một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật

37 705 0
một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Tiểu luận cuối khoá MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong thời đại ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Vai trò văn hoá đã được Đại Hội VIII khẳng định “ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế –xã hội”kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc có tính bền vững và trường tồn trong lịch sử của dân tộc. Văn hoá nghệ thuật là hệ cốt lõi của nền văn hoá trong sự phát triển nối tiếp của nhiều thế hệ giá trị bản sắc văn hoá nghệ thuật luôn được trao truyền phát triển, làm cơ sở cho sự định hướng phát triển văn hoá dân tộc. Trong xu thế gần đây một xu thế giao lưu hội nhập - một cơ chế đang vận hành trong lòng xã hội bản sắc văn hoá Việt Nam đang đối diện với những khó khăn lớn, thậm chí có nguy mai một mất bản sắc dân tộc Việt Nam . Hơn bao giờ hết nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Vấn đề giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp được đặt gia cấp bách cho mỗi con người Việt Nam và chung cho cả cộng đồng. Là một loại hình đặc thù báo chí ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại.Vai trò của báo chí giữ một vị trí quan trọng: Nó vừa là công cụ truyền bá văn hoá vừa là một sản phẩm một thành tố văn hoá. Nó 1 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí 2 Tiểu luận cuối khoá tham gia tích cực vào việc lưu giữ và truyền bá làm giầu thêm kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Mặc dù chỉmột kênh thông tin, nhưng báo chímột phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện chức năng văn hoá, nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người từ vấn đề thẩm mỹ giao tiếp, giải trí, nghệ thuật… cũng có nghĩa là những tác động thuận nghịch của báo chí đều “vọng” vào văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá nghệ thuật nói riêng. Không có sự hình dung đầy đủ, chính xác vễ những điều đó, hoạt động của báo chíthể dẫn đến kết quả mâu thuẫn với nhiệm vụ thực tế của báo chí, có thể gây ra hậu quả không lường trước được. Bởi vậy việc xem xét đánh giá về vai trò của báo chí đối với sự tồn tại và phát triển của văn hoá nói chung và văn hoá nghệ thuật nói riêng là đòi hỏi cấp thiết cần sớm được tiến hành. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Phạm vi của nghiên cứu tiểu luận đặt ra để xem xét báo chí trong hệ thống đa dạng của các loại hình. Nằm trong sự tác động qua lại thường xuyên, các chức năng của báo chí được thực hiện bằng mọi hình thức khác nhau. Do đó vai trò thực tế của báo chí trong đời sống xã hội chỉ được hình dung đầy đủ khi hoạt động của nó được xem xét như một quá trình tập thể, hệ thống tổng hợp khi các kết luận và các kết quả hoạt động của loại hình và phương thức của hệ thống báo chí thống nhất. Với nhận thức như vậy tôi quyết định chọn đề tài “giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên. Văn hoá nghệ thuậtmột lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu của loài người bởi vậy văn hoá nghệ thuật có mặt trên khắp các ấn phẩm báo chí. Trong khuôn khổ một tiểu luận nhỏ, người viết không có điều kiện nghiên cứu sâu vào toàn bộ nội dung thông tin trên tất cả các báochỉ xin 2 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí 3 Tiểu luận cuối khoá lựa chọn một ấn phẩm “ Thanh Niên” nghiên cứu trong thời gian từ 1/11/ 2005 đến 1/12/ 2006. 3. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu. Với chức năng phản ánh hiện thực, báo chí đã ghi nhận khá sinh động những biến chuyển của đời sống xã hội. Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “ giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên: tôi mong muốn tìm hiểu một cách tương đối cụ thể, kỹ lưỡng, những đóng góp của báo chí đối với sự vận động phát triển của các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống tốt đẹp, qua đó khái quát xác định vai trò của vị trí báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Trên cơ sở những tư liệu cụ thể được sưu tầm trên báo chí, việc nghiên cứu báo chí cũng sẽ hình thành những phác hoạ về xu hướng vận động của nền văn hoá nghệ thuật dân tộc trong thời kỳ đổi mới, từ đó xác định những bước đi phù hợp cho báo chí. Việc nghiên cứu một số đặc điểm có hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí. Kết quả nghiên cứu thực tiễn để chúng tôi có sự đánh giá chính xác về những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động báo chí giúp báo chí thực hiện tốt hơn chức năng “văn hoá nghệ thuật” của dân tộc 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu để lý giải, làm rõ vấn đề tôi vận dụng nhiều phương pháp khoa học. Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước. 3 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí 4 Tiểu luận cuối khoá Phân tích một số nội dung cơ bản thể hiện trên báo.Từ đó tổng hợp các kết quả để đi đến một đánh giá khái quát về vị trí vai trò của báo chí với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc. 5. Kết cấu tiểu luận. Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ra tiểu luận gồm 3 chương cụ thể. Chương I: Bản sắc văn hoá Việt Nam – nhận thức và quan điểm. Chương II: Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật. Chương III: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật. 4 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí 5 Tiểu luận cuối khoá 5 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí 6 Tiểu luận cuối khoá CHƯƠNG I VĂN HOÁ VIỆT NAM – NHẬN THỨC VÀ QUAN ĐIỂM 1. Văn HoáBản Sắc dân tộc . 1.1 Khái niệm . Có thể nói trong lịch sử phát triển nhân loại, chưa bao giờ vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc được đặt ra cấp bách và toàn diện như hiện nay – tiếp cận xã hội với bất cứ lĩnh vực nào từ bất cứ khía cạnh, góc độ nào cũng động chạm đến, đều nhận thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá dân tộc. Điều đó chứng tỏ rằng bẳn sắc văn hoá dân tộc là một lĩnh vực rộng lớn của đời sống xã hội. Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá nhưng phần lớn các định nghĩa không loại trừ, bác bỏ nhau mà còn bổ sung hỗ trợ cho nhau. Những học giả phương tây họ cho rằng “văn hoá”là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, nhưng khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Bởi họ cho rằng văn hoá là hướng về trí lực và vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh (cơ sở lý luận - Trần Quốc Vượng) Trần Ngọc Thêm đưa ra một định nghĩa “văn hoá” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoặt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội (cơ sở lý luận – Trần Ngọc Thêm ). Trong cuốn hỏi và đáp về văn hoá Việt Nam bản sắc văn hoá dân tộc được định nghĩa là “hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái riêng có tính nguồn gốc gắn với những đặc tính của chủ thể, 6 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí 7 Tiểu luận cuối khoá trở thành nền tảng, bản thể của một nền văn hoá, là căn cước là chứng minh thứ của nền văn hoá bất cứ dân tộc nào. Nó chính là cái để phân biệt văn hoá dân tộc này và văn hoá dân tộc khác. Khiến văn hoá của dân tộc này không trở thành cái bóng của dân tộc kia và ngược lại. Sự ý thức về bản sắc văn hoá dân tộc thấm đượm trong mỗi tâm hồn tạo nền tảng cơ sở vững chắc cho lòng tự tin dân tộc, kết tinh lại đưa lên một tầm cao mới. Mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc bắt nhịp với sự phát triển của thời đại mới mà không đánh mất vốn quý của chính mình . Văn hoá Việt Nam hình thành trên nền văn hoá ĐNA ( lớp văn hóa thứ nhất) trải qua nhiều thế kỷ nó đã phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hoá khu vực, trước hết là Trung Hoa ( lớp văn hoá thứ 2) từ vài thế kỷ trở lại đây nó đang chuyển mình giữ dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hoá phương tây ( lớp văn hoá thứ 3) . Văn hoá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phải đối mặt với cuộc giao lưu văn hoá phương tây, không phải với quy mô có thể kiểm soát được mà là một xu thế tất yếu của thời đại. Cuộc tiếp xúc lần này hàm chứa rất nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít nguy cơ mai một bản sắc. 1.2 Bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu và phát triển . Loài người đang sống trong một thời kỳ có những thành tựu to lớn , sâu sắc trong cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự bùng nổ thông tin và các phương tiện truyền thông, sự cải cách chính trị xã hội đáng ngạc nhiên và sự tái sinh vai trò tiềm lực to lớn của văn hoá. Nói cách khác do sự tiến bộ vượt bậc của văn hoá kỹ thuật, do những biến đổi nhanh chóng của từng khu vực đã đưa tri thức loài người bước lên thang bậc trí tuệ mới và các nhà sáng tạo làm nên khuôn mặt mới của nền văn minh trí tuệ. Mỗi dân tộc không muốn tụt hậu, bằng những định hướng khác nhau trước sau đều hoà mình vào 7 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí 8 Tiểu luận cuối khoá bước tiến chung của thời đại. Đó là quá trình giao lưu và phát triển nó chi phối và ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quốc gia dân tộc “ toàn cầu hoá” đã đang là một quá trình tất yếu khách quan trong lịch sử nhân loại. Nằm ở vị trí ngã tư đường, của sự giao lưu khu vực ĐNA và Thế Giới , là một trong cái nôi của nhân loại, từ hàng ngàn năm qua. Do điều kiện lịch sử của địa lý, Việt Nam đã trở thành một trong những đầu mối giao lưu quốc tế với nền văn hoá lớn của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ và sau này là Pháp - Nga- Nhật- Mỹ … Chính những mối giao lưu đó đã tạo ra cho dân tộc ta một truyền thống tư duy mở, dựa trên nền văn hoá bản địa, có màu sắc riêng với hệ giá trị truyền thống độc đáo. Văn hoá Việt Nam không chối từ mọi cuộc tiếp xúc giao lưu, qua đó tiếp thu có chọn lọc nhiều nét tinh hoa của nền văn hoá nhân loại. Đó là cơ sở thuận lợi để chúng ta tiếp thu nhạy bén những văn hoá và thành tựu khoa học của thế giới. Trong xu thế phát triển của thế giới với một xuất phát điểm thấp về trình độ khoa học công nghệ, Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ đối ngoại phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước trên tinh thần “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước ”. Nền văn hoá dân tộc cho chúng ta khả năng đón nhận và biến đổi văn hoá mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Nó đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hoá. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là gìn giữ bảo vệ, phát huy những giá trị bản sắc của dân tộc cần đẩy mạnh phát triển và quý trọng truyền thống văn hoá dân tộc và cả cộng đồng. Văn hoá Việt Nam đang đứng trước sự tấn công ồ ạt mạnh mẽ của các làn sóng văn hoá ngoại lại thiếu chọn lọc vì thế mà càng phải chú trọng gìn giữ và phát huy nền văn hoá dân 8 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí 9 Tiểu luận cuối khoá tộc. Trong lich sử Việt Nam đã là một trong hơn 30 quốc gia còn giữ được bản sắc dân tộc. 2. Quan điểm của nhà nước ta về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc. 2.1 Xác định các giá trị bản sắc của văn hoá Việt Nam . Mỗi nền văn hoá đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể của văn học… mọi hệ thống văn hoá đều có mối quan hệ với môi trường xã hội .Vì vậy giữa văn hoá và môi trường có sự gắn kết sâu sắc, văn hoá hỗ trợ là động lực của sự phát triển của xã hội, và điều kiện xã hội, tác động thúc đẩy hay kìm hãm độ phát triển văn hoá. Trong suốt thời kỳ cách mạng sôi động hơn nửa thế kỷ qua phương hướng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp với tinh hoa văn hoá nhân loại là một nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản và nhà nước. Tại Đại Hội văn hoá toàn quốc tháng 7/1948 Tổng bí thư Trường Chinh khẳng định “văn hoá dân chủ mới Việt Nam phải gồm 3 tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”. Đến Đại Hội VI của Đảng năm 1986 khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc được nêu lên và được đại hội công nhận ghi vào nghị quyết “xây dựng một nền văn hoá văn nghệ XHCN đậm đà bản sắc đân tộc”. Ngày 14/1/1993 lần đầu tiên Đảng ta ra một nghị quyết có nội dung riêng về văn hoá được ban chấp hành TW khoá VII thông qua về một số nhiệm vụ trách nhiệm văn hoá văn nghệ những năm trước mắt, xây dựng vai trò quan trọng của văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội đồng thời là mục tiêu chủ nghĩa xã hội. 9 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí 10 Tiểu luận cuối khoá Từ những đánh giá và khẳng định vai trò của văn hoábản sắc văn hoá dân tộc trong xã hội. Đảng và nhà nước ta đề ra nhiều giải pháp , phương hướng phù hợp, hỗ trợ cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp độc đáo của văn hoá dân tộc Việt Nam. 2.2 Phương hướng gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Sự vận động của văn hoá nằm trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc.Để xây dựng một bản sắc Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của một đất nước, Đảng và nhà nước ta xác định phương hướng “ phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới”. Phát triển và hấp thụ là những nguyên tắc rất quan trọng làm cho văn hoá Việt Nam không sa vào chủ nghĩa dân tộc thuần tuý và có bản lĩnh vững vàng để không đánh mất bản sắc riêng trong giao lưu văn hoá . Nhiều giải pháp cùng với những chính sách về văn hoá đã được đề ra trên cơ sở sự hiểu biết, nắm vững và tôn trọng quy luật, phát triển nội tại của nền văn hoá dân tộc. Nền văn hoá Việt Nam có những nguyên lý riêng của nó. Muốn gìn giữ và phát triển, hoàn thiện và nâng cao sự kế thừa truyền thống không phải là giữ nguyên trọn vẹn “ cái gốc” xưa, bê nguyên si những giá trị của thời đại trước, mà là sự kế thừa có chọn lọc, có phê phán và có sáng tạo những giá trị tinh thần và văn hoá của dân tộc cũng như văn minh nhân loại. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục những cái gì tốt còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra” việc xác định đúng yếu tố “tốt” tiến bộ trong di sản văn hoá truyền thống. Để xây dựng cái mới không đơn giản, song được Đảng ta chỉ ra rất rõ ràng là “kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá nghệ thuật của dân tộc”. 10 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN-Báo chí [...]... K47HN -Báo chí 17 Tiểu luận cuối khoá CHƯƠNG III MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIẾT VỀ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO THANH NIÊN Bản sắc văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn, bao trùm đan xen và đa nghĩa Vì thế các tác phẩm viết về lĩnh vực này, bên cạnh nội dung tư tưởng còn cần có sự linh hoạt uyển chuyển phong phú và đa dạng trong việc vận dụng kết hợp các yếu tố về nghệ thuật, thể. .. nên một mảng văn hoá bản ngã, phê bình nghệ thuật là phê bình tác phẩm nghệ thuật hoặc thơ giúp công chúng hiểu sâu sắc về tác phẩm nghệ thuật Nắm bắt được cái thần của tác giả, hình tượng tác phẩm chỉ ra được cái hay của tác phẩm Để công chúng rung động và cảm hoá tác phẩm trước tiên tác giả phải là người cảm nhận được nghệ thuật, phải am hiểu có kiến thức sâu rộng từ đó dùng ngôn ngữ sinh động của. .. Khi nghệ sĩ tự lăng xê mình” (18/9/2006), “ Không gian văn hoá Việt Nam tại vương quốc Bỉ” (18/9/2006) • So sánh giữa hai tờ báo Văn Hoá và tờ báo TN: Báo Văn Hoá là tờ báo chuyên ngành về Văn hoá nên số lượng bài viết của báo Văn Hoá nhiều hơn báo TN, báo TN là tờ báo ra hàng ngày nhưng mỗi số báo chỉmột chuyên mục về Văn hoá- Nghệ thuật Nhìn chung cả hai báo đều có những nét đặc trưng riêng về. .. gìn và phát huy bản sắc dân tộc 2 Khảo sát trên báo Văn Hoá: 27 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN -Báo chí 28 Tiểu luận cuối khoá Báo Văn Hoá là tờ báo của Bộ Văn Hoá - Thông Tin, được phát hành vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần.Do là tờ báo chuyên ngành về văn hoá nên lượng bài viết về Văn hoá nghệ thuật nhiều hơn so với báo TN Trên báo Văn Hoá chủ yếu là Tin, Phỏng Vấn , Phóng Sự, Tường Thuật, Ghi Chép,... Lớp: K47HN -Báo chí 32 Tiểu luận cuối khoá bên cạnh Như vậy, độc giả có thể vừa đọc thông vừa nhìn ảnh minh hoạ dễ hiểu và băt măt công chúng hơn Nhìn chung cả báo Văn hoábáo TN đều có những nét đặc trưng riêng cả về hình thức lẫn nội dung Về mảng Văn hoá Nghệ thuật trên báo TN có nhiều bài viết sâu sắc và sức hấp dẫn hơn báo Văn hoá Báo văn hoá là tờ báo chuyên ngành về văn hoá nên bài viết đôi khi... các thể loại báo chí truyền thống đều xuất hiện trong lĩnh vực thông tin về bản sắc văn hoá dân tộc với tần số khác nhau Trong thời điểm và còn tuỳ thuộc vào gu của mỗi người Theo kết quả khảo sát của tôi trên báo Thanh Niên có thể nhận thấy cách thức thể hiện vấn đề bản sắc dân tộc rất khác nhau 1 Bảng thống kê bài về văn hoá nghệ thuật trên báo TN Qua khảo sát báo TN từ 1-11-2005 -> 1-12-2006 số lượng... mẽ của văn hoá dân tộc và hàm chứa trong nó những nét bản sắc của nền văn hoá Việt Nam Từ nội dung văn phong đến cách trình bày các sản phẩm báo chí, đều dựa trên tiêu chuẩn riêng của hệ giá trị văn hoá Việt Nam để nhằm đến đích là công chúng Việt Nam – chủ thể của nền văn hoá Việt Nam giàu bản sắc và bền vững Truyền bá văn hoá đang là một mắt xích tự nhiên của quá trình vận động văn hoá Trong tình hình. .. đó tham gia một cộng đồng, vào nhân 12 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN -Báo chí 13 Tiểu luận cuối khoá cách một con người, sẽ tác động sâu sắc đến xu hướng vận động của đời sống xã hội Trong cơ chế ấy văn hoá vận động tự tái tạo và bổ sung Với cách nhìn đó, báo chí vừa là công cụ truyền bá văn hoá, vừa là một sản phẩm văn hoá Như vậy báo chímột thành tố văn hoá Báo chí luôn cung cấp những tri thức phong... bài viết về lĩnh vực văn hoá dân tộc hàm chứa và cần có một số đặc điểm riêng biệt phát triển theo xu hướng phù hợp nội dung thông tin trong việc hoà vào dòng chảy của báo chí Việt Nam hiện đại 1 Các thể loại báo chí được sử dụng Với sự vận động của báo chí thì toàn bộ sự thật sẽ được báo chí vạch trần Bản thân báo chímột thể sinh động hợp thành bởi các thể 17 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN -Báo chí. .. tựa” để báo chí thông qua đó tìm hiểu đặc điểm tâm lý dân tộc Từ đó hình thành phương thức hoạt động và chuyển tải thông tin hiệu quả, phù hợp đối tượng tiếp nhận Như đã nói ở CHƯƠNG I báo chí chịu ảnh hưởng sâu sắc và hàm chứa trong nó những nét bản sắc của nền văn hoá Việt Nam Báo chí viết về bản sắc văn hoá dân tộc lại càng in đậm dấu ấn đó Như vậy dù nằm trong hệ thống tác phẩm của nền báo chí Việt . Lớp: K47HN -Báo chí 17 Tiểu luận cuối khoá CHƯƠNG III MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIẾT VỀ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO THANH NIÊN Bản sắc văn hoá là một lĩnh vực. cụ thể. Chương I: Bản sắc văn hoá Việt Nam – nhận thức và quan điểm. Chương II: Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật. Chương III: Một số nhận xét về hình thức thể. hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật. 4 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN -Báo chí 5 Tiểu luận cuối khoá 5 Nguyễn Thị Hà Lớp: K47HN -Báo chí 6 Tiểu luận cuối khoá CHƯƠNG I VĂN HOÁ

Ngày đăng: 26/04/2014, 10:11

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan