Giáo dục kỹ năng sống

6 217 1
Giáo dục kỹ năng sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cần thiết việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng để giúp nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Hãy khám phá những khóa học online 100%, chi phí thấp, học ngay được

Cần thiết việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng để giúp nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Hãy khám phá những khóa học online 100%, chi phí thấp, học ngay được Có vẻ hiện trạng thiếu kỹ năng sống ở nhiều bạn trẻ đã phổ biến đến mức báo chí không ngày nào là không nhắc đến. Nào là việc các bạn bỏ đi bụi, tự tử, ăn chơi sa ngã, gia nhập các băng đảng trộm cướp… mà nguyên nhân chính là các bạn thiếu kỹ năng sống, cần được giáo dục kỹ năng sống…Còn các bạn sinh viên mới ra trường, thất nghiệp cũng là đề tài nóng của nhiều báo vì thực trạng thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng sống dẫn đến thất nghiệp. Nhưng, hãy nhìn vào một bộ phận không nhỏ sinh viên năm nhất đến năm ba hiện nay: cuộc sống hàng ngày của các bạn làm gì, các bạn thi cử như thế nào… chúng ta sẽ không khỏi giật mình về sự thiếu hụt kỹ năng sống quá đỗi trầm trọng của sinh viên hiện nay. Hơn ai hết, đây là đối tượng cần được giáo dục kỹ năng sống nhiều nhất. Sinh viên sống như thế nào? Không phải ngẫu nhiên mà trên các trang mạng xã hội truyền nhau xem các bức ảnh so sánh sự khác biệt giữa sinh viên năm nhất và năm bốn: năm nhất ngây thơ, ngơ ngác, ngoan hiền…bao nhiêu thì năm bốn các sinh viên thành cáo già bấy nhiêu. Đó là sự đổi thay rõ rệt về tư tưởng, quan điểm sống, về cuộc sống những năm tháng đại học. Khi vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, phải học xa nhà (đa số sinh viên đều phải thế), nhiều bạn không tránh khỏi bỡ ngỡ, lo sợ và không muốn rời khỏi sự bao bọc của bố mẹ. Các bạn về nhà thường xuyên hơn, hễ có cơ hội là lại về vì nhớ gia đình, một phần vì thấy vẫn chưa thể tự lập để sống xa nhà được. Dần dần, các bạn quen với cuộc sống sinh viên và bắt đầu về nhà thưa hơn, nói dối bố mẹ nhiều hơn, xin tiền nhiều hơn và cũng sống buông thả nhiều hơn. Không bị áp lực học hành như thời cấp 3, chương trình giáo dục có nhiều thời gian rỗi hơn, nhiều sinh viên không biết làm gì đã tiêu tốn thời gian của mình vào những trò vô bổ, như ngủ, xem phim, đi chơi, tụ tập bạn bè, chơi game, lướt web… Bên cạnh các bạn sinh viên năng động, kiếm việc làm thêm, tham gia các hoạt động xã hội hoặc cố gắng trau dồi kiến thức chuyên ngành, thì không ít bạn đã biến mình thành những chú ỉn trong chuồng nuôi. Không tạo ra một giá giá trị vật chất, tinh thần nào, các bạn để tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình trôi qua một cách lãng phí. Một số bạn còn rơi vào con đường tù tội vì sức cám dỗ của các tệ nạn xã hội. Sinh viên học ra sao? Ai đã qua một thời sinh viên đều không thể không biết đến câu cửa miệng này “không thi lại không phải là sinh viên”. Đủ thấy rằng, sinh viên chúng ta học hành kiểu nào. Trong giờ học, các bạn ngủ gà ngủ gật, về nhà chưa bao giờ sinh viên có khái niệm “xem lại bài, học bài…”. Chỉ khi những việc này là bắt buộc, các bạn mới miễn cưỡng ngồi vào bàn học. Đành rằng học ở đại học, chúng ta tự học là chính, và các bạn có quyền chọn lựa hình thức học phù hợp với mình chứ không nhất thiết là học bài răm rắp như trong chương trình học. Nhưng phải thừa nhận rằng sinh viên chúng ta rất thụ động, ngay cả việc tìm tài liệu ngoài hay học hỏi thêm ở các lĩnh vực khác, các bạn cũng không để ý. Và thi cử, các bạn mong muốn “không rớt là được”. Như vậy, tương lai chúng ta sẽ có nhiều cử nhân “gà“, không biết gì về xã hội, các lĩnh vực ngoài chuyên ngành (thậm chí là chuyên ngành) hết. Còn việc thực hành bài học thì đã trở thành điều xa xỉ bấy lâu nay Đó là chưa kể nạn sao chép, dựa vào công nghệ Google để cóp, dán bài tập của nhau nhằm mục đích đối phó, lấy điểm cho qua mong khỏi thi lại. Cần lắm kỹ năng sống cho sinh viên Sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực trí thức trong công cuộc xây dựng xã hội, và lối sống, học tập của bộ phận này đang trở nên đáng lo ngại khi nó mài mòn trí lực, thể lực của đông đảo tầng lớp này.Vì vậy, cần có những buổi ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, thậm chí là một môn học về kỹ năng sống thực tế, lý tưởng sống của bạn…thay cho các môn học lý thuyết khô khan hiện tại. Và các bạn sinh viên, hi vọng các bạn có thể dành cho mình chút thời gian suy ngẫm để sống tốt hơn, đi đúng hướng và làm những việc có ích cho xã hội. Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn) Tại sao vấn đề kỹ năng sống lại nhức nhối những năm gần đây? Thời đại chúng ta đang sống thay đổi quá nhanh, sự phát triển của xã hội chóng vánh làm con người thích nghi không kịp, và từ đó họ rơi vào trạng thái khủng hoảng, trầm cảm, nảy sinh những vấn đề về tâm lý. Sự thay đổi chóng vánh này có thể kể đến sự du nhập của văn hóa ngoại quốc, sự mất ổn định của nghề nghiệp, văn hóa tiêu dùng thay đổi với thức ăn nhanh, cốc giấy, hàng hóa dùng một lần… Xã hội thay đổi chóng vánh trong khi nền giáo dục, đào tạo không thích nghi kịp, khoảng cách giữa các thế hệ con cái bố mẹ ngày càng xa, do đó giới trẻ phải học cách tiếp nhận xã hội mới với những gì mình tự tích lũy được. Nhà trường và bố mẹ không còn đóng vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ các kỹ năng đời thường nữa, vì những gì họ dạy không giúp trẻ thích nghi nhiều với đổi thay của xã hội. Chỉ đơn cử việc giáo dục giới tính cho trẻ. Bố mẹ cho rằng việc này không quan trọng với trẻ vị thành niên, nhà trường thì đưa vào giáo dục khá nhỏ lẻ, trong khi việc trẻ em phải tiếp xúc với các vấn đề liên quan đến giới tính ngày càng phổ biến. Các em chỉ cần chơi game, online trên mạng là đã tiếp xúc với những hình ảnh 18+. Lạm dụng tình dục trẻ em, hiếp dâm trẻ em gia tăng trong khi nhà trường và bố mẹ chưa chuẩn bị để dạy cho trẻ ứng phó với những tình huống như thế. Nói đúng hơn, chúng ta không ngờ tới chuyện đó có thể xảy ra với con em mình. Ngày xưa, trong việc giáo dục các kỹ năng cho cuộc sống, cha mẹ là người thầy chủ yếu, có khi định hướng cả cuộc đời con. Ta có thể thấy nhiều người suốt đời phấn đấu làm theo một lời cha mẹ truyền dạy cho mà thành công. Ngày nay cha mẹ dạy 5 điều, con cái học được 1 điều là may mắn lắm, một phần vì những gì cha mẹ dạy con đã không còn đúng với cuộc sống thực nữa. Bạn học kỹ năng sống ở đâu? Ngày nay văn hóa và lối sống đòi hỏi con người ở nhiều mặt phải có hiểu biết, có lựa chọn để sống hài hòa với sự đổi thay. Chính cha mẹ cũng phải đi học. Nhưng trường lớp lại không dạy chúng ta, tiếc thay! Vì vậy, các lớp học kỹ năng sống nở rộ hơn bao giờ hết. Bạn cũng theo bạn bè, hăng hái đăng chỗ này, chỗ kia,…mong mình có thêm kỹ năng sống để sống tốt hơn. Nhưng trước khi đăng học, sao không thử suy nghĩ là bạn cần học cái gì, và liệu những điều đó bạn có thể tự học trong cuộc sống của mình không? Dám vượt ra khỏi vùng an toàn của mình, du lịch nhiều hơn, đăng tham gia một câu lạc bộ, năng tập thể dục, đọc nhiều sách…Bạn có thể thay đổi những thói quen hàng ngày để sống tốt hơn. Tại sao không tự giáo dục kỹ năng sống cho mình? Học cách quan sát cuộc sống, sống chậm lại và biết nhận ra đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, bạn đã có kỹ năng sống rồi đấy. Đó là những điều nhỏ nhặt bạn phải học trước tiên trong hành trình cuộc đời của mình. Có những trường chuyên dạy kỹ thuật người ta gọi là trường kỹ thuật, những trường chuyên dạy kinh tế người ta gọi là trường kinh tế. Và có những trường chuyên dạy kỹ năng sống thì người ta gọi là trường kỹ năng sống. Từ ngữ này khá mới mẻ nhưng không phải không tồn tại. Hãy tìm hiểu những trường kỹ năng sống như thế sẽ dạy chúng ta những gì nhé: kỹ năng sống dạy ta điều gì Biết lắng nghe Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ mà bạn đang có trong cuộc sống làm bạn khó chịu thì trường kỹ năng sống sẽ dạy bạn xé nó ngay lập tức. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt cho các tình huống hằng ngày trong cuộc sống, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe bạn có thể tìm đọc những bài viết của Hanhtrinhdelta.edu.vn. Tôn trọng những điểm khác nhau Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt và cuộc sống của bạn sẽ theo kiểu gió chiều nào theo chiều ấy, không có chủ kiến cá nhân. Trường kỹ năng sống sẽ dạy bạn biết sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết. Đây cũng được coi là bản lĩnh cá nhân của bạn đến đâu? Gặp nhau ở điểm giữa Trường kỹ năng sống sẽ dạy bạn thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt với mọi người. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp. Xem xét lại quyết định Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Trường kỹ năng sống sẽ dạy bạn quan sát thật kỹ vấn đề để điều chỉnh hành vi nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng sống cơ bản sẽ trở thành bản tính thứ hai. Những bài học mập mờ, khó hiểu hay khô khan vì nó chỉ nói đến kỹ năng. Cuộc sống vốn đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc nhưng để học những kỹ năng cho cuộc sống thật sự đạt được như vậy thì thực sự rất khô khan. Và chỉ khi bạn thực sự tìm được niềm vui và niềm tin thì những bài học về kỹ năng sẽ không còn khô khan hay lý thuyết nữa. Lúc đó, bạn sẽ thấy cuộc sống này thú vị hẳn lên vì mình đã có gần như đầy đủ những kỹ năng sống cơ bản để cuộc sống này có nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hanhtrinhdelta.edu.vn ( Theo kynang.edu.vn ) kỹ năng sống để duy trì các mối quan hệ Trong cuộc sống hàng ngày, thật sự không yêu cầu chúng ta cần những ngôn từ mới, mà chỉ đơn giản là cần những kỹ năng sống để giao tiếp và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp. Nói ra suy nghĩ Ở những thời điểm khác nhau, trừ khi bạn là người có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin quan trọng và khiến tình huống từ tốt trở nên xấu. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra suy nghĩ của mình. Rành mạch, dễ hiểu Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung của cộng đồng. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được bùng nổ từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề. Ngôn ngữ cơ thể Trong cuộc sống, chúng ta liên hệ với nhau bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải là trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết những điều người đối diện đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang có phạm lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, để ý thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó chính là thời điểm tốt nhất để bạn nói lời xin lỗi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là phản ứng mang tính bản năng. Nếu một chàng trai nhìn vào mắt một cô gái thì có vẻ anh chàng đang thích cô ấy. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết cô nàng đang được các chàng quan tâm. Thể hiện chiều sâu Trong một mối quan hệ nào đó, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai người có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ khi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là tranh cãi hay giận hờn lẫn nhau. Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, hai bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ khi bạn cho đối phương biết đó là vấn đề cần được quan tâm. Trên đây là những kỹ năng sống mà mọi người cần phải được dạy, hoạc tự trau dồi để duy trì và phát triển những mối quan hệ hiện tại của mình. Xem qua thì có vẻ đơn giản nhưng để rèn luyện Giáo án kỹ năng sống theo phương pháp Kaizen để những kỹ năng này trở thành thói quen thì không dễ chút nào. Chúc các bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp! Các trung tâm giáo dục và đào tạo kỹ năng sống ngày nay đều có giáo trình và chương trình dạy riêng của mình. Song ddierm chung của những bộ giáo án, giáo trình này là đều sử dụng phương pháp Kaizen. Bài viết này sẽ mang tính khoa học một chút, lý giải tại sao lý thuyết Kaizen lại thuyết phục: Thay đổi làm con người sợ hãi. Nỗ lực đạt được mục đích thông qua những biện pháp mạnh mẽ thường thất bại do người ta quá phóng đại nỗi sợ hãi. Nhưng những bước đi nhỏ của Kaizen đã gỡ bỏ phản ứng sợ hãi trong đầu, kích thích suy nghĩ và hoạt động sáng tạo. Việc sợ thay đổi bắt nguồn từ đặc điểm sinh học của não bộ, khi nỗi sợ hãi xảy ra, nó ngăn cản sự sáng tạo, đổi mới và thành công. Một số người may mắn có khả năng vượt qua vấn đề này bằng cách biến nỗi sợ hãi thành một cảm giác khác: Sự hưng phấn. Thử thách càng lớn, họ càng trở nên phấn khích, hiệu quả và sung sướng hơn. Bạn có thể từng gặp vài người như vậy. Họ đương đầu với cuộc sống khi có thách thức. Bước đi nhỏ của phương pháp Kaizen là một giải pháp từ từ cho bộ não. Thay vì mất hàng năm trời tìm hiểu tại sao mình lại sợ nhìn thẳng và giành được mục tiêu lớn trong công việc, bạn có thể sử dụng phương pháp Kaizen đi vòng quanh hoặc vượt qua nỗi sợ hãi này. Những mục tiêu nhỏ, dễ làm – như nhặt lên và cất đi một cái kẹp ghim trên bàn bừa bãi – đã làm bạn nhón chân qua vùng hạch hạnh, ru nó ngủ và tắt chuông báo thức. Khi bạn tiếp tục những bước đi nhỏ và vỏ não bắt đầu hoạt động, bộ não sẽ tạo ra “phần mềm” cho nhu cầu muốn thay đổi của mình, thực sự dọn đường cho các nơ-ron thần kinh và xây dựng thói quen mới. Rất nhanh chóng, tư tưởng chống đối lại sự thay đổi sẽ yếu dần đi. Một khi bạn bị ám ảnh bởi sự thay đổi, phần mềm trong não bạn thúc đẩy bạn vươn tới mục đích chính của mình hơn cả mong đợi. Kaizen giúp bạn đánh bật nỗi sợ hãi theo cách riêng. Khi bạn hoảng sợ, não được lập trình hoặc bỏ chạy hoặc tấn công – điều này không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn thực tế nhất. Ví dụ, bạn là nhà viết nhạc, bạn sẽ không viết được nếu không đứng dậy khỏi bàn phím, thoát ra khỏi sự sợ hãi và bế tắc và thay vào đó. Đi xem tivi. Những việc làm nhỏ bé (chỉ viết vài ba nốt nhạc thôi) sẽ làm thỏa mãn nhu cầu cần viết được cái gì đó và xả bớt áp lực. Khi đồng hồ cảnh báo tắt dần, ta sẽ tiếp cận lại vỏ não, khơi dòng sáng tạo tiếp tục chảy. Áp lực … … Hay lo sợ? Trong thuật ngữ y học hiện đại, người ta gọi cảm giác được tạo ra bởi một cách thức mới hay một mục tiêu mới là áp lực (Stress). Trong quá khứ, nó được gọi bằng cái tên rất cũ và quen thuộc: nỗi lo sợ (fear). Kể cả bây giờ, tôi nhận thấy những người thành công nhất lại là những người dám nhìn thẳng vào nỗi sợ. Thay vì nói những từ như: lo lắng, áp lực hay khủng hoảng, họ chỉ sợ nhận trách nhiệm và thách thức. Jack Welch, một cựu giám đốc điều hành của tập đoàn điện tử General Electric: “Những người lãnh đạo ai cũng phải về nhà vào buổi tối và vật lộn với một nỗi sợ: Có phải mình sắp thổi tung cái nơi này lên không?” Chuck Jones, người sáng lập hãng Pepe le Pew và Wile E. Coyote, nhấn mạnh rằng: “Sợ hãi là một yếu tố quan trọng đối với bất cứ công việc sáng tạo nào.” Và Sally Ride, nhà du hành vũ trụ, đã không ngần ngại mô tả chân thực nỗi sợ hãi: “Tất cả những cuộc phiêu lưu, nhất là tới vùng đất mới đều đáng sợ.” Làm thế nào để những bước đi nhỏ trở thành bước nhảy lớn? Não chúng ta được lập trình để chống lại sự thay đổi. Bằng những bước đi nhỏ, ta có thể nối lại hệ thống thần kinh một cách hiệu quả để làm được những điều sau: • Thoát khỏi lá chắn của sự sáng tạo • Vượt qua phản xạ chống trả, hoặc trốn chạy. • Tạo sự liên kết mới giữa các nơ-ron, vì vậy não có thể hăng hái nhận nhiệm vụ đổi mới nhanh chóng đạt tới mục tiêu. . bạn thiếu kỹ năng sống, cần được giáo dục kỹ năng sống Còn các bạn sinh viên mới ra trường, thất nghiệp cũng là đề tài nóng của nhiều báo vì thực trạng thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng sống dẫn đến. ngày để sống tốt hơn. Tại sao không tự giáo dục kỹ năng sống cho mình? Học cách quan sát cuộc sống, sống chậm lại và biết nhận ra đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, bạn đã có kỹ năng sống. Cần thiết việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng để giúp nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Hãy khám phá

Ngày đăng: 30/04/2014, 13:47

Mục lục

  • kỹ năng sống dạy ta điều gì

  • Giáo án kỹ năng sống theo phương pháp Kaizen

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan