe, h; Vo Tốc độ khai thác tuyến, km/h; P24h Lượng HK vận chuyển trong ngày; Pmax Cường độ dòng HK max trên đoạn chất tải tối đa , HK/h; α - Hệ số chất tải cho phép (theo tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe bus); TN Thời gian hoạt động của tuyến; h ηx - Hệ số... gian một chuyến đi, kết cấu hoạt động phương tiện trên tuyến Vì vậy mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức vận tải b Điều kiện bến bãi Việc tổ chức vận chuyển hành khách trên mỗi tuyến cụ thể nào đó: sau khi đã được sự đồng ý của cơ quan nơi có xe đi và xe đến là việc công ty phải cùng với bến xe khách ở 2 đầu trên tuyến mà phương tiện của công ty hoạt động cùng nhau ký kết hợp đồng kinh tế,... mặt sử lý những vấn đề giữa đơn vị vận tải ô với hành khách, thanh toán các quan hệ kinh tế giữa 2 bên Bến xe là điểm đầu và điểm cuối của hành trình chạy xe, là trung tâm thu hút hành khách có nhu cầu vận chuyển, nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức vận tải như: Diện tích, công suất, địa điểm, các dịch vụ hỗ trợ c Điều kiện tổ chức kỹ thuật Điều kiện tổ chức là điều kiện chủ quan của bản thân... chức bộ máy của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội * Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của xí nghiệp: Được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng Gồm có 3 cấp quản lý với các phòng ban như sau: - Phòng nhân sự - Phòng tài chính kế toán - Phòng kế hoạch điều độ - Ban dự án - Phòng kinh doanh thương mại * XN Xe Điện Hà Nội có cơ cấu bộ máy sản xuất như sau: - Các đội buýt - Đội dịch vụ vận tải - Đội quản... lập, chọn bảng có tổng thiệt hai ∑C i → min, R tương ứng của bảng chính là đáp số Công thức gần đúng để xác định Rt : Rt = Nt.(1-Ztt / Zlt ) Trong đó Nt số xe hoạt động trên tuyến; Ztt và Zlt số chuyến xe hoàn thành thực tế và theo biểu đồ chạy xe Tại Việt Nam: số xe dự phòng được xác định theo hệ số xe vận doanh: R = N/αVD –N c .Tổ chức các hình thức chạy xe đặc biệt trên tuyến chạy xe theo truyền . CHO TUYẾN BUÝT 56 “ NAM THĂNG LONG – NÚI ĐÔI “ 3.1. Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và căn cứ hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 56 3.1.1. Quan điểm về hoàn thiện công tác tổ chức vận. tải trên tuyến 53 2.4.1. Đặc điểm dịch vụ vận tải trên tuyến 53 2.4.2. Hiện trạng nội dung tổ chức vận tải trên tuyến 55 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI CHO. tác tổ chức vận tải trên tuyến 59 3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 59 3.1.3. Các căn cứ để xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức VTHKCC cho tuyến 59 3.1.4.

Ngày đăng: 02/05/2014, 12:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.2. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý của Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội........................31

    • b. Phân loại VTHKCC

    • 2.1.2. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý của Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan