THẢO LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới thu nhập công ở Việt Nam hiện nay

17 2.3K 5
THẢO LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới thu nhập công ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THẢO LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG :Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới thu nhập công ở Việt Nam hiện nay".

LỜI MỞ ĐẦU Thu nhập của người dân mọi nơi đều là vấn đề thu hút sự quan tâm của những người nghiên cứu, cho dù đó là quốc gia giàu mạnh hay nghèo đói hay là những địa phương nhỏ. Bới vì, nó chính là chỉ báo quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi khu vực địa lý cũng như khía cạnh nào đó nó là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác. Và một trong những cách để đánh giá về nguồn thu nhập của người dân hay của một đất nước chính là nhìn vào nguồn thu nhập công của quốc gia đó. Thu nhập công chínhcác khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị. Và đặc điểm nổi bật nhất của thu nhập công đóphần lớn được xây dựng trên nền tảng nghĩa vụ công dân, mang tính bắt buộc, cưỡng chế là chủ yếu. Vì thế thu nhập công càng lớn, điều đó có thể gián tiếp suy ra rằng mức sống của người dân đang ngày một tăng lên và ngược lại. Vậy thì những nhân tố nào đang trực tiếp tác động đến nguồn thu nhập công của Nhà nước lại là một vấn đề chúng ta rất cần tìm hiểu để có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao thu nhập công những như tăng lên mức sống của người dân, đẩy mạnh kinh tế phát triển hơn. Nhận thức được tính cấp bách của đề tài, nhóm chúng tôi đưa ra quyết định sẽ nghiên cứu về vấn đề: " Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới thu nhập công Việt Nam hiện nay". Do hạn chế về năng lực cũng như thời gian nên trong quá trình báo cáo còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô và các bạn thông cảm. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Đỗ Thanh Huyền đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài báo cáo này. I. PHẦN LÝ THUYẾT 1) Khái niệm , đặc điểm và phân loại thu nhập công a) Khái niệm Thu nhập công là quá trình nhà nước sử dụng quyền lực huy động một phần của cải của xã hội hình thành nên các quỹ tài chính nhà nước nhằm đáp ứng nhu càu chi tiêu của nhà nước .Thu nhập công là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trính hình thành các quỹ tài chính cuả nhà nước b) Đặc điểm của thu nhập công  Đặc điểm nổi bật nhất của thu nhập côngphần lớn các khoản thu nhập công được xây dựng trên nền tảng nghĩa vụ công dân, điển hình là thuế. Ngoài ra thu nhập công còn bao gồm các khoản thu dựa trên cơ sở trao đổi như lệ phí và phí thuộc ngân sách nhà nước, các khoản thu do thỏa thuận như vay mượn, các khoản thu doCác khoản thu nhập công không mang tính bồi hoàn trực tiếp Các tổ chức cá nhân nộp thuế cho nhà nước không có nghĩa là phải mua một hàng hóa dịch vụ nào đó của nhà nước. tuy nhiên, nhà nước sẽ dung thuế nhằm tạo ra những hàng hóa dịch vụ công và tất cả các hàng hóa và dịch vụ công đó sẽ được thụ hưởng bởi chính người dân, như thế, các khoản thu nhập công được chuyển trở lại cho dân chúng một cách gián tiếp và công cộng.Thu nhập công gắn chặt với việc thực hiện các nghĩa vụ của nhà nước Nhà nước thu đẻ tài trợi cho mọi hoạt động của nhà nước tức là thu để chi tiêu công chứ không phải thu để kiếm lợi nhuận. do đó thu nhập công phát triển theo các nhiệm vụ của nhà nước.  Thu nhập công khó kiểm soát và đánh giá hiệu quả Phần lớn chi tiêu của nhà nước tạo ra hàng hóa dịch vụ công là những sản phẩm được tiêu dung công cộng nên không có người thụ hưởng cụ thể để kiểm soát quá trình chi tiêu. Mặt khác nhà nước không phải là một doanh nghiệp nên không thể lấy tiêu chí lợi nhuận làm thước đo hiệu quả. Phần lớn các khoản chi tiêu của chính phủ mang tính chất công cộng nghĩa là không đòi hỏi người thụ hưởng phải trả phí nên không thể so sánh doanh thu và chi phí như một doanh nghiệp. c) Phân loại thu nhập công • Căn cứ theo tính chất của thu nhập công - các khoản thu từ thuế: là những khoản thu mang tính chất bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp, được xây dựng trên cơ sở nghĩa vụ công dân. Thuế được nhà nước áp đặt bằng quyền lực chính trị được thể chế hóa bằng pháp luật các pháp nhân và thể nhân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhân sách nhà nước hầu hết mọi quốc gia. - các khoản thu không phải thuế: bao gồm phí và lệ phí, quyên góp, vay mượn đây là những khoản thu mang tính chấp đối giá( dichj vụ hàng hóa công được hưởng tương ứng với số tiền phải bỏ ra) và xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa dân chúng và Chính phủ. Mặc dù tỷ trọng nhỏ trong tổng ciw cấu thu NSNN song đây cũng là khoản thukhoong thể thiếu. • Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ - thu trong nước: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí, vay trong nước, cho thuê công sản, khai thác và bán tài nguyên, thu khác… - thu nước ngoài: bao gồm các khoản thu từ đầu tư nước ngoài, viện trợ nước ngoài, vay nước ngoài. Đây là nguồn ngoại lực giúp đất nước tích tụ và tập trung vốn đầu tư vào nhiều công trình then chốp từ đó tạo ra những bước chuyển đáng kể trong tiến trình phát triển. • Căn cứ vào nội dung kinh tế - các khoản thu không mang nội dung kinh tế: bao gồm thuế , các khoản quên góp, viện trợ nước ngoài và thu khác( thu từ phạt vi cảnh, thanh lý tài sản, quà biếu tặng … Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọn lớn được xây dựng trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân và nhà nước, còn quyên góp và viện trợ nước ngoài là những khoản thu hình thành trên cơ sở tự nguyện chiếm tỷ trọng nhỏ. Đây là những khoản thu không mang tính chất đối ứng với việc thụ hưởng các dịch vụ hàng hóa công của các chủ thể, tức là không phải cứ nộp ngân sách nhiều thuế hay ủng hộ chính phủ nhiều… là được hưởng nhiều hàng hóa dịch vụ công hơn người khác - các khoản thu mang nội dung kinh tế: bao gồm lệ phí và phí , cho thuê cồn sản và bán tài nguyên thiên nhiên… Lệ phí và phí là những khoản thu mang tính chất đối giá. Là khoản thu có tỷ trọng nhỏ hơn so với thuế nhưng góp phần quan trọng cho quá trình nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng hàng hóa dịch vụ công đảm bảo phân phối một cách tương đối công bằng phúc lợi công cộng cho mọi công dân trong xã hôi. Vay nợ trong nước và nước ngoài là khoản thu mang tính bồi hoàn , nó tích cực đẩy nhanh tốc độ tích tụ và tập trung vốn tạo những công trình lớn khi các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí chưa đáp ứng được đẩy đủ nhu cầu chi đầu tư phát triển của nhà nước. Nhưng nếu những công trình đầu tư từ vay nợ mà không mang lại lợi ích kinh tế xã hội như mong đợi thì sẽ trở thành gánh nặng do phải trả cả gốc và lãi. Do đó phải xác định rõ vay nợ sử dụng cho mục đích gì và sử dụng như thế nào. Cho thuê công sản bao gồm thuê đất, bầu trời, mặt nước, vùng lãnh thổ… là những khoản thu tương đối hấp dẫn nhưng cái giá phải trả là sự tổn hại vầ môi trường thiên nhiên sau thời hạn thuê. Thu từ tài nguyên thiên nhiên là những khoản thu do bán quặng, dầu thô, than khoáng sản của rừng nguyên sinh… tài nguyeenthieen nhiên là nguồn lợi do thiên nhiên ban tặng và đa phần là không thể tái tạo do đó cần phải có chính sách khai thác và sử dụng hợp lý. • Ngoài ra căn cứ vào tính chất phát sinh của các khoản thu Thu nhập công bao gồm: các khoản thu thường xuyên và thu không thường xuyên - Thu thường xuyên: thu thuế, phí , lệ phí - Thu không thường xuyên : thu từ lợi tức và tài sản thuộc sở hữu nhà nước, thu từ tài sản bị tịch thu, thu tiền phạt, thu từ quà biếu tặng… c. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công - Trình độ phát triển kinh tế - Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán - Trình độ nhận thức của dân chúng - Năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước - Hiệu quả hoạt động của chính phủ II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CÔNGĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ 1. Tổng quan thực trạng thu nhập công hiện nay Việt Nam ( TUẤN ANH) Năm 2013 là bước tiếp nối của giai đoạn Việt Nam đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất kể từ thập niên 1990. Tuy vậy năm 2013 với nhiều ghi nhận tích cực về các chỉ số kinh tế vĩ mô, nhưng cũng đồng thời, còn nhiều yếu tố mang tính nền tảng khác vẫn chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn còn đang dang dở Kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn, dự báo năm 2014 vẫn sẽ là năm có rất nhiều áp lực và thách thức đối với thu ngân sách nhà nước nói riêng và thu nhập công nói chung. Theo dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2014, dự toán thu 782,7 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa chiếm 539 nghìn tỷ, từ dầu thô là 85,2 nghìn tỷ. Thu từ dầu thô tháng đầu năm 2014 ước đạt 8.200 tỷ đồng, bằng 9,6% dự toán. Giá dầu thô trên thị trường thế giới từ tháng 12/2013 nhìn chung ổn định và duy trì mức cao, nhờ đó giá dầu thô thanh toán của Việt Nam trong tháng 1/2014 đạt xấp xỉ 113 USD/thùng, tăng 15 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán; sản lượng thanh toán ước đạt 1,2 triệu tấn, bằng 8,4% kế hoạch Ngoài lý do suy thoái kinh tế toàn cầu, cần nhắc đến một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thu NSNN. Đódo thực hiện một số giải pháp miễn, giảm, giãn thuế. Theo Tổng cục Thuế, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2014 đảm bảo vượt tối thiểu 5% dự toán pháp lệnh đã được Quốc hội, Chính phủ giao cho cơ quan thuế quản lý. Theo dự toán pháp lệnh năm 2014 là 624.200 tỉ đồng.Chính phủ được điều hành linh hoạt chính sách thuế và xem xét các điều kiện cụ thể đê giảm, giãn, hoãn một số thuế nhằm hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu, chủ động ngăn ngừa sự suy giảm kinh tế trong nước. Kinh tế suy giảm, doanh nghiệp khó khăn, việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nhưng đối với ngành thuế lại là một thách thức, con số giảm thu sẽ lên đến hàng chục tỷ đồng. Trong khi nguồn thu ngân sách đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thì tình trạng gian lận thuế vẫn là những thách thức đối với ngành tài chính, cho dù luật quản lý thuế đã trao khá nhiều quyền hạn cho cơ quan quản lý thuế ( cơ quan thuế và hải quan) trong việc xử lý tình trạng này. Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: tổng số thu ước đạt 15.000 tỷ đồng (bằng khoảng 80,3% mức thu bình quân 1 tháng theo tiến độ dự toán, thấp hơn yêu cầu khoảng 3.666 tỷ đồng), bằng 6,7% dự toán, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ (5.000 tỷ đồng), thu cân đối NSNN ước đạt 10.000 tỷ đồng, bằng 6,5% dự toán. Trong tháng 1/2014, giá trị xuất nhập khẩu ước giảm 13,1% so với tháng 12/2013 và giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu ước giảm 11,5% so với tháng 12/2013 và giảm 10,8% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước giảm 14,6% so với tháng 12/2013 và giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó việt nam kể từ khi gia nhập WTO do cam kết hội nhập kinh tế và khu vực nên thu thuế về xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và VAT hàng nhập khẩu cũng bị giảm theo. Việc cắt giảm thuế quan theo các hiệp định đã ký kết dẫn đến tổng thu nhập nhập khẩu giảm theo. Ngoài các khoản thu nhập từ thuế thì thu nhập công không thể thiếu một phần quan trọng đócác khoản thu từ phí, thu lệ phí, vay nợ, cho thuê công sản, bán tài nguyên… • Việc đóng góp phí, lệ phí là một việc rất bình thường bởi người dân phải có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng các dịch vụ hoặc một số công việc liên quan đến quản lý nhà nước. Nguồn thu đó góp phần đầu tư vào các công trình phục vụ chính người dân. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong việc thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí. Trong 340 loại phí, lệ phí Chính phủ chỉ đạo các địa phương phải bãi bỏ thì một số địa phương vẫn chưa có báo cáo cụ thể về việc bãi bỏ. Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội, Chính phủ vẫn chưa bao quát hết những khoản phát sinh phí, lệ phí và mức thu chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chậm được bổ sung. Một số qui định còn thiếu nhất quán, bất cập. Công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí còn thiếu chặt chẽ. Hiện nayluận đang lên tiếng về vấn đề lạm thu khoản đóng góp này của NSSN. • Có 3 nhà tài trợ cung cấp chủ yếu là Nhật Bản , Ngân hàng thế giới(WB) và ngân hàng phát triển châu Á (ADB), chiếm khoảng 80% tổng giá trị ODA đã kí kết. Đến nay, Việt Nam đã có trên 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội.Tính đến tháng 12/2012, đã có 20 Hội nghị CG thường niên và 15 Hội nghị CG giữa kỳ (tổ chức đầu tháng 6 hàng năm) được tổ chức. Thông qua các hội nghị này, 78,195 tỷ USD vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam. Tổng vốn ODA ký kết từ năm 1993- 2012 đạt trên 56,05 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết. Trong đó, vốn ODA vay ưu đãi đạt 51,607 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%. Vốn ODA giải ngân qua 20 năm đã đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết.Trong số 51,607 tỷ USD các khoản ODA vay ưu đãi đã ký kết, phần lớn có lãi suất rất ưu đãi, thời gian vay và ân hạn dài. Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay từ 30-40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; khoảng 40% khoản vay có lãi suất từ 1-3%/năm, thời hạn vay từ 12-30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn; còn lại là các khoản vay có điều kiện ưu đãi kém hơn. Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân chiếm khoảng 15-17%). Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển của ta còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn. Thực trạng thu nhập công Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách mang tính chiến lược nhằm điều tiết cân đối nguồn thu nhập công đạt hiệu quả tốt nhất. 2. Phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập côngMức độ ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế Thu nhập công được chủ yếu hình thành từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra, muốn thu nhập công nhiều và bền vững thì chỉ có cách duy nhất là thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo ra ngày càng nhiều giá trị gia tăng chứ ko phải là nhà nước dùng quyền lực ép buộc dân chũng và các tổ chức kinh tế chuyển cho mình thu nhập nhiều hơn. GDP là cơ sở duy nhất và bền vững nhất của thu nhập công, mối quan hệ giữa GDP và thu nhập công được biểu hiện dưới công thức: Thu nhập công = f(GDP) Mọi nguồn vay hay viện trợ chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời và đều phải trích từ thuế để trả, vì vậy chăm lo phát triển kinh tế chính là chăm lo nguồn thu nhập công trong tương lai. Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng với những nước đang phát triển. Nó là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo, giảm khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển, củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, tạo niểm tin cho cộng đồng quốc tế. Tăng tưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội cho người dân. Từ đó tạo đà cho nhà nước thu ngân sách nhà nước, giúp tăng ngân sách nhà nước. Của cải xã hội được làm ra ngày càng nhiều, tăng thu nhập công mà không tăng gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, tăng thu nhập công cũng sẽ tạo đà giúp nền kinh tế phát triển. tăng thu nhập công sẽ giúp nhà nước có điều kiện đầu tư cho các công trình sự nghiệp, các chương trình phúc lợi xã hội, các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển đất nước. … từ đó người dân càng được hưởng nhiều lợi ích từ các dịch vụ công này. Tạo cơ sở vật chất cho phát triển xã hội, giúp phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế và thu nhập công có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với công, thu nhập công tăng cũng hỗ trợ phát triển kinh tế. nhưng ngược lại nếu kinh tế chậm phát triển, lạc hậu sec tạo ra ít của cải xã hội, thất nghiệp gia tăng sẽ làm giảm thu nhập công. Muốn kinh tế ổn định thì nhà nước phải tăng chi tiêu công trong khi thu nhập công thấp, làm mất cân đối NSNN làm nền kinh tế them tụt hậu. Sơ đồ mối quan hệ giữa thu nhập công và phát triển kinh tế: Sơ đồ 1: Thu nhập công với nền kinh tế phát triển Sơ đồ 2: Thu nhập công với nền kinh tế lạc hậu Thực tiễn Việt Nam gần đây, sau khi ra nhập WTO dự báo thu nhập công giảm đi nhanh chóng do theo cam kết ta phải giảm thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng nhập khẩu. tạo nguy cơ cạnh tranh gay gắt giữa hàng nước ngoài và hàng nội địa. tuy nhiên, việc giảm thu nhập công từ thuế nhập khẩu chỉ vào khoảng 10% tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, còn lợi ích với nền kinh tế khi gia nhập WTO là lớn hơn nhiều. Suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động thu NSNN Việt Nam, kinh tế nước ta cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng, bị ảnh hưởng nặng nề. Thu NSNN bị đè nặng bởi khủng hoảng kinh tế và các chương trình phát triển kinh tế. Năm 2008, kinh tế nước ta bị khủng hoảng nặng nề. Bởi sự phát triển quá nóng những giai đoạn trước mà dẫn đến lạm phát phi mã, chính phủ phải sử dụng đến những biện pháp kinh tế vĩ mô có tính tạm thời để giảm lạm phát. Đẩy mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất sàn, các ngân hàng phải nâng mức lãi suất cho vay lên cao, đến 24%. Nhà đầu tư và người đi vay khốn đốn và giảm các hoạt động đầu tư. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 62,9 tỷ USD nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 80,4 tỷ USD. Cán cân thương mại không đều. Bội chi ngân sách nhà nươc là 66,200 tỷ đồng. Năm 2011, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ miễn giảm khoảng 4.200 tỷ đồng và gia hạn 6.900 tỷ đồng tiền thuế cho khoảng 303.200 DN. Chính sách thuế do Chính phủ thực hiện đã góp phần giúp cộng đồng DN duy trì sản xuất kinh doanh, tác động tích cực đến kết quả thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2011. Ước thực hiện thu NSNN năm 2011 đạt 674.500 tỷ đồng, vượt 13,4% dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010. Công tác chi NSNN được thực hiện theo hướng thắt chặt, tiết kiệm, bội chi NSNN được giảm xuống mức 4,9% (giảm 0,4% GDP so với dự toán). Thu NSNN năm 2012 là 740.500 tỷ đồng, lũy kế thu cả năm ước đạt 742.380 tỷ đồng, đạt 100,3% dự toán, trong đó: Thu nội địa đạt 459.480 tỷ đồng, bằng 92,9% dự toán; Thu từ dầu thô đạt 144.400 tỷ đồng, bằng 166% dự toán; Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 131.500 tỷ đồng, bằng 85,4% dự toán; Thu viện trợ đạt 7.000 tỷ đồng, bằng 140% dự toán. Dự toán chi NSNN năm 2012 là 903.100 tỷ đồng, lũy kế cả năm ước đạt 905.250 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán. Trong năm 2012 đã huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu chính phủ đạt 140.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra, bằng 177% so với năm 2011. Trong năm 2012, công tác tổ chức điều hành NSNN đã được triển khai tích cực, chủ động; trong điều kiện thu khó khăn, công tác quản lý chi NSNN được tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Với việc triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, năm 2013 ngành. Thuế thu NSNN ước đạt 659.255 tỷ đồng, tăng 2,3% so với dự toán, bằng 109,8% so với thực hiện năm 2012, trong đó: Thu từ dầu thô ước đạt 116.500 tỷ đồng, bằng 117,7% so với dự toán, bằng 83,2% so với thực hiện năm 2012, trong đó ghi thu - ghi chi là 7.669 tỷ đồng; Thu nội địa ước đạt 542.755 tỷ đồng, bằng 99,5% so với dự toán, tăng 17,8% so với thực hiện năm 2012: Tiền sử dụng đất ước đạt 42.525 tỷ đồng, bằng 109% so với dự toán, bằng 93,9% so với thực hiện năm 2012; Số thu không kể tiền sử dụng đất ước đạt 500.230 tỷ đồng, bằng 98,8% so với dự toán, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2012. Năm 2013 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tuy có nhiều dấu hiệu khả quan nhưng chưa ổn định và không đồng đều giữa các khu vực, kinh tế trong nước tuy đã có bước tăng trưởng nhưng còn nhiều thách thức, mức tăng GDP chưa đạt kế hoạch, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp, tạm ngưng hoạt động. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các ngành, cấp uỷ chính quyền các địa phương và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các đơn vị tham mưu thuộc Bộ Tài chính, ngay từ đầu năm 2013, Tổng cục Thuế đã cụ thể hoá các chỉ đạo của Bộ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 02/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, theo đó cơ quan thuế từ trung ương đến cơ sở đã đồng loạt triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cường [...]... cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế, Chính phủ sẽ ban hành Luật quản lý thu nhằm quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng nộp thu , cơ quan thucác tổ chức, cá nhân khác có liên quan và bổ sung quyền cưỡng chế thu , điều tra khởi tố các vụ vi phạm về thu Chiến lược cải cách hệ thống thu Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu: Các chính sách thu phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào... sản của họ như buôn bán, tích trữ địa ốc, tài chính, cổ phiếu và các tài sản có giá trị khác Hiện tượng trốn thu thu nhập và lợi tức, mặc dù đang được kỳ vọng xử lý, đã lan rộng từ các lĩnh vực kinh tế tới giáo dục, nơi thu nhậpnhân khai thu của các viên chức khu vực công mới bắt đầu được xử lý giản đơn qua hình thức ‘Trả lương qua thẻ tín dụng ngân hàng’ • Mức độ ảnh hưởng của năng lực pháp lý... thất thu đến mức tối thiểu cả khu vực Nhà nuớc lẫn khu vực ngoài Nhà nuớc Qua đó góp phần nâng cao tính minh bạch trong quá trình động viên và sử dụng một phần của cải của xã hội Năng lực pháp lý của nhà nước đối với thu nhập công thể hiện chỗ hệ thống bộ máy thu thuế, phí, lệ phí, và các khoản thu khác hoàn thiện tới đâu, chặt chễ tới đâu, chặt chẽ đến đâu và có hiệu quả đến đâu Để đẩy mạnh cải cách... trong công tác quản lý và giám sát, vì vậy năng lực pháp lý bộ máy của nhà nước cần được hoàn thiện hơn để đảm bảo đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước một cách hợp lý • Mức độ ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động của chính phủ Chính phủ hoạt động hiệu quả khi nó sử dụng nguồn lực một cách thích hợp để cung kinh tế phát triển cấp những hàng hóa dịch vụ công được xã hội chấp nhận Hiện nay Việt Nam. .. nước có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập công Việt Nam Nhờ có bộ máy quản lý hoàn thiện, minh bạch và chặt chẽ mà xác định được các khoản thu thuế, phí, lệ phí phù hợp với thể chế Đồng thời xem xét và đưa ra những quy định về các trường hợp được miễn giảm thu , điều đó tạo cho nguồn thu vào ngân sách nhà nước được ổn định và duy trì mức hợp lý Tuy nhiên còn nhiều điểm còn chưa thật sự hoàn thiện và... viên một phần thu nhập của nhân dân cũng chính xác và công bằng hơn, đặc biệt trong quản lý và thu thuế Vì trong thu nhập công, thu chiếm hơn 70% tổng thu hầu hết các quốc gia trên thế giới Trình độ thanh toán và hạch toán càng hiện đại, nhà nước có thể giảm và kiểm soát phần nào sự thất thoát trong thu ngân sách, tăng thu ngân sách và đảm bảo công bằng giữa các chủ thể trong xã hội Tăng động viên vào... giảm giá thành, tăng lợi nhuận Từ những lợi ích đóthu nhập công tăng lên Việc thực hiện trả lương qua tài khoản đã góp phần minh bạch hóa một phần thu nhập của cán bộ công chức là tiền đề để triển khai dần việc thực hiện các khoản chi khác của đối tượng hưởng lương từ NSNN qua tài khoản trong thời gian tới; qua đó cũng tạo điều kiện thu n lợi cho cơ quan quản lý thu tăng dần việc quản lý nguồn thu. .. thu và chi phí của mọi tổ chức và cá nhânViệt Nam hiện nay mọi doanh nghiệp, tổ chức đều hạch toán theo chế độ kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài Chính Cuối tháng 8-2007, thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về thực hiện. .. hậu KẾT LUẬN Thu nhập công không chỉ mang lại lợi ích chi nhà nước, cho các bộ ngành, địa phương mà còn mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân - những người giám sát và thụ hưởng các dịch vụ công cộng Để nâng cao hiệu quả của thu nhập công trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề nhạy cảm luôn tiềm ẩn khó khăn, thách thức vì vậy cần được quan tâm chỉ đạo và có biện pháp thực hiện ầu tư côngcách thường... thu thuế, thu hồi nợ đọng và khai thác tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hạch toán (châm) Khi trình độ hiện đại trong thanh toán và hạch toán gia tăng, thu nhập công cũng sẽ tự động tăng theo mà không cần điều chỉnh mức thu Vì lúc đó mọi khoản thu và chi phí của mọi tổ chức và cá nhân được ghi chép và phản ánh minh bạch hơn, nên quá trình Nhà nước động . không hoàn trả trực tiếp, được xây dựng trên cơ sở nghĩa vụ công dân. Thuế được nhà nước áp đặt bằng quyền lực chính trị được thể chế hóa bằng pháp luật các pháp nhân và thể nhân đều phải nghiêm chỉnh. Tuy nhiên còn nhiều điểm còn chưa thật sự hoàn thiện và chặt chẽ trong công tác quản lý và giám sát, vì vậy năng lực pháp lý bộ máy của nhà nước cần được hoàn thiện hơn để đảm bảo đầy đủ các nguồn. chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Đỗ Thanh Huyền đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài báo cáo này. I. PHẦN LÝ THUYẾT 1) Khái niệm , đặc điểm và phân loại thu nhập công a)

Ngày đăng: 29/04/2014, 12:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Năm 2013 là bước tiếp nối của giai đoạn Việt Nam đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất kể từ thập niên 1990. Tuy vậy năm 2013 với nhiều ghi nhận tích cực về các chỉ số kinh tế vĩ mô, nhưng cũng đồng thời, còn nhiều yếu tố mang tính nền tảng khác vẫn chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn còn đang dang dở..Kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn, dự báo năm 2014 vẫn sẽ là năm có rất nhiều áp lực và thách thức đối với thu ngân sách nhà nước nói riêng và thu nhập công nói chung.

  • Theo dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2014, dự toán thu 782,7 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa chiếm 539 nghìn tỷ, từ dầu thô là 85,2 nghìn tỷ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan