TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn THỰC HIỆN CHUẨN mực KIỂM TOÁN số 200

51 1.2K 8
TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn THỰC HIỆN CHUẨN mực KIỂM TOÁN số 200

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn THỰC HIỆN CHUẨN mực KIỂM TOÁN số 200

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN SỐ 200 môc tiªu tæng thÓ cña kiÓm to¸n viªn vµ c«ng ty kiÓm to¸n khi kiÓm to¸n theo c¸c chuÈn mùc kiÓm to¸n viÖt nam MỤC LỤC PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 200 2. Phạm vi áp dụng 3. Kiểm toán báo cáo tài chính 3.1. Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” 3.2. Thuật ngữ “Thông tin tài chính quá khứ” 3.3. Tổng quan về kiểm toán 3.4. Mục đích của kiểm toán 3.5. Trách nhiệm báo cáo của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán 3.6. Ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính được kiểm toán 4. Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán 5. Giải thích thuật ngữ chủ yếu 5.1. Thuật ngữ “Quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính” 5.2. Thuật ngữ “Kiểm toán viên” 5.3. Thuật ngữ “Ban giám đốc” và “Ban quản trị” 5.4. Thuật ngữ “Cơ sở để tiến hành cuộc kiểm toán liên quan đến trách nhiệm của Ban Giám đốc và Ban quản trị” 5.5. Thuật ngữ “Đảm bảo hợp lý” 5.6. Thuật ngữ “Sai sót” 6. Đối tượng thực hiện chuẩn mực kiểm toán PHẦN II. CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN 1. Yêu cầu về “Đạo đức nghề nghiệp” 1.1. Nội dung yêu cầu 1.2. Hướng dẫn áp dụng 1.3. Ví dụ minh hoạ về tính độc lập 1.4. Một số biểu mẫu của chương trình kiểm toán mẫu liên quan đến tính độc lập 1.5. Thực trạng áp dụng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán 2. Yêu cầu về “Thái độ hoài nghi nghề nghiêp” 2.1. Thuật ngữ “Thái độ hoài nghi nghề nghiệp” 2.2. Nội dung yêu cầu 2.3. Hướng dẫn áp dụng 2.3.1. Vì sao phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp 2.3.2. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong cuộc kiểm toán 2.4. Hồ kiểm toán về thái độ hoài nghi nghề nghiệp 2.5. Tình huống thực tế về thái độ hoài nghi nghề nghiệp 3. Xét đoán chuyên môn 3.1. Thuật ngữ “Xét đoán chuyên môn” 3.2. Nội dung yêu cầu 3.3. Hướng dẫn áp dụng 3.3.1. Vì sao phải thực hiện xét đoán chuyên môn 3.3.2. Một số thủ tục kiểm toán cần xét đoán chuyên môn 3.4. Hồ về xét đoán chuyên môn 3.5. Tình huống thực tế về xét đoán chuyên môn 4. Bằng chứng kiểm toán 4.1. Thuật ngữ “Bằng chứng kiểm toán” 4.2. Nội dung yêu cầu 4.3. Hướng dẫn áp dụng 4.3.1. Nguồn thu thập bằng chứng kiểm toán 4.3.2. Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán 4.4. Hồ kiểm toán về bằng chứng kiểm toán 5. Rủi ro kiểm toán 5.1. Thuật ngữ “Rủi ro kiểm toán” 5.2. Hướng dẫn áp dụng 5.2.1. Phân loại rủi ro kiểm toán 5.2.2. Tại sao phải phân loại lại các cấu phần của rủi ro kiểm toán? 5.2.3. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 5.3. Rủi ro thực tế thường gặp trong một số lĩnh vực kinh doanh phổ biến 5.4. Hồ kiểm toán đối với các thủ tục đánh giá rủi ro 6. Hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán 6.1. Thuật ngữ “Hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán” 6.2. Hướng dẫn áp dụng 6.2.1. Nguyên nhân của hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán 6.2.2. Phương pháp giảm thiểu hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán 7. Thực hiện cuộc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 7.1. Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán 7.1.1. Chuẩn mực có liên quan đến cuộc kiểm toán 7.1.2. Kết cấu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (ban hành năm 2010) 7.1.3. Nội dung yêu cầu “Tuyên bố tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” 7.1.4. Hướng dẫn áp dụng “Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công” 7.1.5. Hướng dẫn áp dụng “Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị nhỏ” 7.2. Mục tiêu quy định trong từng chuẩn mực kiểm toán 7.3. Tuân thủ các yêu cầu và quy định trong từng chuẩn mực kiểm toán 7.4. Không đạt được mục tiêu BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ Bảng 1: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được thể hiện qua ma trận rủi ro sau: đồ 1: đồ minh họa mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán đồ 2: Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam QUY ĐỊNH CHUNG 1. Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 200 Chuẩn mực kiểm toán số 200 (“VSA 200”) - “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” là chuẩn mực có ý nghĩa bao trùm lên tất cả các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác. Do đó, VSA 200 có liên quan đến tất cả các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác. Khi áp dụng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam thì cần phải tham khảo các yêu cầu và hướng dẫn của VSA 200. 2. Phạm vi áp dụng (VSA 200, 01-02) Chuẩn mực kiểm toán này:  Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.  Quy định mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và Công ty kiểm toánhướng dẫn nội dung, phạm vi của một cuộc kiểm toán được thiết kế để kiểm toán viên đạt được các mục tiêu đó.  Quy định và hướng dẫn phạm vi áp dụng, kết cấu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm các yêu cầu về trách nhiệm của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán trong mọi cuộc kiểm toán, kể cả trách nhiệm phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, “kiểm toán viên” được hiểu là “kiểm toán viên độc lập” hoặc “kiểm toán viên hành nghề”. Khi quy định và hướng dẫn về trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thực hiện chuẩn mực kiểm toán đã bao hàm trách nhiệm của công ty kiểm toánkiểm toán viên đó đang hành nghề kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được áp dụng khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được áp dụng trong trường hợp kiểm toán thông tin tài chính khác trong quá khứ. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam không quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đối với các vấn đề liên quan đã quy định trong pháp luật và các quy định khác, ví dụ chào bán chứng khoán ra công chúng. Những trách nhiệm quy định trong văn bản pháp luật có thể khác với quy định và hướng dẫn trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, mặc dù những quy định và hướng dẫn trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam là cần thiết nhưng kiểm toán viên phải có trách nhiệm trước hết là tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. 3. Kiểm toán báo cáo tài chính 3.1. Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” (VSA 200, 13e) Báo cáo tài chính: Là các báo cáo được lập và trình bày theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo. Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” có nghĩa là một bộ báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính (VSA 200, 13e). Báo cáo tài chính là một sự miêu tả thông tin tài chính quá khứ được sắp xếp một cách khoa học. Báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về các nguồn lực kinh tế hoặc các nghĩa vụ tại một thời điểm hoặc sự thay đổi của các nguồn lực kinh tế và các nghĩa vụ này trong một giai đoạn nhất định. 3.2. Thuật ngữ “Thông tin tài chính quá khứ” (VSA 200, 13g) Thông tin tài chính quá khứ: Là thông tin được trình bày bằng thuật ngữ tài chính liên quan đến một đơn vị cụ thể, phát sinh chủ yếu từ hệ thống kế toán của đơn vị, phản ánh các sự kiện kinh tế, tài chính đã xảy ra trong các kỳ trước hoặc các điều kiện kinh tế tại một thời điểm trong quá khứ (VSA 200, 13g). Thông tin tài chính quá khứ có thể là từng thông tin riêng lẻ, cũng có thể là toàn bộ báo cáo tài chính các năm trước năm hiện tại. Ví dụ • Tình hình nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn của đơn vị tại ngày 31/12/2009. • Số dư nợ phải thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định của đơn vị tại ngày 31/12/2009. • Doanh thu và giá vốn của đơn vị cho năm tài chính 2009. • Lưu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh của đơn vị cho năm tài chính 2009. • Báo cáo tài chính năm trước. 3.3. Tổng quan về kiểm toánKiểm toán bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ mười ba, với Kiểm toán viên của Bộ Tài chính Anh Quốc (Auditor of the Exchequer in England) thành lập vào năm 1314.  Từ “Kiểm toán” trong tiếng Anh là “Audit” được bắt nguồn từ “Audire” trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là “Nghe”.  Cho đến những năm đầu thế kỷ 20, kiểm toán tập trung vào kiểm tra tính thanh khoản của doanh nghiệp và phát hiện gian lận trong doanh nghiệp.  Trong giai đoạn đầu thế kỷ 20 cho đến những năm 1940, mục tiêu của kiểm toán đã bắt đầu tiếp cận đến việc xác nhận tính đúng đắn của báo cáo tài chính.  Kể từ những năm 1940 đến nay, mục đích chính của kiểm toán là giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có chứa đựng các sai sót trọng yếu. Theo đó, phương pháp tiếp cận kiểm toán cũng dần thay đổi, hướng tới phương pháp dựa trên rủi ro.  Từ trước những năm 2000, phương pháp tiếp cận kiểm toán hướng tới phương pháp dựa trên các rủi ro tài chính.  Từ năm 2000 trở lại đây, phương pháp tiếp cận kiểm toán hướng tới phương pháp dựa trên các rủi ro kinh doanh, trong đó bao gồm cả các rủi ro tài chính. 3.4. Mục đích của kiểm toán Với sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý ngày càng rõ nét, nhu cầu về một bên thứ ba độc lập có trình độ chuyên môn, thay mặt người sở hữu, thực hiện việc kiểm tra các hoạt động và kết quả hoạt động của người quản lý ngày càng lớn. Mục đích chính của kiểm toán là giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có chứa đựng các sai sót trọng yếu. Nhu cầu của xã hội về hoạt động kiểm toán độc lập ngày càng cao, nhất là kiểm toán trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến phần đông công chúng như các công ty đại chúng, doanh nghiệp niêm yết. Các sự kiện gian lận kế toán của các công ty niêm yết như Enrol, Worldcom, hay mới đây là Lehman Brothers tại Mỹ, Satyam tại Ấn Độ, và Bông Bạch Tuyết tại Việt Nam càng đòi hỏi phải đưa ra yêu cầu cao đối với kiểm toán độc lập báo cáo tài chính. Tại Việt Nam, mục đích của kiểm toán là làm tăng độ tin cậy của người đọc đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với quy định hiện hành về lập và trình bày báo cáo tài chính. Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến đúng mục đích nói trên (VSA 200, 03). 3.5. Trách nhiệm báo cáo của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán 3.5.1. Nội dung quy định Trong mọi trường hợp, cuộc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được tiến hành trên cơ sở là Ban Giám đốc và Ban quản trị hiểu và thừa nhận rằng họ có những trách nhiệm sau (VSA 200, A2): (a) Lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định hiện hành về lập và trình bày báo cáo tài chính, bao gồm cả sự trình bày hợp lý; (b) Xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo báo cáo tài chính không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận hay do nhầm lẫn; (c) Cung cấp cho kiểm toán viên: (i) Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc, Ban quản trị nhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính như các ghi chép, các tài liệu, sổ kế toán, chứng từ kế toán, các vấn đề khác; (ii) Các tài liệu, thông tin mà kiểm toán viên đề nghị Ban Giám đốc và Ban quản trị cung cấp hoặc giải trình để phục vụ mục đích kiểm toán; (iii) Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị mà kiểm toán viên cho rằng cần thiết để phục vụ mục đích thu thập bằng chứng kiểm toán. 3.5.2. Hướng dẫn áp dụng Báo cáo tài chính còn có thể được lập theo quy định về lập báo cáo nhằm đáp ứng (VSA 200, A4): (1) Nhu cầu về thông tin tài chính chung của đông đảo người sử dụng báo cáo tài chính (còn gọi là “Báo cáo tài chính cho mục đích chung”); hoặc (2) Nhu cầu về thông tin tài chính cho một số đối tượng sử dụng báo cáo tài chính cụ thể (còn gọi là “Báo cáo tài chính có mục đích đặc biệt”). Các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính thường bao gồm: Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan. Trong một số trường hợp, việc lập và trình bày báo cáo tài chính còn phải theo quy định và hướng dẫn của các ngành đặc thù, hoặc theo (VSA 200, A5): (1) Môi trường pháp lý và đạo đức, như các luật, các quy định, phán quyết của tòa án, các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp kế toán; (2) Các hướng dẫn về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán do các cơ quan, đơn vị có chức năng soạn thảo chuẩn mực hoặc Hội nghề nghiệp ban hành; (3) Các hướng dẫn xử lý tình huống kế toán cụ thể do các cơ quan, đơn vị có chức năng soạn thảo chuẩn mực hoặc Hội nghề nghiệp ban hành; (4) Các thông lệ kế toán có tính phổ biến và đặc thù được thừa nhận rộng rãi. Điều kiện tiên quyết để kiểm toán viên chấp nhận hợp đồng kiểm toánkiểm toán viên cần được Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán cam kết về việc họ thừa nhận và hiểu rõ những trách nhiệm của họ trong hợp đồng kiểm toán. (Xem hướng dẫn chi tiết tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 - "Hợp đồng kiểm toán”) 3.6. Ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính được kiểm toán (VSA 200, A12-A13) Ý kiến của kiểm toán viên đưa ra về việc liệu báo cáo tài chính đã được lập phù hợp với các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính hiện hành trên các khía cạnh trọng yếu.  Khi quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính là quy định về trình bày hợp lý, thường trong trường hợp báo cáo tài chính cho mục đích chung thì dạng ý kiến kiểm toánchuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu là liệu báo cáo tài chính đã được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu hay chưa.  Khi quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính là quy định về tuân thủ, dạng ý kiến kiểm toánchuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu là liệu báo cáo tài chính đã được lập và trình bày tuân thủ các quy định, trên các khía cạnh trọng yếu hay chưa. Xem hướng dẫn chi tiết tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 - "Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”. 4. Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán (VSA 200, 11-12) Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là: (a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính hay không; (b) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và công bố thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên. Trong trường hợp không thể đạt được sự đảm bảo hợp lý và ý kiến chấp nhận từng phần trên báo cáo kiểm toán là chưa đủ để cung cấp thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính thì chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán, theo pháp luật và các quy định hiện hành có liên quan. 5. Giải thích thuật ngữ chủ yếu (VSA 200, 13) 5.1. Thuật ngữ “Quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính” (VSA 200, 13a) a. Quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính: Là các quy định tại Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan được Ban Giám đốc và Ban quản trị áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính, có thể chấp nhận được, phù hợp với đặc điểm của đơn vị được kiểm toánmục đích của báo cáo tài chính, hoặc do yêu cầu của pháp luật và các quy định khác (VSA 200, 13a). Ví dụ: - Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003. - Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phù quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh. - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành và có hiệu lực. - Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. - Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán. - v.v b. Quy định về trình bày hợp lý Thuật ngữ “quy định về trình bày hợp lý” được sử dụng để quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính, trước hết vẫn phải tuân thủ và trong một số trường hợp là phù hợp với các quy định chung và (VSA 200, 13a): (i) Xác nhận rõ ràng rằng, để đạt được sự trình bày hợp lý của báo cáo tài chính, Ban Giám đốc có thể phải thuyết minh nhiều hơn so với quy định chung, hoặc; (ii) Xác nhận rõ ràng rằng Ban Giám đốc có thể phải thực hiện khác một yêu cầu của quy định chung để đạt được mục đích trình bày báo cáo tài chính một cách hợp lý. Những trường hợp thực hiện khác như vậy được coi là cần thiết chỉ trong một số rất ít tình huống. Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 - “Trình bày báo cáo tài chính”, đoạn 11: Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải:  Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp;  Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;  Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Thông tin về doanh thu và các khoản phải thu khách hàng chỉ được coi là trình bày hợp lý khi: - Ban Giám đốc lựa chọn chính sách ghi nhận doanh thu phù hợp với chuẩn mực kế toán về doanh thu và với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. - Thông tin doanh thu phải đảm bảo chi tiết theo dòng sản phẩm và dịch vụ, chi tiết theo vùng địa lý nhằm đáp ứng yêu cầu về thông tin của người sử dụng trong việc ra quyết định. (Tính phù hợp) - Thông tin các khoản phải thu khách hàng được trình bày và phân tích theo tuổi nợ. (Tính phù hợp) - Thông tin doanh thu và các khoản phải thu khách hàng không có sai sót trọng yếu (Tính tin cậy) - Thông tin doanh thu và các khoản phải thu kỳ trước cần phải được trình bày (Tính so sánh) - Thông tin doanh thu và khoản phải thu của khách hàng lớn, có ảnh hưởng trọng yếu cần được trình bày riêng rẽ. (Cung cấp thông tin bổ sung). c. Quy định về tuân thủ Thuật ngữ “quy định về tuân thủ” được sử dụng để quy định về việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ đối với các quy định mà không bao gồm các điểm (i) hoặc (ii) trong “quy định về trình bày hợp lý” (VSA 200, 13a). Ví dụ: Báo cáo tài chính của dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cần phải được lập tuân thủ theo hướng dẫn và yêu cầu của WB về lập và trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính này đảm bảo yêu cầu về quản lý tài chính dự án của WB. Ví dụ báo cáo tài chính của dự án phải bao gồm:  Báo cáo tổng hợp nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong đó chỉ ra từng loại nguồn vốn nhận được từ WB và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cũng như các nguồn thu khác;  Báo cáo chi phí thực hiện dự án trong đó chỉ ra các mục tiêu của dự án và các khoản mục chi phí chính của dự án và thể hiện số phát sinh trong năm và số phát sinh luỹ kế đến ngày kết thúc năm;  Bảng cân đối kế toán chỉ ra số luỹ kế nguồn vốn, số dư tiền gửi Ngân hàng cũng như các khoản mục tài sản và công nợ khác của dự án;  Báo cáo tài khoản chỉ định  Thuyết minh báo cáo tài chính trong đó chỉ ra sự đối chiếu giữa nguồn vốn ghi trên sổsố vốn nhận được từ WB. Đối chiếu các khoản xin rút vốn với số tiền được giải ngân chi tiết theo các hình thức giải ngân bổ sung Tài khoản chỉ định, hoàn ứng hay thanh toán trực tiếp. d. So sánh với VSA 200 (ban hành năm 1999) VSA 200 (ban hành lần đầu) không quy định thuật ngữ này 5.2. Thuật ngữ “Kiểm toán viên” (VSA 200, 13d) Kiểm toán viên: Là người, hoặc những người có chứng chỉ kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán, gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán, kiểm toán viên và các thành viên khác trong nhóm kiểm toán. Khi một chuẩn mực kiểm toán có yêu cầu hoặc nhấn mạnh trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán thì chuẩn mực sẽ sử dụng thuật ngữ “thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán” thay cho thuật ngữ “kiểm toán viên” (VSA 200, 13d). Khi quy định và hướng dẫn về trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thực hiện chuẩn mực kiểm toán thì đã bao hàm trách nhiệm của công ty kiểm toánkiểm toán viên đó đang hành nghề kiểm toán. Trong văn bản pháp luật và các quy định hiện hành sử dụng thuật ngữ “kiểm toán viên” và “kiểm toán viên hành nghề”. Thuật ngữ “kiểm toán viên” trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được sử dụng với nghĩa của thuật ngữ “kiểm toán viên hành nghề” trong văn bản pháp luật và các quy định (VSA 200, 13d). 5.3. Thuật ngữ “Ban giám đốc” và “Ban quản trị” (VSA 200, 13) Ban Giám đốc: Là những người có trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Tùy theo từng đơn vị, Ban Giám đốc có thể bao gồm toàn bộ, một số thành viên hoặc không có thành viên nào trong Ban quản trị của đơn vị, ví dụ Giám đốc điều hành hoặc chủ sở hữu tư nhân. Thành viên Ban Giám đốc bao gồm những người có chức danh: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty (Tổng Công ty); Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty, kể cả Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty. Thành viên Ban Giám đốc không bao gồm Giám đốc Tài chính, Giám đốc Kỹ thuật… (VSA 200, 13h) Ví dụ: Giám đốc Kiểm toán, Giám đốc Thuế trong công ty kiểm toán cũng không bao gồm trong Ban Giám đốc công ty kiểm toán. Ban quản trị: Là một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm giám sát việc điều hành hoạt động và thực hiện nghĩa vụ giải trình, kể cả trách nhiệm giám sát việc lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Tùy theo từng đơn vị, Ban quản trị có thể bao gồm Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng thành viên, trong đó có thể bao gồm cả các thành viên Ban Giám đốc. Trong doanh nghiệp tư nhân, Ban quản trị có thể chỉ là một người có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính mà công việc này thường do Ban quản trị thực hiện (VSA 200, 13p). Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành năm 1999 không quy định về khái niệm Ban giám đốc và Ban quản trị mà chỉ sử dụng khái niệm Giám đốc (hoặc người đứng đầu đơn vị). Thực tế ở Việt Nam cho thấy khái niệm Ban quản trị là chưa rõ ràng. Ban quản trị có chức năng giám sát các hoạt động và giám sát việc lập báo cáo tài chính của Ban giám đốc. Thông thường các doanh nghiệp tại Việt Nam không lập Ban quản trị riêng theo đúng định nghĩa của VSA 200. Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng thành viên hoặc ban kiểm soát khi được giao chức năng giám sát nêu trên thì có thể được coi như đóng vai trò của Ban quản trị. [...]... CẦU VÀ HƯỚNG DẪN Kết cấu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (“VSA 200 ) - “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” bao gồm phần Nội dung yêu cầu và phần Hướng dẫn áp dụng Tài liệu hướng dẫn này trình bày chung hai phần nội dung và hướng dẫn áp dụng theo từng mục phù hợp 1 Yêu cầu về “Đạo đức nghề nghiệp” (VSA 200, 14,... toán nên chuẩn mực kiểm toán chỉ quy định cho kiểm toán viên, Việt Nam chỉ có công ty kiểm toán mới được cung cấp dịch vụ kiểm toán, do đó từng kiểm toán viên và cả công ty kiểm toán đều phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn tại chuẩn mực kiểm toán Ví dụ: Báo cáo kiểm toán phải có hai chữ ký: chữ ký của kiểm toán viên hành nghề trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán và chữ ký của kiểm toán viên hành... kế toán cố tình ghi nhận khoản doanh thu phát sinh ngày 05/01/2010 vào báo cáo tài chính năm 2009 với số tiền 1 tỷ đồng 6 Đối tượng thực hiện chuẩn mực kiểm toán (VSA 200, 10) Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan khác Khác với các nước cá nhân được hành nghề kiểm toán nên chuẩn. .. hỗ trợ cho kết luận của kiểm toán viên về tính liên tục hoạt động 4.4 Hồ kiểm toán về bằng chứng kiểm toán Hồ kiểm toán chính là các bằng chứng kiểm toán được kiểm toán viên thu thập, tích luỹ và lưu giữ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 - "Tài liệu, hồ kiểm toán quy định hồ kiểm toántài liệu có thể cung cấp:  Bằng chứng của cơ sở đưa ra kết luận của kiểm toán viên về việc đạt được... của kiểm toán viên theo VSA 200; và  Bằng chứng cho thấy cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợp với quy định của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liên quan Hồ kiểm toán chính là biểu hiện vật chất của các bằng chứng kiểm toán 5 Rủi ro kiểm toán (VSA 200, 17, A32-A44) 5.1 Thuật ngữ “Rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên và Công ty kiểm. .. 200, 14) Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp, bao gồm cả tính độc lập liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính (VSA 200, 14) Các quy định pháp lý có liên quan và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 87 /2005 /QĐ-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính là cơ sở để Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán. .. phải hạch toán vào chi phí trong kỳ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá nêu trên 4 Bằng chứng kiểm toán (VSA 200, 17, A28-A31) 4.1 Thuật ngữ “Bằng chứng kiểm toán Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán Bằng chứng kiểm toán bao... dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán cũng như sử dụng báo cáo kiểm toán và khi làm việc với kiểm toán viên và công ty kiểm toán Ví dụ: Đơn vị được kiểm toán phải hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, cũng như trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu giải trình các số liệu và sự kiện theo yêu cầu của kiểm toán viên CÁC... công ty kiểm toán và đóng dấu của công ty kiểm toán Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về Chuẩn mực này để phối hợp công việc với kiểm toán viên, Công ty kiểm toán và xử lý các mối quan hệ liên quan đến các thông tin đã được kiểm toán - Chất lượng của cuộc kiểm toán không chỉ phụ thuộc vào kiểm toán viên và công ty kiểm toán mà... ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng Theo đó, kiểm toán viên sẽ kiểm soát rủi ro kiểm toán tổng thể thông qua tác động đến rủi ro phát hiện, loại rủi ro duy nhất mà kiểm toán viên có thể kiểm soát Thông qua tăng cường thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên có thể giảm thiểu rủi ro phát hiện Mặc dù do hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro phát hiện . dụng (VSA 200, 01-02) Chuẩn mực kiểm toán này:  Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt. CẦU VÀ HƯỚNG DẪN Kết cấu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (“VSA 200 ) - “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt. tài chính năm 2009 với số tiền 1 tỷ đồng. 6. Đối tượng thực hiện chuẩn mực kiểm toán (VSA 200, 10) Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm

Ngày đăng: 23/04/2014, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan