Thực tiễn áp dụng luật phá sản năm 2004

34 409 1
Thực tiễn áp dụng luật phá sản năm 2004

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tiễn áp dụng luật phá sản năm 2004

Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH אּ∞אּ Đề tài: Thực tiễn áp dụng luật phá sản năm 2004. Nhóm thực hiện: nhóm 8. Giáo viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Nam Hà Lớp học phần: 210700101 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 1 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 8: 1. Nguyễn Thị Ngọc Ánh 10271221 2. Đỗ Việt Bắc 08222111 3. Vũ Thị Lan Hương 11245531 4. Huỳnh Thị Trúc Ly (Nhóm trưởng) 11242851 5. Huỳnh Thị Ngân 11232761 6. Tạ Bảo Ngọc 10220251 7. Nguyễn Thị Như Ngọc 11243101 8. Lê Thị Kim Phúc 11088171 9. Nguyễn Thị Bích Thu 11031621 10.Phạm Thị Huyền Trang 11247071 11.Mai Văn Trúc 11244991 2 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà LỜI CAM ĐOAN Các thành viên trong nhóm 8 xin cam đoan với Thầy và tất cả các bạn rằng dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của giáo viên bộ môn Nguyễn Nam Hà, bài tiểu luận này là sản phẩm của các thành viên trong nhóm qua một thời gian học tập và nghiên cứu đã cùng nhau thống nhất và hoàn thành .Xin cam đoan là không sao chép bất cứ tài liệu nào và tất cả tài liệu có trong bài đều được tham khảo dưới hình thức có chọn lọc. 3 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà LỜI CẢM ƠN אּ∞אּ Các thành viên nhóm 8 nói riêng cũng như tất cả các bạn sinh viên nói chung của trường đại học Công Nghiệp Tp.HCM xin được nói lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong trường đã tạo điều kiện và môi trường học tập cho chúng em, đặc biệt là sự quan tâm của các Thầy Cô giáo phụ trách bộ môn luật kinh doanh.Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Nam Hà, giảng viên trực tiếp giảng dạy chúng em, người đã tận tình dạy và hướng dẫn cách làm bài tiểu luận thế nào là đúng cách. Qua quá trình học tập, nhờ Thầy mà chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến thức cần thiết của môn luật kinh doanh phục vụ cho việc học tập sau này .Bài tiểu luận này vẫn còn nhiều thiếu sót, chúng em mong nhận được sự góp ý của Thầy. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: 1. HTX:Hợp tác xã. 2. UBND: Uỷ ban nhân dân. 3. VTNN: Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. 4. NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 5. TAND: Tòa án nhân dân. 6. PSDN: Phá sản doanh nghiệp. 4 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 5 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà LỜI NÓI ĐẦU Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trải qua 20 năm thực hiện đã thu được “những thành tựu to lớn, mang tính lịch sử”. Nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự thay đổi đó kéo theo sự thay đổi căn bản về thể chế kinh tế, cơ chế quản lý hoạt động, đặc biệt là hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội, tồn tại khách quan, nó hiện hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh chọn lọc và đào thể tự nhiên của nền kinh tế thị trường, bất kể thị trường phát triển của bất kì ở nước nào hay thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu đó Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30/12/1993. Trải qua hơn 10 năm thực hiện, Luật phá sản( năm 1993) đã có những ưu điểm tác dụng to lớn trong thực tế, tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nó đã bộc lộ những hạn chế nhất định đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thực tế. Đáp ứng yêu cầu đó, Luật phá sản được Quộc hội Việt Nam thông qua ngày 15/06/2004 thay thế cho Luật phá sản năm 1993. Tìm hiểu quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Luật phá sản, ngoài ý nghĩa tìm hiểu các quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng, địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia giải quyết phá sản; quy định về trình tự, thủ tục giải quyết phá sản; nó còn có ý nghĩa đánh giá trình độ, mức độ, xu hướng phát triển của nền kinh tế, từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay. 6 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà NỘI DUNG Chương 1: Khái quát chung bộ luật phá sản năm 2004. 1.1. KHÁI NIỆM PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN: 1.1.1. Khái niệm phá sản: Phá sản là một hiện tượng kinh tế phát sinh từ rất sớm trong lịch sử nhân loại (từ thời kỳ La Mã) và nó phát triển, trở nên phổ biến trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Hiện tượng phá sản là tất yếu trong nền kinh tế thị trường bất kể là thị trường của quốc gia TBCN hay XHCN. Trước tiên, để hiểu khái niệm luật phá sản, chúng ta cần hiểu các khái niệm sau : Doanh nghiệp: Theo qui định tại điều 4 của luật Doanh nghiệp, nhà nước qui định, Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hợp tác xã: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Về thuật ngữ “phá sản” theo Luật thương mại 1972 của chính quyền Sài Gòn trước đây, nó được gọi là “khánh tận” để chỉ sự phá sản của các thương gia, còn vỡ nợ được dùng để chỉ sự phá sản của các cá nhân. Theo quan niệm thông thường của người Việt Nam thì phá sản thường được hiểu là không trả được nợ, để vỡ nợ. Theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2005 thì phá sản là: “Lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn gì, và thường là vỡ nợ, do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại, thất bại hoàn toàn”. Luật phá sản ở nước ta cũng không đưa ra khái niệm phá sản một cách trực tiếp mà chỉ đưa ra được khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến 7 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”(Điều 3, Luật phá sản năm 2004). Như vậy có thể hiểu phá sản ở đây là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên, việc lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã là phá sản, mà doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được coi là phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Một số dấu hiệu để phân biệt giữa doanh nghiệp bị phá sản với doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản. − Không trả được nợ đến hạn. − Không trả được nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. − Đã hoặc chưa tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. 1.1.2. Khái niệm pháp luật phá sản: Pháp luật phá sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Pháp luật phá sản là một bộ phận cấu thành các nhóm chế định pháp luật về giải quyết hậu quả của khung pháp lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động kinh tế, thương mại pháp luật về phá sản là một chế định đặc thù, tính đặc thù được biểu hiện ở việc chế định này vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật nội dung vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật hình thức. Pháp luật về phá sản cũng là một chế định không thể thiếu được trong kinh tế thị trường, bởi trong nền kinh tế đó (tức trong nền kinh tế thị trường) luôn có sự cạnh tanh giữa các chủ thể kinh doanh, do vậy mà có những chủ thể không đứng vững được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó nên bị phá sản. Do đó, phải có Luật phá sản để giải quyết việc phá sản đó. Trong pháp luật phá sản thì Luật phá sản là văn bản pháp luật quan trọng nhất. nó quy định những vấn đề cơ bản trong việc giải quyết phá sản như: lý do phá sản, trình tự thủ tục phá sản, quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thủ tục thu hồi, thanh lý tài sản và việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ NĂM 2004: 8 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà Bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ nợ và chủ doanh nghiệp mắc nợ, khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được thanh toán theo tỷ lệ tương ứng với số tài sản còn lại của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Như vậy, mang lại sự công bằng cho các chủ nợ, tránh việc đòi nợ theo kiểu tự phát, làm mất trật tự an ninh. Việc đòi nợ của các chủ nợ theo quy định của luật phá sản đảm bảo tất cả các tài sản của doanh nghiệp đều được thu hồi và được định với mức giá cao nhất. Thực hiện việc tuyên bố phá sản không những trả nợ một cách công bằng cho các chủ nợ mà còn giải phóng con nợ khỏi những gánh nợ nần mà bản thân họ không thể trả được, tạo điều kiện cho họ làm lại từ đầu. Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 quy định chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn cho các loại hình doanh nghiệp cũng như cho các nhà đầu tư thành viên, làm cho các nhà đầu tư dám đầu tư vào các lĩnh vực có tính rủi ro cao nhưng mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên luật doanh nghiệp cũng qui định chế độ chịu trách nhiệm vô hạn đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh mặc dù đã bị tòa án tuyên bố phá sản. Khi bị phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh không được miễn trách nhiệm trả nợ, mà xem như là một món nợ mà họ phải trả cho đến khi nào hết thì thôi Qui định như vậy sẽ tạo ra một sân chơi không bình đẳng ở các doanh nghiệp, làm mô hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không phát triển vì các nhà đầu tư không đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này để tránh trách nhiệm vô hạn. Bảo vệ quyền lợi của người lao động, Luật phá sản quy định người lao động là đối tượng được ưu tiên thanh toán tiền công lao động, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp theo qui định của pháp luật lao động trước các chủ nợ khác nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho họ. Người lao động không chỉ là người chịu thiệt thòi khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà còn chịu thiệt thòi khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản họ lo sợ mất việc làm, đến khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản, họ phải lo đi tìm công việc mới. Vì vậy có thể nói người lao động là đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong mọi sự thay đổi của doanh nghiệp. Do đó, pháp luật nóichung và pháp luật phá sản nói riêng có các qui định để làm giảm bớt các thiệt hại đó trong đó có thiệt hại do phá sản doanh nghiệp. Góp phần bảo đảm trật tự xã hội, tạo môi trường an toàn, văn minh. 1.3. NỘI DUNG BỘ LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004: Luật phá sản được quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 có hiệu lực thi hành ngày 15/10/2004, có 9 chương, 95 điều. 9 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà − Chương 1 về những quy định chung, gồm 12 Điều (từ Điều 1 đến Điều 12). Trong chương trình này xác định đối tượng có thể bị tuyên bố phá sản là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, xác định khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản,xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và vai trò của VKSND trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. − Chương 2 về thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, gồm 19 Điều (từ Điều 13 đến Điều 32). Chương này quy định các chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trách nhiệm của các chủ thể này trong việc cung cấp đầy đủ các bằng chứng, tài liệu cần thiết của pháp luật đông thời quy định trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. − Chương 3 ghi nhận về nghĩa vụ tài sản, gồm 10 Điều (từ Điều 33 đến Điều 42). Trong chương này chứa đựng những quy định về cách thức xác định nghĩa vụ tài sản, cách thức xử lí các khoản nợ chưa đến hạn, nợ có bảo đảm, cũng như cách thức xử lí tài sản khi giải quyết yêu cầu phá sản. Điểm quan trọng ở chương này là quy định ghi nhận thứ tự ưu tiên thanh toán cho các khoản nợ khi phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản. − Chương 4 quy định các biện pháp bảo toàn tài sản, gồm 18 Điều( Điều 43 đến Điều 60).Chương này bên cạnh việc xác định rõ tài sản của con nợ còn quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cơ quan tố tụng cũng như các chủ nợ, con nợ, ngân hàng và người lao động trong việc bảo toàn tài sản của con nợ nhằm ổn định tài chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi hoặc giữ lại tài sản còn của doanh nghiệp để đảm bảo cho việc thanh toán giữa các chủ nợ được công bằng và hợp lí trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. − Chương 5 quy định về hội nghị chủ nợ như là một giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, gồm 7 Điều( từ Điều 61 đến 67). Chương này ghi nhận các vấn đề về quyền, nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ của các chủ nợ cũng như những người có liên quan, điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ, nội dung của hội nghị chủ nợ và hậu quả pháp lý có thể xảy ra nếu người tham gia hội nghị chủ nợ vắng mặt… − Chương 6 và chương 7 quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và thủ tục thanh lý tài sản và thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.Đây là 2 chương quan trọng thể hiện sự tiến bộ so với Luật 10 Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 [...]... MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 2 Luật phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2004 3 Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X 4 Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Học viện CTQG Hồ Chí Minh 5 Nhà Pháp luật Việt – Pháp: Tài liệu Hội thảo pháp luật về phá sản doanh nghiệp, Hà Nội, 8-10/1/2001 6 Nhà Pháp luật Việt – Pháp: Tài liệu Hội thảo pháp luật về phá sản doanh nghiệp, Hà Nội,... tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà − Quy định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, HTX Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền đề nghị Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của con nợ theo quy định của pháp luật về thi hành... của nhà nước Chúng ta mong muốn sẽ áp dụng luật phá sản năm 2004 một cách hiệu quả nhất và mong luật ngày càng đổi mới, tiến bộ phù hợp với nhu cầu người dân giúp cho hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, luật phá sản nói riêng, áp ứng được yêu cầu hội nhập và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta 33 Tp HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn... nhược điểm có được ở luật phá sản năm 2004 đang hiện hành nước ta Qua bài tiểu luận này chúng em muốn chứng minh rằng pháp luật là một yếu tố cần và đủ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang theo đuổi.Việc đổi mới luật phá sản từ năm 1993 sang 2004 đã đánh dấu nhiều điểm tiến bộ 32 Tp HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng... sản nữa Thứ năm, thanh lý tài sản và các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách theo thứ tự được quy định tại Điều 37 luật Phá sản năm 2004 1.4.4 Những tiến bộ của luật phá sản năm 2004 so với luật phá sản doanh nghiệp năm 1993: Thứ nhất, Luật đã đơn giản hoá khái niệm tình trạng phá sản nhằm tạo thuận lợi cho việc mở thủ tục phá sản Doanh nghiệp, HTX bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi “không... tài sản của doanh nghiệp, HTX để bảo đảm thi hành án (Điều 57) Chương 2: Thực trạng áp dụng luật phá sản năm 2004 21 Tp HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà 2.1 TÌNH HÌNH PHÁ SẢN HIỆN NAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP: Ban chỉ đạo Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 2012 (Tổng cục thống kê) vừa tiến hành điều tra về thực. .. coi thanh lý tài sản chỉ là một nội dung của thủ tục tuyên bố phá sản, dựa trên quyết định tuyên bố phá sản thì thủ tục phá sản gọn nhẹ hơn và lôgic hơn Thanh lý tài sản có thể có hoặc có thể không nhưng tuyên bố phá sản là một trong những mục tiêu chính của thủ tục phá sản (khi không thể phục hồi doanh nghiệp) 30 Tp HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng... Tư pháp, đặc biệt là thẩm phán phụ trách phá sản phải thực sự là chỗ dựa tin cậy của mọi đối tượng trong quan hệ phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã Thực tiễn 10 năm thực hiện Luật phá sản năm 1993 cho thấy các chủ nợ, các doanh nghiệp mắc nợ không tìm đến tòa án một phần do không hiểu không biết đến pháp luật phá sản, một phần do chưa có niềm tin vào Tòa án (Số vụ án thụ lý ít hơn nhiều so với thực. .. của mình, cũng như tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường KẾT LUẬN Khái quát chung về vấn đề phá sản, pháp luật phá sản cũng như sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của luật phá sản Việt Nam, giới thiệu nội dung luật phá sản năm 2004 và giải pháp tăng cường hiệu lực thực thi luật phá sản trong thời gian tới Bản thân các thành viên trong nhóm 8 đã nghiên cứu, tìm hiểu để qua đó có được... 2012 Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 - Giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Nam Hà Yêu cầu tuyên bố phá sản là một tranh chấp pháp lý Khi các chủ nợ thực hiện quyền đòi nợ của mình nhưng yêu cầu đó không được áp ứng từ phía con nợ thì xuất hiện xung đột lợi ích tài sản giữa chủ nợ với con nợ Xung đột này là xung đột pháp lý, bởi lẽ các quan hệ giữa con nợ và chủ nợ luôn là các quan hệ pháp luật

Ngày đăng: 24/04/2014, 00:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan