Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lộc Sơn giai đoạn I công suất 3000m3/ngày.đêm

144 787 0
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lộc Sơn giai đoạn I công suất 3000m3/ngày.đêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lộc Sơn giai đoạn I công suất 3000m3/ngày.đêm

Đồ án tốt nghiệp 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nước ta thuộc nhóm các nước đang phát triển và đang trên đà hội nhập với thế giới. Vì vậy, các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp. Những khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên nhanh chóng trong thời gian ngắn, thu hút nhiều lao động tạo điều kiện phát triển kinh tế cho đất nước, địa phương. Cùng với sự phát triển về kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt ra, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp không bền vững.Trong quá trình hoạt động và phát triển đã phát sinh nhiều loại chất thải làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí … Không những vậy, mà lượng chất thải này ngày càng lớn nên vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường, chất thải tồn đọng trong môi trường quá lớn khiến chất lượng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng. Trước đây các vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng nhiều nhưng hiện nay với các chính sách đổi mới của Nhà nước, các vấn đề liên quan tới môi trường đã được quan tâm nhiều hơn. Nhà nước đã đề ra tiêu chuẩn về môi trường và Luật môi trường … đã góp phần kiểm soát và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nước ta đang trên đà phát triển về công nghiệp, do đó vấn đề môi trường tại các Khu công nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ. Nhất là vấn đề về nước thải, phần lớn nước thải ở các Khu công nghiệp chưa được xử trước khi cho ra môi trường tự nhiên nên làm cho môi trường nước tự nhiên ngày càng ô nhiễm, nguồn nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm. Hiện nay, Lâm Đồng là một tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ đến việc đầu tư và phát triển mạnh các Khu công nghiệp (KCN) nhằm phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh, địa phương nói riêng và nước ta nói chung. Điển hình như Khu công nghiệp Lộc Sơn – TP Bảo Lộc, đây là Khu công nghiệp có qui mô vừa và tập trung phát triển các ngành nghề có nguyên liệu sẵn tại tỉnh như chế biến nông sản thực phẩm, trà, cà phê, dâu tằm tơ, vật liệu xây dựng Tại đây, vấn đề xử môi trường được đặt ra rất bức thiết, nhất là vấn đề xử nước thải cho KCN. Việc xả nước thải mới qua xử sơ bộ chưa đạt tiêu chuẩn từ các nhà máy vào nguồn tiếp nhận không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh ở khu vực xả thải mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng người dân xung quanh. Đồ án tốt nghiệp 2 Một trong những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, chống tình trạng ô nhiễm nguồn nước chính là việc xây dựng và xử nước thải đầu ra đạt QCVN 40: 2011/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Vì vậy, trong phạm vi hẹp của đồ án, tôi xin chọn đề tài “Thiết kế hệ thống XLNT tập trung KCN Lộc Sơn giai đoạn 1 công suất 3000m 3 /ng.đ” với mục đích giúp cho KCN có thể xử được lượng nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/ BTNMT nhằm thực hiện tốt các qui định về BVMT, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho KCN trong giai đoạn hiện nay. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Để khắc phục vấn đề môi trường đặc biệt là vấn đề nước thải của KCN Lộc Sơn, KCN Lộc Sơn nên đầu tư vào việc xây dựng hệ thống xử nước thải tập trung công suất 6000m 3 /ng.đ chia làm 2 giai đoạn để đảm bảo cho việc thu gom và xử tất cả nguồn nước thải từ các nhà máy, doanh nghiệp trong KCN dễ dàng và hiệu quả hơn. 1.3 Mục tiêu đề tài Lựa chọn công nghệ và thiết kế trạm xử nước thải tập trung cho Khu công nghiệp Lộc Sơn giai đoạn 1 với công suất 3000m 3 /ngày đêm nhằm giảm thiểu tối đa các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường tự nhiên. Nước thải sau xử sẽ đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường theo QCVN 40: 2011/BTNMT (loại A). 1.4 Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp thực hiện được áp dụng trong đồ án như sau: Phương pháp thống số liệu: Phương pháp này nhằm thu thập và xử số liệu đầu vào phục vụ tính toán thiết kế hệ thống xử nước thải tập trung: điều kiện địa chất, thủy văn, địa hình, lưu lượng thải, nồng độ các chất ô nhiễm. Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử nước thải đầu vào và ra theo tiêu chuẩn Việt Nam (QCVN 40:2011/BTNMT – chất lượng nước thảinước thải sinh hoạt – giới hạn ô nhiễm cho phép). Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình xử nước thải của các phương án xử lý. Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia về các nội dung liên quan đến đồ án. Đồ án tốt nghiệp 3 1.5 Nội dung thực hiện đề tài  Giới thiệu về KCN Lộc Sơn.  Tổng quan về thành phần, tính chất đặc trưng nước thải KCN Lộc Sơn.  Tổng quan về các phương pháp xử nước thải.  Xây dựng sơ đồ công nghệ, lựa chọn phương án áp dụng cho trạm xử nước thải tập trung KCN Lộc Sơn.  Tính toán các công trình đơn vị theo phương án đã lựa chọn.  Tính toán kinh tế.  Xây dựng phương án vận hành và bảo trì hệ thống.  Thực hiện bản vẽ. 1.6 Phạm vi thực hiện Tập trung nghiên cứu tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải của Khu công nghiệp Lộc Sơn, từ đó đưa ra biện pháp xử thích hợp để nước thải sau xử đạt tiêu chuẩn Việt Nam (QCVN 40:2011/BTNMT). Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02 tháng 05 năm 2012 đến ngày 21 tháng 07 năm 2012. Đồ án tốt nghiệp 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP LỘC SƠN 2.1 Giới thiệu KCN Lộc Sơn 2.1.1 Lịch sử thành lập và phát triển KCN Lộc Sơn Trong tất cả các tỉnh thành ở nước ta, Lâm Đồng là tỉnh có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế. Với các ưu thế về khí hậu và khoáng sản, Lâm Đồng thuận lợi để phát triển các ngành nghề như khai khoáng; sản xuất, chế biến nông sản, lương thực thực phẩm; du lịch. Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn có hành lang kinh tế quốc lộ 20 gắn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hành lang quốc lộ 27 gắn với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng sẽ có các lợi thế về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, khi dự án đường 20 cao tốc mới từ Tp. Đà Lạt đi qua thành phố Bảo Lộc đến Dầu Giây được hoàn thành, gắn kết mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với vùng kinh tế trọng điểm phía nam (KTTĐPN). Nhằm mục đích phát triển kinh tế nhanh hơn nữa, rút ngắn khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong tỉnh, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ nông lâm nghiệp, phát triển ổn định các vùng chuyên môn hoá nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tỉnh đã có chủ trương phát triển một số KCN tập trung, trong đó có KCN Lộc Sơn tại thành phố Bảo Lộc. KCN Lộc Sơn là KCN tập trung đầu tiên được thành lập tại tỉnh theo Quyết định số 1733/CP - CN ngày 18/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Lộc Sơn là loại dự án đầu tư mới và do Công ty Phát triển Hạ tầng KCN Lộc Sơn làm chủ đầu tư xây dựng. Hình thành KCN Lộc Sơn, các doanh nghiệp (DN) hoạt động đã sử dụng phần lớn nguyên liệu nông lâm sản, khoáng sản ở vùng Bảo Lộc, Di Linh, Bảo Lâm, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Từ đó, KCN góp phần đáng kể tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm động lực mới cho thành phố Bảo Lộc phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tăng giá trị tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP, tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thành phố trong năm 2010 đạt được 150 triệu USD, chiếm 60% giá trị hàng xuất khẩu của toàn tỉnh và tăng hơn 1,5 lần so với năm 2006. Trong đó, KCN Lộc Sơn đóng góp gần 53% giá trị hàng hóa xuất khẩu của thành phố.  Cơ sở pháp hình thành Khu Công Nghiệp Lộc Sơn Đồ án tốt nghiệp 5 Khu công nghiệp Lộc Sơn thành lập theo Quyết định số 1733/CP-CN ngày 18/12/2003 của Chính Phủ, với tổng diện tích quy hoạch 185 ha và tổng vốn đầu tư khoảng 460 tỷ đồng. Quyết định số 883/QĐ - UB ngày 31/3/2003 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Thu hồi đất giao cho Ban QLDA đầu tư và xây dựng thị xã Bảo Lộc quản để triển khai xây dựng khu tái định cư và khu công nghiệp phường Lộc Sơn - Thị xã Bảo Lộc. Quyết định số 757/QĐ - UB ngày 24/03/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Lộc Sơn - thị xã Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng. Quyết định số 1035/QĐ - BXD ngày 28/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Lộc Sơn, giai đoạn 1, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Quyết định số 3913/QĐ - UB ngày 03/11/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt chi phí bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng (giai đoạn 1 - đợt 3) sau nhà máy ACOM - khu công nghiệp Lộc Sơn trên địa bàn phường Lộc Sơn, thị xã Bảo Lộc. Quyết định số 3925/QĐ - UB ngày 04/11/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt chi phí bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng Dự án: Khu Công nghiệp Lộc Sơn (giai đoạn 1 - đợt 4) hạng mục xây dựng đường khu vực công nghiệp có ô nhiễm trên địa bàn phường Lộc Sơn, thị xã Bảo Lộc.  Quản Đơn vị quản nhà nước: Ban quản các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Chủ đầu tư: Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Lộc Sơn – tỉnh Lâm Đồng. Trụ sở: Khu công nghiệp Lộc Sơn – Tỉnh Lâm Đồng. Điện thoại: 063.863482 Fax: 063.717829 Thời gian hoạt động: 50 năm.  Địa điểm xây dựng KCN Lộc Sơn  Vị trí: Khu công nghiệp Lộc Sơn – Tỉnh Lâm Đồng Được xây dựng trên phần đất thuộc phường Lộc Sơn – Thành phố Bảo Lộc. Khu công nghiệp nằm ở ngã ba giữa quốc lộ 20 đi Đà Lạt và quốc lộ 55 đi Bình Thuận. Đồ án tốt nghiệp 6 KCN cách Thành phố Bảo Lộc 3 km về phía Đông Nam, nằm cạnh các đầu mối giao thông chính. Phía Bắc có Quốc lộ 20 nối TP Hồ Chí Minh với Đà Lạt. Phía Tây là Quốc lộ 55 nối với các tỉnh Bình Thuận. KCN Lộc Sơn nằm ở trung tâm các vùng cây công nghiệp, chè, cà phê, dâu tằm, cây lương thực và công nghiệp khai khoáng bauxite, kaolin…Thu hút các dự án đầu tư thuộc nhóm ngành nghề: công nghiệp chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản - thực phẩm, dệt may, cơ khí… Khoảng cách di chuyển từ Khu Công nghiệp Lộc Sơn đến:  Trung tâm TP. Đà Lạt 110 Km  Sân bay Liên Khương - Đức Trọng 80 Km  Trung tâm Tp.HCM 190 Km  Sân bay Tân Sơn Nhất 190 Km  Cảng Sài Gòn 170 Km  TP. Nha Trang – Khánh Hoà 270 Km  Thành phố Phan Thiết 120km. Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch KCN Lộc Sơn Đồ án tốt nghiệp 7  Địa lý: Thủy văn: - Khí hậu vùng cao nguyên ôn hòa và mát mẻ quanh năm. - Nhiệt độ không khí trung bình năm: 21 - 280C. - Lượng mưa trung bình năm: (2490 - 3319) mm. - Tổng số giờ nắng trung bình trong năm: 2044h/năm. Khí tượng: - Hướng gió chủ đạo là Đông, Đông Bắc và Tây Nam. - Độ ẩm trung bình hàng năm vào khoảng 80%. Cấu tạo địa chất: - Với đặc điểm đất nâu vàng phát triển trên nền đất bazan, cấu tạo địa chất tương đối ổn định và có sức chịu tải cao rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy. - Cường độ chịu nén của đất nền trong khu vực trung bình từ (2,5 - 3,5)KG/cm 2 .  Diện tích khu công nghiệp Lộc Sơn Tổng diện tích quy hoạch là 185 ha, chia làm hai giai đoạn trong đó giai đoạn I là 93,35 ha, giai đoạn II là 91,65 ha. Bảng 2.1: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn I dự kiến Quy hoạch sử dụng đất Diện Tích (Ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất công nghiệp giai đoạn I 93,35 100 1. Đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp 64,89 76,71 2. Đất quản điều hành, dịch vụ CN 1,4 1,8 3. Đất cây xanh 15,3 8,8 4. Đất công trình đầu mối 4,2 5,4 5. Đất giao thông 13,49 7,29 Khu công nghiệp có thể bố trí các nền nhà theo những môdun khác nhau như: 0,5 ha; 1,0 ha; 1,5 ha; 2,0 ha; (2,5-4,0) ha. Các xí nghiệp công nghiệp lớn tùy theo quy mô, tính chất từng loại.  Hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp Hạ tầng về giao thông: Đồ án tốt nghiệp 8 Giao thông đối ngoại có quốc lộ 20 đi Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 55 đi Phan Thiết, ngoài ra còn có hệ thống đường giao thông nội bộ trong toàn khu công nghiệp. Nhìn chung về mặt giao thông là rất thuận lợi cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Hệ thống kho bãi: Có bãi đậu xe và hệ thống kho bãi được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại, có khả năng tiếp nhận các phương tiện vận tải lớn, các xe container ra vào dễ dàng. Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho khu công nghiệp Lộc Sơn là lưới điện 220KV quốc gia (Đa Nhim –Bảo Lộc – Long Bình, thủy điện Đa Mi – Hàm Thuận – Bảo Lộc) đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, liên tục và ổn định cho các nhà máy và toàn bộ khu công nghiệp. Hệ thống cấp – Thoát nước: Hệ thống cấp nước: Giai đoạn I sử dụng nguồn nước ngầm gồm 07 giếng khoan với công suất 3900m 3 /ngđ. Giai đoạn II sử dụng nguồn nước mặt sông Đại Bình với công suất 5000m 3 /ngđ. Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho khu công nghiệp. Hệ thống thoát nước: Hiện tại, khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước. Nước thải tự thấm xuống đất hoặc chảy tràn trên mặt đất. Nhà máy chè Lâm viên và nhà máy cơ khí, nước thải không được xử mà xả trực tiếp xuống sông Đại Bình. Nước mưa tự thoát theo độ dốc địa hình về các đường phân thuỷ rồi đổ vào sông Đại Bình và sông Đam Rông, hai sông này chảy theo hướng Bắc Nam và Tây Nam và nhập cùng nhập vào hệ thống sông của Lâm Đồng ở giới hạn cuối, phía Tây Nam của khu vực dự án. Hệ thống hạ tầng cơ sở và tiện ích công cộng khác: Khu công nghiệp lộc Sơn phối hợp cùng bưu điện Tỉnh Lâm Đồng xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế của các nhà đầu tư. Các công trình cây xanh tăng vẻ mỹ quan, làm dịu môi trường công nghiệp góp phần phòng chống ô nhiễm. Đồ án tốt nghiệp 9  Loại ngành nghề dự kiến tiếp nhận vào khu công nghiệpkhu công nghiệp đa ngành và tập trung của tỉnh với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngành nghề sản suất chính: - Công nghiệp chế biến chè, cà phê, nông sản, thực phẩm, hoa quả. - Công nghiệp may mặc, công nghiệp sâu tơ tằm, chế biến nhôm, sản suất vật liệu xây dựng, lắp ráp điện tử, đóng giày da, sản phẩm từ nhôm… 2.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của KCN Lộc Sơn  Thu hút đầu tư trong và ngoài nướckhu công nghiệp tập trung, đa ngành, được hình thành nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư, tạo việc làm cho người lao động.Với những ưu đãi đầu tư của tỉnh cũng như về thị trường tiêu thụ sản phẩm, KCN Lộc Sơn có khả năng thu hút các nhà đầu tư xây dựng 20 - 40 nhà máy sản xuất. Bình quân mỗi nhà máy đầu tư khoảng 5 triệu USD thì KCN có thể thu hút khoảng 150 - 200 triệu USD vốn đầu tư.  Thúc đẩy phát triển kinh tế và đô thị hoá trong tỉnh Chế biến nông lâm sản sử dụng nguyên liệu tại chỗ đa dạng và phong phú, giảm chi phí vận chuyển và chi phí giao thông chung. Xây dựng KCN Lộc Sơn sẽ kích thích sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm và ổn định thị trường đầu ra cho người nông dân, nâng cao đời sống, ổn định xã hội và góp phần tích cực đảm bảo an ninh quốc phòng. Các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp chủ đạo của tỉnh: Chè, cà phê, điều, tiêu, dâu tằm là cây công nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhờ có công nghiệp chế biến, giá trị nông, lâm sản được trở thành hàng hóa giá trị cao và tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện hiện đại hóa đất nước. Dự án được thực hiện sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hoá khu vực phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là thành phố Bảo Lộc. Đồ án tốt nghiệp 10 Dự án được thực hiện, trên cơ sở tạo ra những chỗ làm việc mới mang tính chất công nghiệp sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh và nâng cao dân trí của nhân dân địa phương. Quá trình hình thành và phát triển của KCN sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên những điều kiện nâng cao trình độ cũng như những kinh nghiệm về quản và đầu tư xây dựng, về kỹ thuật công nghệ và kinh doanh cho người lao động.  Giải quyết việc làm cho người lao động Dự án có thể thu hút khoảng 12.000 - 15.000 lao động trực tiếp và cần 12.000 - 15.000 lao động gián tiếp. Nếu tính bình quân tiền lương tháng của lao động trong khu công nghiệp là 50 USD/người/tháng thì chi phí trả lương cho lao động trực tiếp khoảng 700.000 USD/năm.  Đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước Dự án có thể không đóng góp vào ngân sách Nhà nước một cách trực tiếp nhưng đóng góp đặc biệt quan trọng của Dự án là đóng góp gián tiếp qua thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động của các doanh nghiệp thuê lại đất trong KCN Lộc Sơn để sản xuất kinh doanh.  Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu hàng hoá KCN Lộc Sơn đi vào hoạt động và phát triển sẽ là một khu công nghiệp sản xuất với công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước được nâng cao sẽ tạo ra cơ hội giảm nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng và do đó tiết kiệm được ngoại tệ. 2.2 Tổng quan đặc điểm nguồn nước thải KCN Lộc Sơn 2.2.1 Cơ cấu các ngành công nghiệp của KCN Lộc Sơn Hiện nay đã có 12 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào KCN với tổng diện tích thuê đất công nghiệp khoảng 69,5ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến thu hút đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN trong giai đoạn đầu. [...]... qua hệ thống song chắn rác, hố ga lắng lọc, sẽ được xả th i trực tiếp vào nguồn tiếp nhận Nước th i công nghiệp Xử cục bộ Nước th i sinh hoạt Bể phốt Trạm xử nước th i tập trung Nước mưa Bể lắng sơ bộ Nguồn tiếp nhận (sông Đ i Bình) Sơ đồ nguyên lý xử nước th i KCN Lộc Sơn Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước th i sau khi xử cục bộ t i các nhà máy (trước khi đưa về hệ thống XLNT tập trung) ... nhà máy áp dụng biện pháp xử nước th i sinh hoạt bằng hệ thống các bể tự ho i, sau đó chuyển nước th i về trạm XLNT tập trung để tiếp tục xử cùng v i nước th i công nghiệp nhằm đạt tiêu chuẩn m i trường Việt Nam, trước khi th i ra nguồn tiếp nhận là sông Đ i Bình  Tổng nước th i công nghiệp Theo các kết quả ước tính t i lượng trung bình của một số chất ô nhiễm chính trong nước th i sản xuất như... chế biến gỗ - Nước th i sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn - Nước th i sản xuất Chế biến cà phê bột - Nước th i sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn Chế biến cà phê xuất khẩu - Nước th i sản xuất - Nước th i sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn - Nước th i sản xuất Xe tơ - Nước th i sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn - Nước th i sản xuất Chế biến thức ăn gia súc - Nước th i sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn - Nước th i sản... nước th i về trạm XLNT tập trung để tiếp tục xử nhằm đạt tiêu chuẩn m i trường Việt Nam, trước khi th i ra nguồn tiếp nhận là sông Đ i Bình  Nguyên lý xử nước th i KCN Nước th i sản xuất và sinh hoạt t i các nhà máy, xí nghiệp trong KCN được thu gom, xử theo 2 cấp như sau: xử cục bộ t i nhà máy, xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quy định của Chủ đầu tư KCN và sau đó xử tập trung lần cu i t i. .. axit hữu cơ, các ion kim lo i Phương pháp này được ứng dụng khi nồng độ chất th i lớn hơn 3 ÷ 4 g/l Làm sạch nước th i bằng phương pháp trích ly bao gồm ba giai đoạnGiai đoạn thứ nhất: Trộn đều nước th i v i chất trích ly, giữa các chất lỏng hình thành hai pha lỏng  Giai đoạn thứ hai: Phân riêng hai pha lỏng n i trên  Giai đoạn thứ ba: T i sinh chất trích ly 3.3 Xử nước th i bằng phương pháp... hoặc nước clo, nước javel, v i clorua, các hipoclorit, cloramin B… Một số phương pháp khử khu n thường được ứng dụng hiện nay 3.4.1 Phương pháp Chlor hóa Lượng Clor hoạt tính cần thiết cho một đơn vị thể tích nước th i là: 10 g/m3 đ i v i nước th i sau xử cơ học, 5 g/m3 đ i v i nước th i sau xử sinh học hoàn toàn Clor ph i được trộn đều v i nước th i và th i gian tiếp xúc giữa hóa chất và nước th i. .. th i sản xuất Chế biến cà phê, chè - Nước th i sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn - Nước th i sản xuất Chế biến chè - Nước th i sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn - Nước th i sản xuất Chế biến tơ - kén tằm - Nước th i sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn 12 Đồ án tốt nghiệp Công ty 11 Công ty chè Hà Nguyên Nguồn gây ô nhiễm - Nước th i sản xuất khoáng sản, sản xuất - Nước th i sinh hoạt phân bón 10 Công ty TNHH An... nước th i của KCN là 5.590,9 m3/ngày.đêm, ta sẽ thiết kế trạm xử nước th i tập trungcông suất 6000 m3/ngày.đêm chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là 3000m3/ngày.đêmgiai đoạn 2 là 30003/ngày.đêm tương tự Nhìn chung, một số chỉ số ô nhiễm bình quân chính trong nước th i sản xuất (SS, BOD5, COD) đều vượt gấp nhiều lần mức quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq = 0,9; Kf = 0,9) do nước th i. .. anh, than antraxit, than cốc, s i, đá, thậm chí cả than nâu, than bùn hay than gỗ 3.2 Xử nước th i bằng phương pháp hóa Những phương pháp hóa thường được sử dụng trong xử nước th i là: keo tụ, hấp phụ, trích ly, bay h i, tuyển n i Xử hóa có thể là giai đoạn xử độc lập hoặc xử cùng v i các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học khác trong công nghệ xử nước th i hoàn chỉnh 3.2.1... và thu nhận nước th i theo mùa Chọn lo i nào là tùy thuộc vào đặc i m thoát nước của vùng và lo i cây trồng hiện có Trước khi th i vào cánh đồng, nước th i cần ph i được xử sơ bộ Tiêu chuẩn tư i nước lên cánh đồng nông nghiệp lấy thấp hơn 33 Đồ án tốt nghiệp tiêu chuẩn tư i nước lên cánh đồng công cộng Hiệu suất xử nước th i trên cánh đồng tư i đạt rất cao  Hồ sinh học Hồ sinh học là hồ chứa . th i từ các nhà máy, doanh nghiệp trong KCN dễ dàng và hiệu quả hơn. 1.3 Mục tiêu đề t i Lựa chọn công nghệ và thiết kế trạm xử lý nước th i tập trung cho Khu công nghiệp Lộc Sơn giai đoạn. trong khu vực trung bình từ (2,5 - 3,5)KG/cm 2 .  Diện tích khu công nghiệp Lộc Sơn Tổng diện tích quy hoạch là 185 ha, chia làm hai giai đoạn trong đó giai đoạn I là 93,35 ha, giai đoạn II. toàn bộ khu công nghiệp. Hệ thống cấp – Thoát nước: Hệ thống cấp nước: Giai đoạn I sử dụng nguồn nước ngầm gồm 07 giếng khoan v i công suất 3900m 3 /ngđ. Giai đoạn II sử dụng nguồn nước mặt

Ngày đăng: 25/04/2014, 20:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan