bài tập tư tưởng HCM1ì

12 949 6
bài tập tư tưởng HCM1ì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích luận điểm HCM

CÂU 2: Phân tích luận điểm Hồ Chí MinhNếu nước độc lập mà dân không có tự do hạnh phúc, thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì, người dân chỉ hiểu giá trị tự do khi ăn no mặc ấm. * Nước độc lập mà dân không có tự do thì độ lập chẳng có ý nghĩa gì . Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. ở Người -một trong những tố chất quan trọng bậc nhất sáng ngời là tưởng nhân văn, dòng hợp lưu trí tuệ của nhân loại.Bác Hồ bắt đầu dự thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau này Bác nói:"Đó là những giây phút sung sướng nhất của đời mình". Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ở Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945 không mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới. Bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 đã đánh dấu mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc, độc lập và tự do, dân chủ cho nhân dân. Mọi người được bình đẳng, bác ái, được sống, tự do và tìm được hạnh phúc, đó là những từ ngữ đẹp với nội hàm chất chứa những nội dung nhân văn lớn và sâu sắc mà hàng triệu triệu người mong đợi. Sáu mươi tám năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền độc lập non trẻ.Giá trị của độc lập là vô giá, không gì có thể so sánh được. Nhưng có một câu hỏi khác, thành quả đích thực mà nền độc lập đem lại cho người dân là gì? Với câu hỏi ấy,chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng trả lời rất thấu đáo và chính xác: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì". “Tự do” không phải là giá trị bất biến, tự nó luôn thay đổi theo thời gian và theo bối cảnh xã hội. “Tự do” của sáu mươi sáu năm trước hẳn sẽ khác với những giá trị của tự do ngày hôm nay. Ngày nay, nhân dân chỉ có được tự do đích thực khi nào mà quyền lực của nhà nước bị giới hạn bởi một bản hiến pháp dân chủ được phúc quyết bởi toàn dân, trong đó xác định rõ những quyền cơ bản, cũng như xác định rõ việc người dân có quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc bầu cử chân chính. Chỉ khi quyền lực nhà nước bị giới hạn, khi ấy những quyền tự do của người dân mới có điều kiện để được bảo vệ và hiện thực hóa. Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do. Đấy chính là đòi hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác chính cụ Hồ đã chỉ ra. Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong ước thẳm sâu nhất của mỗi người dân nước Việt. Một điểm nhất quán và hết sức quan trọng trong tưởng Hồ Chí Minh là về xây dựng một Nhà nước công bộc của dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, “việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”. Trong thư “Gửi các ủy ban nhân dân các bộ, tỉnh,huyện, và làng” tháng 10 năm 1945, Bác viết “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì”. Như vậy, Bác hiểu rất rõ độc lập cũng chỉ là phương tiện để thực hiện tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Tự do, hạnh phúc cho nhân dân mới là mục đích của nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Chừng nào còn có kẻ đánh bạc cả triệu đô la, nhưng cả triệu người dân còn thiếu thốn nhiều bề,chừng nào còn có cán bộ hách dịch, xếch mé với dân, không làm tròn trách nhiệm là công bộc của dân, chừng nào người dân còn chịu oan khuất, phải đi khiếu kiện kêu cầu công lý, chừng nào bộ máy hành chính còn hành dân, thì chừng đó, tưởng Hồ Chí Minh còn chưa được quán triệt trở thành hành động trong thực tế. “Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc”. Đó là dòng tiêu đề gồm ba từ sáu chữ luôn xuất hiện cùng quốc hiệu Việt Nam trong sáu mươi tám năm qua, từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau ngày 2/9/1945 đến Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay.Sáu chữ đơn giản nhưng đó là “ham muốn tột bậc” của người khai sinh ra chính thể cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á, là cái đích Người đặt ra cho những người đồng chí hướng của mình phải phấn đấu hy sinh đưa lại cho dân tộc mình, cho quốc dân đồng bào mình. Ba từ bình dị mà thiêng liêng đã được Người nung nấu từ lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong lòng. Có lẽ Người đã nghiền ngẫm nhiều từ câu khẩu hiệu nổi tiếng của cuộc Đại cách mạng Pháp “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Trong hoàn cảnh Việt Nam “bình đẳng” trước hết phải là “độc lập”. Thực dân Pháp khi sang đô hộn nước ta đã dựa vào cái tưởng chủng tộc văn minh, tiến hóa, thể hiện trong câu nói“Có đồng đẳng mới bình đẳng”. Dưới mắt chúng, giống dân da vàng là thấp kém về chủng tộc, về văn hóa, không thể nào sánh vai ngang hàng được với giống dân da trắng văn minh, tiến bộ. Người thanh niên Nguyễn Ái Quốc cũng như bao người Việt Nam yêu nước khác không bao giờ chấp nhận sự áp đặt lịch sử phi tự nhiên đó. Độc lập dân tộc sẽ đưa lại bình đẳng cho quốc gia và con người. Cuộc cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã chứng minh cho mục đích đó. Khi Hồ Chí Minh sang Pháp tháng 6/1946 Người đã ở vị thế chủ tịch của một nước Việt Nam mới độc lập, thoát khỏi ách thống trị của nước Pháp và buộc nước Pháp phải đón tiếp ở thế thượng khách. Bình đẳng luôn phải trong cách độc lập,càng ở tầm vóc quốc gia càng phải vậy.Độc lập đi liền với tự do. Độc lập dân tộc đi liền với tự do của người dân. Chính Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh tưởng nếu nước độc lập mà người dân không được tự do thì cái độc lập đó cũng không để làm gì. Tự do là một tài sản quý giá và vĩnh hằng của con người, có thể coi đó cũng là một quyền tự nhiên của con người.Chính trong Tuyên ngôn độc lập của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tưởng của các nhà lập quốc Hoa Kỳ để từ những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do, suy rộng ra quyền của một dân tộc. Cũng trên tinh thần đó, tôi nghĩ, vị chủ tịch của nước Việt Nam mới đã mở rộng tưởng “bác ái” thành “hạnh phúc”.Bác ái là tình thương, lòng yêu mến con người rộng khắp, bao trùm. Hạnh phúc là tình thương được cụ thể hóa thành “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.Hạnh phúc là tình thương cho mọi con người được chan hòa bình đẳng trong một cộng đồng ấm no, hòa bình. Hạnh phúc là khi con người được thỏa mãn những nhu cầu và yêu cầu chính đáng của mình. Hạnh phúc là khi người dân được sống đầy đủ các quyền công dân của mình trong một đất nước độc lập, dưới một nhà nước bảo đảm cho họ quyền tự do dân chủ, nhất là tự do tưởng. Năm 1956 đến nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, trường Đại học Nhân Dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ ràng điều này: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người.” Cụm từ độc lập – tự do – hạnh phúc gắn liền với tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không phải là ba từ rời nhau, mà là ba từ kết chặt nhau thành một thực thể:thực thể đó là hạnh phúc của dân tộc Việt Nam và nhân dân Việt Nam, mỗi ngườicông dân Việt Nam. Trước hết là độc lập, bởi lẽ nếu không có độc lập, tức bị vong quốc, mất nước, đất nước trong cảnh nô lệ lầm than thì làm gì có tự do, lấy đâu ra tự do, hạnh phúc, dân chủ. Chính vì vậy, nước bị mất độc lập thì việc đầu tiên là phải giành cho bằng được độc lập, và trong hoàn cảnh như vậy, độc lập cho đất nước là cái bất biến số một hàng đầu. Theo nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: cái mà tôi cần nhất là Tổ quốc tôi được độc lập. Có độc lập rồi thì mới nói đến tự do, tự do gắn liền với độc lập, nước có được độc lập thì dân mới được tự do. Với lý do đó mà Bác luôn nhắc nhở: trước hết là phải giành cho kỳ được độc lập; tất cả cho độc lập; không có gì quý hơn độc lập, tự do. Mặt khác, độc lập còn gắn liền với dân chủ. Có độc lập rồi thì mới nói đến chuyện dân làm chủ; còn nếu không có độc lập thì cũng không thể có dân chủ. Có độc lập chúng ta phải lập tức xây dựng một nhà nước mà dân làm chủ,có nghĩa là bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, tóm lại,quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Có như vậy mới đem lại được tự do, hạnh phúc cho dân. Ở đây cần lưu ý rằng, điều kiện tiên quyết để có tự do, hạnh phúc,dân chủ là nước phải độc lập; nhưng không phải cứ có độc lập là có ngay tự do,dân chủ, hạnh phúc. Do đó, khi đã có độc lập rồi thì tự do, hạnh phúc, dân chủ lại nổi lên. Như vậy, mặc dù bốn yếu tố này nằm trong mối liên hệ mật thiết,không tách rời nhau, nhưng nhìn chung chúng lại chia ra làm hai cấp độ, một bên là độc lập, còn bên kia là tự do, hạnh phúc, dân chủ. Hai cấp độ này không tách rời nhau vì nếu có cái thứ nhất mà không có cái thứ hai thì cái thứ nhất cũng trở nên vô nghĩa. Theo Người, có độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng để làm gì. Ngược lại, muốn có cái thứ hai thì đầu tiên, trước hết phải có cái thứ nhất. Cái thứ nhất là tiền đề không thể thiếu được, nhưng cái thứ hai mới là mục đích cuối cùng. Người cho rằng thắng đế quốc, phong kiến còn tương đối dễ,nhưng thắng bần cùng, nghèo nàn lạc hậu còn khó hơn nhiều. Từ đó, Người cho rằng đã hy sinh làm cách mạng, thì nên làm cho đến nơi để khỏi phải hy sinh nhiều lần, để dân chúng được hạnh phúc. Lô-gíc đó tất yếu dẫn đến tưởng của Người là gắn giải phóng dân tộc (nước độc lập) với chủ nghĩa xã hội (dân được hưởng tự do, hạnh phúc,dân chủ) - tưởng trung tâm, cốt lõi của Người. . Vậy giá trị của “độc lập – tự do” là gì? Tại sao Người lại luôn theo đuổi nó?Thành quả lớn lao nhất, vĩ đại nhất mà Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đem lại là độc lập dân tộc, nền tảng của tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi con người. Khát vọng dân tộc độc lập, nhân dân tự do là khát vọng ngàn đời.Không chịu nô lệ, không cam chịu nước mất nhà tan, hàng vạn người con đất Việt biết có thể hy sinh, vẫn không chùn bước, vì phía trước là độc lập dân tộc, là thiêng liêng Tổ quốc, là toàn vẹn lãnh thổ non sông và tự do cho mỗi con người. Cầm vũ khí để tự vệ, để chống trả, đánh đuổi kẻ thù chỉ là thế đặng chẳng đừng. Chiến đấu tự vệ để bảo vệ nền độc tự do và toàn vẹn lãnh thổ cũng chỉ vì khát khao hòa bình, muốn có môi trường hòa bình để lo cơm no áo ấm, đắp xây hạnh phúc Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, là hiện thân của khát vọng dân tộc độc lập, đất nước tự do, con người hạnh phúc: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành”.Giành độc lập dân tộc là vì nhân dân và cũng do nhân dân.Cũng chính nhân dân dùng máu xương, mồ hôi và trí tuệ bảo vệ nền độc lập dân tộc,bảo vệ quyền tự do. Nhớ lại, những ngày cuối năm 1946, thực dân Pháp trở lại gây hấn, định cướp nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước . Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”.Nhớ lại, những ngày Tổ quốc bước vào cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược cam go khốc liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do . Cả dân tộc Việt Nam lại kết thành một khối, chiến đấu,hy sinh làm nên “trận Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 và đại thắng mùa xuân 1975! Giá trị độc lập tự do thật cao quý và thiêng liêng vì được đổi bằng máu xương, mồ hôi, trí tuệ của bao thế hệ người con nước Việt, của bạn bè chí cốt gần xa . “Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là tiền đề của hạnh phúc, tự do”. Hồ Chí Minh không bao giờ chấp nhận độc lập dân tộc dưới chế độ quân chủ chuyên chế, càng không chấp nhận chế dộ thực dân không kém phần chuyên chế. Bởi vì, đó là chế độ mà người dân bị đầu độc về tinh thần lẫn về thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm. Phát biểu tại Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng thực dân Pháp đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó chúng tôi không những bị áp bức bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc bằng thuốc phiện và rượu một cách thê thảm. Đó là một chế độ tàn bạo mà bọn ăn cướp đã gây ra ở Đông Dương. Nhà nhiều hơn trường học và lúc nào cũng chật ních người. Bất kỳ người bản xứ nào có tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và đôi khi bị giết mà không cần xét xử . Với một nền “công lý” ở Đông Dương .Như vậy, một sự phân biệt đối xử không có những bảo đảm về quyền con người như vậy, một kiểu sống nô lệ như vậy, thì sẽ không có gì hết.Hơn ai hết, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ không có độc lập là sống kiếp trâu ngựa, thì“chết tự do còn hơn sống nô lệ”. Vì vậy, Người nung nấu và truyền quyết tâm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành kỳ được độc lập cho dân tộc”.Độc lập dân tộc không phải là điều mới mẻ trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.Nhưng độc lập dân tộc theo tưởng Hồ Chí Minh lại hoàn toàn mới, vì đó là một kiểu độc lập dân tộc được nâng lên một trình độ mới, một chất mới. Người không chấp nhận độc lập dân tộc theo con đường phong kiến, sản, độc lập kiểu Cách mạng Mỹ năm 1776, hay độc lập giả hiệu, bánh vẽ. Người chọn kiểu độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, đó là kiểu độc lập dân tộc làm tiền đề và phải đi tới hạnh phúc, tự do. “Hạnh phúc, tự do là giá trị của độc lập dân tộc”. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện nước thuộc địa như Việt Nam thì trước hết phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì đó vẫn là độc lập kiểu cũ, và vì vậy độc lập đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Với Hồ Chí Minh, nước có độc lập rồi thì dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do, vì hạnh phúc tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Muốn có hạnh phúc, tự do thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình, chăm lo cho con người và con người có điều kiện phát triển toàn diện. Khi Hồ Chí Minh xác định giành độc lập theo con đường cách mạng vô sản tức là đã khẳng định độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội.Chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh không phải là câu trả lời cho mong muốn chủ quan của con người theo quan niệm duy tâm, không tưởng, mà là câu trả lời cho một sự vận động lịch sử hiện thực theo khái niệm duy vật phê phán. Chủ nghĩa xã hội là một vấn đề hiện thực, xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ hiện thực vận động của lịch sử, từ đặc điểm Việt Nam, một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trong quan điểm Hồ Chí Minh không thể suy nghĩ chủ quan, giáo điều, nóng vội, duy ý chí mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn nước ta, đặc điểm thế giới và xu thế của thời đại.Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là cống hiến quý giá nhất của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tưởng Hồ Chí Minh, xuyên suốt đường lối và thực tiễn cách mạng Việt Nam.Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng Hạnh phúc, tự do theo quan điểm Hồ Chí Minh là người dân phải được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần do chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật chất là trên cơ sở một nền kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người dân từ chỗ có ăn, có mặc, có chỗ ở đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm.Trong đời sống tinh thần thì hàng đầu là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy, đó là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trong điều kiện đó, chỉ có phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì mới có sáng kiến và động lực. Nhiều lần Hồ Chí Minh khẳng định “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ.Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân”. Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ và để dân làm chủ. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, dân chủ là giá trị lớn nhất mà cách mạng do Đảng lãnh đạo đem lại cho người dân. Vì vậy, dân chủ trong chế độ dân chủ nhân dân đến chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng.Tóm lại, Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chế độ xã hộichủ nghĩa theo quan điểm Hồ Chí Minh không chỉ là thước đo giá trị của độc lập dân tộc mà còn tạo nên sức mạnh để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và tự bảo vệ. Độc lập dân tộc chỉ có đi tới chủ nghĩa xã hội thì mới có một nền độc lập dân tộc thật sự,hoàn toàn, nhân dân mới được hưởng hạnh phúc tự do; chủ nghĩa xã hội chỉ có phát triển trên một một nền độc lập dân tộc thật sự thì mới có điều kiện phát triển và hoàn thiện.Đúng như lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới Rômét Chanđra:“Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình công lý, Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống đói nghèo, Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao” Tôi thấy thấm thía câu này: "Khi chúng ta giành độc lập dân tộc thì chúng ta mới giành được quyền tự do chứ chúng ta chưa có tự do". Đúng là như vậy, chúng ta mới giành được quyền tự do nhưng tự do thực sự thì không phải là một câu thần chú(hô là có được). "Tự do" với cái nghĩa rất tốt đẹp: Tự do là tự chủ đất nước, con người phát triển theo nguyện vọng của mình . Tự do đó mới thực sự là Tự Do, mới thực sự là Hạnh Phúc.Hiện nay, đó chính là nhiệm vụ của chúng ta: Phải xây dựng một đất nước tự do, tự do cho từng người và tự do cho cả đất nước. Bác Hồ nói đại ý rằng: Nếu chúng ta giành độc lập mà nhân dân không có hạnh phúc thì độc lập đó chưa có ý nghĩa đầy đủ. Nay chúng ta có độc lập nhưng chúng ta chưa có hạnh phúc trọn vẹn. Người nghèo trong xã hội chúng ta còn nhiều. Hãy tự vấn về cuộc sống xung quanh: Những cháu nhỏ được chăm sóc như thế nào, người già được chăm sóc ra sao… nhất là những vùng xa xôi, chúng ta còn nghèo khó lắm. Bây giờ, chúng ta phải kiến tạo hạnh phúc, dù việc này rất khó. Đây không chỉ là việc của một số người tiên phong mà phải là sự hiệp tâm của tất cả mới làm được, nó khó ở chỗ đó.Đối với các bạn sinh viên, có thể coi các bạn là nguyên khí của quốc gia. Các bạn phải nhận thức được rằng, nhiệm vụ của các bạn rất nặng nề. Phải tự hào là mình có quyền tự do, mà không phải ai cũng có được điều đó, phải thấy được công lao của người đi trước, phải thấy được truyền thống, tố chất của người Việt Nam . để tin tưởng và đi tới.Không thể quên được bài phát biểu ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa sâu xa mà cụ thể của Bác tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc ngày 10/1/1946:“Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết có giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn; Làm cho dân có mặc;Làm cho dân có chỗ ở".Chính những lời dạy bảo thiết tha ấy đã thành những bài học sinh động cho mọi thế hệ sau, để xây dựng và bảo vệ được quyền và lợi ích của dân trong mọi giai đoạn lịch sử.Đảng ta hiện nay vẫn đang thực hiện lý tưởng của Bác, học tập và làm theo tấm gương của Bác, quyết tâm xây dựng ĐCS trong sạch, vững mạnh, là chỗ dựa vững chắc cho người dân, không phụ lòng tin tưởng của dân, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phục cho dân. Mặc dù gặp vô vàn khó khăn: khủng hoảng kinh tế, chính trị bất ổn do sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước; nhưng Đảng vẫn đang cho thấy mình là người đầy tớ trung thành của dân. * Người dân chỉ hiểu giá trị trị tự do khi ăn no mặc ấm- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết, bài nói chuyện về kinh tế, thể hiện sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý chung của kinh tế - chính trị học Mác-xít vào hoàn cảnh cụ thể mỗi giai đoạn cách mạng của nước ta.Về mục tiêu của đường lối và chính sách kinh tế, Người nói: “Tất cả đường lối, phương châm, chính sách của Đảng chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân”. Toàn bộ quan tâm của Người về kinh tế là lo làm sao cho nhân dân ta có đủ cái ăn, mặc, ở, học hành, đi lại, chữa bệnh, giải trí… tức là lo sao cho mỗi người lao động đều được ấm no, hạnh phúc. Đó là mục tiêu, đồng thời cũng là thước đo tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị của mỗi chính sách, biện pháp kinh tế của chúng ta. Người nói: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc ấm”.Từ rất sớm, Bác Hồ của chúng ta đã quan tâm đến mối quan hệ và tỷ lệ giữa các yếu tố hợp thành cơ cấu của nền kinh tế nước nhà. Vấn đề cơ bản có ý nghĩa quyết định là lựa chọn cơ cấu nào để đạt tới hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, bị chiến tranh tàn phá, đi lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển bản chủ nghĩa, lựa chọn cơ cấu nào được coi là hợp lý cho chặng đầu của thời kỳ quá độ?Ngay từ đầu, Người đã chỉ rõ đó là cơ cấu công - nông nghiệp hiện đại: Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế. Nhưng trong cơ cấu đó, trước mắt phải tập trung phát triển ngành nào, lấy cái gì làm gốc, làm chính? Trong thư gửi nông gia Việt Nam tháng 4-1946, Người đã viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông nghiệp một phần lớn. Nông nghiệp ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”.Quản lý kinh tế là lĩnh vực được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh, coi đó là “cái chìa khóa” để phát triển kinh tế quốc dân, phải được thường xuyên đẩy mạnh, cải tiến và đổi mới. Quan điểm cơ bản của Người về quản lý kinh tế là quan điểm hạch toán, làm ăn phải có hiệu quả kinh tế.Người thường chỉ ra những khuyết điểm phổ biến của chúng ta trong công tác tổ chức, quản lý lủng củng, thiếu nền nếp, kém hiệu quả, “người thì nhiều việc quá, làm không hết, người thì ngồi chờ việc, người thì chạy lăng xăng…” và yêu cầu: “Chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý, để 1 người có thể làm việc như 2 người, 1 ngày có thể làm việc của 2 ngày, 1 đồng có thể dùng bằng 2 đồng”.Có thể tìm thấy trong kho tàng tưởng của Bác Hồ nhiều ý kiến sâu sắc về các vấn đề giá, lương, tiền, thuế, khoán, thưởng và phạt trong kinh tế. Định giá bán và mua, theo Bác phải thỏa đáng, thích hợp, không bắt chẹt, không ép giá, làm cho người sản xuất phải chịu thiệt. Người nói: “Giá phải bảo đảm cho Nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi để xây dựng nước nhà”. Người kêu gọi mỗi nhà bán cho Chính phủ 10kg thóc, mỗi cân là bao nhiêu tiền, đâu là phần đóng góp theo tinh thần yêu nước, đâu là lợi ích của người lao động, cần được đánh giá thích đáng.Về lương, Bác nói: “Đảng và Chính phủ luôn luôn cố gắng cải thiện sinh hoạt của nhân viên, cán bộ”. Nhưng Người cũng nhắc: “Vấn đề lương bổng dính đến nhiều vấn đề. Cân nhắc vấn đề cho kỹ”. “Lương tăng gấp đôi mà hàng đắt vẫn không ăn thua gì… Tiền và hàng phải đi đôi với nhau”. “Vấn đề cải thiện đời sống cán bộ và công nhân, ý Bác là, tăng lương phải đi đôi với giản chính và tăng năng suất. Để làm được những công việc, ta cần có chính sách cán bộ rõ ràng hơn trước”.Công bằng xã hội trong kinh tế là vấn đề nóng bỏng trong đời sống kinh tế, nhất là khi sản phẩm xã hội chưa dồi dào. Bác Hồ đã sớm nhắc nhở vấn đề này khi ta vừa bước vào thời kỳ quá độ: “Sản xuất [...]... Bác nói về kinh tế ở một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển bản chủ nghĩa không chỉ có ý nghĩa quý báu đối với chúng ta mà còn quý báu đối với nhiều nước anh em có hoàn cảnh giống chúng ta Đáng quý nữa là tư tưởng kinh tế của Bác Hồ không phải chỉ là những bài học của hôm qua mà là của cả hôm nay, đang gợi ý, dẫn dắt chúng ta trong việc tìm tòi biện pháp,... xấu, làm ít: Hưởng ít, có khi phải bồi thường lại cho Nhà nước Chính phủ không phát lương cho người ngồi ăn không” Công bằng trong phân phối là một quan điểm lớn trong tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người nói: “Có khi vật tư, hàng hóa không thiếu mà phân phối không đúng thì gây ra căng thẳng không cần thiết Trong công tác lưu thông phân phối có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ: Không . yếu dẫn đến tư tưởng của Người là gắn giải phóng dân tộc (nước độc lập) với chủ nghĩa xã hội (dân được hưởng tự do, hạnh phúc,dân chủ) - tư tưởng trung. trong phân phối là một quan điểm lớn trong tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nói: “Có khi vật tư, hàng hóa không thiếu mà phân phối không

Ngày đăng: 13/01/2013, 20:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan