Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

137 2.5K 13
Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân MỤC LỤC Chỉ tiêu cảm quan thành phần vô cơ 11 Chỉ tiêu cảm quan thành phần vô cơ 122 SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 i ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 ii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 iii Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong các diễn đàn về nước sạch môi trường gần đây trên Thế Giới cũng như ở Việt Nam thì chất lượng nước sạch đang trong giai đoạn báo động đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia trên Thế giới, trong đó Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Tại Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 60% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung. Tại các vùng nông thôn thì việc cung cấp nước sạch chỉ đạt ở mức hơn 30%, đây là con số quá nhỏ so với một đất nướcngười dân nông thôn chiếm gần 2/3 dân số cả nước. Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống những cộng đồng dân cư nông thôn vùng xa vùng sâu thường là nghèo nhất đã bị tụt hậu. Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chủ yếu gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với đời sống con người. Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe bảo vệ môi trường cho người dân địa phương, đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” được thực hiện sẽ góp phần làm rõ hơn về hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân huyện Diễn Châu, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng nước sinh hoạt, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI − Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát được tình hình sử dụng nước cấp sinh hoạt của người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. − Đánh giá chất lượng nguồn nước, từ đó có những đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho người dân huyện SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 1 Khóa luận tốt nghiệp Diễn Châu, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ giới hạn điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng cung cấp nước tại 20 Xã trên tổng số 39 Xã của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 4. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI − Tổng quan về nước cấp hiện trạng cấp nước sạch trên thế giới tại Việt Nam. − Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của huyện Diễn Châu. − Thu thập tài liệu về hiện trạng các công trình cấp nước sạch tại huyện Diễn Châu. − Thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá tình hình cấp nước tại Huyện Diễn Châu. Khảo sát, điều tra về chất lượng lưu lượng các nguồn nước của người dân đang sử dụng thông qua các phiếu điều tra. − Lấy mẫu, phân tích một số mẫu nước để đánh giá chất lượng các nguồn nướcngười dân đang sử dụng. − Đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện Diễn Châu. 5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI a) Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu Thu thập, tổng hợp các tài liệu theo phương pháp tập hợp chọn lọc: − Tài liệu tổng quan về nước cấp, về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương. − Tài liệu từ các nhà máy, xí nghiệp cấp nước tại khu vực điều tra b) Phương pháp điều tra, khảo sát: SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 2 Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng phiếu điều tra: phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi trực tiếp với người dân bao gồm các phần: nguồn cấp nước, chất lượng lưu lượng nguồn cấp nước. Tiến hành điều tra: phỏng vấn trực tiếp người dân theo các nội dung trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước Khảo sát thực tế, thu thập các số liệu liên quan đến nguồn nước sinh hoạt ở địa phương. Xác định các khía cạnh môi trường quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước của người dân huyện Diễn Châu. Căn cứ theo thông tin, số liệu bản đồ huyện Diễn Châu để xác định cụ thể các xã nghiên cứu. c) Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm: Lấy mẫu phân tích mẫu nước tại khu vực khảo sát. d) Thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá đề xuất các giải pháp Thống kê, tổng hợp phân tích các số liệu thu thập được. Xử lý số liệu đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về chất lượng nguồn nước. Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện. SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 3 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP 1.1 CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGUỒN CUNG CẤP CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT 1.1.1 Các chỉ tiêu về lý học Độ pH của nước: Định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H + ]. pH là thông số đánh giá chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, bazơ cũng như khả năng hòa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,…), các quá trình sinh học trong nước. pH dưới 7 là có tính axit độ pH trên 7 có tính bazo. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. Nhiệt độ ( 0 C): Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học sinh học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu). Độ màu của nước: Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước (thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số ion như sắt…; một số loài thủy sinh vật). Độ màu thường được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn vị Pt – Co. Độ đục: Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thông thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit). SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 4 Khóa luận tốt nghiệp Tổng hàm lượng chất rắn (TS): Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105 0 C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/l). Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS): Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105 0 C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS): Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 150 0 C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l. DS = TS – SS. Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS): Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550 0 C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 550 0 C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). 1.1.2 Các chỉ tiêu về hóa học Độ kiềm toàn phần: Là tổng hàm lượng các ion HCO 3 , CO 3 2- , OH - có trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt các muối carbonat bicarbonat SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 5 Khóa luận tốt nghiệp Độ cứng của nước: Là tổng hàm lượng của các ion Ca 2+ Mg 2+ . Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước. Hàm lượng oxigen hòa tan (DO): Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước. DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp nước sẽ có mùi trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Đơn vị mg/l. Nhu cầu oxigen hóa học (COD - nhu cầu oxy hóa học): Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước). COD được khi xác định bằng phương pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7. Đơn vị mg/l Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD - nhu cầu oxy sinh hoá): Là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu. BOD dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Đơn vị mg/l Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước: − Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe 2+ của HCO 3 - , SO 4 2- , Cl - …, còn trong nước bề mặt, Fe 2+ nhanh chóng bị oxid hóa thành Fe 3+ bị kết tủa dưới dạng Fe(OH) 3 . Nước thiên nhiên thường hcứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/l. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt… Các cặn kết tủa của sắt có SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 6 Khóa luận tốt nghiệp thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí keo tụ. − Các hợp chất Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl - . Nói chung ở mức nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl - có tính xâm thực ximăng. Đơn vị mg/l. − Các hợp chất Sulfat: Ion SO 4 2- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏa con người. Ở điều kiện yếm khí, SO 4 2- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H 2 S có độc tính cao. Đơn vị mg/l. 1.1.3 Các chỉ tiêu về sinh học Coliform: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước. Không phải tất cả các vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy nhiên, sự hiện diện của vi khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật gây bệnh khác có thể tồn tại trong đó. E.coli: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người động vật như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. Đơn vị VK/100ml 1.2 TIÊU CHUẨN NƯỚC NGUỒN SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 7 [...]... (Nguồn: Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước Bộ Tài Nguyên Môi Trường, ban hành ngày 31/12/2008) Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt các mục đích khác như loại A2, B1 B2 A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng. .. Để đánh giá chất lượng nước sông, nước ngầm… Bộ Tài Nguyên Môi Trường đã đưa ra các quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt, nước ngầm Các quy chuẩn này áp dụng để đánh giá kiểm soát chất lượng của nguồn nước, làm căn cứ cho việc bảo vệ sử dụng nước một cách phù hợp Sau đây là một số quy chuẩn Việt Nam hiện hành có liên quan về chất lượng nước nguồn (bảng 1.1 và. .. thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí, phần còn lại gồm các vùng đất ngập nước Theo ước tính, có 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 20% cho kỹ nghệ, 10% cho sinh hoạt gia đình Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,2 tỉ người trên thế giới không được sử dụng nước sạch, 2,6 tỉ người thiếu nước do các cơ sở dịch vụ cung cấp số này đang gia SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 28... nguồn nước được cho là sạch hợp vệ sinh thì chỉ có 15% thực sựnước sạch Tại các vùng nông thôn vùng núi xa xôi của Việt Nam, người dân chủ yếu vẫn dùng loại nước thứ hai là nước hợp vệ sinh được lấy từ sông, suối nước giếng Theo số liệu của trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn thì tính đến hết năm 2010, có 440.000 người dân nông thôn có nguồn nước hợp vệ sinh để sử dụng, ... phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại… SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 10 Khóa luận tốt nghiệp Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước trong sinh hoạt vệ sinh cá nhân Việc xây dựng tiêu chuẩn giúp cho các nhà chức trách các nhà điều hành đạt được các tiêu... Phần lớn nướccác vùng nông thôn Việt Nam bị ô nhiễm Người dân lấy nước từ nguồn nước mặt, nước giếng đào nông Phần lớn các nguồn nước này đều nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút SVTH: Hồ Thị Hải MSSV: 107108028 29 Khóa luận tốt nghiệp Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế hiện chỉ có khoảng 60% dân số Việt Nam được tiếp cận với nước sạch nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày Trong số 52% dân thành... chuẩn về chất lượng nước đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng các nguyên tắc phát triển bền vững Phạm vi mà các tiêu chuẩn nêu ra sẽ bao gồm việc đánh giá chất lượng các chỉ số hoạt động đo lường kết quả dịch vụ, do đó góp phần quản lý điều hành việc đánh giá dịch vụ một cách tốt hơn Các tiêu chuẩn sẽ góp phần bảo tồn nước bằng cách tăng hiệu quả của dịch vụ phân phối nước giảm sự rò rỉ trong... phần đông cư dân không có hơn một lít nước dùng cho sinh hoạt cá nhân Tại châu Á châu Phi có 141 triệu dân cư ở các thành phố lớn không được bảo đảm về nước ngọt nước sạch Do sự gia tăng dân số của thế giới kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông nghiệp, nên việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơ làm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai 1.5.2 Hiện trạng cấp nước sạch tại... lệ 75%, với số nước tối thiểu là 60 lít/ người/ ngày, trong đó, có khoảng 37% dân số được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Hiện trung bình mỗi người dân nông thôn Việt Nam chỉ được dùng khoảng từ 30 đến 50 lít nước một ngày, ít hơn 10 lần so với người dân tại các nước phát triển Thống kê tổng hợp của Trung tâm Quốc gia Nước sạch Vệ sinh môi trường nông thôn cho biết, cả nước có trên 7.000... nhiễm nguồn nước chưa từng có trong lịch sử Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97,5% nước biển (mặn) chỉ 2,5% nước ngọt Trong 2,5% nước ngọt chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm, phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc Nam cực Trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong . giải pháp cấp nước cho người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An được thực hiện sẽ góp phần làm rõ hơn về hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân huyện Diễn Châu, từ đó tìm ra giải pháp và. con người. Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường cho người dân địa phương, đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất cải thiện các giải. nước cấp sinh hoạt của người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. − Đánh giá chất lượng nguồn nước, từ đó có những đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho

Ngày đăng: 29/04/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ

  • Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan