Truyện kiều của nguyễn du với sự tiếp biến các hệ tư tưởng nho

52 706 0
Truyện kiều của nguyễn du với sự tiếp biến các hệ tư tưởng nho

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Truyện Kiều của Nguyễn Du với sự tiếp biến các hệ tưởng Nho – Phật – Lão trong xây dựng hình tượng nhân vật “Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ, Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”- Trích Truyện Kiều. Nguồn: dainamax.arg SVTH: Đàm Thị Ngọc Thúy DH2C1 GVHD: Th.s Phạm Thanh Hùng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………. 1 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………… 2 4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 2 5. Dự kiến đóng góp…………………………………………………… 2 6. Bố cục …………………………………………………………………. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1. Vấn đề tưởng của tác phẩm văn học ………………………. 4 2.Khái quát về nội dung tưởng chính của các học thuyết Nho, Phật, Lão…………………………………. 4 2.1 Phật giáo …………………………………………………………… 4 2.2 Nho giáo …………………………………………………………… 5 2.3 Lão giáo ……………………………………………………………… 6 Chương II: TRUYỀN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VỚI SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT 1. tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều ………… 7 1.1. Triết lí nhân sinh: ………………………………………………… 7 1.1.1 Tài mệnh tương đố với luật thừa trừ của Lão giáo …… 7 1.1.2 Định mệnh – hạn chế trong tưởng nhà Nho cũng là hạn chế trong Truyện Kiều …………………… 8 1.1.3 Luật nhân quả – triết lí về sự công bằng của nhà Phật ……………………………………………………………… 9 1.1.4 Tu tâm – triết lí về con đường giải thoát …………………… 9 1.2. Luân lí đạo đức: ………………………………………………… 10 1.2.1 Hiếu ………………………………………………………………. 10 1.2.2 Trung …………………………………………………………… 10 1.2.3 Nhân nghĩa ……………………………………………………… 11 1.2.4 Tiết hạnh ………………………………………………………… 11 2. Giá trị Truyện Kiều đạt được khi tiếp biến các học thuyết Nho, Phật, Lão trong xây dựng hình tượng nhân vật………………………………………………… 11 2.1. Những phức tạp trong tưởng Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật ……………………………… 11 2.2. Triết lí nhân sinh mà Nguyễn Du muốn gởi gắm …………. 12 PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………………… 13 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngay từ khi ra đời, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã khẳng định được vị thế của mình trong tâm hồn dân tộc ViệtNam. Tác phẩm đã trở thành mảnh đất lí tưởng cho bao nhà nghiên cứu tìm tòi, “đào xới”. Theo thống kê của Trần Đình Sử, có khoảng 661 bài viết về Truyện Kiều. [18;351-397]. Hiện nay, văn học so sánh đang là xu hướng phổ biến trong nghiên cứu văn học, nhất là văn học trung đại. Vì trong mỗi thời kì văn học trung đại, các nhà văn khi sáng tác bằng chữ Hán hay chữ Nôm cũng đều sử dụng nguồn văn liệu ngoại nhập. Văn hoá Trung Hoa và các nước quanh vùng trở thành nguồn ảnh hưởng chủ yếu trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt Namnói riêng và các nước đồng văn nói chung. Vận dụng nguồn văn liệu này vào việc sáng tác, các nhà văn cố gắng vượt lên sự mô phỏng giản đơn để tạo nên giá trị mới. Nghiên cứu văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học viết, không thể không có cái nhìn của văn học so sánh. Vì chỉ có so sánh mới có thể khẳng định được mức độ sáng tạo, trình độ văn hoá, bản sắc dân tộc thể hiện trong tác phẩm. Chỉ có so sánh như thế mới thấy đâu là tưởng của Nguyễn Du gởi gắm trong Truyện Kiều, đâu là sự ảnh hưởng của văn hoá, văn học các nước vào sáng tác của ông. Cho nên, nghiên cứu Truyện Kiều trong sự tiếp biến các hệ tưởng ngoại lai là một yêu cầu có tính tất yếu. Trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn chịu sự chi phối của hệ tưởng nhất định. Hệ tưởng này sẽ cung cấp cho nhà văn một cách nhìn, cách rút ra kết luận về con người và cuộc đời. Nói cách khác, tưởng chỉ đạo quan niệm sáng tác của các nhà văn. Khi đó, nhà văn tạo hình tượng văn học nhằm mục đích thể hiện tưởng của mình. Do đó, qua tác phẩm văn học, có thể tìm thấy những biểu hiện của tưởng dân tộc, của sự phát triển duy, tâm lí con người, của những quan niệm đạo đức, quan niệm mĩ học… Nhận ra tưởng sáng tác chủ đạo là nhận ra cái chìa khoá để đi vào thế giới tinh thần mà nhà văn sáng tạo nên. Nắm được tưởng đó, ta hiểu vì sao tác giả chọn đề tài, nhân vật, chi tiết này hay khác trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Nghiên cứu không chỉ khái quát đúng tưởng sáng tác chủ đạo mà còn đi sâu soi sáng giải thích, phải dựa vào tiểu sử tác giả, sự kiện của thời đại để giải thích vì sao tác giả lại có tưởng đó và tưởng đó thể hiện nguyện vọng của một tầng lớp nào trong xã hội. Có nhìn rõ vấn đề này mới đánh giá đúng giá trị, tác dụng của tác phẩm đối với xã hội. Như vậy, trong quá trình nghiên cứu văn học, việc tìm hiểu tưởng tác phẩm là cần thiết. Nó giúp người nghiên cứu nhận ra tưởng, sự quan tâm đến xã hội, tính nhân văn của nhà văn. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra trong Truyện Kiều có nhiều biểu hiện của tưởng Nho giáo, Phật giáo và biểu hiện mê tín dị đoan của tưởng Lão giáo. Cho nên, chúng tôi chọn đề tài: “TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VỚI SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT” nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các học thuyết này đối với việc xây dựng hình tượng nhân vật của tác phẩm. Đề tài sẽ nghiên cứu theo hướng tìm hiểu tưởng Nho, Phật, Lão đã thể hiện trong Truyện Kiều như thế nào. Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật mà xác định thái độ của Nguyễn Du đối với các hệ tưởng này và những đóng góp của ông đối với quá trình phát triển của lịch sử tưởng dân tộc. 2.Lịch sử nghiên cứu: Xuất phát từ tầm quan trọng trên, các nhà nghiên cứu rất chú ý đến vấn đề tưởng củaTruyện Kiều. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Tựu trung có những ý kiến như: · G.S Lê Đình Kỵ cho rằng: Truyện Kiều nhằm thuyết minh cho tưởng định mệnh. “Một số nhân vật có mặt không ngoài mục đích phát ngôn cho những lí thuyết định sẵn. Oan hồn chỉ biết cam chịu của Đạm Tiên hiện ra là để báo trước cái số mệnh của Kiều, mách cho Kiều biết lúc nào thì chưa được chết và lúc nào thì chết được. Tam Hợp có mặt không ngoài mục đích đọc lên bảng tổng kết cuộc đời Kiều. Vì có tên trong sổ đoạn trường mà Kiều phải trải qua mười lăm năm điêu đứng cực nhục. Rồi Kiều lại gặp Kim Trọng hưởng hạnh phúc lâu dài trong cuộc đoàn viên, điều đó cũng được vạch sẵn từ trước”. Và ông khẳng định: “Một mặt, chủ nghĩa định mệnh của Truyện Kiều bắt nguồn từ tưởng thiên mệnh của đạo Nho… Mặt khác, chủ nghĩa định mệnh của Nguyễn Du đồng thời cũng là bắt nguồn từ tưởng luân hồi nhân quả của nhà Phật”. [11; 51 - 52] · Trần Đình Sử cho rằng: “Nguyễn Du chuyển chủ đề tình khổ sang tâm khổ, thân khổ, chuyển tài mệnh tương đố sang thân mệnh tương đố.” [18; 114] · Phan Ngọc thì kết luận: chủ đề của Truyện Kiều là tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh. Theo ông: “Tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh không phải là vấn đề vay mượn, là một sáo ngữ… và nó là một vấn đề không có tính chất muôn thuở mà nó nảy sinh trong một giai đoạn lịch sử nhất định,… là sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du”. [15; 42] · Đào Duy Anh lại cho rằng: “Tư tưởng chủ yếu của Nguyễn Du trong sách này là tài mệnh tương đố.Tư tưởng ấy gốc là ở thuyết thiên mệnh của Nho giáo”. [ Dẫn theo 12;1065] . Trần Trọng Kim có nhận định khác, ông cho rằng: “Truyện Kiều bày tỏ một cách rõ ràng cái lí thuyết nhân quả của nhà Phật”. [ Dẫn theo 4;278] · Cao Huy Đỉnh cũng cho rằng Truyện Kiều mang triết lí đạo Phật. “Vấn đề là Truyện Kiều nhuốm màu đạo Phật, nhưng đạo Phật không còn thuần tuý và cũng không phải là chủ yếu trong Truyện Kiều… Ông viết Truyện Kiều theo tiếng gọi của tình cảm, theo luận lí của hiện thực trước khi theo giáo lý nhà Phật”. [ Dẫn theo 4;551] · Hoàng Ngọc Hiến có cái nhìn khác hơn. Theo ông, “Nguyễn Du giải thích cuộc đời đứng ở phía con người để oán hờn số mệnh (trong Truyện Kiều “trời xanh”, “trăng già”, “hoá công”, “hoá nhi”… chỉ là cái tên văn học của số mệnh)”. [ Dẫn theo 4;549] Từ những ý kiến, cách nhìn, cách đánh giá của những bài nghiên cứu ấy, ta thấy tưởngTruyện Kiều là vấn đề phức tạp cần phải giải quyết một cách triệt để và thoả đáng. Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống hóa các ý kiến của những bài nghiên cứu trước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề tưởng của Truyện Kiều. Đó là vấn đề ảnh hưởng của tưởng Nho, Phật, Lão đối với Truyện Kiều, từ đó thấy được sự phức tạp trong tưởng Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật và tìm ra những giá trị nhân sinh mà Nguyễn Du gởi gắm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1 Vận dụng lí luận văn học, đặc biệt là vấn đề tưởng của tác phẩm văn học và những tưởng chính của các học thuyết Nho, Phật, Lão để làm cơ sở lí luận của đề tài. 3.2 Xem xét sự ảnh hưởng của những tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều. 3.3 Tìm ra sự tiếp biến của các hệ tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều. Qua đó, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của tác phẩm khi tiếp biến các hệ tưởng này vào việc xây dựng hình tượng nhân vật, đồng thời nhận ra nhân sinh quan của Nguyễn Du thể hiện trong tác phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với đề tài này, khoá luận sẽ tiến hành tìm hiểu quan niệm nhân sinh của Nguyễn Du khi tiếp biến các hệ tưởng Nho, Phật, Lão vào việc xây dựng hình tượng nhân vật. Do chưa đủ điều kiện, khoá luận chỉ tập trung khảo sát quan niệm của Nguyễn Du qua một số nhân vật chủ yếu thể hiện rõ tưởng, tình cảm của tác giả, đặc biệt là nhân vật Thuý Kiều. 5. Phương pháp nghiên cứu: Ngoài các thao tác phân tích, tổng hợp thường thấy trong nghiên cứu khoa học, khoá luận còn sử dụng các phương pháp như: 5.1 Phương pháp đọc tài liệu: Phương pháp này được tiến hành bằng cách đọc và chọn lọc những chi tiết, những nhận định có liên quan đến nội dung đề tài từ sách, tạp chí văn học, tạp chí Hán Nôm. 5.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đây là phương pháp không thể thiếu của người làm nghiên cứu khoa học. Người nghiên cứu rất cần sự định hướng của người hướng dẫn đề tài, vì đây là người có kiến thức sâu sắc về vấn đề mình đang nghiên cứu. Ngoài ra, cũng cần hỏi ý kiến của các thầy cô khác giảng dạy các chuyên ngành có liên quan đến đề tài, trao đổi với những người đang nghiên cứu về vấn đề gần gũi với khoá luận của mình. 5.3 Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học: Phương pháp này gồm: 5.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn học so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài. Đề tài sẽ tiến hành so sánh đối chiếu tưởng Nho, Phật, Lão với tưởng Truyện Kiều để tìm ra sự tiếp biến của Nguyễn Du khi vận dụng các tưởng này trong xây dựng hình tượng nhân vật. Từ đó, rút ra kết luận về đặc trưng của tưởng Truyện Kiều và tìm ra ý nghĩa nhân sinh mà Nguyễn Du muốn gởi gắm. Cụ thể của phương pháp này là: + Phương pháp so sánh trên bình diện lịch sử: Vận dụng phương pháp này, khoá luận sẽ tìm ra những nét tương đồng, dị biệt giữa tưởng tác giả và tưởng của các học thuyết Nho, Phật, Lão. + Phương pháp so sánh trên bình diện văn hoá – lịch sử : nghĩa là xét tưởng Truyện Kiều với các quan niệm sống, các tưởng đã từng tồn tại trong lịch sử văn hoá dân tộc để tìm ra giá trị đích thực của Truyện Kiều. 5.3.2. Phương pháp nghiên cứu theo hệ thống: Tác phẩm văn học là hệ thống hoàn chỉnh gồm các bình diện: tưởng, đề tài, chủ đề, nhân vật, chi tiết, … Cho nên, nghiên cứu tưởng tác phẩm phải đặt tưởng ấy trong hệ thống các bình diện của tác phẩm. Có như thế, vấn đề tưởng mà chúng ta nhận ra không phải là chủ quan, vô căn cứ. 6. Dự kiến đóng góp: Việc nghiên cứu Truyện Kiều đã có bề dày nhất định. Trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống nghiên cứu văn học trung đại, khoá luận tập trung tìm hiểu quan niệm nhân sinh của Nguyễn Du thể hiện qua việc tiếp biến các hệ tưởng Nho, Phật, Lão vào việc xây dựng hình tượng nhân vật. Từ đó, thấy được quan niệm nhân sinh của ông, đồng thời thấy được những điểm khác giữa nhân vật trong Truyện Kiều với nhân vật trong các tác phẩm truyện Nôm cùng thời. 7. Bố cục: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm các nội dung chính sau: Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.Vấn đề tưởng của tác phẩm văn học 2. Khái quát nội dung tưởng chính của các học thuyết Nho, Phật, Lão 2.1 Phật giáo 2.2 Nho giáo 2.3 Lão giáo Chương II: TRUYỀN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VỚI SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT 1. tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều 1.1 Triết lí nhân sinh 1.1.1 Tài mệnh tương đố với luật thừa trừ của Lão giáo 1.1.2 Định mệnh – hạn chế trong tưởng nhà Nho cũng là hạn chế trong Truyện Kiều 1.1.3 Luật nhân quả – triết lí về sự công bằng của nhà Phật 1.1.4 Tu tâm – triết lí về con đường giải thoát 1.2 Luân lí đạo đức 1.2.1 Hiếu 1.2.2 Trung 1.2.3 Nhân nghĩa 1.2.4 Tiết hạnh 2. Giá trị Truyện Kiều đạt được khi tiếp biến các hệ tưởng Nho, Phật, Lão trong xây dựng hình tượng nhân vật 2.1 Những phức tạp trong tưởng Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật 2.2 Triết lí nhân sinh Nguyễn Du muốn gởi gắm PHẦN NỘI DUNG Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1. Vấn đề tưởng của tác phẩm văn học: Nội dung của tác phẩm văn học gồm hai bình diện: nội dung trực tiếp và nội dung tưởng. Nội dung trực tiếp còn gọi là nội dung hiện thực, đó là bức tranh hiện thực mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm của mình. Nội dung tưởng gắn liền với những đánh giá của tác giả. Đây là nội dung quan trọng nhất vì nội dung hiện thực có ý nghĩa khi nó gắn liền với một tưởng một đánh giá nào đó. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng thể hiện một thái độ, tưởng, tình cảm của tác giả. tưởng của tác phẩm là sự lí giải, sự đánh giá, sự thể hiện tưởng – tình cảm đối với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, được miêu tả trong tác phẩm, là sự giải quyết vấn đề theo khuynh hướng tưởng – thẩm mĩ nhất định. Trong các yếu tố cấu thành nội dung tưởng của tác phẩm (đề tài, chủ đề, tưởng) thì tưởng là yếu tố quan trọng nhất. Vì nó là linh hồn của tác phẩm, quy định chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm. tưởng của tác phẩm chịu sự chi phối của ý thức hệ tưởng của nhà văn. Tuy nhiên, tưởng tác phẩm không phải là sự chuyển dịch cứng nhắc, giáo điều tưởng, ý thức hệ của cá nhân nghệ sĩ, của giai cấp, của thời đại vào tác phẩm mà nó được thể hiện một cách sống động trong từng yếu tố cấu thành của tác phẩm. Biêlinxki từng nói: “Trong tác phẩm nghệ thuật chân chính, tưởng đâu phải là khái niệm trừu tượng được thể hiện một cách giáo điều mà nó là linh hồn của chúng, nó chan hoà trong chúng như ánh sáng chan hoà trong pha lê”. Các học thuyết và quan điểm đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm, nhưng không thể đồng nhất tưởng và học thuyết ấy khi chúng đi vào trong tác phẩm vì như thế là biến tưởng tác phẩm thành sự minh hoạ giản đơn cho các tưởng, quan niệm có sẵn. Mặt khác, đối lập nội dung tưởng tác phẩm với nội dung quan điểm, học thuyết, thế giới quan thì lại càng sai, vì sẽ dẫn đến đối lập thế giới quan và sáng tác mà quá trình sáng tác thì nhà văn luôn chịu sự chi phối của thế giới quan nhất định. Vì vậy, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mac – Lênin phân biệt nhưng không bao giờ đối lập các quan điểm, học thuyết với hệ thống hình tượng được nhà văn sáng tạo nên, mà luôn xem chúng là một thể thống nhất và từ mâu thuẫn nội tại của nó mà nhìn nhận giá trị phản ánh hiện thực của tác phẩm. Phân tích sự lí giải về mặt quan điểm cho ta thấy chiều sâu tưởng mà tác phẩm đạt được. tưởng của tác phẩm có thể được thể hiện trực tiếp qua lời thuyết minh của tác giả, của nhân vật trong tác phẩm cũng có thể được thể hiện qua logic của sự miêu tả. Logic của sự miêu tả là quá trình, diễn biến của sự kiện, hành động, các chi tiết được miêu tả. Ăngghen từng nói: “Bất cứ sự miêu tả nào đồng thời tất yếu là sự giải thích”. Tóm lại, tưởng tác phẩm phải đáp ứng hai yêu cầu sau: - tưởng hình tượng: thông qua những hình tượng, những chi tiết mà tưởng, tình cảm được thể hiện sống động. tưởng này có thể trùng với tưởng tác giả, cũng có những trường hợp tưởng hình tượng rộng hơn tưởng tác giả. - tưởng nghệ thuật: tưởng ấy phải được tác giả thể hiện bằng ngôn từ độc đáo, đa nghĩa, bằng hình thức nghệ thuật đầy sáng tạo mang dấu ấn cá nhân và thời đại. Nó góp phần làm giàu óc nghệ thuật của con người. tưởng của Truyện Kiều thể hiện ở lời thuyết minh của tác giả. Theo lời thuyết minh, Truyện Kiều mang tưởng định mệnh, Thuý Kiều phải chịu mệnh bạc là do quy luật bù trừ – “hồng nhan bạc phận”, “tạo vật đố toàn” và do cái nghiệp kiếp trước đã gây. Nhưng qua logic của sự miêu tả hay qua hệ thống hình tượng nhân vật, ta thấy cái khổ của Kiều là do bọn bất lương đem đến. Đỗ Đức Dục cho rằng, đó là sự “xung đột giữa triết lí duy tâm và tinh thần thực tiễn” [3;80]. Tinh thần thực tiễn ấy thể hiện ở giá trị phê phán và tố cáo của tác phẩm. Triết lí duy tâm thể hiện ở sự tiếp biến các hệ tưởng Nho, Phật, Lão trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Nghĩa là, trong quá trình xây dựng hình tượng nhân vật, Nguyễn Du đã chịu sự chi phối của ý thức hệ tưởng phức tạp. Hệ tưởng này là sự dung hợp và tiếp biến cả ba tưởng chính yếu của thời đại – Nho, Phật, Lão. 2. Khái quát nội dung tưởng chính của các học thuyết Nho, Phật, Lão: 2.1 Phật giáo: Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào thế kỉ VI trước công nguyên, người sáng lập là Thái tử Siddharta (Tất-đạt-đa) họ là Gautama (Cồ-đàm) con vua Suddhodana (Tịnh-phạn). Ngài sinh khoảng năm 642 TrCN, vào lúc ở Ấn Độ, đạo Bàlamôn đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình về sự phân chia đẳng cấp, kì thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân là nguyên nhân thúc đẩy Ngài đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh. Năm 35 tuổi, Ngài tìm được cách giải thoát khổ ải cho con người. Từ đó, Ngài được tôn là Bouddha. Đến khi đạo Phật truyền sang Trung Quốc, người Trung Quốc mới theo âm mà dịch là Phật-đà, gọi tắt là Phật. Phật-đà dịch theo chữ Nho là Giác-giả. Giác-giả là người biết tận cùng nguồn gốc của sự vật trong vũ trụ, biết rõ hết thảy các lí lẽ của tạo hoá và có thể chỉ bảo cho chúng ta giải thoát được khỏi luân hồi sanh tử. Thực chất đạo Phật là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Bởi vậy Phật xướng lên thuyết Tứ thánh đế và Thập nhị nhân duyên: TỨ THÁNH ĐẾ: o · Khổ đế: Chân lí về bản chất của nỗi khổ Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do yêu thích mà không được gần (ái biệt ly), do mong muốn mà không đạt (sở cầu bất đắc), do mất cái vinh lạc… sinh ra khổ. o · Nhân đế (Tập đế): Chân lí về nguyên nhân của nỗi khổ Đức Thế Tôn lấy thuyết Thập nhị nhân duyên mà giải thích chữ Tập đế. Khổ gốc ở vô minh và ái dục (ham muốn). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là Nghiệp (Karma), hành động xấu khiến người ta nhận lấy hậu quả xấu, hành động tốt khiến người ta nhận kết quả tốt gọi là nghiệp báo, nhưng thông thường người ta dùng từ nghiệp báo với nghĩa là quả báo xấu. Con người cứ gây nghiệp rồi chịu hậu quả của nó, trả nghiệp cũ rồi cứ gây nghiệp mới, cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được. o · Diệt đế: Chân lí về cảnh giới diệt khổ Nỗi khổ sẽ bị tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra nỗi khổ bị diệt trừ. Tiêu diệt khổ đau gọi là Niết bàn (nirvana, nghĩa đen là không còn ham muốn, dập tắt). Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát. o · Đạo đế: Chân lí chỉ ra con đường diệt khổ Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi con người phải rèn luyện đạo đức (giới), rèn luyện tưởng (định), khai sáng trí tuệ (tuệ). Ba môn học này được cụ thể hoá trong khái niệm Bát chánh đạo (tám nẻo đường chân chính). Đó là: - Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng (thuộc về rèn luyện đạo đức – giới). - Chánh niệm, chánh định ( thuộc về lĩnh vực rèn luyện tưởng – định). - Chánh kiến, chánh duy, chánh tinh tấn (thuộc về lĩnh vực khai sáng trí tuệ – tuệ). THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN Thập nhị nhân duyên là đạo lí giải thích tại sao con người phải luân hồi trong bể khổ sinh tử. Có thể chia như sau: Lưu chuyển ba đời 1.Nhân quá khứ 2.Hiện tại 3.Quả vị lai 1. Vô minh 2. Hành 3. Thức 4. Danh sắc 5. Lục nhập 6. Xúc 7. Thọ 8. Ái 9. Thủ 10. Hữu 11. Sinh 12. Lão, tử Giải thích đại khái là: một người do ngu muội, không rõ thiện ác phải trái (vô minh) ở đời quá khứ, dẫn đến làm điều xấu (hành) tạo ra cái nhân xấu ở quá khứ. Khi qua đời phải đi đầu thai thọ sinh (thức), ở trong thai thân tâm dần hình thành (danh sắc);đến lúc ra khỏi thai mẹ thì mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý nghĩ đầy đủ (lục nhập); sau khi ra đời tiếp xúc ngoại giới:mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi…(xúc); lớn lên đối với khổ, vui của ngoại giới có sự cảm thụ (thọ); đối với cái tốt đẹp của ngoại giới khởi tâm ham muốn (ái); từ ham muốn mới phát tâm chiếm giữ (thủ) và mê muội theo đuổi nó (hữu) chính là cái nhân xấu cho thời vị lai. Đã có cái nhân xấu hay cái nghiệp xấu thì phải đầu thai thọ sinh ở đời sau để trả cái nghiệp đã gây (sinh), đã sinh thì phải có hiện tượng già suy, bệnh chết (lão, tử). Mười hai nhân duyên đều trong Tứ thánh đế hoặc khai hoặc hợp mà ra, như vô minh, hành, ái, thủ, hữu là năm chi hợp thành Tập đế; thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, sinh, lão tử là bảy chi mở ra làm Khổ đế: cái trí xem thấu cái lẽ sinh và diệt của nhân duyên là Đạo đế; dứt được mười hai nhân duyên là Diệt đế. Thuyết thập nhị nhân duyên này giải thích rằng, sở dĩ chúng ta đầu thai nơi nhân gian là vì quá khứ chúng ta vô tri, không rõ thị phi, làm điều càng quấy tạo nên nghiệp chướng, do vậy ở đời này chúng ta phải nỗ lực hành thiện, cắt đứt hết thảy nhân xấu, có như vậy mới tránh khỏi luân hồi khổ báo. Tóm lại, học thuyết Phật giáo nhằm giải thích nguyên nhân nỗi khổ của con người và khởi xướng con đường diệt khổ. Con người phải tu tâm, thiện tính để tạo nhân tốt, từ đó mới hưởng được quả tốt, thoát vòng khổ ải. 2.2 Nho giáo: Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, “nho” là một danh hiệu chỉ những người có học thức, biết lễ nghi. Nho giáo là một hệ thống giáo lí của nhà Nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả. Để đạt được mục đích đó, Nho giáo đặt ra kiểu mẫu người “quân tử” để cai trị xã hội. Để trở hành người quân tử trước hết phải tu thân sau đó mới hành động. TU THÂN: có 3 tiêu chuẩn: · Đạt “Đạo”. Đạo là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết cách ứng xử trong cuộc sống. Quan hệ xã hội được quy vào năm mối: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Năm mối quan hệ đó gọi là ngũ luân. Thực hiện ngũ luân, con người có thập nghĩa: cha từ, con hiếu, anh lành, em kính, chồng nghĩa, vợ hiền, trên ban huệ, dưới hoà thuận, vua nhân, tôi trung. · Đạt “Đức”. Đức của người quân tử gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Nhân là phần cốt lõi của học thuyết Nho giáo. Nhân là yêu người (nhân giả ái nhân), coi người và mình như nhau, cái gì mình muốn thì cũng cố gắng làm cho người khác được như vậy (kỉ sở dục lập nhi lập nhân, kỉ sở dục đạt nhi đạt nhân), cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác (kỉ sở bất dục vật thi ư nhân). Để đạt được nhân thì phải có năm đức: cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung là cung kính, không khinh thường người khác; khoan là rộng rãi với mọi người; tín là nói gì thì làm đúng như vậy; mẫn là nhanh nhẹn, tháo vác, tích cực năng động trong công việc; huệ là cho người mà không tiếc của. Lễ là những quy định mà mọi người cho là đúng và nghe theo để giữ đúng vị trí của từng người trong tương quan giữa mọi người; tuỳ theo phận vị mà mỗi người được phép làm gì, nói gì, mặc gì… Khổng Tử bảo: “Khắc kỉ phục lễ ư nhân”, nghĩa là kiềm hãm cái tôi, giữ cho đúng lễ là nhân. Lễ là điều kiện để đạt nhân. Vì lễ nên giữ được hoà khí, trong nhà không ai ghét, trong xã hội không ai oán mình. Giữ được lễ nên trong việc giao tiếp tránh được sự sỗ sàng. Trong việc lễ, quý nhất là lòng thành chứ không phải hình thức xa hoa loè loẹt. Nghĩa là mối quan hệ, cách ứng xử của con người đối với tập thể, khi hành động con người cá nhân phải đặt tập thể lên hàng đầu. Trí là hiểu biết của người quân tử. Con người muốn có trí phải không ngừng học hỏi, học đến “cách vật chí tri”(hiểu tận nguồn gốc của sự vật mới được gọi là hiểu biết). Người trí là người biết mình và biết người, biết khôn ngoan suy xét điều phải trái, biết minh triết bảo thân trong lúc nguy nan, biết biện biệt kẻ xấu người tốt trong vấn đề xử lý tiếp vật. Nếu lỡ giao du với kẻ xấu thì phải tuyệt giao với họ nhưng không nói xấu họ. Dũng là không biết sợ nguy nan, thấy việc nghĩa thì ra tay hành động chứ không chỉ là lời nói suông. · Người quân tử phải có vốn văn hoá toàn diện, nghĩa là phải biết ngũ kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu. HÀNH ĐỘNG: Tu thân rồi, bổn phận của người quân tử là phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, vì theo Khổng Tử: “Người xưa muốn làm sáng tỏ cái đức sáng trong thiên hạ, trước lo trị nước. Người muốn trị nước, trước lo chỉnh đốn trong nhà. Người muốn chỉnh đốn trong nhà, trước lo sửa mình. Người muốn sửa mình, trước lo cho lòng chân chính. Người muốn cho lòng chân chính, trước lo cho ý chân thực. Người muốn cho ý chân thực, trước tiên là đạt được sự hiểu biết. Để đạt được hiểu biết, con người phải phân tích, tìm hiểu đến tận cùng nguyêncủa sự vật”. Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kì quốc. Dục trị kì quốc giả, tiên tề kì gia. Dục tề kì gia giả, tiên tu kì thân. Dục tu kì thân giả, tiên chính kì tâm. Dục chính kì tâm giả, tiên thành kì ý. Dục thành kì ý giả, tiên trí kì tri. Trí tri tại cách vật. [17;40] Điều này có nghĩa là, kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị là hai phương châm: · Phương châm thứ nhất là nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, coi người như bản thân mình. [...]... nhân hình thành nên tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du Nó có ảnh hưởng không ít đến quá trình sáng tác của ông, nhất là Truyện Kiều Chương II TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VỚI SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT 1 tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều: Tác phẩm văn học là tiếng nói của nhận thức, quan niệm, những suy nghĩ của nhà văn về cuộc đời và con người Nói... vào chủ nghĩa định mệnh Đó là trường hợp của Nguyễn Du 1.1.2 Định mệnh – hạn chế trong tưởng Nho gia cũng là hạn chế trong tưởngTruyện Kiều: Nếu đi tìm tưởng định mệnh ở Nguyễn Du thì không đâu bằng tìm ở Truyện Kiều Như đã nói thuyết “tài mệnh ng đố” không bao trùm hết số phận các nhân vật trong Truyện Kiều Thế giới của Truyện Kiều là thế giới của những con người có tài: tài hoa, tài trí... định mệnh bắt nguồn từ tưởng nghiệp báo luân hồi của nhà Phật thì ta có thể thay đổi, còn tưởng định mệnh bắt nguồn từ ng thiên mệnh của Nho gia thì ta không thể thay đổi, phải phục tùng.Vậy với Nguyễn Du, định mệnh có thể thay đổi được chăng? Như ta biết, ảnh hưởng tưởng định mệnh trong Truyện Kiều còn rất mạnh tưởng đó được ông thầy ng số bày ra trước, Đạm Tiên tiếp tục củng cố và... tâm của Vân nhưng Nguyễn Du không hề chạm tới Định mệnh vừa là hạn chế trong tưởng Nguyễn Du vừa là hạn chế của Truyện Kiều Tuy vậy, nó lại không ảnh hưởng đến giá trị chung của tác phẩm Định mệnh được Nguyễn Du đưa ra nhằm nói lên sự bất lực của con người cá nhân trong xã hội phong kiến, tố cáo sự tàn nhẫn của xã hội đối với hạnh phúc của con người Đó là giá trị hiện thực của tác phẩm Nhưng tưởng. .. thời Nguyễn Du, thuyết tài mệnh ng đố như là một chân lí Con người tin ng nó với một thái độ bất mãn và bất lực trước cuộc đời Xét về nguồn gốc của thuyết này, Đào Duy Anh đã khẳng định: tưởng chủ yếu của Nguyễn Du trong sách này là tài mệnh ng đố, tưởng ấy là nòng cốt tinh thần cho toàn truyện, mà mỗi một chương, mỗi một chi tiết, mỗi một đoan là để chứng minh cho nó mà thôi tưởng. .. chủ nghĩa định mệnh của Truyện Kiều bắt nguồn từ tưởng thiên mệnh của đạo Nho Mặt khác, chủ nghĩa định mệnh của Nguyễn Du cũng đồng thời bắt nguồn từ tưởng luân hồi nhân quả của nhà Phật” Còn bài viết của Tạ Ký trong Việt Nam thi văn trích giảng thì cho rằng: “Chúng ta không nên lầm định mệnh với thiên mệnh của Nho giáo Trời theo quan niệm Nho giáo không phải là ông trời của Định mệnh thuyết”... để về đạo đức, tôn giáo và nghệ thuật Vì mỗi hình thái xã hội có một thượng tầng tưởng điều khiển Nắm được thượng tầng tưởng đó nhà văn có thể khám phá sâu sắc và độc đáo về con người, giải quyết được vấn đề chung của xã hội Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đáp ứng được nhu cầu này Nguyễn Du đã chọn cho mình một hệ thống tưởng lớn của xã hội phong kiến lúc bấy giờ – Nho, Phật, Lão – để giải thích... giải thích những phức tạp trong đời sống của con người, để giải quyết số phận chung của xã hội, của dân tộc trong một thời kì lịch sử đầy biến động Sự thể hiện tưởng này trong Truyện Kiều là ởtriết lí nhân sinh và luân lí đạo đức 1.1 Triết lí nhân sinh: 1.1.1 Tài mệnh ng đố với luật bù trừ của Lão giáo: Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du với cách là người dẫn truyện đã phát biểu: Trăm năm trong cõi... mệnh ng đố xuất phất từ định luật bù trừ của tạo hóa mà Lão giáo rất coi trọng Nguyễn Du đã cụ thể hoá cái thuyết bù trừ của Lão Tử thành tài mệnh ng đố Tuy nhiên với Lão giáo, tạo hoá bù trừ chỉ là một triết lí rút ra từ sự suy nghiệm cuộc sống, từ sự thông đời hiểu thế của một triết gia Còn với Truyện Kiều, tài mệnh ng đố như một học thuyết mà Nguyễn Du cần phải chứng minh Cuộc đời Thuý Kiều. .. ta thấy lời phát biểu của tác giả với tưởng tác phẩm mâu thuẫn nhau Cho nên có thể nói, Nguyễn Du là một nhà tưởng không triệt để Nguyễn Du đã từng bảo rằng “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” Cuối cùng Nguyễn Du lại than một câu: Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần Nhà thơ đã nhận ra cuộc đời là thế Cuộc đời là sự tranh quyền đoạt thế, lòng ích kỉ của con người làm cho họ

Ngày đăng: 29/04/2014, 15:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan