tổng quan về tảo và ứng dụng tảo trong sản xuất thực phẩm

63 2.5K 8
tổng quan về tảo và ứng dụng tảo trong sản xuất thực phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu thực hiện đồ án tốt nghiệp, em đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo đồ án tốt nghiệp. Trong quá trình đó em đã nhận được sự động viên, quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô, gia đình bạn bè rất nhiều. - Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh, các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thực phẩm, những người đã giảng dạy cho em những kiến thức hữu ích trong quá trình học cả kiến thức cho sau này. - Em xin gửi lòng cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, thầy Lê Quang Trí đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong việc nghiên cứu làm đồ án. Thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo đồ án tốt nghiệp này. - Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cha mẹ toàn thể gia đình đã luôn động viên, khích lệ em trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập. - Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã cùng tôi, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Một lần nữa xin kính chúc quý thầy cô lời chúc sức khỏe, thành công trong công việc giảng dạy cũng như trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn ! 1 CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Tảo đã được biết đến được ứng dụng trong cuộc sống từ rất lâu. Tuy nhiên, hầu hết các ứng dụng đều là sản xuất thức ăn trong chăn nuôi thủy hải sản. Chi tiết thành phần dinh dưỡng khả năng ứng dụng các loài tảo làm thực phẩm cho người vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Trong thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện thêm nhiều loại sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ tảo, đặc biệt là các dạng thực phẩm chức năng hoặc các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu chế biến thực phẩm trong gia đình. Sự phát triển sản phẩm này đã góp phần làm phong phú thêm nguồn nguyên liệu cung cấp thực phẩm cho con người. Ngoài ra, tảo còn được ứng dụng trong nhiều ngành khác như xử lý môi trường, công nghiệp nhiên liệu, công nghiệp mỹ phẩm… Bên cạnh các lợi ích đã được ứng dụng, vi tảo cũng có những độc hại nhất định chẳng hạn như vi tảo Prototheca cutis có thể gây nhiễm trùng chết người; hiện tượng thủy triều đỏ do tảo vi khuẩn lam gây ra đã tác động rất lớn đến môi trường xung quanh làm cá chết còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người; đồng thời ở người khi ăn thủy sản bị nhiễm độc bởi tảo có hiện tượng tiêu chảy, ảnh hưởng đến thần kinh, gan…Điều nguy hiểm là ở thủy sản khi bị nhiễm độc hầu như không có dấu hiệu bên ngoài để nhận biết, cũng như các phương pháp nấu, sơ chế thông thường cũng không thể làm giảm độc tố xuống. Từ đó có thể thấy rằng độc tố vi tảo cũng là một đề tài cần được đặc biệt quan tâm để có những phương pháp nhất định có thể phát hiện kịp thời cũng như xử lý triệt để những độc tố này. Trước thực trạng trên, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu chuyên sâu về tảo nhằm tạo điều kiện mở rộng thêm các ứng dụng trong sản xuất thực phẩm từ tảo là cần thiết. Bước đầu, đề tài này được thực hiện nhằm tổng quan tài liệu về tảo nhằm tạo cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện các nghiên cứu về sau. 1.2 Nội dung nghiên cứu: Đề tài này thực hiện tổng quan tài liệu các nội dung sau: - Sự phân loài tảo các đặc điểm nhận dạng - Thành phần hóa học trong tảo đại diện 2 - Ứng dụng của tảo, trong đó tập trung vào ứng dụng trong thực phẩm - Một số sản phẩm thực phẩm từ tảo quy trình sản xuất. 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TẢO 2.1 Vị trí của tảo trong sinh giới [1] Đa phần Tảo thuộc về giới Nguyên sinh (Protisa). Một số ít loài Tảo lớn lại được xếp vào giới Thực vật được phân chia thành thực vật bậc thấp. Dạng thực vật bậc thấp này không có phôi, đây là đặc điểm để phân biệt giới Nguyên sinh với thực vật bậc cao thông thường. 2.2 Phân loại, phân bố đặc điểm cấu tạo [7] a. Phân loại Dựa vào màu sắc cấu trúc cơ thể khác nhau, người ta chia nhóm tảo thành một số ngành riêng biệt. Tuy vậy con số các ngành tảo hiện nay vẫn chưa thống nhất tùy theo các tác giả. Pascher (1931) phân chia tảo thành 8 ngành sau đây: Tảo giáp (Pyrrhophyta), Tảo vàng ánh (Chrysophyta), Tảo mắt (Euglenophyta), Tảo silic (Bacillariophyta), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo vòng (Charophyta), Tảo nâu (Phaeophyta) Tảo đỏ (Rhodophyta). Trong thư mục khoa học của Liên Xô cũ cũng xếp nhóm tảo thành 8 ngành này thêm 2 ngành nữa là Tảo silic (Bacillariophyta) Tảo vàng lục (Xantophyta). Theo West Fritsch (1927) Fritch (1935) lại gộp tất cả tảo (kể cả Tảo lam) vào 1 ngành với 11 lớp khác nhau. Chadefauld (1960) dựa trên những dẫn liệu về tế bào học đặc biệt là hóa học tế bào, đã phân chia Tảo (trừ Tảo lam) thành 3 ngành là Tảo đỏ, Tảo màu Tảo lục. Trong đó Tảo đỏ (Rhodophyta) với 1 lớp; Tảo màu (Chromophyta) bao gồm 5 lớp: Tảo vàng lục, Tảo ánh vàng, Tảo silic, Tảo nâu, Tảo giáp; Tảo lục (Chlorophyta) với 3 lớp: Tảo lục, Tảo tiếp hợp, Tảo vòng. sau Chadefauld, một số nhà Tảo học đã sửa đổi hệ thống này một chút ít. b. Phân bố Tảo phân bố hết sức rộng rãi, khắp mọi nơi, từ đỉnh núi cao đến đáy biển sâu. Tảo phổ biến trong các đại dương, các thủy vực nước ngọt cả trong đất giữ vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái như là sinh vật sản xuất. Vai trò của tảo trong các hệ sinh thái cũng giống 4 như thực vật trên đất liền. Những tảo sống ở lớp nước phía trên được gọi là Tảo phù du (Phytoplankton) còn những tảo sống bám dưới đáy thủy vực, bám trên các vật sống hay thành tàu thuyền được gọi là Tảo đáy (Phytobentos). Tảo bao gồm các tảo đơn bào (Protista) rong biển là các loại có kích thước lớn của tảo đỏ, tảo nâu tảo lục. Rong biển tạo mọc thành từng đám lớn, làm nơi trú ngụ làm thức ăn cho sự đa dạng của cá nhiều động vật không xương sống khác. Một số rong biển là thức ăn của con người. Các tế bào tảo quang hợp nhỏ vi khuẩn lam trôi nổi trong nước được gọi là các thực vật phù du (phytoplankton) là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn của các sinh vật dị dưỡng ở đại dương cũng như ở nước ngọt. Tảo có vai trò quan trọng trong chu trình carbon, biến đổi carbon dioxid (CO 2 ) thành carbohydrat nhờ quang hợp thành canxi carbonat nhờ sự hóa canxi. Một số thực vật phù du ở biển, đặc biệt là haptophyta dinoflgellata tạo nên một lượng lớn hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh giúp điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào của chúng. Các hợp chất bay hơi tiết ra từ tế bào biến đổi thành oxid lưu huỳnh trong khí quyển tạo nên những hiệu ứng khác về khí hậu. Tảo phù du ở hầu hết các loài sinh vật đơn bào, có thể sống lơ lửng ở những vùng có nước kể cả ở dưới lớp băng hoặc sống gắn liền với các trầm tích. Nhưng hạn chế sống ở khu vực nông, cạn do sự giảm nhanh của các ánh sáng theo chiều sâu. Tảo đáy có thể phát triển trên đá (epilithic), dưới bùn, cát (epipelic), trên các loại tảo khác hoặc trên thực vật (epiphytic) động vật (epizoic). Một số lượng đáng kể tảo Subaerial đã thích nghi với điều kiện sống trên đất. Dạng tảo cộng sinh với nấm thành Địa y cũng là dạng phân bố rất rộng rãi nhiều loài đã được khai thác dùng làm dược phẩm, nước hoa, phẩm nhuộm các mục đích kinh tế khác (hiện đã biết tới 20000 loài Địa y thuộc 400 chi khác nhau). c. Đặc điểm cấu tạo Nhiều loại tảo là những tế bào đơn độc, có hoặc không có tiêm mao do đó có thể di động hoặc không di động. Số khác tồn tại như là tập hợp của một số các tế bào riêng lẻ có tổ chức với nhau một cách lỏng lẻo hoặc trong một hình dạng có tổ chức cao gọi là cụm. Nhưng mỗi tế bào có thể tồn tại độc lập cả về sinh sản sinh dưỡng. Khi số lượng sự sắp xếp các tế 5 bào trong cụm này được xác định duy trì không đổi thì được gọi là coenobium có thể hoặc không thể di động. Tế bào của tảo có nhiều đặc điểm chung của các sinh vật nhân thật (Eukarya). Thành tế bào của tảo cấu tạo bởi polysaccharide gồm các sợi cellulose liên kết thành bộ xương (skeleton) nhằm bảo vệ duy trì hình dạng ổn định cho tế bào. Một số tảo có mannan hay xylan thay thế cho cellulose. Ngoài ra còn có phần vô định hình tạo nên chất nền của thành tế bào. Bên ngoài thành tế bào ở một số tảo có màng keo chứa các polysaccharide có thể ứng dụng để sản xuất alginate, fucoidine, agar, carragenan, porphyrane, furcelleran, funoran Một vài nhóm tảo vách có thấm thêm chất silic (như Tảo silic, Tảo ánh vàng) hoặc canxi carbonat (như Tảo vòng). Mỗi tế bào có một nhân hay đôi khi nhiều nhân (như ở dạng Tảo ống thông). Tế bào của nhiều tảo vận động được là nhờ lông roi (flagella). Lông roi được cấu tạo bởi 9 cặp vi ống bao quanh 2 vi ống ở giữa được bao bọc bởi màng sinh chất. 2 vi ống giữa xuất phát từ đĩa gốc (dense plates) thể gốc (basal body). Màng sinh chất cũng giống như ở các sinh vật khác. Trong tế bào chất có nhiều bào quan khác nhau. Sắc lạp (chromoplast) của tảo có cấu tạo như ở thực vật, gồm hai lớp màng bao bọc, bên trong có chất nền (stroma) cùng với hệ thống các túi dẹt gọi là thylakoid. Các thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành loại cấu trúc giống như grana ở thực vật. Trên màng của thylakoid có nhiều chất diệp lục (chlorophyll) các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp. Ngoài chất diệp lục (a,b,c,d) còn có thể có các sắc tố carotenoid, phổ biến nhất là -caroten. Nhiều tảo chứa sắc tố xanthophyll, phycobiliprotein. Trong chất nền của sắc lạp còn có DNA dạng vòng ribôsome. Đôi khi các sắc lạp có một vùng đậm đặc protein liên kết với các sản phẩm dự trữ tạo thành một cấu trúc gọi là nhân tinh bột hay nhân protein (pyranoid). Sắc lạp còn có chứa các giọt lipid nhỏ nằm giữa các thylakoid. Một số tảo còn có thêm một hai lớp mạng lưới nội chất lục lạp (CER- chloroplast endoplasmic reticulum). Ngoài ra còn có các vô sắc lạp gồm leucoplast amyloplast làm nhiệm vụ tích lũy chất dự trữ. Còn ty thể là bào quan có hai lớp màng bao bọc, màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong ăn sâu vào phía trong chất nền tạo thành những mào (crista) trên đó mang nhiều loại enzyme hô hấp. Chất nền của ty thể có chứa ADN ribôsôm. 6 Tế bào của tảo cũng có thể Golgi (Golgi body) như ở tế bào nhiều sinh vật khác. Đó là các túi dẹp xếp hầu như song song với nhau có hình vòng cung, phía lồi gọi là mặt trans còn phía lõm gọi là mặt cis.Thể Golgi ở tảo làm nhiệm vụ tổng hợp tiết ra polysaccharide. Tế bào chất (cytoplasm) của tảo có chứa ribosom 80S các giọt lipid. Một số tảo di động có các nhóm hạt lipid màu vàng cam cấu tạo nên các điểm mắt (stigma). Chất dự trữ trong tế bào thuộc về nhiều dạng khác nhau: tinh bột ở Tảo lục, floridean ở Tảo đỏ, laminarian ở Tảo nâu, leucosin ở Tảo roi, fructosan ở Tảo lục Ngoài ra còn có các chất dự trữ phân tử thấp như đường, glycoside, polyol Tảo có không bào co rút (contractile vacuoles) giúp cho việc duy trì nước trong tế bào bỏ chất thải ra khỏi tế bào. Nhân tế bào ở tảo cũng không khác mấy so với các tế bào nhân thực khác nhưng hầu hết là nhân đơn bội. Tảo lục một số Tảo đỏ có nhân lưỡng bội. Nhân có màng kép bao bọc, trong nhân có ADN. 2.3 Một vài ngành tảo đặc trƣng [7] 2.3.1 Ngành Tảo silic Tảo silic hay tảo cát bao gồm những cơ thể đơn bào hay tập đoàn có cấu tạo tế bào khá đặc biệt. Vách tế bào dày bằng chất pectin, phía ngoài thấm thêm chất silic, tạo thành vỏ cứng gồm 2 mảnh úp vào nhau như một cái hộp. Trên vỏ có những đường vân rất tinh vi phức tạp do silic thấm không đều tạo nên. Thể màu có màu vàng, vàng nâu, chứa diệp lục a c, fucoxanthin màu vàng (thuộc nhóm xantophin), caroten (nhóm carotinoit). Chất dự trữ là các giọt dầu, không có tinh bột. Nhiều Tảo silic có khả năng chuyển động bằng cách tiết chất nhầy qua khe hở của vỏ ra ngoài tạo thành một lực đẩy tế bào đi. Như vậy chỉ những Tảo silic mà trên vỏ có khe rãnh (như ở lớp Tảo lông chim) mới có khả năng chuyển động. Cũng có ý kiến cho rằng tảo chuyển động được là do sự chuyển động của chất tế bào. 7 (a) (b) (c) (d) (e) (f) Hình 2.1 Các loại Tảo silic (a) Navicula; (b) Cyclotella;(c) Pinnularia; (d) Tabellaria; (e) Fragilaria; (f)Synedra Các đại diện thƣờng gặp: Navicula (Tảo thuyền): tế bào hình thoi, nhọn đầu, sống ở nước mặn nước ngọt. Cyclotella: tế bào hình hộp tròn có 2 mặt lồi lõm, sống trôi nổi ở nước mặn nước ngọt. Pinnularia (Tảo lông chim): tế bào hình chữ nhật, dài, tròn đầu, ở giữa hơi phình to rất phổ biến ở nước ngọt. Tabellaria: dạng tập đoàn hình chữ chi, gồm những tế bào hình que ngắn, ở giữa 2 đầu phình to, phân bố rộng ở nước ngọt. Fragillaria: dạng tập đoàn gồm những tế bào hình que dài, ở giữa phình to, phân bố ở trong nước ngọt, chủ yếu ở đáy, rất ít khi sống trôi nổi. Synedra: tế bào hình que dài, không có rãnh nên không di chuyển được, phân bố ở biển. Nguồn gốc, quan hệ họ hàng: Tảo silic có quan hệ họ hàng với Tảo ánh vàng, vì chúng có chất màu động bào tử cấu tạo gần giống nhau. Mặt khác, Tảo silic lại có quá trình sinh sản tiếp hợp gần giống như tảo tiếp hợp trong ngành Tảo lục nên cũng có thể quan hệ họ hàng với ngành này. Các hóa thạch của Tảo silic được tìm thấy ở đầu kỷ Giura, tuy nhiên phần lớn Tảo silic chỉ xuất hiện ở kỷ Phấn trắng phát triển phong phú trong kỷ Thứ ba tiếp tục tới kỷ Thứ tư. 8 2.3.2 Ngành Tảo nâu Gồm những tảo đa bào sống ở biển. Tản hình sợi, hay hình bản, bám vào đá ở dưới nước nhờ rễ giả, hay sống trôi nổi nhờ các phao chứa khí. Một số loài có tổ chức cao, tản phân hóa dạng cây với “thân”, “lá”, “rễ” giả, đã có một số mô (đồng hóa, dự trữ, mô cơ, mô dẫn) tuy chưa hoàn thiện. Tản thường có kích thước lớn, có chi dài hàng chục hoặc hàng trăm mét (như tảo thảm Macrocystis dài 100 – 300m). Tảo nâu là một ngành tảo phân hóa khá cao, cấu tạo khá phức tạp, có sự xen kẽ thế hệ rõ ràng trong vòng đời, gần giống với thực vật bậc cao. Nhiều tác giả cho rằng nhiều thực vật bậc cao xuất phát từ Tảo nâu. Tảo nâu có khoảng 1500 loài. Căn cứ vào sự giống nhau về chất màu chất dự trữ, người ra cho rằng Tảo nâu có chung nguồn gốc với Tảo vàng lục, xuất phát từ một tổ tiên nào đó. Tuy nhiên đại diện hiện nay của 2 nhóm này ngoài những dấu hiệu kể trên, có rất ít nét chung. Tảo nâu xuất hiện rất sớm, các di tích hóa thạch tìm thấy ở kỷ Silua Đêvôn. (a) (b) (c) (d) Hình 2.2 Các loại Tảo nâu (a) Padina; (b) Laminaria; (c) Fucus; (d) Sargassum Các đại diện thƣờng gặp: Padina (Tảo quạt hay rong quạt): tản hình quạt mỏng, phẳng, trên mặt có nhiều đường vân. Gặp ở vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh. Laminaria (Tảo dẹp): thường được nêu làm ví dụ điển hình cho những tảo tiến hóa cao. Tản lớn, phân hóa thành dạng thân, lá, rễ giả. Về cấu tạo trong, tản đã phân hóa thành mô dẫn, mô 9 cơ, mô đồng hóa thô sơ. Tản đó chính là thể bào tử chứa các động bào tử đơn bội, động bào tử nảy mầm thành nguyên tản (n) phân tính, hình sợi ngắn. Trên nguyên tản đực có 1 số túi tinh, mỗi túi tinh chỉ chứa 1 tinh trùng. Nguyên tản cái cũng mang các túi noãn đơn bào, mỗi túi noãn có một noãn cầu. Sau khi thụ tinh hợp tử phát triển thành tản lưỡng bội. Tảo dẹp thường gặp ở các vùng biển xứ lạnh. Fucus (Tảo sừng hưu): tản dẹp, phân nhánh đôi, trên tản có những chỗ phồng chứa đầy không khí dùng làm phao nổi. Toàn bộ tản có thể dài tới 30 – 60cm. Tảo sừng hưu rất phổ biến trên các tảng đá ở ngoài biển. Nó được dùng làm phân bón, làm nguyên liệu chế biến brôm iốt, dùng trong y học. Sargassum (Rong mơ): tản phân hóa hình cây, có “thân”, “lá”, “rễ” giả, ngoài ra còn có cả những phao nổi là những bóng khí hình cầu nhỏ trông giống như những quả (trái) của nó. Rong mơ là một chi lớn, có tới 250 loài, ở nước ta có gặp một số loài tuy nhiên đều gọi tên chung là rong mơ. Chúng được gặp phổ biến ở bờ biển nước ta, trong vùng nước sâu 3 – 6m, có sóng gió tương đối lớn. Khi chúng bị đánh giạt vào bờ, người ta có thể vớt về hàng tấn. Bờ biển nước ta có những bãi rong mơ dài hàng 20 – 30km. Đó là một nguồn lợi lớn, vì từ rong mơ người ta có thể chế biến các nguyên liệu dùng trong công nghiệp (hồ vải, dán gỗ, tơ nhân tạo…), trong nông nghiệp dùng làm phân bón, thuốc trừ sâu, trong y học dùng chữa bệnh bứu cổ do thiếu iốt. 2.3.3 Ngành Tảo đỏ Tảo đỏ với những đặc điểm riêng về tế bào, khác biệt hẳn với các tảo còn lại, nên đã được xếp vào một phân giới riêng trong thực vật bậc thấp (theo hệ thống 4 giới của Sinh giới), đó là phân giới Tảo đỏ chỉ bao gồm 1 ngành Tảo đỏ. Hầu hết Tảo đỏ sống ở biển, phân bố ở mực nước sâu tới 200m. Tản đa bào hình sợi phân nhánh hay hình bản dẹp, gốc có rễ giả, chỉ một số rất ít có dạng đơn bào (chi Porphyridium). Tế bào có vách bằng chất pectin hay xenlulozơ hóa nhày hoặc thấm thêm chất vôi (CaCO 3 ) nên rất cứng. Một nhân nằm trong chất nguyên sinh ở sát vách. Thể màu hình sao, hình đĩa, hình hạt, hình que hoặc hình dải, chứa diệp lục a d, phycoeritrin (màu hồng), phycoxianin (màu xanh). Nhờ 2 chất phụ này có khả năng hút tia [...]... với đề tài "Nghiên cứu sản xuất sử dụng thức ăn có tảo Spirulina trong dinh dưỡng điều trị" v.v Cho đến nay, nhiều cơ sở nuôi trồng, sản xuất chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina đã được thành lập với công nghệ nuôi tảo trên các bể nông xây bằng xi măng sử dụng khí CO2 của công nghệ tạo nguồn cacbon, nguồn CO2 trực tiếp lấy từ các nhà máy bia, cồn, rượu…nén hóa lỏng vào bình chứa Đó là các... phú đầy dưỡng chất cho con người các động vật nhỏ Tảo là những thành viên đầu tiên trong loạt chuỗi thức ăn của các sinh vật ở dưới nước Tuy nhiên, không phải lúc nào tảo cũng có lợi cho người động vật thủy sản Trong trường hợp vùng biển bị ô nhiễm bởi các độc tố do sự nở hoa của tảo, động vật thân mềm một số loài ăn tảo sẽ bị nhiễm độc tố là nguồn gây bệnh cho con người 2.5.1 Độc tố tảo. .. đám san cuộn vào các tảo biển khác, hay gặp ở các vùng bờ biển Thanh Hóa, Quảng Ninh Rau đông có thể ăn được Gelidium Gracillaria Hypnea Hình 2.3 Các loại Tảo đỏ Nguồn gốc của Tảo đỏ không được rõ ràng Có thể chúng có quan hệ với Tảo lam vì cả 2 ngành này cũng có chất màu phụ giống nhau cũng không có giai đoạn di động trong quá trình sống Tuy nhiên về cấu trúc tế bào lối sinh sản chúng ta... với kích thước lỗ nhỏ trong lượng phân tử thấp Ozon hóa: ở các nước châu Âu Bắc Mỹ từ lâu người ta đã biết sử dụng ozon để khử trùng, loại bỏ màu sắc hoặc khử mùi Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã sử dụng ozon trong xử lý nước Ozon tấn công vào gốc tự do những nguyên tử mang điện tích âm như N, P, O C Ozon là một trong những tác nhân oxy hóa mạnh nhất tiềm năng của nó để... độc tố vi tảo ở quy mô lớn, quy mô công nghiệp chủ yếu là xử lý nước có chứa độc tố của vi khuẩn lam còn đối với những độc tố khác chỉ dừng ở mức độ chiết xuất để lấy mẫu nghiên cứu 2.6 Công nghệ nuôi trồng tảo 2.6.1 Tảo Spirulina Spirulina Spirulina ị Tảo Spirulina được giáo sư Ripley D.Fox - nhà nghiên cứu về tảo các chế phẩm của nó tại "Hiệp hội chống suy dinh dưỡng bằng các sản phẩm từ tảo" (A.C.M.A)... loài Charaelegans) Tảo vòng có quan hệ với ngành Tảo lục nhưng ở mức tiến hóa cao hơn Có tác giả đã xếp Tảo vòng thành 1 lớp tiến hóa nhất trong ngành Tảo lục Hình 2.5 Các loại Tảo vòng 13 2.4 Giá trị dinh dinh dƣỡng của tảo [4] 2.4.1 Dinh dƣỡng Khi nói đến các chất dinh dưỡng có trong tảo thì nhiều nhất đó là chất khoáng, vitamin, các chất chống oxy hóa, các chất màu, bên cạnh đó trong tảo còn đó protein,... hoặc hít phải độc tố Ngoài ra độc tố của tảo còn gây hại dẫn đến chết cá, động vật có vỏ, động vật có vú ở biển một số động vật phụ thuộc vào nguồn thức ăn từ biển khác Độc tố được sản xuất chủ yếu ở 2 nhóm dinoflagellates tảo cát chiếm khoảng 2% sinh vật phù du (tức là 60 – 80 trong 400 – 4000 loài) Hầu hết độc tố là neurotoxins tất cả đều ổn định về nhiệt độ nên việc nấu chín cũng không... gồm ngứa nóng rát ở môi, lưỡi, họng hầu; đau nhức cơ, rối loạn dạ dày chóng mặt, hoa mắt Thường sự ngộ độc này không dẫn đến tử vong, các triệu chứng thường bắt đầu kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày c Hội chứng ASP (Amnesic Shellfish Poisoning): Nguồn gốc từ tảo đỏ Chondiria armuta, Digenea simplex Pseudo-nitzschia pungens f Multiseries thuộc tảo cát gồm P multiseries, P pseudodelicatissima,... con Trong giai đoạn đầu: triệu chứng kéo dài khoảng 2 giờ được đặc trưng bởi sự thay đổi liên quan đến tắc nghẽn đường tiêu hóa nhức đầu, tiết nước bọt, đau bụng ói mửa, tiêu chảy kéo theo các triệu chứng thần kinh: tê lưỡi, mặt tứ chi Trong giai đoạn hai, các triệu chứng tiêu hóa nặng hơn dấu hiệu thần kinh tim CFP có tỷ lệ tử vong rất thấp (0,1 – 4,5%) Điều đặc biệt là có sự khác nhau về. .. 7,6 mg 17 b Khoáng Tảo rất giàu chất khoáng Cụ thể trong tảo Spirulina rất giàu sắt calcium, hỗ trợ tốt cho máu, cho xương răng Lượng calcium của Spirulina cao hơn trong sữa (Fox, 1986) Lượng ới trong các loại thực phẩm khác Ngoài ra, Spirulina sắt trong Spirulina giàu magnesium, potassium Những khoáng đa lượng bao gồm sodium, calcium, magnesium, potassium, chlorine, sulfur phosphorous Các . Thành phần hóa học trong tảo đại diện 2 - Ứng dụng của tảo, trong đó tập trung vào ứng dụng trong thực phẩm - Một số sản phẩm thực phẩm từ tảo và quy trình sản xuất. . Tảo (trừ Tảo lam) thành 3 ngành là Tảo đỏ, Tảo màu và Tảo lục. Trong đó Tảo đỏ (Rhodophyta) với 1 lớp; Tảo màu (Chromophyta) bao gồm 5 lớp: Tảo vàng lục, Tảo ánh vàng, Tảo silic, Tảo nâu, Tảo. cứu chuyên sâu về tảo nhằm tạo điều kiện mở rộng thêm các ứng dụng trong sản xuất thực phẩm từ tảo là cần thiết. Bước đầu, đề tài này được thực hiện nhằm tổng quan tài liệu về tảo nhằm tạo cơ

Ngày đăng: 23/04/2014, 06:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan