121 câu trắc nghiệm tin học đại cương

25 6.7K 8
121 câu trắc nghiệm tin học đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 121 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức cơ bản về Công Nghệ Thông Tin (IT) Trần Huy Thắng, 2013. MỤC ĐÍCH. Tài liệu này là: - Là dạng đề thi cuối kì môn “Tin học đại cương” ở trường ĐH Nông Nghiệp. Đề thi mẫu này có 121 câu trắc nghiệm (4 đáp án) làm trong thời gian 120 phút. Đề thi thật có thể có số câu hỏi ít hơn nhưng thời gian trung bình vẫn là 1 phút/1 câu. - Là bài điểm duyệt lại các khái niệm, thuật ngữ cơ bản trong giáo trình môn học. Tên khái niệm hoặc thuật ngữ mà sinh viên cần nắm được ghi ngay ở đầu mỗi câu hỏi. Các câu hỏi bao quát 9 nội dung: o Giới thiệu về IT (information technology): chương 1 o Biểu diễn thông tin trong máy tính (Data Representation): chương 1 o Cấu trúc phần cứng máy tính (Hardware Structure): chương 2 o Hệ điều hành (Operating System): chương 3 o Mạng máy tính (networking) và Intenret: chương 4 o Thuật toán (Algorithms). Ngôn ngữ lập trình (Programming Languages). Công nghệ phần mềm (Software engineering): chương 6, chương 3. o Cơ sở dữ liệu (Database): chương 5. o Các vấn đề xã hội của Công Nghệ Thông Tin: chương 7  Phần mềm độc hại (malware) và Tội phạm máy tính (computer crime)  Sở hữu trí tuệ (intellectual property)  Mạng xã hội (social network) và truyền thông xã hội (social media) o Các hiểu biết thường thức về ngành Công Nghẹ Thông Tin: không có trong giáo trình! QUI CÁCH TRÌNH BÀY. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án, người làm bài sẽ chọn đáp án đúng nhất. Nếu đáp án (a) đúng, (b) đúng thì đáp án “(a) và (b) đều đúng” sẽ là đáp án đúng nhất. Một số câu hỏi có những đáp án có nội dung dài – đó là để cung cấp/nhắc lại kiến thức cho sinh viên. Một số câu còn có giải thích thêm khi chúng tôi cảm thấy khái niệm chưa được trình bày kĩ trong giáo trình. Trong đề thi thật sẽ không có những đáp án dài và giải thích như vậy. CÁCH HỌC THI. Phải đọc giáo trình! Mục đích của tài liệu này là chỉ ra những mục nào trong giáo trình sinh viên cần đọc kĩ chứ không thay thế giáo trình. 2 Mục lục I. IT là gì 1. IT 2. Telecom 3. Khoa học máy tính (Computer Science) 4. ICT 5. Kỉ nguyên thông tin. Thời đại số. (Information/Digital Age) II. Biểu diễn thông tin trong máy tính 6. Nguyên lí kĩ thuật số 7. Mã hóa nhị phân 8. Số hóa hình ảnh 9. Số hóa âm thanh 10. Mạch logic 11. Biểu thức logic 12. Unicode 13. Mã hóa số nguyên không âm 14. Mã hóa số âm 15. Đơn vị đo dung lượng thông tin. 16. Định dạng file text phổ biến 17. Định dạng file video phổ biến 18. Định dạng file hình ảnh phổ biến 19. Định dạng file âm thanh phổ biến 20. Định dạng file nén phổ biến III. Cấu trúc phần cứng máy tính 21. PC (Personal Computer) 22. Thành phần cơ bản của máy tính. 23. Nguyên lí Von Neumann 24. CPU: từ máy 32 bit hay 64 bit 25. CPU: đồng hồ tạo xung nhịp 26. Register và Cache 27. Bus 28. Bo mạch chủ (mainboard) 29. Bộ nhớ trong vs bộ nhớ ngoài 30. RAM (Random Access Memory) 31. Ổ đĩa cứng (hard disk drive) 32. ROM (Read Only Memory) 33. Thiết bị ngoại vi (peripheral devices) 34. Thiết bị nhập dữ liệu (input devices) 35. Thiết bị xuất dữ liệu (output devices) 36. Độ phân giải màn hình (Screen resolution) 37. Máy in (Printer) 38. Máy quét (scanner) 39. Đĩa CD/DVD 40. BIOS và Quá trình khởi động của máy tính 41. Firmware 42. Nguồn điện máy tính IV. Hệ điều hành 43. Phân tầng phần mềm: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng 44. Chức năng hệ điều hành 45. Tiến trình (process) 46. Sự thường trực của hệ điều hành trong RAM 47. Đa nhiệm (multitasking) 48. Đa người dùng (multi user) 49. File khả thi (file chương trình) và file dữ liệu 50. Cài đặt hệ điều hành 51. Sự tương thích giữa phần mềm ứng dụng với hệ điều hành 52. Windows NT 53. Mac OS 54. UNIX 55. LINUX 56. Android 57. iOS và iPhone V. Mạng máy tính 58. Mạng LAN 59. Mạng WAN 60. TCP/IP 61. Định tuyến (routing) 62. Internet 63. Tên miền (domain name) 64. Địa chỉ IP (IP address) 65. URL (Uniform Resource Locator) 66. Mô hình Client-Server 67. World Wide Web 68. Webpage - Website 69. HTML 70. Web hosting 71. E-mail 72. Wi-Fi 73. Switch 74. Modem 75. ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) 76. Băng thông (bandwith) 77. 3G VI. Thuật toán. Ngôn ngữ lập trình. Công nghệ phần mềm 78. Thuật toán (algorithms) 79. Dạng giả mã (pseudo code) 80. Tính dừng của thuật toán 81. Độ phức tạp của thuật toán 82. Thuật toán đệ qui 83. Ngôn ngữ lập trình 84. Mã nguồn, mã máy 85. Biên dịch chương trình 86. Công nghệ phần mềm 87. Phần mềm nguồn mở/tự do. VII. Cơ sở dữ liệu (Database) 88. Cơ sở dữ liệu 89. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) 90. Mô hình cơ sở dữ liệu 91. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu SQL VIII. Các vấn đề xã hội của Công Nghệ Thông Tin A. Phần mềm độc hại (malware) và tội phạm máy tính (computer crime) 92. Virus 93. Worm 94. Trojan 95. Spyware 96. Adware 97. Keylogger 98. Spam 99. Lừa đảo trực tuyến (online phishing) 100. Tấn công từ chối dịch vụ B. Sở hữu trí tuệ (intellectual property) 101. Bản quyền (copyright) 102. All rights reserved 103. Public domain (sở hữu công) 104. Kí hiệu (R) 105. Kí hiệu TM 106. EULA 107. Fair Use 108. Shareware C. Mạng xã hội và truyền thông xã hội 109. Web 2.0 110. Truyền thông xã hội (social media) là gì 111. Mạng xã hội (social network) 112. Blog và Microblog 113. Chia sẻ ảnh trên Internet. 114. Chia sẻ video trên Internet 115. Wikipedia.org IX. Hiểu biết thường thức về Công nghệ thông tin 116. Thung lũng silicon (silicon valley) 117. CEO nổi tiếng trong ngành máy tính 118. Google 119. Microsoft 120. Apple 121. Intel 3 Chọn ra đáp án đúng nhất. Nếu đáp án (a) đúng, (b) đúng thì đáp án “(a) và (b) đều đúng” sẽ là đáp án đúng nhất. I. IT là gì 1. IT Từ “IT” là viết tắt của “Information Technology” (công nghệ thông tin): a. Người làm IT chủ yếu nghiên cứu thuật toán; người làm khoa học máy tính chủ yếu lập trình. b. IT và viễn thông có sự giao thoa với nhau, nhất là ở mảng Internet và điện thoại di động. c. Quản trị mạng máy tính không thuộc ngành IT mà thuộc ngành truyền thông, viễn thông. d. Người làm IT chỉ cài đặt, sửa chữa máy tính; quản trị mạng và lập trình phần mềm thuộc về khoa học máy tính. 2. Telecom a. Telecom = “telegraph” (điện báo) + “communication” (truyền thông), nên “telecom” nghĩa là liên lạc bằng điện báo. Ngày nay từ “telecom” không còn được dùng nữa. b. Telecom = “tele” (từ xa) + “communication” (truyền thông), nên “telecom” nghĩa là truyền thông từ xa, tức là “viễn thông” (“viễn”: xa). c. Telecom = “tele” (từ xa) + “company” (công ty), nên “telecom” chỉ hình thức làm việc từ xa thông qua Internet của các công ty hiện đại ngày nay. d. Telecom theo nghĩa hiện đại không liên quan đến Internet, Internet là lĩnh vực chỉ của IT. 3. Khoa học máy tính (Computer Science) Điểm khác nhau căn bản nhất giữa Computer Science (CS) và Information Technology (IT) là: a. CS tập trung chủ yếu về phần mềm còn IT tập trung về mạng máy tính. b. CS tập trung chủ yếu về “computer” (máy tính), còn IT tập trung về mạng máy tính. c. Mục đích chính của CS là nghiên cứu chế tạo máy tính nhưng đây chỉ là một nhánh nhỏ của IT. d. CS là khoa học nên thiên về lí thuyết về máy tính, mạng máy tính và tính toán, còn IT là công nghệ nên thiên về ứng dụng, triển khai những thứ này để xử lí thông tin hiệu quả. 4. ICT Khi nói về IT, người ta còn nói về ICT. Chữ “T” ở đây là technology, vậy chữ “I” và chữ “C” là gì: a. ICT = Information and Communication Technology – công nghệ thông tin và truyền thông, như vậy ICT = IT + Communication. b. Máy tính, Internet và điện thoại di động đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và cách làm việc của con người. ICT là từ chỉ các công nghệ liên quan đến những thứ này. c. Ngành truyền thông (communication) (công nghệ về điện thoại, radio, tivi, Internet) có liên quan chặt chẽ với ngành IT nhất là ở mảng Internet và điện thoại di động nên người ta thường hay ghép IT và Communication thành ICT. d. Tất cả các ý trên đều đúng. 5. Kỉ nguyên thông tin. Thời đại số. (Information/Digital Age) Người ta thường nói chúng ta đang sống trong “kỉ nguyên thông tin” hay “thời đại số”, hai thuật ngữ này nghĩa là: a. Khi nói “kỉ nguyên thông tin” thì người ta muốn nhấn mạnh đến “thông tin”, “tri thức”, còn khi nói “thời đại số” thì muốn nhấn mạnh đến “công nghệ kĩ thuật số” (công nghệ của máy tính và Internet) vốn đang được dùng để xử lí thông tin. b. Tùy theo cách thức sản xuất mà có thể chia lịch sử thành 4 giai đoạn khác biệt rõ ràng: thời đại nông nghiệp, thời đại công nghiệp, thời đại máy tính và Internet, thời đại số. 4 c. Thời đại số hay kỉ nguyên thông tin được đánh dấu bằng sự ra đời và phát triển của máy tính, Internet và điện thoại di động. d. Đáp án (a) và (c) đều đúng. II. Biểu diễn thông tin trong máy tính 6. Nguyên lí kĩ thuật số Nguyên lí kĩ thuật số (digita principle) là: a. Là nguyên lí biểu diễn dữ liệu qua các con số 0 và 1 b. Là nguyên lí tự động hóa xử lí thông tin bằng máy tính c. Là nguyên lí mã hóa thông tin dưới dạng các tín hiệu điện rời rạc d. Là tên gọi khác của số học nhị phân 7. Mã hóa nhị phân Cần ít nhất bao nhiêu bit để mã hóa được 29 chữ cái tiếng Việt a. 4 b. 5 c. 14 d. 15 8. Số hóa hình ảnh Hình vẽ bên là một bức ảnh bitmap (hình chữ “ơ”) kích thước 9*9 điểm ảnh với 3 màu: trắng, xám, đen. Người ta dùng 2 bit để mã hóa màu mỗi điểm ảnh với qui ước màu càng đậm thì mã hóa bằng xâu bit có giá trị càng cao và bắt đầu từ 00. File ảnh là một dãy bit mã hóa màu của các điểm ảnh liên xếp liền nhau. Nếu trích được một dãy bit mã hóa màu là 001001 trong file ảnh trên thì dãy bit này mã hóa những điểm ảnh có tọa độ nào. (Tọa độ (1,2) được hiểu là ô ở (hàng 1, cột 2)) a. (4,1), (4,2), (4,3) b. (4,6), (4,7), (4,8) c. (2,2), (3,2), (4,2), (5,2), (6,2), (7,2) d. Dãy bit trên không theo cách mã hóa đã nêu 9. Số hóa âm thanh Người ta số hóa một sóng âm như hình vẽ, biên độ sóng âm tại mỗi thời điểm lấy mẫu có giá trị từ 0 đến 15 và được mã hóa bằng 4 bit bắt đầu từ 0000. Dãy bit nào dưới đây ghi lại biên độ sóng âm tại thời điểm 11, 12, 13. a. 1010 1011 1100 b. 0100 0110 0111 c. 0011 0100 0110 d. Không mã hóa được vì 4 bit không đủ để mã hóa được tất cả các giá trị của biên độ sóng âm 5 10. Mạch logic Phép cộng 2 bit đơn X, Y có thể cho ra kết quả là một số 2 bit (khi X = Y= 1 thì X + Y = 10). Mạch nào dưới đây thực hiện phép cộng 2 bit X+Y nếu kí hiệu ở đầu ra A là bit ở hàng cao, B là bit ở hàng thấp 11. Biểu thức logic Viết công thức logic đầu ra cho mạch hình bên: a. (not (A) and not (B)) or (not(B) and not(A)) b. (not (A) or not (b) and (A or B) c. (not (A) and B) or (not (B) and A) d. (not(A) and B) or (not(B) and A) 12. Unicode Có 4 phát biểu sau về Unicode: (1) Unicode chứa các kí tự của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới (2) Windows XP, Windows 7 không dùng bảng mã Unicode nên để gõ tiếng Việt luôn phải cài thêm Unikey/Vietkey vì 2 phần mềm này dùng bảng mã Unicode (3) Mỗi kí tự trong bảng mã Unicode được mã hóa bằng 2 byte (4) Bảng mã này do riêng người Việt Nam làm, Unicode thường đi kèm với font .VnTime hoặc VNITime Xét xem những phát biểu nào đúng, sai: a. (2) và (4) đúng b. (1) và (3) đúng c. (3) sai d. (2), (3), (4) đúng 13. Mã hóa số nguyên không âm Người ta dành 5 bit cho một biến để lưu các số nguyên không âm. Vậy số 19 nếu được lưu vào biến này thì biến này sẽ có dạng nhị phân là: a. 11111 b. 10011 c. 01100 6 d. Biến này không thể lưu được số 19 14. Mã hóa số âm Người ta dùng 1 thanh ghi 8 bit để mã hóa các số nguyên từ -127 đến +127. Nếu trạng thái của thanh ghi là | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | thì nó đang biểu diễn số: a. +109 b. -109 c. +147 d. -19 15. Đơn vị đo dung lượng thông tin. Các bội số của đơn vị đo dung lượng thông tin là: 1 KB = 1024 B, 1 MB = 1024 KB, 1 GB = 1024 MB, 1TB = 1024 GB. Hình dung độ lớn của những đơn vị đo này như thế nào. a. Một đĩa CD ca nhạc có dung lượng vài GB. b. Một văn bản 100 trang A4 toàn chữ, không chứa hình ảnh có dung lượng trên 1 MB c. Một bộ phim 2 tiếng dạng WMV thường có dung lượng vài chục MB d. Một bài hát khoảng 5 phút theo kiểu MP3 có dung lượng dưới 10 MB 16. Định dạng file text phổ biến Bốn định dạng file văn bản phổ biến hiện nay a. RTF, PDF, GIF, FLV b. TXT, PDF, DOC, DOCX c. RTF, PDF, FLV, DOC d. DOC, DOCX, FLV, RTF 17. Định dạng file video phổ biến Ba định dạng file video phổ biến hiện nay a. WMV, WMA, MOV b. FLV, WMV, MP3 c. MP4, WMV, JPG d. WMV, MPG, FLV 18. Định dạng file hình ảnh phổ biến Ba định dạng file hình ảnh phổ biến hiện nay a. BMP, WMV, GIF b. BMP, JPG, EXE c. BMP, PDF, PPT d. BMP, JPG, GIF 19. Định dạng file âm thanh phổ biến Ba định dạng file âm thanh phổ biến hiện nay a. MP3, FLV, WMV b. MP3, WMA, WAV c. MP3, GIF, FLV 7 d. MP3, WMA, FLV 20. Định dạng file nén phổ biến Ba định dạng file nén phổ biến hiện nay a. RAR, PDF, MP3 b. WMV, ZIP, JPG c. PDF, DAT, GZIP d. ZIP, RAR, GZIP III. Cấu trúc phần cứng máy tính 21. PC (Personal Computer) Thuật ngữ PC là viết tắt của Personal Computer (máy tính cá nhân) được dùng để chỉ: a. Máy tính bảng. b. Máy xách tay vì nó mang tính cá nhân (personal) cao. Máy tính để bàn không được gọi là PC (mà được gọi là desktop) vì nó thường được dùng chung bởi nhiều người. c. Tất cả các máy tính phổ thông (máy để bàn, máy xách tay, máy tính bảng). Các máy server, siêu máy tính thì không là PC. d. Bất kì một máy tính nào có chủ nhân của nó; nếu không có chủ nhân thì không gọi là PC. 22. Thành phần cơ bản của máy tính. Máy tính cần tối thiểu những thành phần nào: a. CPU, RAM, Mainboard, nguồn điện b. CPU, RAM, Mainboard, ổ đĩa cứng, nguồn điện c. CPU, RAM, Mainboard, bàn phím, màn hình, nguồn điện d. CPU, RAM, Mainboard, ổ đĩa cứng, bàn phím, màn hình, nguồn điện 23. Nguyên lí Von Neumann Nguyên lí Von Neumann là thiết kế mà: a. Chương trình và dữ liệu được đặt trong cùng một bộ nhớ. b. Chương trình được lưu trong một bộ nhớ (RAM) còn dữ liệu được lưu ở một bộ nhớ khác (ROM). c. Người ta chia bộ nhớ trong thành RAM và ROM. e. Thông tin được mã hóa bằng các tín hiệu điện rời rạc. 24. CPU: từ máy 32 bit hay 64 bit Người ta thường nói “bộ vi xử lí này 32 bit, bộ vi xử lí kia 64 bit”, “bản Windows này 32 bit, bản Windows kia 64 bit”, “32 bit, 64 bit” được gọi là “từ máy” và nghĩa là: a. Lệnh vốn được lưu trong bộ nhớ, mỗi khi CPU đọc lệnh từ bộ nhớ để thực thi lệnh thì nó đọc liền một khối 32 hay 64 bit bộ nhớ. b. Đáp án (a) sai vì đó là định nghĩa của thanh ghi (register). c. 32 hay 64 bit đơn giản chỉ là tốc độ bus. d. 32 hay 64 bit đơn giản chỉ là dung lượng bộ nhớ ROM. 25. CPU: đồng hồ tạo xung nhịp Bên trong CPU có một bộ phận tạo ra xung nhịp, được gọi là “đồng hồ” (clock); bộ phận này có chức năng: a. Làm đồng hồ thời gian cho máy tính. Khi bạn tắt nguồn điện của máy tính đi, thì “đồng hồ” này vẫn âm thầm chạy (nhờ vào pin CMOS) để khi bật máy tính lên bạn lại có giờ chính xác. 8 b. Hết mỗi nhịp của đồng hồ thì CPU lại bắt đầu thực hiện một lệnh mới. c. Tần số (số nhịp trên một giây) của đồng hồ (đo bằng GHz) được lấy làm tốc độ của CPU. d. Cả (b) và (c) đều đúng. 26. Register và Cache a. Register và Cache đều là một dạng bộ nhớ trong giống như RAM nhưng tốc độ Register > Cache > RAM. b. Register và Cache đều là những bộ nhớ phụ nằm bên trong CPU. c. Đáp án (a) và (b) đều đúng. d. Đáp án (a) và (b) đều sai. 27. Bus a. Bus là đường truyền dữ liệu giữa các thành phần của máy tính. b. Khi bạn mở case máy tính ra, bạn thấy các đường mạch trên mainboard – đó chính là bus. c. Dây cáp nối ổ đĩa cứng và mainboard cũng được coi là một loại bus. d. Cả 3 đáp án trên đều đúng. 28. Bo mạch chủ (mainboard) a. Mainboard của máy tính là mạch điện tử chính bên trong CPU. b. Trên mỗi thanh RAM bạn thấy có những bó mạch điện tử - đó chính là mainboard. c. Khi mở case máy tính ra, bạn thấy một cái bảng mạch điện tử gắn trên case - đó chính là mainboard. d. Mỗi máy tính có ít nhất 3 mainboard: một cho CPU, một cho ổ đĩa cứng, một cho bàn phím và con chuột. 29. Bộ nhớ trong vs bộ nhớ ngoài Tại sao lại không dùng một bộ nhớ mà phải phân ra làm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài a. Phân ra trong/ngoài vì: Bộ nhớ trong là bộ nhớ được đặt trong CPU cần thiết cho việc tính toán, còn bộ nhớ ngoài là CD, DVD, USB, thẻ nhớ cần thiết cho việc vận chuyển thông tin. b. Bộ nhớ trong là nơi chứa dữ liệu tạm thời phục vụ quá trình tính toán nên thường xuyên được sử dụng do đó cần chạy nhanh, giá thành chế tạo đắt. Bộ nhớ ngoài là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài, ít dùng nên không cần chạy nhanh, giá thành chế tạo rẻ. Yếu tố kinh tế là một lí do cho việc phân bộ nhớ thành trong và ngoài. c. Về lí thuyết hoàn toàn có thể chỉ cần dùng một bộ nhớ mà không phải phân ra làm bộ nhớ trong với bộ nhớ ngoài. d. Đáp án (b) và (c) đều đúng. 30. RAM (Random Access Memory) a. Như tên gọi Random Access Memory (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên), RAM có thể là CD vì có thể chạy (truy cập) ngẫu nhiên một bài hát bất kì trên CD. b. RAM là bộ nhớ trong để lưu chương trình hệ thống; hệ điều hành là chương trình hệ thống được cài đặt sẵn trong RAM. c. Bộ nhớ RAM chỉ là nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời phục vụ quá trình xử lí dữ liệu. Bộ nhớ RAM giống như tờ giấy nháp, bộ nhớ ngoài (ổ đĩa cứng) giống như tờ bài làm thi của sinh viên. d. Khi hibernate máy tính, tất cả dữ liệu được lưu vào trong RAM. 31. Ổ đĩa cứng (hard disk drive) a. Ổ đĩa cứng là một bộ nhớ ngoài. b. Dữ liệu có thể copy từ ngoài vào ổ đĩa cứng và từ trong ổ đĩa cứng ra ngoài nên ổ đĩa cứng vừa là bộ nhớ trong vừa là bộ nhớ ngoài. c. Ổ đĩa cứng luôn được gắn trong máy tính nên nó là bộ nhớ trong; chỉ có CD, USB, thẻ nhớ được gắn ngoài nên là bộ nhớ ngoài. d. Khi bạn tắt máy tất cả dữ liệu trên ổ đĩa cứng (bộ nhớ ngoài) được đưa vào bộ nhớ trong để lưu giữ. 32. ROM (Read Only Memory) 9 a. Như tên gọi Read Only Memory (bộ nhớ chỉ đọc) (nghĩa là không thể ghi được), các đĩa CD ca nhạc (không thể ghi đè lên được) là bộ nhớ ROM của máy tính. b. Đúng như tên gọi, ROM là bộ nhớ lưu giữ các thông tin về tốc độ CPU, hãng sản xuất Mainboard, … tức là những thông tin cố định chỉ được phép đọc (read only) không được phép sửa đổi. c. Cái chương trình được chạy ngay khi bạn bật máy tính để kiểm tra các thiết bị phần cứng máy tính sau đó nạp hệ điều hành được lưu trong bộ nhớ ROM. d. Máy tính mà hỏng ROM thì bật lên vẫn chạy được nhưng hỏng ổ đĩa cứng thì bật sẽ không lên. 33. Thiết bị ngoại vi (peripheral devices) Thiết bị ngoại vi là: a. Là những thiết bị nằm ngoài case máy tính, thế nên ổ đĩa cứng không là thiết bị ngoại vi. b. Là những thiết bị nằm ngoài CPU thế nên RAM là thiết bị ngoại vi. c. Là những thiết bị được kết nối vào mainboard nhưng không là thành phần cốt lõi của máy tính (RAM, CPU), thiếu nó máy tính vẫn chạy được. d. Có thể là bàn phím, màn hình nhưng không là card mạng, card âm thanh. 34. Thiết bị nhập dữ liệu (input devices) Ngoài bàn phím và con chuột, các thiết bị nào dưới đây là thiết bị nhập dữ liệu a. Thẻ nhớ b. Vô lăng ô tô của trò chơi điện tử thực tế ảo c. Đĩa CD (chứ không phải ổ đọc đĩa CD) d. Ổ đĩa CD (chứ không phải đĩa CD) 35. Thiết bị xuất dữ liệu (output devices) a. Nếu thiếu thiết bị xuất dữ liệu thì máy tính sẽ không khởi động được. b. Thiết bị xuất dữ liệu không là thiết bị ngoại vi c. Card âm thanh là một thiết bị xuất dữ liệu d. Đĩa CD là một thiết bị xuất dữ liệu 36. Độ phân giải màn hình (Screen resolution) a. Là số điểm ảnh theo chiều ngang X số điểm ảnh theo chiều dọc của màn hình b. Là tần số mà màn hình được refresh (tức là cập nhật lại màu sắc cho mọi điểm ảnh) c. Là số màu sắc mà màn hình phân biệt được d. Đáp án (a) chỉ đúng với màn hình CRT ngày trước, không đúng với màn LCD ngày nay 37. Máy in (Printer) a. Máy in kim (dùng kim in chấm mực lên giấy) ngày nay gần nhưn không còn được dùng nữa. b. Máy in phun (dùng đầu phun tia mực siêu nhỏ) dùng ít mực nhất và giá mực in rẻ nhất so với các loại máy in khác nhưng giá máy in lại đắt c. Máy in laser (dùng các thanh cuộn ép các hạt mực bột lên mặt giấy) dùng nhiều mực nhất, chất lượng in không cao nhưng giá máy in khá rẻ d. Máy in laser thường đắt nhưng mực in rẻ; máy in phun thường rẻ nhưng mực in đắt 38. Máy quét (scanner) a. Việc quét một bức ảnh vào máy tính được gọi là số hóa hình ảnh. b. Máy quét không cho người dùng tương tác với máy tính nên không được coi là thiết bị xuất/nhập dữ liệu. c. OCR (optical character recognizing) là việc dùng phần mềm để nhận diện các kí tự từ một bức ảnh và chuyển đổi nó thành file text. d. Đáp án (a) và (c) đều đúng. 10 39. Đĩa CD/DVD a. Dung lượng 1 CD khoảng 650 MB, 1 DVD khoảng 4.7 GB, đĩa Bluray thường có dung lượng 25 GB hoặc 50 GB. b. Với mọi đĩa quang hiện nay, bạn chỉ có thể ghi vào một mặt đĩa của DVD mà không thể ghi ở cả hai mặt. c. Với mọi đĩa CD, chỉ cần bạn có ổ ghi đĩa CD thì sẽ có thể xóa đi và ghi dữ liệu mới lên được. e. Bạn không thể ghi ca nhạc từ máy tính ra đĩa CD để cái đĩa này có thể chạy được trên một đài đĩa CD bình thường. 40. BIOS và Quá trình khởi động của máy tính Khi bạn bật máy tính lên thì: a. Ngay khi bạn bật máy tính lên một chương trình trong ROM của máy tính gọi là BIOS sẽ được chạy để kiểm tra các thành phần phần cứng của máy tính, nếu không có gì trục nó sẽ cho chạy hệ điều hành. b. Ngay khi bật máy, hệ điều hành được chạy, lúc đó nó nó mới kiểm tra các thành phần phần cứng của máy tính xem có trục trặc không. c. Các hình ảnh, thông báo bạn nhìn thấy ngay khi bật máy là của hệ điều hành. d. Cái chương trình BIOS ở đáp án (a) chỉ được chạy trừ khi bạn yêu cầu. 41. Firmware Ngoài software (phần mềm), hardware (phần cứng) người ta còn hay nói đến firmware. a. Firmware của điện thoại di động chính là phần mềm điều khiển việc thu phát sóng của điện thoại, gọi và nhận cuộc gọi, bật đèn pin, quản lí pin, … b. Firmware là phần mềm hệ thống được nhà sản xuất thiết bị viết ra để điều khiển một thiết bị nào đó. Người sử dụng chỉ dùng phần mềm firmware mà không thể thay đổi cập nhật được firmware và phần mềm firmware cứ nằm chết như vậy mãi, không bao giờ thay đổi. Vì thế có người coi firmware là khái niệm nằm giữa phần cứng và phần mềm. c. Firmware của máy tính chính là BIOS trong ROM. d. Tất cả các ý trên đều đúng. 42. Nguồn điện máy tính Khi bật máy tính mà bạn nghe thấy tiếng tút nhưng không thấy đèn trên case sáng thì: a. Có khả năng nguồn điện của máy tính bị trục trặc b. Nguồn điện của máy tính vẫn ổn nhưng đèn trên case bị trục trặc c. Đáp án (b) sai vì nếu điện đã vào máy tính (nên mới có tiếng tút) thì đèn trên case phải luôn sáng. d. Chắc chắn nguồn điện bị hỏng, tiếng tút là do bộ lưu điện của nguồn điện chạy để báo hiệu nguồn điện hỏng. IV. Hệ điều hành 43. Phân tầng phần mềm: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng a. PhẦn mềm ứng dụng như NotePad, Paint luôn có sẵn trong hệ điều hành Windows thế nên phần mềm ứng dụng là một lớp con của phần mềm hệ thống. b. Hệ điều hành, firmware là phần mềm hệ thống. Phần mềm ứng dụng như Word, AutoCAD, PhotoShop luôn được cài đặt trên nền hệ điều hành theo phân tầng ở hình vẽ bên. c. Phần mềm hệ thống chỉ được cài đặt trên hệ thống lớn; tất cả các phần mềm trên máy tính cá nhân như Windows, Office, Photoshop đều là phần mềm ứng dụng. e. Windows là phần mềm hệ thống. WordPad, Paint đi kèm cùng với Windows nên cũng là phần mềm hệ thống. Ph mềm Ứng dụng ứng dụng Hệ điều hành/ Firmware Phần cứng Người sử dụng [...]... hệ 1G (những năm 1980), thông tin trao đổi trong mạng điện thoại di động chỉ là lời thoại, tín hiệu mang thông tin của điện thoại di động là tín hiệu tương tự (analog) Sang thế hệ 2G (những năm 1990), tín hiệu mang thông tin được chuyển từ dạng tương tự sang dạng số (digital); nhờ đó thông tin trao đổi trên điện thoại di động không chỉ còn là lời thoại mà còn có thể là tin nhắn có hình ảnh, âm thanh... (routing) a Dữ liệu trên Internet được chia thành các gói tin, làm thế nào để một gói tin từ máy tính này có thể đến được một máy tính khác qua vô số điểm nút trên mạng Internet – đây chính là vấn đề định tuyến (routing) b Định tuyến (routing) là vấn đề về xây dựng hệ thống đường cáp Internet xuyên lục địa c Định tuyến (routing) là vấn đề lợi dụng đường điện thoại sẵn có để làm đường truyền Internet 13... thiết bị để kết nối các máy trong mạng LAN Tất cả các máy đều được nối dây vào swtich b Khi một máy tính trong mạng LAN phát đi một gói tin đến Switch, Switch sẽ nhân bản gói tin này và gửi đến tất cả các máy trong mạng LAN 15 c Switch là thiết bị chuyển tín hiệu thông tin từ dạng số (trong máy tính) sang dạng tương tự để giúp cho việc truyền tải tín hiệu điện đi được xa d Đáp án (a) và (b) cùng đúng... được học trong cả một kì 3-5 tín chỉ ở năm thứ ba; tuy nhiên có thể hiểu nôm na: a b c d TCP/IP là bộ giao thức hay các qui tắc ứng xử giữa các máy tính trên mạng Internet Hầu hết các mạng LAN, mạng WAN đều sử dụng TCP/IP của Internet Các qui định về địa chỉ IP đều nằm trong bộ giao thức TCP/IP này Tất cả các đáp án trên đều đúng 61 Định tuyến (routing) a Dữ liệu trên Internet được chia thành các gói tin, ... nhân, tổ chức có uy tín để tìm cách lấy username, pasword, số thẻ tín dụng của người bị lừa c Khai thác lỗ hổng của ngân hàng để câu (phish) tiền từ ngân hàng vào tài khoản của hacker e Lừa đảo hẹn hò trên Internet; người bị lừa như thể cá cắn câu nên mới có tên gọi phishing (câu) 100 Tấn công từ chối dịch vụ Hoạt động nào của hacker sau đây được coi là Tấn công từ chối dịch vụ: a Hacker viết email giả... quyền (copyright) a Bản quyền là tất cả các quyền sử dụng, sao chép, sửa đổi, … đối với một tác phẩm văn học, nghệ thuật, phần mềm, v.v b Bản quyền – copyright, nghĩa là right to copy - khái niệm chỉ việc phần mềm, tác phẩm văn học không được copy c Bản quyền là quyền thu tiền đối với một tác phẩm văn học, phần mềm, v.v d Bản quyền là quyền sở hữu trí tuệ do Cục sở hữu trí tuệ cấp cho tác giả của phần... (“chuyển”) d Modem đơn giản chỉ là thiết bị quảng bá gói tin trong mạng LAN 75 ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) a ADSL là công nghệ kết nối Internet sử dụng đường điện thoại sẵn có với băng thông dành cho kênh download (thường được dùng) nhiều hơn kênh upload (ít được dùng) nhờ vậy đường truyền được sử dụng rất hiệu quả b ADSL là một kĩ thuật routing c Với cùng một đường dây điện thoại bạn có thể... Một URL thì không chứa thành phần ftp://, http://, mms:// ở đầu 66 Mô hình Client-Server a Server là những máy tính có nhiệm vụ dẫn đường cho các gói tin đi từ máy này sang máy khác trên Internet b Client là những máy tính có nhiệm vụ dẫn đường cho các gói tin đi từ máy này sang máy kia trên Internet c Web browser (Chrome, Firefox, IE) là client vì nó chỉ gửi yêu cầu đòi trang web, còn máy chứa trang... là tin nhắn có hình ảnh, âm thanh MMS Sang thế hệ 3G (những năm 2000), tín hiệu mang thông tin vẫn là tín hiệu số nhưng còn được phát triển thêm với công nghệ GPRS (giúp cho mạng di động trở thành mạng packet switching – công nghệ của mạng Internet) Lúc này mạng di động có thể kết nối với mạng Internet, thông tin trao đổi trong mạng di động còn có thể là email, web, ứng dụng, … a Điện thoại di động... diệt virus nhìn chung chỉ diệt được những virus đã biết, rất khó diệt virus mới tạo ra d Tất cả các đáp án trên đều đúng 93 Worm a Giống như sâu sinh học đục khoét lá cây, sâu máy tính đục khoét phần mềm làm cho phần mềm không chạy được b Giống như sâu sinh học ẩn mình trong lá cây, sâu máy tính là phần mềm có giao diện giống phần mềm nó lây vào c Sâu máy tính là một chương trình có thể chạy độc lập với . 1 121 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức cơ bản về Công Nghệ Thông Tin (IT) Trần Huy Thắng, 2013. MỤC ĐÍCH. Tài liệu này là: - Là dạng đề thi cuối kì môn Tin học đại cương ở trường. Nghiệp. Đề thi mẫu này có 121 câu trắc nghiệm (4 đáp án) làm trong thời gian 120 phút. Đề thi thật có thể có số câu hỏi ít hơn nhưng thời gian trung bình vẫn là 1 phút/1 câu. - Là bài điểm duyệt. giai đoạn khác biệt rõ ràng: thời đại nông nghiệp, thời đại công nghiệp, thời đại máy tính và Internet, thời đại số. 4 c. Thời đại số hay kỉ nguyên thông tin được đánh dấu bằng sự ra đời

Ngày đăng: 24/04/2014, 20:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan