định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén

82 5.1K 44
định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Để hoàn thành được đề tài này đầu tiên em xin chân thành cám ơn đến Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế là nơi em thực tập trong thời gian qua, và đặc biệt là lời cảm ơn chân thành đến phòng Hướng dẫn-thuyết minh và chú Nguyễn Quang Huy là cán bộ hướng dẫn của em, cám ơn chú và trung tâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho em mượn các tư liệu giúp em có thể nghiên cứu dễ dàng hơn, giúp em quan sát, tiếp xúc, cọ xát với thực tế để em có một cái nhìn khách quan và chính xác hơn để em có thể hoàn thành nghiên cứu của mình ngày hôm nay. Đặc biệt em cũng xin gửi lời cám ơn đến giáo viên hướng dẫn của em là thầy Cao Hữu Phụng, người luôn theo sát em từng bước, luôn tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho em, thầy luôn đưa ra những lời khuyên, những hướng dẫn của thầy giúp em biết được mình sai cái gì và chỗ nào còn thiếu sót để bổ sung và phát triển đề tài nghiên cứu của mình. Cảm ơn thầy trong thời gian qua đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình. Thời gian thực hiện đề tài là quá ngắn chỉ có hai tháng nên trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không khỏi có những thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 1 MỤC LỤC SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu Bảng 2: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại các điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012 Bảng 3: Lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 -2013 Bảng 4: Số lượng khách đến Huế giai đoạn 2011 – 2013 Bảng 5: Biến động về lượng khách đến Huế qua 3 năm 2011 – 2013 Bảng 6: Tổng lượng khách đến điện Hòn Chén từ năm 2011- 2013 Bảng 7: Biến động lượng khách tham quan đến điện Hòn Chén từ năm 2011-2013 Bảng 8: Báo cáo lượng khách tham quan tại điện Hòn Chén từ ngày 01/01đến ngày 31/12 trong 3 năm từ 2011- 2013 Bảng 9: Giá vé điện Hòn Chén trong 3 năm từ năm 2011- 21013 Bảng 10: Doanh thu của điện Hòn Chén từ năm 2011-2013 Bảng 11: Biến động doanh thu của điện hòn Chén Bảng 12: Sơ lược về thông tin khách điều tra cho mục đích nghiên cứu Bảng 13: Đánh gía của khách du lịch về trang thiết bị tại điểm di tích Bảng 14: Đánh giá của du khách về cảnh quan môi trường Bảng 15: Đánh giá của du khách về nhân viên phục vụ Bảng 16: Đánh giá của khách du lịch về hoạt động tại di tích Bảng 17: Đánh giá về yếu tố an ninh, an toàn SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 3 Phần 1: Đặt Vấn Đề 1. Lý do chọn đề tài Huế là một trong những trung tâm du lịch của cả nước vốn nổi tiếng là vùng đất còn lưu giữ được nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị, đặc biệt là Quần thể di tích Cô đô Huế đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa thế giới” và tiêu biểu trong quần thể di tích Cố đô Huế là Đại Nội được bảo vệ bởi Kinh Thành Huế. Lại được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp như sông Hương, núi Ngự, cùng với những nét văn hóa truyền thống, các công trình kiến trúc đặc sắc, những làng nghề truyền thống, lòng mến khách, sự thân thiện của con người nơi đây, càng tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Trong gần 400, năm Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến kinh đô của 13 triều vua nhà Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc và hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua chiều dài của lịch sử, Huế vẫn gìn giữ được những giá trị truyền thống, đồng thời Huế cũng là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa tạo ra sự đa dạng về tôn giáo và tín ngưỡng. Chính vì sự đa dạng đó mà Thừa Thiên Huế có rất nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh.Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ của rất nhiều tôn giáo lớn trên cả nước, tiêu biểu là Phật giáo với hơn 400 ngôi chùa và niệm phật đường, chiếm gần 1/3 số lượng chùa chiền trên cả nước, nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử và kiến trúc như chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, Từ Đàm, chùa Báo Quốc… Ngoài ra, ở Huế còn có Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài, Tin Lành… Đặc biệt phải kể đến sự phát triển của các tín ngưỡng dân gian mà tiêu biểu nhất đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y Ana tại điện Hòn Chén, một tín ngưỡng đặc trưng của các tỉnh miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều nét độc đáo trong phong tục thờ mẫu cũng như nghệ thuật hát chầu văn ở Huế. Mặc đặc biệt là vậy nhưng điện Hòn Chén SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 4 vẫn chưa được du khách biết đến nhiều, hầu hết du khách chỉ đến đây mỗi khi diễn ra lễ hội “xuân thu nhị kỳ” 2 lần một năm, thời gian còn lại trong năm hầu như khách hành hương đến đây rất ít và chủ yếu là người dân bản địa. Ý thức được tầm quan trọng của Điện Hòn Chén đến việc phát triển du lịch tâm linh ở Huế nên em quyết định chọn đề tài định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chén cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. - Đưa ra được những cơ sở lý luận liên quan đến du lịch tâm linh và sự hài lòng của khách du lịch đối với các hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén. - Tìm hiểu thực trạng các hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén. - Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về các hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thu hút khách du lịch đến với du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu. - Đạo Thiên tiên thánh giáo - Lễ hội điện Hòn Chén - Điện Hòn chén. - Sự hài lòng của khách du lịch đối với hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén b. Phạm vi nghiên cứu. • Thời gian: - Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2011- 2013. - Thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014. • Không gian: Điện Hòn Chén ( núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 5 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu không chỉ là những vấn đề lý luân mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định sự thành công của mọi công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công công nghệ để chúng ta thực hiện công trình nghiên cứu khoa học. Các phương pháp được vận dụng trong bài là: a. Phương pháp phân tích và tổng hợp. • Phương pháp phân tích: Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố có cấu thành giản đơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố, bộ phận ấy. • Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp là quá trình ngược lại với phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. b. Phương pháp quy nạp và diễn giải. • Phương pháp quy nạp: Là những biện pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lập, ngẫu nhiên, rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của một đối tượng nào đó. • Phương pháp diễn giải: Đó là phương pháp đi từ các bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận, để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, các trường hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng, giúp đưa ra những tiền đề, giả thuyết và bằng những suy diễn logic để rút ra ra những kết luận, định lý, công thức. SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 6 c. Phương pháp lịch sử Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng. từ cái lịch sử, chúng ta sẽ phát hiện ra các quy luật của đối tượng. d. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. Sử dụng số liệu về doanh thu bán vé và số lượng khách du lịch đến với điện Hòn Chén trong 3 năm 2011->2013, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp, và các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, luận văn, sách… e. Phương pháp đối chiếu, so sánh. Từ các số liệu có sẵn, tiến hành đối chiếu về doanh thu và số lượng khách qua từng năm theo tỷ lệ phần trăm. f. Phương pháp chọn mẫu điều tra: - Phương pháp chọn mẫu điều tra mà chuyên đề sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. - Kích thước mẫu: Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane: e N N n 2 .1+ = Trong đó: n: Quy mô mẫu. N: Kích thước tổng thể, N= 38717 ( trung bình tổng số lượt khách đến điện Hòn Chén trong 3 năm từ 2011-2013). e: Độ sai lệch. Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1 Áp dụng công thức ta có quy mô mẫu là: 99,74 Để đạt được số mẫu cần thiết đề tài đã tiến hành phát ra 110 phiếu điều tra. g. Bảng câu hỏi điều tra: Bảng câu hỏi điều tra được xây dựng bằng cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (vì khách nội địa). Bảng câu hỏi bao gồm các mục hỏi: Thông tin cá nhân, thông tin cảm nhận bằng cách sử dụng thang đo mức độ Likert, người được phỏ ng vấn sẽ đánh dấu vào mức độ thích hợp nhất với ý kiến của họ. Thang đo Likert: SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 7 * Năm mức độ hài lòng từ 1 đến 5: Số 1: Rất không hài lòng. Số 2: Không hài lòng. Số 3: Bình thường. Số 4: Hài lòng. Số 5: Rất hài lòng. h. Phương pháp xử lý số liệu với spss + Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình. 5. Cấu trúc đề tài. Chương I.: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch tâm linh. Chương II: Thực trạng về sự phát triển các hoạt dộng du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén. Chương III: Giải pháp định hướngphát triển vế du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén. SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 8 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH TÂM LINH 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch 1. Khái niệm du lịch : Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Theo Luật Du Lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. 3. Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là những thứ có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên- xã hội và trên cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch: + Tài nguyên du lịch + Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 9 + Các dịch vụ công cộng + Các yếu tố hành chính + Tình hình kinh tế - chính trị- xã hội của quốc gia. 4. Các loại hình du lịch : • Du lịch văn hóa Loại hình này nhằm thỏa mãn những nhu cầu mở rộng sự hiểu biết về nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, con người,…. nơi họ đến, tình hình kinh tế xã hội của đất nước được viếng thăm. + Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể : khách du lịch đi với mục đích được định sẵn, thường là các cán bộ khoa học, sinh viên và các chuyên gia. + Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp : gồm đông đảo những người muốn tham gia để thỏa mãn những tò mò của mình về nhưng nền văn hóa mới. • Du lịch lịch sử Loại hình này nhằm tìm hiểu về lịch sử của một quốc gia, một dân tộc, qua việc đưa khách đến nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, các viện bảo tàng lịch sử, các di tích cách mạng…… • Du lịch xanh Ở nhiều nước phát triển, môi trường bị ô nhiễm nặng, chính vì vậy, du khách là những người thành thị muốn tìm về màu xanh của tự nhiên, không khí trong lành, không ồn ào, náo nhiệt như ở thành phố, du khách có xu hướng tìm về với màu xanh của biển, màu vàng của lúa…. • Du lịch sinh thái Là loại hình du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên, bảo tồn được môi trường và cải thiện đời sồng của cư dân địa phương. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái : + Giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch + Có đặc tính thuyết minh và giáo dục + Thường tổ chức đi theo nhóm nhỏ + Cung cấp nguồn tài chích trực tiếp cho sự nghiệp bảo tồn + Cộng đồng địa phương tham gia vào du lịchDu lịch nghỉ ngơi, giải trí SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 10 [...]... chất lượng dịch vụ, sự phát SVTH: Lê Thị Thanh Hương Page 16 triển và hoàn thiện của một doanh nghiệp du lịch nào đó Tâm trạng của du khách càng thoải mái thì sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ, chuyến đi càng cao 2.1 Cơ sở lí luận về du lịch tâm linh 1.2.1 Khái niệm du lịch tâm linh Du lịch tâm linh là hoạt động của du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo,... Văn Hóa Thể Thao và Du lịch Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến Tuy vậy, nhận thức về du lịch tâm linh vẫn chưa thực sự đầy đủ và thống nhất Những năm qua, Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó du lịch tâm linh có đóng góp to lớn và bền vững vào sự tăng trưởng đó Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh... từ-bi-hỷ-xả của đạo Phật Những giá trị ấy có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cho dân sinh - Du lịch tâm linh giúp đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội 2.1 Cơ sở thực tiễn 2.1.1 Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam: Trong giai đoạn vừa qua, Du lịch Việt Nam chứng kiến giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ... các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh 1.2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của du lịch tâm linh - Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp du lịch dịch vụ - Với triết lý đạo Phật cũng như các tôn giáo khác là sống tốt đời đẹp đạo, du lịch tâm linh chủ động và tích cực trong việc... tiêu tổng thể đó thì mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015 đã về đích trước 2 năm Đạt được kết quả tăng trưởng đó có sự đóng góp tích cực của du lịch tâm linh với những kết quả đáng ghi nhận Ở Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng khá lớn Thông thường khách đi du lịch hầu như kết hợp với mục đích tâm linh hoặc mục đích tâm linh được lồng ghép trong nhiều chuyến đi... những điểm đến tâm linh vẫn không ngừng được xây dựng và phát triển Với sự chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí hiệu quả của chính quyền các cấp, khi các “điểm đến tâm linh hội đủ điều kiện cần thiết, chúng lại trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, mời gọi, không chỉ giúp cho Thừa Thiên - Huế phát triển bền vững ngành du lịch mà cả phát triển kinh tế - xã hội nói chung Đối với các khu du lịch tâm linh, song... sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu dể duy trì và phát triển tâm trạng hài lòng của khách du lịch Một trong những chiến lược cạnh tranh trên thị trường du lịch hiện nay là chiến lược đầu tư chiều sâu nhằm thay đổi công nghệ du lịch trong bốn lĩnh vực kỹ thuật, con người, tổ chức và thông tin Chính là nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch Khi đi du lịch người ta sẽ được... Thao và Du Lịch Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tâm linh Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ngắn, có thể chỉ vài giờ trong ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày Thông thường khách du lịch tâm linh đi trong ngày và ít nghỉ lại qua đêm Thời gian lưu trú lâu dài nhất là 1.8 ngày như ở Măng Đen gắn với các mục đích khác như nghỉ dưỡng, sinh thái Thời gian đi du lịch tâm linh. .. 2.2 Tổng quan về Điện Hòn Chén : 2.2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành và phát triển của điện Hòn Chén Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, tỉnh Thừa Thiên Huế Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên thành Ngọc Trản ( có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn thường quen gọi là Hòn Chén vì nó có giai thoại Vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc SVTH:... (2,1 triệu lượt), Yên Tử (2,3 triệu lượt), khu du lịch Núi Bà Đen (2,2 triệu lượt); Cô Sơn Kiếp Bạc (1,2 triệu) Đối với khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích tâm linh không nhiều, trong số 6,8 triệu lượt khách đến Việt Nam năm 2012 ước tính có khoảng 12% khách du lịch có đến các điểm du lịch tâm linh Bảng 1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu Đơn vị: triệu lượt Địa điểm 2008 . về du lịch tâm linh. Chương II: Thực trạng về sự phát triển các hoạt dộng du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén. Chương III: Giải pháp định hướng và phát triển vế du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén. SVTH:. quan đến du lịch tâm linh và sự hài lòng của khách du lịch đối với các hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén. - Tìm hiểu thực trạng các hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén. - Đánh. thức được tầm quan trọng của Điện Hòn Chén đến việc phát triển du lịch tâm linh ở Huế nên em quyết định chọn đề tài định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chén cho chuyên đề tốt nghiệp

Ngày đăng: 25/04/2014, 16:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1: Đặt Vấn Đề

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • Huế là một trong những trung tâm du lịch của cả nước vốn nổi tiếng là vùng đất còn lưu giữ được nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị, đặc biệt là Quần thể di tích Cô đô Huế đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa thế giới” và tiêu biểu trong quần thể di tích Cố đô Huế là Đại Nội được bảo vệ bởi Kinh Thành Huế. Lại được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp như sông Hương, núi Ngự,... cùng với những nét văn hóa truyền thống, các công trình kiến trúc đặc sắc, những làng nghề truyền thống, lòng mến khách, sự thân thiện của con người nơi đây,...càng tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

      • 2. Mục đích nghiên cứu.

      • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

        • a. Đối tượng nghiên cứu.

        • b. Phạm vi nghiên cứu.

        • 4. Phương pháp nghiên cứu.

          • a. Phương pháp phân tích và tổng hợp.

          • b. Phương pháp quy nạp và diễn giải.

          • c. Phương pháp lịch sử

          • d. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.

          • e. Phương pháp đối chiếu, so sánh.

          • f. Phương pháp chọn mẫu điều tra:

          • Để đạt được số mẫu cần thiết đề tài đã tiến hành phát ra 110 phiếu điều tra.

          • g. Bảng câu hỏi điều tra:

          • Bảng câu hỏi điều tra được xây dựng bằng cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (vì khách nội địa). Bảng câu hỏi bao gồm các mục hỏi: Thông tin cá nhân, thông tin cảm nhận bằng cách sử dụng thang đo mức độ Likert, người được phỏ ng vấn sẽ đánh dấu vào mức độ thích hợp nhất với ý kiến của họ.

          • 5. Cấu trúc đề tài.

          • PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

            • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH TÂM LINH

            • 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch

            • 1. Khái niệm du lịch :

            • 2. Tài nguyên du lịch 

            • 3. Sản phẩm du lịch:

            • 4. Các loại hình du lịch :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan