BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH THỰC PHẨM

150 980 2
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH THỰC PHẨM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN A. SỐ ĐO VÀ CHỮ SỐ CÓ NGHĨA I. Mục đích: Trình bày kết quả của phép đo cho biết mức độ tin cậy bằng những chữ số có nghĩa thích hợp. II. Nguyên tắc: - Bất kỳ chữ số nào khác số 0 đều là chữ số có nghĩa. Thí dụ: 1,25m: có 3 chữ số có nghĩa. - Chữ số 0 ở giữa những chữ số không phải 0 là chữ số có nghĩa. Thí dụ: 20,03kg: có 4 chữ số có nghĩa. - Những số 0 ở bên trái của chữ số đầu tiên không phải 0 là chữ số không có nghĩa. Mục đích của những chữ số 0 này là để chỉ vị trí của những chữ số thập phân. Thí dụ: 0,0076dm: có 2 chữ số có nghĩa. - Nếu số đo có giá trị lớn hơn 1, những số 0 sau dấu phẩy là chữ số có nghĩa. Thí dụ: 5,050ml: có 4 chữ số có nghĩa. - Nếu số đo có giá trị nhỏ hơn 1, thì chỉ những 0 ở cuối số đo và những 0 ở giữa những chữ số khác 0 đều là con số có nghĩa. Thí dụ: 0,0050m: có 2 chữ số có nghĩa. - Đối với những giá trị không có số thập phân (số nguyên), những số 0 ở đuôi có lúc là chữ số có nghĩa, có lúc không là chữ số có nghĩa. Thí dụ: 500ml có thể có 1 chữ số có nghĩa, 2 chữ số có nghĩa hay 3 chữ số có nghĩa. Chúng ta không thể biết trường hợp nào đúng nếu không có thêm thông tin. Tuy nhiên để tránh mơ hồ trong các thông báo khoa học ta có thể trình bày như sau: Thay vì viết 500, ta viết 5.10 2 : có 1 chữ số có nghĩa. 5,0.10 2 : có 2 chữ số có nghĩa. 5,00.10 2 : có 3 chữ số có nghĩa. - Trình bày chữ số có nghĩa trong phép cộng và phép trừ: Trang 2 • Số chữ số có nghĩa sau dấu phẩy trong kết quả cuối cùng được lấy bằng với số chữ số có nghĩa sau dấu phẩy của số hạng nào có số chữ số có nghĩa sau dấu phẩy thấp nhất. Thí dụ: 11,122 + 0,12 = 11,242 làm tròn 11,24 29,889 – 0,21 = 29,679 làm tròn 29,68 - Cách làm tròn số như sau: sau khi xác định lấy số chữ số có nghĩa sau dấu phẩy, những số nào nhỏ hơn 5 bỏ đi; nếu chữ số nào lớn hơn 5, chúng ta cộng thêm 1 vào chữ số đứng trước; nếu là số 5 trước đó là số lẻ thì làm tròn bằng cách cộng thêm 1 đơn vị số phía trước còn nếu là số chẳn thì giữ nguyên. • Số chữ số có nghĩa trong kết quả cuối cùng (của phép nhân hay chia) được lấy bằng số chữ số có nghĩa của thừa số có số chữ số có nghĩa nhỏ nhất. Thí dụ: 1,5 . 2,234 = 3,3510 làm tròn 3,4 6,86 : 112,04 = 0,0611388789 làm tròn 0,0611 - Những chữ số định nghĩa và số đếm (người, vật…) luôn luôn là con số chính xác. Nên nó được xem như có vô số chữ số có nghĩa. Vì vậy khi trình bày kết quả, người ta không căn cứ vào nó và những bài toán có dạng y = ax, y = 10 x , y = lgx, y = x a thì số chữ số có nghĩa trong y bằng với số chữ số có nghĩa trong x. Thí dụ: 2,13 . 8 = 17,04 làm tròn 17,0 (1,23 + 3,45):2 = 2,34 Lưu ý: phương pháp làm tròn đã nói ở trên chỉ áp dụng cho những bài toán chỉ thực hiện phép toán 1 lần. Khi có một dãy phép toán nghĩa là bài toán được thực hiện nhiều lần phép toán hoặc nhiều phép toán thì: • Các kết quả trung gian phải trình bày giá trị có hơn 1 chữ số có nghĩa và chỉ làm tròn kết quả cuối cùng có số chữ số có nghĩa theo quy tắc đã nói trên. • Trường hợp tổng quát, áp dụng các quy tắc trên để trình bày số chữ số có nghĩa trong kết quả của mỗi bước. - Cách trình bày các con số kết quả trong những thông báo khoa học. Trong hóa học chúng ta thường gặp những giá trị vô cùng lớn hoặc vô cùng nhỏ, chúng ta phải dùng hệ thống gọi là ký hiệu hóa học. Tất cả cá giá trị trên được trình bày dưới dạng sau: N.10 n . Trong đó N là con số ở giữa 1 và 10 và n là số mũ. Thí dụ: 123,45 được viết dưới dạng ký hiệu khoa học là 1,2345.10 2 Trang 3 0,0012 được viết dưới dạng ký hiệu khoa học là 1,2.10 -3 - Cách thực hiện những phép toán đại số trên các giá trị được ghi bằng ký hiệu khoa học: • Phép cộng và phép trừ: khi thực hiện phép toán cộng và trừ với các giá trị được ghi dưới dạng ký hiệu khoa học. Đầu tiên chúng ta phải đưa các giá trị đó về cùng số mũ giống nhau, kế tiếp chúng ta thực hiện phép cộng hay trừ phần N của giá trị đó, phần mũ giữ nguyên. Thí dụ: 1,2.10 2 + 2,3.10 3 = 2,4.10 3 • Phép tính nhân và phép tính chia: khi nhân các giá trị được thể hiện bằng ký hiệu khoa học, chúng ta nhân phần N của các giá trị đó với nhau như phép nhân bình thường nhưng các số mũ thì cộng lại với nhau. Đối với phép chia thì ngược lại. Thí dụ: (1,2.10 2 ) (5,0.10 3 ) = 6,0.10 5 B. PHA CHẾ DUNG DỊCH 1. Nồng độ dung dịch Nồng độ dung dịch có thể được diễn tả theo nhiều cách khác nhau: • Nồng độ phần trăm khối lượng theo khối lượng (%P/P): số g chất hòa tan có trong 100g dung dịch. • Nồng độ phần trăm khối lượng theo thể tích (%P/V): số g chất tan trong 100ml dung dịch. • Nồng độ phần trăm thể tích theo thể tích (%V/V): số ml dung chất có trong 100ml dung dịch. • Nồng độ phân tử gam - Nồng độ mol (mol/l hay M) là số phân tử gam trong 1 lít dung dịch. • Nồng độ g/l: số g chất tan có trong 1 lít dung dịch. • Nồng độ dung dịch bão hòa: khối lượng tối đa chất hòa tan trong dung dịch. • Dung dịch nguyên chuẩn (N): một dung dịch được gọi là nguyên chuẩn khi một lít dung dịch ấy chứa một khối lượng chất hòa tan được gọi là đương lượng gam. 2. Cách pha các nồng độ a. Nồng độ phần trăm theo khối lượng Thí dụ: Muốn pha 500g dung dịch sulfat đồng 20% từ tinh thể ngậm nước CuSO 4 .5H 2 O Ta biết: Trang 4 Phân tử khối của CuSO 4 khan nước: 160 Phân tử khối của CuSO 4 .5H 2 O là: 250 Muốn pha 500g CuSO 4 20% thì cần một lượng CuSO 4 khan nước là: (20.500)/100 = 100g. Muốn có 160g khan nước thì ta phải cần 250g CuSO 4 .5H 2 O. Vậy muốn có 100g CuSO 4 khan nước thì phải cần một lượng CuSO 4 .5H 2 O là: (250.100)/160= 156g. Lượng nước cần đổ thêm: 500 – 156 = 334g. b. Nồng độ phần trăm khối lượng theo thể tích: - Ta hòa tan lượng chất đã cân trong một ít nước và thêm nước cho tới thể tích đúng. • Thí dụ: Cần chuẩn bị 1 lít dung dịch NaCl 30%thì ta cần một lượng NaCl là: (30.1000)/100 = 300g để hòa tan trong 1 ít nước và thêm nước cho đủ thể tích 1 lít. - Trường hợp các hóa chất có ngậm nước, khi cân ta phải tính thêm cả lượng nước trong phân tử như trường hợp trên. - Trường hợp chất hòa tan là chất lỏng ta cũng làm tương tự như trên, nghĩa là cân chất tan và dung môi đem trộn lẫn với nhau cho đều là được. Nhưng việc cân chất lỏng không được thuận lợi cho lắm nên cần phải đưa chất lỏng về đơn vị thể tích theo công thức: V = P/d - Mặt khác đối với chất lỏng thường dùng có giới hạn hòa tan tối đa tính theo %. • Thí dụ: H 2 SO 4 hòa tan tối đa 96%, HCl 37%, H 3 PO 4 65% cho nên khi cân các chất lỏng này phải tính cả số g có thực trong dung dịch để pha cho chính xác. Nếu ta xem HCl là 100% thì khi pha dung dịch 10% ta chỉ việc cân 10g HCl và thêm vào 90ml nước trộn đều là được. Nhưng thực ra HCl chỉ có 37% nên trọng lượng cân phải là (100.10)/37 = 27,02g hay 27,02/1,19 = 23ml và thêm lượng nước 100 – 27,02 = 72,98g hay 72,98ml. c. Nồng dung dịch phân tử gam - Mol hoặc phân tử gam là khối lượng của các chất tính ra gam bằng khối lượng phân tử của nó. Dung dịch phân tử gam là dung dịch chứa 1 phân tử gam chất hòa tan trong 1 lít. - Để chuẩn bị dung dịch 1M của chất nào đó, người ta tính khối lượng phân tử. Lấy lượng cân chính xác đem hòa tan trong dung môi cho thành 1 lít dung dịch (dùng bình Trang 5 định mức). Khi phải đun nóng dung dịch hay khi phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt phải để cho nhiệt độ về bình thường (20 0 C) rồi mới thêm nước tới vạch. • Thí dụ: Cần 0,5 lít dung dịch K 2 Cr 2 O 7 0,1M M(K 2 Cr 2 O 7 ) = 294,2 Để chuẩn bị dung dịch K 2 Cr 2 O 7 0,1M cần lấy 0,1M cần lấy 0,1 phân tử gam , nghĩa là 29,42g K 2 Cr 2 O 7 . Để chuẩn bị 0,5 lít ta chỉ cần cân 29,42 x 0,5 = 14,71g pha trong bình định mức 500ml. Nếu chất tan là chất lỏng có phần trăm thấp (chưa được 100%) ta phải chú ý tới nồng độ % tối đa của chúng để tính toán. • Thí dụ: Pha HCl 1M từ HCl 37% M(HCl) = 36,5 Ta phải cân: (36,5 x 100)/37 ≈ 98,65g HCl Hay: 98,65/1,19 ≈ 83ml HCl Vậy ta phải lấy 83ml HCl 37% pha với nước cất thành 1 lít thì được dung dịch HCl có nồng độ 1M. d. Nồng độ dung dịch đương lượng gam (N) Dung dịch nguyên chuẩn 1N chứa 1 đương lượng gam chất tan trong 1 lít. Đương lượng gam sẽ được định nghĩa theo mỗi trường hợp riêng biệt từ phương trình phản ứng dùng trong lúc định phân. Trong định phân acid hay base: Đương lượng gam của một chất acid là khối lượng chất đó có thể cho ra trong phản ứng 1 ion gam H + . Đương lượng gam của một chất base là khối lượng chất đó có thể cho ra trong phản ứng 1 ion gam OH - . • Thí dụ: H + Cl - + NaOH Na + Cl - + H 2 O 1 phân tử gam HCl cho ra 1 ion gam H + Vậy đương lượng gam HCl = 1 phân tử gam HCl 2H + SO 4 + 2 Na + OH - 2Na + SO 4 + H 2 O 1 phân tử gam H 2 SO 4 cho ra 2 ion gam H + Vậy đương lượng gam H 2 SO 4 = 1/2 phân tử gam H 2 SO 4 Trang 6 Một phân tử gam NaOH cho ra 1 ion gam OH - Vậy 1 đương lượng gam NaOH = 1 phân tử gam NaOH Một dung dịch nguyên chuẩn HCl chứa 36,5g HCl trong 1 lít. Một dung dịch nguyên chuẩn H 2 SO 4 chứa 98/2 = 49g H 2 SO 4 trong 1 lít. Con số 1 hay 2 được dùng để chia phân tử gam trong những thí dụ trên được gọi là hệ số nguyên chuẩn độ. Trong trường hợp tổng quát số đó được gọi là γ và M/ γ được gọi là đương lượng gam phản ứng. Trong trường hợp phản ứng oxy hóa - khử: Muốn tìm đương lượng của một chất trong hệ thống oxy hóa khử, người ta đem chia phân tử gam cho số điện tích trao đổi trong phản ứng mà chất đó tham gia. Thí dụ: 2Na 2 S 2 O 3 + I 2 Na 2 S 4 O 6 + 2NaI Số điện tích trao đổi ở phản ứng này là I. Do đó N = M/I Cách pha: việc pha dung dịch nồng độ đương lượng gam (N) cũng tương tự như pha nồng độ phân tử gam (M) nhưng thay đổi số phân tử gam (M) bằng đương lượng gam (N). 3. Hiệu chỉnh nồng độ dung dịch a. Dung dịch chuẩn: Trong quá trình pha hóa chất có nhiều yếu tố làm sai số nồng độ như: việc cân đo không chính xác, các chất chưa tinh khiết hay hút nước, để lâu bị thăng hoa hay bị oxy hóa. Do đó người ta phải kiểm tra nông độ thực của các dịch pha dựa vào các chất ổn định hay nồng độ chính xác được coi là dung dịch chuẩn. Các chất dùng trong dung dịch chuẩn phải bền vững để nồng độ chất phản ứng này không thay đổi nhanh chóng với thời gian. b. Cách xác định nồng độ - Hai dung dịch phản ứng với cùng một thể tích sẽ có cùng một chuẩn độ. Khi một thể tích V 1 của dung dịch có chuẩn độ C 1 (C 1 , N) tác dụng trên một thể tích V 2 của dung dịch có chuẩn độ C 2 (C 2 , N), chúng ta có thể viết rằng số hóa trị gam tác dụng với nhau đều bằng nhau trong 2 trường hợp: C 1 V 1 = C 2 V 2 - Hệ thức trên dùng để hiệu chỉnh lại nồng độ một số dung dịch cho chính xác. Trang 7 Thí dụ: Ta có dung dịch chuẩn H 2 SO 4 0,1N chính xác. Một dung dịch NaOH ta pha lấy nồng độ định pha là 0,1N. Đem chuẩn độ ta thấy 10ml H 2 SO 4 0,1N tác dụng với 11ml NaOH ta pha. vậy nồng độ NaOH ta pha là: C 1 = (V 2 C 2 )/V 1 = 0,091N. Hệ số 10/11 = 0,91 là hệ số hiệu chỉnh. Trang 8 C. SỬ DỤNG THỐNG KÊ TRONG PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 1. Mục tiêu  Trình bày khái niệm về sai số, các đại lượng đặc trưng của toán thống kê.  Ứng dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thu được từ thực nghiệm.  Trình bày các kết quả phân tích đảm bảo mức độ chính xác theo yêu cầu. 2. Một số đại lương đặc trưng trong thống kê Sai số trong phân tích là không thể tránh khỏi, tuy nhiên trong quá trình phân tích cần khống chế sai số ở mức thấp nhất có thể. Giá trị thực của một mẫu đo là đại lượng không thể xác định, nhưng nếu xác định được sai số của quá trình phân tích thì có thể ước lượng giá trị thực nằm trong khoảng nào của giá trị thực nghiệm. Vì vậy, việc xử lý kết quả sau quá trình phân tích là luôn cần thiết, qua đó đánh giá được kết quả phân tích đúng và chính xác đến mức nào. Thông thường, cần tiến hành phân tích nhiều lần và áp dụng toán thống kê để đánh giá độ tin cậy của số liệu với mức độ chính xác được ấn định trước. 2.1 Giá trị trung bình (X tb ) n x X n i i tb ∑ = = 1 Trong đó: n: tổng số lần đo x i : giá trị đo được lần thứ i (i = 1,2, 3, …n) 2.2 Phương sai S 2 (Variance) Mỗi khi đo được một giá trị x i và giá trị này có thể nhỏ hơn hay lớn hơn giá trị trung bình (X tb ). Hiệu của 2 giá trị này có thể âm hoặc dương. Nếu giá trị tuyệt đối của các hiệu càng lớn thì số bình phương càng lớn và càng cho thấy lệch càng nhiều. Do vậy, đại lượng phương sai được đề cập. )1( )( 1 2 2 − − = ∑ = n Xx S n i tbi 2.3 Độ lệch chuẩn (SD: Standard Deviation) Độ lệch chuẩn là đại lượng cho biết mức độ dao động giữa các giá trị x i so với giá trị trung bình X tb . Đây là đại lượng đặc trưng cho độ phân tán của số liệu (x i ) và thể hiện mức độ của sai số ngẫu nhiên. Trang 9 1 )( 1 2 − − = ∑ = n Xx SD n i tbi Trong đó: SD: độ lệch chuẩn n: số lần thực nghiệm (n-1): bậc tự do 2.4 Độ lệch chuẩn tương đối (RSD: Relative Standard Deviation) Độ lệch chuẩn tương đối là tỷ số giữa độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình. RSD thể hiện giá trị lệch rõ hơn SD vì được so sánh với giá trị trung bình X tb . tb X SD RSD = RSD có thể được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm RSD% hay còn gọi là l hệ số biến thiên CV (Coefficient of Variation) %100 tb X SD CV = Như vậy, ta có thể tính CV dựa trên độ lệch chuẩn và ngược lại. 2.5 Giới hạn tin cậy và khoảng tin cậy Số lần đo n càng lớn thì giá trị X tb càng gần với giá trị thực M, nhưng trong thực tế ta chỉ thực hiện n lần đo và trong thống kê thì xác suất bắt gặp thường ấn định là 95%, nên giá trị X tb sẽ nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được gọi là giới hạn tin cậy. Giới hạn tin cậy e (Confidence Limit): là giới hạn 2 bên của X tb có chứa giá trị M ở mức tin cậy 95%. n SDt e . ±= Trong đó t: tra từ bảng Student (phụ thuộc vào số bậc tự do k = n-1 và vào mức xác suất được ấn định P). Số lần thực nghiệm càng nhỏ, xác suất P càng lớn thì giá trị t càng cao. Như vậy, giá trị X tb còn cách giá trị thực M một giới hạn e± hay còn gọi là khoảng tin cậy (Confidence Intervals) n SDt X tb . ±= µ Trang 10 [...]... ứng gây ra do các chất không cần phân tích o Phân tích mẫu chuẩn để kiểm tra độ đúng của phương pháp o Phân tích cùng một mẫu nhưng bằng phương pháp dự kiến và thực hiện song song với ít nhất một phương pháp khác và so sánh hai kết quả Trang 12  Sai số do người làm công tác phân tích: người làm công tác phân tích đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm phân tích Sai số do từng cá nhân là... D SAI SỐ TRONG PHÂN TÍCH Với một mẫu có giá trị thực M, vì các nguyên nhân khác nhau ta không thể xác định đúng giá trị M mà chỉ xác định được giá trị trung bình giữa các lần đo lặp lại Thuật ngữ “sai số” được dùng để diễn tả mức độ sai lệch của phép đo Nó thể hiện độ lệch giữa các giá trị xi với nhau, với giá trị trung bình và với giá trị thực của mẫu Trong phân tích, ta chỉ cố gắng thực hiện sao cho... khác hẳn so với giá trị trung bình hay giá trị thực của mẫu Sai số thô do nhiều nguyên nhân khác nhau: đọc kết quả sai, lấy nhầm quả cân … để phát hiện và loại trừ sai số thô cần phải tiến hành phân tích nhiều lần trên một mẫu đo (n >6) và loại trừ đi những giá trị bất thường theo quy tắc nhất định 3.2.3.2 Loại trừ sai số thô Thực tế sau khi tiến hành phân tích thường thu được dãy các số liệu, đôi khi... H2O R R R – NH3+Cl + HCHO  R – N = CH2 + H2O + HCl  Do vậy, sản phẩm là hợp chất metilen và một chức –COOH tự do hoặc HCl có tính acid, nên ta có thể định phân bằng NaOH, từ đây cho phép ta xác định một cách gián tiếp lượng –NH2  Nếu trong mẫu cần phân tích chỉ có acid amin thì đạm formol là đạm acid amin  Nếu trong mẫu cần phân tích có cả acid amin lẫn amoni thì đạm formol là tổng đạm acid amin... Hàm y = Ta có: 1 ∧ = a+b y 1 x Đặt: ∧ Y= 1 ∧ y X = 1 x Ta có: Y = a + bX Xác định a, b theo phương pháp BPNN Trang 19 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU THÔNG DỤNG CỦA THỰC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ - HÓA SINH 2.1 Mục đích kiểm nghiệm, phương pháp lấy mẫu và gửi mẫu phân tích 2.1.1 Mục đích kiểm nghiệm - Kiểm tra sản phẩm thực phẩm về các chỉ tiêu hoá học, vi sinh, cảm quan... chế bằng cách tăng số lần phân tích, thao tác cẩn thận đồng thời đánh giá các số liệu thực nghiệm bằng toán học thống kê 3.2 Sai số hệ thống (Systematic error) 3.2.1 Nguyên nhân gây sai số hệ thống Sai số hệ thống hay còn gọi là sai số xác định là sai số đã biết rõ nguyên nhân và có thể hiệu chỉnh được Sai số này thường do các nguyên nhân sau:  Sai số do mẫu đo: khi mẫu phân tích không đại diện  Sai... xk … yk … xn yn Đồ thị hàm số biểu diễn không thể nào đi tất cả các điểm thực nghiệm Trong điều kiện cho phép phải làm trơn các nhiễu loạn Công thức thực nghiệm được chọn từ các công thức xác định như: x1 m 1 y = a0 + ∑ a j cos jωx + ∑ b j sin jωx y = aebx yn y1 m 1 y = ax + b xn Biểu diễn số liệu thực nghiệm Nói một cách khác, bài toán đưa về việc xác định các tham số a, b, c… của các công thức suy... x2 − x 2 Tương ứng với các giá trị thực nghiệm ta nhận được các tham số ai là ^ ^ a, a1 ^ Phương trình hồi quy có dạng y = ax + b thì hệ số xác định: n ^    yi − y i  ∑  R2 = 1 − 1 n 2 ∑ yi − y 1 ( 2 ) R2 càng gần tới 1, đường hồi quy càng gần với n điểm thực nghiệm R2 = 1 thì đường hồi quy đi qua tất cả các điểm thực nghiệm, thể hiện kết quả chặt chẽ giữa thực nghiệm và hàm được mô tả 3 Đối... số là nhỏ nhất, các giá trị thu được từ thực nghiệm nằm trong khoảng chấp nhận chứ không thể loại trừ hoàn toàn sai số Khi trình bày các kết quả bằng số liệu, các tài liệu đề cập đến 2 loại sai số: sai số tuyệt đối và sai số tương đối 1 Sai số tuyệt đối ε Với M là giá trị thực của mẫu thử, xi là giá trị đo được từ thực nghiệm, giá trị Xtb thường khác với giá trị thực M của mẫu đo Khi n → ∞ thì Xtb →... quả E XÁC ĐỊNH THAM SỐ CÔNG THỨC THỰC NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT 1 Nguyên tắc chung Phương pháp bình phương nhỏ nhất (BPNN) là phương xử lý số liệu thực nghiệm và xây dựng mô hình thống kê cho nhiều đối tượng nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác Trang 15 nhau Lời giải của phương pháp BPNN là mô hình toán học biểu diễn gần đúng quy luật thực Khi khảo sát thực nghiệm sự phụ thuộc của đại . thông tin. Tuy nhiên để tránh mơ hồ trong các thông báo khoa học ta có thể trình bày như sau: Thay vì viết 500, ta viết 5.10 2 : có 1 chữ số có nghĩa. 5,0.10 2 : có 2 chữ số có nghĩa. 5,00.10 2 :. pha dung dịch nồng độ đương lượng gam (N) cũng tương tự như pha nồng độ phân tử gam (M) nhưng thay đổi số phân tử gam (M) bằng đương lượng gam (N). 3. Hiệu chỉnh nồng độ dung dịch a. Dung dịch. dịch chuẩn. Các chất dùng trong dung dịch chuẩn phải bền vững để nồng độ chất phản ứng này không thay đổi nhanh chóng với thời gian. b. Cách xác định nồng độ - Hai dung dịch phản ứng với cùng một

Ngày đăng: 29/04/2014, 11:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan